Nghệ thuật tưới nước của người Isarel!!

  • Thread starter duongnguyen2111
  • Ngày gửi
Nghệ thuật' tưới nước của người Israel

Tăng sản lượng, nhưng giảm chi phí đầu vào và tiết kiệm nước là bài toàn hóc búa cho nông nghiệp nhiều nước. Phương pháp tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại “made in Israel” có thể là giải pháp hữu hiệu.


Nằm giữa bang Karnataka khô cằn miền Nam Ấn Độ là những trang trại cải bắp, ngô và nhiều loại rau khác xanh đến mát mắt. Điểm khác biệt của những nông trang này là được trang bị hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại xuất xứ Israel.

Được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, anh Krishnappa, một nông dân nghèo bang này đã giảm được 59 giờ chạy máy bơm mỗi tuần so với 84 giờ trước đây. Anh cho biết, sử dụng phương pháp này không những giúp tiết kiệm điện mà còn cả nước và sức lao động.

Hệ thống tưới nước thông minh

Tưới nhỏ giọt ít phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như địa hình dốc hay chia cắt, thành phần cũng như cấu trúc đất, giúp tiết kiệm 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống.

Hiện diện từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét đục lỗ cho nước thấm dần qua hay hệ thống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) nhưng phải đến năm 1959, nhờ công sức của hai cha con Simcha Blass và Yeshayahu người Israel, phương pháp này mới được hoàn thiện.


090822_tuoiISRAEL_1_zps808fd502.jpg

090822_tuoiISRAEL_2_zps51062b5d.jpg


Hệ thống tưới của Israel mang từng giọt nước tới cây trồng, tránh được thất thoát và lãng phí nước.
Hệ thống tưới nhỏ giọt khá đơn giản bao gồm bơm, hoặc tháp nước, hệ thống lọc tạp chất hoặc xử lý chất thải, hệ thống phân bón hoặc chất dinh dưỡng đi kèm, đường ống dẫn và thiết bị tạo giọt. Hệ thống bơm và các van xả có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động bằng máy tính.

Đến nay, hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất. Người nông dân có thể mang nước, phân bón đến đúng địa chỉ với liều lượng vừa đủ dùng thông qua hệ thống van, đường ống, máy bơm và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

Phương pháp này phân bố lượng nước đồng đều cho tất cả các điểm mà không làm xói mòn hoặc nén chặt đất trồng trọt. Nó còn cho phép nông dân ở những vùng sâu, vùng xa tưới tiêu cho những nông trang mà không phụ thuộc vào điện hay máy bơm. Mặc dù rất hiện đại, nhưng công nghệ này dễ thao tác và lắp đặt, không cần hỗ trợ kỹ thuật nhiều.

Tưới nhỏ giọt được áp dụng nhiều trong các nông trang, nhà kính và vườn gia đình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như dừa, nho, chuối, cam quýt, dâu tây, mía, bông, ngô, cà chua và một số cây công nghiệp khác.

Israel trở thành quốc gia tiên phong trong việc phát triển các công nghệ và thiết bị như tưới nhỏ giọt, các van và bộ điều khiển tự động, lọc nhiều tầng và tự động, vòi phun áp lực thấp, phun mưa loại nhỏ, bộ tưới nhỏ giọt có bù áp hay vòi tưới phun. Các mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt khác nhau cũng được thiết kế tùy theo nhu cầu như tưới thẳng, bán nguyệt xoay tròn, tưới nhỏ giọt hoặc phun sương.

Được nhiều nước áp dụng

Công nghệ tưới tiết kiệm nước Israel hiện không chỉ tập trung tại những khu vực ít nguồn nước tự nhiên của các nước phát triển mà đang được mở rộng trên phạm vi toàn cầu.

Tại Nam Mỹ và châu Âu, tưới nhỏ giọt đã trở nên phổ biến. Đầu tháng 8/2009, tập đoàn Netafim (Israel) đã nhận hợp đồng cung cấp hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt trị giá 22 triệu USD cho dự án trồng mía đường quy mô lớn tại Peru.

