Nghệ nhân cây cảnh là một chuyên gia về cây trồng?

  • Thread starter hongdang
  • Ngày gửi
Càng tìm hiểu sâu hơn về trồng trọt, tôi càng nhận ra rằng những nghệ nhân cây kiểng (cây cảnh, bonsai), họ chính là những chuyên gia thực thụ trong việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Vì sao vậy?
Vì với cây trồng nói chung, hiện nay con người đã tìm ra hầu hết các "bí mật" của chúng, để từ đó con người đã nghiên cứu, sản xuất được vô số các hoạt chất Điều hòa sinh trưởng (các chất giữ vai trò điều chỉnh các hoạt động sinh lý trong cây, giúp cây thực hiện các giai đoạn sinh trưởng một cách hài hòa, cân đối - theo định nghĩa về chất ĐHSTTV) . Chiếu theo nhưng tài liệu liên quan đến xử lý ra hoa hay cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng... thì thấy rất rõ một sự thật rằng, chính những nghệ nhân cây cảnh là người ứng dụng xuất sắc việc này để mang lại hiệu quả trong quá trình trồng, chăm sóc, tạo dáng... cho cây cảnh của họ. Vậy nên chăng, chúng ta, những người đam mê trồng trọt và mong muốn tìm lợi nhuận từ trồng trọt có thể bắt đầu đi học hỏi từ chính những nghệ nhân cây kiểng?
Các bác nghệ nhân cây kiểng liệu có nhận ra rằng các bác chính là những chuyên gia về cây trồng không nhỉ!? Mạn phép xin thỉnh giáo chú @Mục-Tử và anh @leviet_law trước có được không ạ?
Trân trọng cảm ơn!
 


Người trồng cây cảnh là chuyên gia về cây trồng.
Điều đó chắc như bắp, khỏi bàn cãi. Thế nhưng bà
con nông dân chỉ cần học một nửa kiến thức và
kinh nghiệm của họ thôi, chứ không cần học hết.
Đó là nửa cho cây mọc đúng lúc, đúng số lượng,
đúng tốc độ. Không học nửa cho cây chậm lớn hay
ngừng lớn.
 
Ok.
Mình cũng đáng khâm phục cho mấy anh chơi kiểng đấy. Lòng kiên trì của họ thật đáng nể, mình muốn chơi cây kiểng nhưng chỉ là muốn thôi, chứ không làm gì để biến ước muốn thành hiện thực cả, có lẽ mình không còn thời gian, và không muốn đầu tư thời gian thêm cho lĩnh vực mới (hay là tại làm biếng nữa đây không biết nữa).
 
Thế tức là các bác chơi cây cảnh mà chuyển sang làm trồng trọt thì chắc mấy bác nông dân tay to nhà ta không còn cửa làm ăn à các bác :))?
 
