Nghe đồn: dưa hấu, đu đủ mà ngọt, đỏ là có bơm thuôc??

  • Thread starter mit.jacmo84
  • Ngày gửi
Em nghe đâu bơm Kali hay gì đó. Không biết thông tin đó chính xác không các bác?
 


.
 


Last edited by a moderator:
Cứ làm ăn gian dối thế này, đến khi người tiêu dùng quay lưng thì đừng có than nhé :).
 
Tóm lại là như thế này các bác ạ:
1. nhà vườn hay nông dân họ chỉ dùng phân bón và thuốc BVTV cốt nhằm để làm cho sản phẩm của mình làm ra như: đu đủ, mít,dưa hấu ....đạt chất lượng(ngon,ngọt,đỏ..) và đạt số lượng (trái to,đẹp...).họ ko bao giờ dám dùng chất kích thích, bởi vì họ dùng thì đám cò lái sẽ biết ngay,lúc đó nó sẽ hạ giá hoặc ko mua thì chỉ có nước đem bỏ.
2.những người sử dụng thuốc này đa số là cò lái,họ mua xong họ đưa thuốc cho nhà vườn xịt.
3.cuối cùng nông dân lãnh đủ.
4.hết
 
Dân mình rất dị ứng với các loại thuốc kích thích, bởi vì thiếu hiểu biết lên sợ.
Trừ các loại hóa chất tàu, không biết là cái gì. thì các loại thuốc được phép sử dụng, nếu sử dụng đúng cách đều an toàn.
Đọc báo gần đây thấy có vụ dùng GA3 kích phọt giá mầm. nghe ghê quá
bọn nhà báo đã thiếu kiến thức còn thích giật tist
Độ độc cấp tính với chuột qua đường miệng > 10g/ kg. Mà cái này hay thấy đóng gói 10g nồng độ 1-5 %. Người nặng 50kg nếu tự sát bằng cái này cần uống 1000 gói thuốc thì có 50% cơ hội thành công. GA3 không tồn dư trong mô đâu nhé.
Tóm lại không mua hàng tàu là được
 
Hi, hay bác muốn nói đến "xì dầu", hay "đá trắng", hay là vài thứ nhạy cảm hơn nữa, có cần em liệt kê ra không. Vấn đề ở đây là làm trái chín đồng loạt thì thằng etylen nguyên chất và dẫn xuất của nó có tác dụng tốt nhất. Còn nhiều hóa chất PRO hơn thì nó dùng cho mục đích khác. Bác đồng ý chứ??

Đồng ý ! mà bác nói chi cho mệt zay
Bác cứ hỏi thử coi tren wed này bao nhiêu % người ta biết chợ Kim Biên nó bán cái gì hay ko .

Muốn gì - muốn cở nào ? tui dắt cho đi - còn chuyện nó mua mảo cả vườn cây rùi xịt thuốc theo yêu cầu của nó là chuyện nhỏ - xử lý sau thu hoạch là chuyện nhỏ - nhức đầu mệt xác - từ từ bác hiểu.
 

bơm để làm gì bạn, mít là loại dễ trồng, dễ cho trái. Và khi trái già thì người ta hái bán, độ ngọt của nó thì trái nào củng vậy.

Nông nghiệp VN bây giờ toàn hàng sạch nên bác cứ yên tâm mà ăn. Bác nên cảnh giác hàng Trung Quốc, trái cây bên TQ nhập về toàn dùng chất bảo quản đọc hại bác nên cẩn thận.

9xkhoinghiep không biết ji về nông nghiệp mà cứ phát biểu linh tinh
 
Nhìn cái rổ khổ qua, đậu đũa, mướp - mới mua hôm qua mà nản - cuộc đời . ôi cuộc đời - biết nói gì đây !

Chẳng lẻ nhịn ăn ! :lol:
 
Last edited by a moderator:
Nhìn cái rổ khổ qua, đậu đũa, mướp - mới mua hôm qua mà nản - cuộc đời . ôi cuộc đời - biết nói gì đây !

Chẳng lẻ nhịn ăn ! :lol:

bác cứ yên tâm mà dùng những mặt hàng rau ăn quả, rau ăn lá. Đảm bảo không hề qua công đoạn bảo quản.
 
bác cứ yên tâm mà dùng những mặt hàng rau ăn quả, rau ăn lá. Đảm bảo không hề qua công đoạn bảo quản.

Bạn có nhìn thấy rổ rau chưa - héo với thúi gần hết - tui mới nói như zay !

Banj có chứng kiến cảnh tưới hoá chất cho rau củ quả chưa ?
Nói zay chắc bạn cũng ko hiểu : tôi từng gặp - khổ qua với dưa leo - sau khi lên đến TP - chỉ cần tưới qua 1 lớp hoá chất khi nó nằm trong càn xé - 3 giờ sau - trái to lên và bóng mượt luôn - tui dám chắc là cân sẽ nặng hơn luôn vì nó hút hoá chất với nước vào trong đó - để thử qua ngày sau thì biết - trái khổ qua đó như thế nào.

Bạn có cần tui nói thêm những thứ khác ko ???
 
Last edited by a moderator:
Bạn có nhìn thấy rổ rau chưa - héo với thúi gần hết - tui mới nói như zay !