Trong khi tại châu Á, việc áp dụng hệ thống này đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Ấn Độ, Trung tâm phát triển nông nghiệp nước này đã khai mạc chương trình tập huấn về tưới nhỏ giọt ngày 11/8 vừa qua với mục đích hướng dẫn nông dân bang Gurdaspur áp dụng công nghệ tưới tiêu tiết kiệm sau khi phương pháp này đã đem lại thành công tại nhiều khu vực khác. Hiện Ấn Độ phải đối phó với thực trạng nguồn nước ngầm đang suy giảm ngày càng nghiêm trọng.

Tại Iraq, hệ thống tưới nhỏ giọt "made in Israel" là điều duy nhất nhận được cảm tình của người dân nước này. Pravin Gala, một nông dân Iraq, đang chuẩn bị thu hoạch cây chà là sau 7 năm sử dụng phương pháp tưới tiên tiến trên. Ước tính hiện có gần 300 ha chà là tại khu vực khô cằn Kutch đang sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Một số quốc gia Trung Á cũng đang chuyển đổi hệ thống thủy lợi lưới dưới thời Liên Xô được thiết kế cho các nông trang lớn sang biện pháp tưới tiêu hiện đại tiết kiệm nước phù hợp với mô hình nông trang nhỏ hơn.

Với thực trạng hiện nay, nhiều chuyên gia nông nghiệp đánh giá tưới nhỏ giọt hoặc phun sương là giải pháp khả thi nhất hiện nay. Tuy nhiên, điểm yếu của hệ thống này là giá thành tương đối đắt cũng như việc bảo dưỡng thông tắc đường ống và thiết bị nhỏ giọt phức tạp.

Tuần lễ nước toàn cầu với sự tham gia của hơn 2.000 chuyên gia từ 133 quốc gia đang diễn ra tại Stockholm (Thụy Điển) khẳng định tiết kiệm nước đang trở thành yêu cầu mang tính sống còn đối với nhiều khu vực trên thế giới khi đối mặt với khủng hoảng thiếu nước ngày càng tăng và nước sạch trở thành thứ “xa xỉ” đối với gần một tỷ người.

Báo cáo công bố gần đây của Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) cũng khẳng định nhiều quốc gia tại châu Á sẽ phải nhập khẩu lương thực từ châu lục khác nếu họ không thay đổi cách thức tưới tiêu. Biện pháp khả thi nhất hiện nay là cải tạo tất cả các hệ thống thủy lợi lạc hậu ở châu Á, nơi mà phần lớn nông dân canh tác sử dụng một lượng nước lớn nhưng không hiệu quả khiến các nguồn nước ngầm nhanh chóng cạn kiệt.

(Nguồn Báo Đất Việt)
 


Tưới nhỏ giọt thì quá tốt rồi, chỉ có điều vốn đầu tư ban đầu cao. Nếu duongnguyen có giải pháp tài chính hợp lý thì chắc là sẽ nhiều bà con áp dụng.
 
Tưới nhỏ giọt thì quá tốt rồi, chỉ có điều vốn đầu tư ban đầu cao. Nếu duongnguyen có giải pháp tài chính hợp lý thì chắc là sẽ nhiều bà con áp dụng.
Cảm ơn bác Thích Trang Trại, đã quan tâm! em cũng mong công nghệ sớm đến với bà con, nhưng em không làm bên hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ có phun mưa, phun sương, áp lực lớn...đều thiết kế phù hợp với túi tiền nông dân!
 
hihi! Nếu có dịp tranh luận với anh thì quá tốt. Anh cứ cho địa chị của anh, email, số điện thoại, Em sẽ trực tiếp lên Đà Lạt thảo luận cùng anh! Ko phải tranh luận nhé! Thân ái! em chỉ mang giải pháp tốt nhất cho nông dân, còn có bán được thiết bị tưới hay không đó là phạm trù khác anh HoangKhoi1986 à!
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bác Thích Trang Trại, đã quan tâm! em cũng mong công nghệ sớm đến với bà con, nhưng em không làm bên hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ có phun mưa, phun sương, áp lực lớn...đều thiết kế phù hợp với túi tiền nông dân!

vậy hiện tại bạn đã có hệ thống tưới phun mưa, áp lực lớn phù hợp với túi tiền nông dân chưa? đang quan tâm, tưới trên diện tích 5ha
 