Ok.
Mình cũng đáng khâm phục cho mấy anh chơi kiểng đấy. Lòng kiên trì của họ thật đáng nể, mình muốn chơi cây kiểng nhưng chỉ là muốn thôi, chứ không làm gì để biến ước muốn thành hiện thực cả, có lẽ mình không còn thời gian, và không muốn đầu tư thời gian thêm cho lĩnh vực mới (hay là tại làm biếng nữa đây không biết nữa).
Lý thuyết và thực hành nhiều khi nó xa nhau một trời một vực. Cái khó của một nông dân là có thể bỏ tiền và bỏ thời gian để đi học lý thuyết được, nhưng để làm được thì có khi phải trả giá bằng hàng trăm lần thất bại. có một ý tưởng nảy sinh trong đầu lúc này là, nên chăng, những người vừa giỏi lý thuyết, vừa giỏi thực hành như anh Lê Việt hay những nghệ nhân cây kiểng có thể mở những lợp tập huấn ngắn ngày về trồng, chăm sóc cây ăn trái (hay đại loại là như vậy) không nhỉ. Chỉ học trong 1-2 ngày cũng được. Nhất định sẽ có nhiều người quan tâm và tham gia. Như bản thân tôi chẳng hạn, vài năm trước, khi tôi đi tìm hiểu về marketing trực tuyến, về quản trị internet... tôi và hàng ngàn người khác đã rất hào hứng và thích thú bỏ ra 8,4 triệu đồng để được học trong 2 ngày, tức mỗi ngày chúng tôi chi 4,2 triệu học phí. Học xong, tôi thấy vẫn còn rẻ chán và vẫn sẵn sàng được học các lớp đào tạo ngắn ngày như vậy. Vì sao ư, vì tại những buổi học mặc dù ngắn nhưng lượng kiến thức mà chúng tôi thâu lượm được đảm bảo không hề thua kém một người tự học trong 2-3 năm trời, ngoài ra, chúng tôi còn có thể sâu chuỗi các kiến thức thành hệ thống và còn giảng giải cho người khác trên nền kiến thức bằng lý thuyết nữa. Như vậy, 8 triệu + 2 ngày vẫn rẻ hơn nhiều lần so với 0 triệu + 365 hay 730 ngày. Chúng tôi bỏ ra 8 triệu để sau một tuần, một tháng chúng tôi đã kiếm được nhiều hơn số tiền học phí, thậm chí nhiều hơn rất nhiều số tiền "vốn" ban đầu đầu tư cho việc học, còn nếu chúng tôi tự mày mò để học thì có lẽ phải sau hàng năm trời mới bắt đầu dám "khua môi múa mép" với khách hàng của mình, và chưa chắc đã "lấy" được tiền từ khách hàng.
Từ thực tế trên, tôi nhận ra rằng, trồng trọt có lẽ cũng vậy thôi. Nếu cao thủ về trồng trọt nào có thể tự tin và đủ kiến thức để truyền đạt cho những nông dân gà mờ như tôi nắm bắt, thực hiện một quy trình tương đối chuẩn về trồng, chăm sóc, điều hòa sinh trưởng cây trồng nào đó, tôi sẵn sàng bỏ ra 10 triệu, thậm chí 30 triệu để được tham gia các lớp học này. Yêu cầu quan trọng của tôi chỉ là: Người dạy tôi phải là người nói được, làm được và đã thành công trên thực tế, thứ hai đó là về thời gian học, phải rút ngắn nhất có thể ( không quá 1 tháng). Nếu ai dám dạy, chắc chắn tôi và có thể nhiều AE khác sẽ không ngần ngại "gói cháo" đi học. Nếu bác nào có khả năng, trình độ... nhưng chưa tự tin về cách xây dựng, tổ chức, vận hành một lớp học như vậy, tôi sẵn sàng chung tay phối hợp, thậm chí marketing cùng các bác. Tôi tin rằng, một giáo trình đào tạo như vậy chắc chắn sẽ thành công trong môi trường nông nghiệp "khát" kiến thức hiện nay ở Việt Nam.
 