Banj có chứng kiến cảnh tưới hoá chất cho rau củ quả chưa ?
Nói zay chắc bạn cũng ko hiểu : tôi từng gặp - khổ qua với dưa leo - sau khi lên đến TP - chỉ cần tưới qua 1 lớp hoá chất khi nó nằm trong càn xé - 3 giờ sau - trái to lên và bóng mượt luôn - tui dám chắc là cân sẽ nặng hơn luôn vì nó hút hoá chất với nước vào trong đó - để thử qua ngày sau thì biết - trái khổ qua đó như thế nào.

Bạn có cần tui nói thêm những thứ khác ko ???

coi chừng người ta tưới nước mà bác nhằm với hoá chất đó. Thực chất khổ qua người dân trồng là trái phải to và bóng người ta mới hái, và việc bác thấy khổ qua mà to và bóng là chuyện bình thường. Bác không tin thì bác về chổ em mà xem.
 
coi chừng người ta tưới nước mà bác nhằm với hoá chất đó. Thực chất khổ qua người dân trồng là trái phải to và bóng người ta mới hái, và việc bác thấy khổ qua mà to và bóng là chuyện bình thường. Bác không tin thì bác về chổ em mà xem.
:lol: :lol: :lol: ! thua - bác cần em dẩn bác đi coi ! em hết ý kiến ! ở TP chuyên gì cũng có bác à .

Khi mà báo đài đăng tin - thì nó đả nhàm như cơm bữa

Thôi ! chào bác ( tha cho em khỏi nhứt đầu nhé ) đả em nói là về TP chuẩn bị đem bán nó mới làm bác ạ.
 
:lol: :lol: :lol: ! thua - bác cần em dẩn bác đi coi ! em hết ý kiến ! ở TP chuyên gì cũng có bác à .

Khi mà báo đài đăng tin - thì nó đả nhàm như cơm bữa

Thôi ! chào bác ( tha cho em khỏi nhứt đầu nhé ) đả em nói là về TP chuẩn bị đem bán nó mới làm bác ạ.

Em là em đồng ý với bác. rau bây giờ không thuốc kích thích thì thuốc trừ sâu, không thì cũng dư đạm. tốt nhất là không ăn rau nữa. Thịt bây giờ cũng kháng sinh tăng trọng... tốt nhất là bây giờ nhịn cho khoẻ.
 
Lâu lâu mới vào lại đây đọc, thấy có tin mới.

Thú thật, tôi xa Việt Nam đã mấy chục năm rồi, không biết chuyện này.
Trái mà bơm tiêm thuốc vào bên trong, thì chắc ăn vào bổ lắm. Tân tiến
quá thì lên tiên sớm. Xin để mình tôi lạc hậu vậy bạn nhé.


Chuyện Ethylen là chuyện cổ, tôi đã biết từ khi trẻ con đi học trong trường.
Ở ngoài đời, thì bà con gọi là "rấm chuối khí đá." Chuối phải sắp chín rồi,
có trái vỏ hơi vàng, nhưng cả buồng vẫn xanh. Bỏ cả buồng chuối vào một
cái chum. Bỏ một cục đất đèn (khí đá) vào một cái bát đặt trong chum, rồi
rót vài thìa nước vào. Khí đá khi nhỏ nước thì rã ra thành vôi ăn trầu, và
sủi bọt khí đá ra, tức là hơi Ethylen. Đậy chum thật kín cho hơi Ethylen còn
ở trong chum. Hơi này làm chín chuối chỉ trong một đêm. Sáng mai bạn có
một buồng chuối đã chín đều, và ngọt. Nếu cho ít Ethylen, cần 1-2 ngày thì
mới chín, nhưng ngọt hơn. Dù chín sớm chín muộn, Ethylen chỉ kích thích
buồng chuối chín nhanh lên, chứ nó không nhiễm độc vào trái.

Ngoài cách kích thích bằng chất hoà học Ethylen đã kể trên, còn một cách
kích thích nữa, là cắt vào trái. Buồng chuối già kể trên, không cần Ethylen,
ta cứ cầm dao chém vào trái sâu vào thịt vài ly mét, ủ lá xoan (sầu đông)
thật kỹ cho ấm, chỉ vài ngày, những trái chuối bị chém đều chín hết.

Cách này có thể làm trên cây Sung. Bạn trèo lên cây Sung, lựa trái già sắp
chín, lấy dao sắc cắt 2 nhát hình dấu Cộng + thật sâu vào quá nửa trái,
rồi tưới một thìa nước mưa thật sạch vào. Vài hôm sau, tất cả những trái
Sung bị cắt sẽ chín hết, và bạn hái được một rổ Sung chín. Tuy vậy sung này
hơi bị nhạt. Bù lại, chúng không có con bọ muỗi ở bên trong.

Cách náy cũng làm với trái Mít. Trái Mít già hái xuống, bạn lấy gỗ đẽo một
cái cọc hình lưỡi dao găm ngọn, hay cái nêm nhọn và đóng từ cuống thật
sâu ngập vào trong lõi mít, rồi đem trái Mít đó ra ngoài sân gạch phơi nắng
cho ấm, nhưng đừng để nóng. Chỉ vai hôm là trái Mít chín kỹ, ngon hơn không
đóng cọc. Vậy có thơ mấy trăm năm nay rằng:

Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó, nhựa ra tay.
*
 


Back
Top