Tưới nhỏ giọt thì quá tốt rồi, chỉ có điều vốn đầu tư ban đầu cao. Nếu duongnguyen có giải pháp tài chính hợp lý thì chắc là sẽ nhiều bà con áp dụng.
Anh Sơn khỏe?
Có 2 ý góp với anh:
1- Đọc bài của báo tiếng Việt, mà tui tưởng như của người nước ngoài viết tiếng Việt. Ráng chạy theo muốn hụt hơi! Lại có nhiều chi-tiết không đúng với thực-tế. Nhà báo có viết bài, cũng nên tìm hiểu sát với cảnh thực, không nên tìm hiểu trên mạng rồi viết bừa.
2- Tưới nhỏ giọt là một trong những phương-pháp tưới rất dễ áp-dụng, tại sao lại làm như khó còn hơn lên trời vậy?
Tui nghĩ, bài trên có hại nhiều hơn có lợi.
*
(Nói riêng: Vụ trồng tiêu. Đã ngưng hợp-tác rồi anh).
Thân.
 

Anh Trung, em vẫn khỏe. Rất vui vì vẫn thường được gặp anh trên agriviet.

Về nội dung, thực tình em cũng không có đọc hết (vì dài quá) - hic. Chỉ có điều em rất thích giải pháp tưới nhỏ giọt. Còn về chất lượng bản dịch, chắc phải trách bác gúc gờn :mellow:. "bỏ mặc con đường, bỏ mặc ai" dịch ra tiếng Anh là "undress son of sugar, undress somebody" :lol:
 
Hì hì, anh Sơn!
Mặc dù chính-phủ Úc giúp ráp miễn-phí hệ-thống tưới nhỏ giọt điều-khiển bằng điện-thoại di-động cho nông-dân tụi tui ở đây, nhưng vì anh em tui đã chuyển qua Thủy-canh, nên không cần. Nói vậy, tức là trước khi chuyển qua thủy-canh, tui tưới nhỏ giọt. Có khi bây giờ kỹ-thuật có tân-tiến hơn trong bộ điều-hành, nhưng nguyên-tắc thì vẫn vậy. Nên đối với bà con nông-dân mình vẫn hết sức đắc-dụng.
Quý vị bán hàng, cũng nên chào hàng không xa thực-tế quá. Ví như bài trên thì thực là "Finish Water Speaking" anh Sơn há!
Thân.
 
Last edited:
hì hì, cái hệ thống tưới nhỏ giọt quả thực là nó rất ưu việt, nhưng nó cũng có vài nhược điểm mà nhiều người nông dân không thích đó bác Thuỷ canh à.

Đối với cây trồng ăn trái và cây công nghiệp lâu năm thì khá là phù hợp, nhưng đối với các vườn trồng rau và hoa ngắn ngày thì không thích hợp lắm, vì mỗi lần xong vụ trồng và để chuẩn bị cho vụ đất tiếp theo thì dọn dẹp và xếp các ống tưới lại đúng là mất công vô cùng

Còn vấn đề nữa là nó có kèm hệ thống tank để hoà phân pha trực tiếp vào nguồn nước, mà pha phân vào thì cho dù kỹ thế nào nó vẫn có cặn và hay làm tắc các lỗ, đặc biệt đối với loại ống mỗi lỗ tưới có 1 van điều áp, đối với loại que cắm nhỏ giọt thì đỡ bị hơn, và sau khoảng 6 tháng là lại phải lôi cái đám ống đó ra súc rửa, mệt ơi là mệt.

Và bác ở bên đó nên được chính quyền hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều, như bác nói đó là lắp ráp miễn phí, chứ ở Việt Nam thì số tiền đầu tư hệ thống nhỏ giọt so với phần lớn bà con nông dân thì thực sự là quá tầm tay đấy ạ, chính vì những vấn đề đó nên hệ thống tưới nhỏ giọt còn chưa phổ biến lắm.
Kính bác
Bạn nói đúng. Tưới nhỏ giọt có nhiều cái hay. Dĩ-nhiên cũng có điều không được vừa ý. Hiện tui chỉ thấy điều không vừa ý đó là phải mua ống. Mà
cũng không mắc.

Những khuyết-điểm bạn nêu trên. Nếu bạn là người đang trồng, bạn cho biết bạn trồng gì, tui sẽ đề-nghị bạn cách tưới nước, tưới phân, pha phân. Chuyện nghẹt ống, súc rửa ống là không phải lo.

Chuyện cuốn ống sau vụ, thì dọn cà, dưa mùa trước cực 10, cuốn ống không được 1.