Lý thuyết và thực hành nhiều khi nó xa nhau một trời một vực. Cái khó của một nông dân là có thể bỏ tiền và bỏ thời gian để đi học lý thuyết được, nhưng để làm được thì có khi phải trả giá bằng hàng trăm lần thất bại. có một ý tưởng nảy sinh trong đầu lúc này là, nên chăng, những người vừa giỏi lý thuyết, vừa giỏi thực hành như anh Lê Việt hay những nghệ nhân cây kiểng có thể mở những lợp tập huấn ngắn ngày về trồng, chăm sóc cây ăn trái (hay đại loại là như vậy) không nhỉ. Chỉ học trong 1-2 ngày cũng được. Nhất định sẽ có nhiều người quan tâm và tham gia. Như bản thân tôi chẳng hạn, vài năm trước, khi tôi đi tìm hiểu về marketing trực tuyến, về quản trị internet... tôi và hàng ngàn người khác đã rất hào hứng và thích thú bỏ ra 8,4 triệu đồng để được học trong 2 ngày, tức mỗi ngày chúng tôi chi 4,2 triệu học phí. Học xong, tôi thấy vẫn còn rẻ chán và vẫn sẵn sàng được học các lớp đào tạo ngắn ngày như vậy. Vì sao ư, vì tại những buổi học mặc dù ngắn nhưng lượng kiến thức mà chúng tôi thâu lượm được đảm bảo không hề thua kém một người tự học trong 2-3 năm trời, ngoài ra, chúng tôi còn có thể sâu chuỗi các kiến thức thành hệ thống và còn giảng giải cho người khác trên nền kiến thức bằng lý thuyết nữa. Như vậy, 8 triệu + 2 ngày vẫn rẻ hơn nhiều lần so với 0 triệu + 365 hay 730 ngày. Chúng tôi bỏ ra 8 triệu để sau một tuần, một tháng chúng tôi đã kiếm được nhiều hơn số tiền học phí, thậm chí nhiều hơn rất nhiều số tiền "vốn" ban đầu đầu tư cho việc học, còn nếu chúng tôi tự mày mò để học thì có lẽ phải sau hàng năm trời mới bắt đầu dám "khua môi múa mép" với khách hàng của mình, và chưa chắc đã "lấy" được tiền từ khách hàng.
Từ thực tế trên, tôi nhận ra rằng, trồng trọt có lẽ cũng vậy thôi. Nếu cao thủ về trồng trọt nào có thể tự tin và đủ kiến thức để truyền đạt cho những nông dân gà mờ như tôi nắm bắt, thực hiện một quy trình tương đối chuẩn về trồng, chăm sóc, điều hòa sinh trưởng cây trồng nào đó, tôi sẵn sàng bỏ ra 10 triệu, thậm chí 30 triệu để được tham gia các lớp học này. Yêu cầu quan trọng của tôi chỉ là: Người dạy tôi phải là người nói được, làm được và đã thành công trên thực tế, thứ hai đó là về thời gian học, phải rút ngắn nhất có thể ( không quá 1 tháng). Nếu ai dám dạy, chắc chắn tôi và có thể nhiều AE khác sẽ không ngần ngại "gói cháo" đi học. Nếu bác nào có khả năng, trình độ... nhưng chưa tự tin về cách xây dựng, tổ chức, vận hành một lớp học như vậy, tôi sẵn sàng chung tay phối hợp, thậm chí marketing cùng các bác. Tôi tin rằng, một giáo trình đào tạo như vậy chắc chắn sẽ thành công trong môi trường nông nghiệp "khát" kiến thức hiện nay ở Việt Nam.

Với anh là như vậy. Nhưng với nông dân, chưa chắc đâu anh à. Tính bảo thủ của họ còn rất, rất mạnh.
 

Với anh là như vậy. Nhưng với nông dân, chưa chắc đâu anh à. Tính bảo thủ của họ còn rất, rất mạnh.
Tôi mạnh miệng nói cái mức học phí như vậy vì tôi đã từng trải qua thực tế. Với nông dân thì khó thật, vì mức phí là quá cao. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, không thể so sánh một mức học phí của lĩnh vực, ngành nghề này với ngành nghề kia, hay giữa nông dân với một kỹ sư máy tính, giám đốc điều hành công ty... được. Nhưng với kiến thức chuyên ngành thì tất cả các công việc đều nên trau dồi ở mức cơ bản. Làm nông là một nghề như bao nghề khác. Nếu không có kiến thức chuyên môn cơ bản thì thật khó để "làm" lắm. Tôi có biết vài công ty kinh doanh phân bón hay vật tư BVTV từng tổ chức các chuyên đề tập huấn về một vài loại cây nào đó cho nông dân, họ tổ chức miễn phí cho người có nhu cầu mà cũng chả mấy ai quan tâm, huống hồ là học phải đóng lệ phí. Nhưng tôi tin rằng, trong số khoảng 60 triệu nông dân Việt Nam hiện nay, chắc chắn cũng phải có đến hơn 1 triệu nông dân có mong muốn được đào tạo nghề như tôi bây giờ. Chúng ta chỉ cần gom được 1% trong số 1 triệu nông dân đó thôi là có thể mở được hàng ngàn khóa học rồi. Vậy đã là quá nhiều, phải không anh?
 


Back
Top