Tưới nhỏ giọt lại càng nên áp-dụng ở những vùng thiếu nước. Trồng cà-phê, tiêu, thanh-long là những thứ tui chưa trồng qua. Nhưng nếu bạn muốn, tui cũng xin trình-bày với bạn là (nếu có trồng) tui sẽ tưới thế nào.
Thân.
 
Last edited:
Mời bạn xem:
Những ống đen bên trái là những ống tưới nhỏ giọt, ngày trước tui dùng để tưới cà và dưa. Mấy sọi dây lòng-thòng là dùng treo dưa, cà. Sau khi chuyển qua thủy-cảnh, chúng tôi cho nghĩ 3 nhân-công, nên không có thì giờ dọn dẹp. Ham cắt rau bán, thu-nhập tăng nhiều hơn, khỏe hơn.
Picture014.jpg
 
Dây treo thòng cho dưa, cà leo.
DSC00039_zps14721ec7.jpg
Chào anh
Tôi có đọc bài trồng nấm ở Úc của anh, cũng còm mấy lần nhưng không hiểu sao không được. Nếu anh có đi được 1 trại nấm ở Úc nào khác thì hay quá. Giờ thiên hạ trồng hiện đại lắm. Còn ở VN, hiện nay không còn trồng nấm chay nữa, cũng bổ sung dinh dưỡng nhưng hiệu suất vẫn chưa cao vì vậy giá thành cao, khó cạnh tranh với nấm TQ ngay trên sân nhà. Nếu rảnh, anh tham gia bài vở để tăng lượng thông tin cho mọi người. Kính
 
Thưa anh,
Tui thích trồng nấm lắm! Nhưng bận chuyện đang làm, nên không ôm-đồm được. Bên nầy người ta trồng nấm có trộn thêm dinh-dưỡng vào giá-thể. Trồng xong, giá-thể đem bán vẫn rất mắc. Tui thường mua về bón cây. Điều đó có nghĩa là người ta trộn vô không ít phân. Phải không anh?
Thân.
 
Chào anh
Thì tôi viết là lúc nào anh rảnh mà. Chắc chắn khi trồng nấm là phải bổ sung dinh dưỡng cho đủ đạm, đường, béo, khoáng... Nấm phân giải compost thành những chất đơn giản để nấm dễ hấp thu, khi thu hoạch vẫn còn tơ nấm, còn dinh dưỡng nên làm phân bón cho cây trồng là rất tốt. Tuy nhiên phải được sấy khô, và bón lót từng ít một. Vì nếu để tươi mà bón liền thì sẽ cháy cây. Dân gian gọi là nóng, anh à. Vui được làm quen với anh. Kính
 
Hệ thống tưới này nguyên lý cũng đơn giản thôi , chịu tìm hiểu kỹ và có tỉ mĩ một chút thì người Việt cũng làm được , nhưng hiệu quả thấp hơn và chi phí cũng thấp hơn Mình đã tự thiết kế thành công hệ thống tưới nhỏ giọt vào từng gốc nhản ( mỗi gốc 4 - 5 giọt) trên diện tích 4ha từ năm 2000 và hoạt động bền bỉ , điều tiện lợi là có thể bón phân qua hệ thống tưới này, năm 2009 mình đã phả phá bỏ mà nguyên nhân không phải tưới không hiệu quả . Mình phải chặt bỏ vườn nhản do làm GLOBAL GAP chi phí quá cao và giá cả bấp bênh Chi phí khi đó cũng không cao chỉ bằng tiền thuê 1 nhân viên tưới trong 1 mùa , giá cả bây giờ mình cũng không cập nhật , nhưng nếu làm lại thì cũng vào khoảng 10-20tr/ha Anh em nên nghiên cứu tự làm cho trang trại của mình
 
vậy hiện tại bạn đã có hệ thống tưới phun mưa, áp lực lớn phù hợp với túi tiền nông dân chưa? đang quan tâm, tưới trên diện tích 5ha
Anh Hưng, em tưởng ai! hihi! anh em mình cũng thảo luận rồi, anh yên tâm về chi phí đầu tư ban đầu, nếu có phát sinh cũng rất thấp! Bên cạnh, cảm ơn mọi người đã làm nóng TOPIC rất hân hạnh đón tiếp những góp ý tốt nhất cho nền nông nghiệp nước nhà!
 


Back
Top