Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 


Last edited by a moderator:
D
Bác Dfruit đừng có cái nhìn phiến diện như vậy, việc trồng nấm rơm ở trong Nam bác có 5 năm đi lại nghiên cứu, nhưng có lẽ thực trạng nấm ngoài bắc bác nên hỏi anh Duimoc ấy.
Hiện tại, việc trồng nấm mỡ chưa theo hướng thương mại hóa, cty đóng hộp chưa đủ lượng thu mua, nhưng nhu cầu trong nước cũng là khá lớn vì nhiều người dân Bắc đã quen ăn nấm mỡ. Dù chưa thành ngành công nghiệp được, nhưng phải nói rằng nghề trồng nấm mỡ ở miền Bắc là ít rủi ro nhất so với các loại nấm khác (trồng nấm rơm ở miền Bắc rất rủi ro: về giống, về nguyên liêu, về tiểu khí hậu, về thị trường tiêu thụ ... )

Nấm mỡ tuy có cùng phương thức canh tác với nấm rơm ( trồng bằng rơm ủ ) , tuy nhiên cũng có rất nhiều khác biệt so với kỹ thuật canh tác Nấm rơm , mà hầu hết các tư liệu trong nước , từ các Viện , trường , Trung Tâm Khuyến Nông còn khiếm khuyết khá nhiều , Ví dụ :
- Nguyên liệu rơm rạ dùng trồng Nấm rơm không nên kéo dài thời gian ủ quá lâu ( dưới 10 ngày ) , đảm bảo tỷ lệ C/N khoảng 60:1 , nếu ủ lâu các xạ khuẩn sẽ phân hủy Cellulose và lignin mạnh gia tăng hàm lượng N , làm mất cân bằng PH lúc đó sẽ giảm mạnh , khi trồng sẽ sản sinh nhiều nấm hại thích nghi với môi trường acid . Nấm mỡ thì lại khác tỷ lệ C/N trong nguyên liệu khoảng 30 - 20 :1 . Do vậy nguyên liệu trước khi trồng cần phải ở trang thái bị phân hủy mạnh ( mục nát ra ) , mà theo thuật ngữ gọi chúng là Compost . Nguồn nguyên liệu chính là rơm rạ và phân chuồng tỷ lệ dao động khoảng 70 - 75% rơm khô hoặc thân bắp khô - 25 - 30% phân chuồng . Lĩnh vực này nhiều Bạn tra cứu tư liệu cũng đều có thể nắm bắt được cả . Và như thế thời gian ủ nguyên liệu sẽ được thực hiện khá lâu 25 - 35 ngày ( đảo đống ủ 4 - 5 lần ) . Các tư liệu ngoài Bắc thì hướng dẫn thật quá đơn giản . cứ cho đạm Ure . SA vào và ủ rơm như cách trồng Nấm rơm ( ngắn ngày ) thì làm sao cho năng suất vượt trội được ( trồng xong rơm cũng còn nguyên cọng ) . Những nhà KH đầu tàu mà còn hướng dẫn cách trồng như thế ( chắc họ gớm phân chuồng , sợ hôi thối ) , thì ngành Nấm VN với mục tiêu đến năm 2020 đạt sản lượng 1 triệu tấn Nấm/năm cũng sẽ vẫn chỉ là ước mơ thôi .

http://www.hungyentv.vn/177/22429/V...nong-phat-ngay-0710-Ky-thuat-trong-nam-mo.htm

Trồng Nấm Mỡ bắt buộc phải kết hợp gắn liền với ngành chăn nuôi mới hy vọng phát triển mạnh được ( Cty TH True Milk thì thải hàng tấn phân , nước xú uế của trang trại nuôi Bò hàng ngày ra môi trường bị lên án quá trời , lên đây mà liên kết phát triển trồng Nấm Rơm Nấm Mỡ thì quá tuyệt vời , bã thải sau trồng Nấm bón cho cỏ nuôi bò là vô địch heng ) , chứ chỉ để trồng cho ra được cái nấm thôi ( theo phong trào ) , thì thà nghiên cứu phát triển lĩnh vực khác còn hay hơn . Thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu . Cái nôi mà bạn nói đã sai rồi thì không nên theo cái vết xe ấy nữa . Trồng trong nhà lạnh , trồng quanh năm ( 1 năm thực hiện 6 - 8 vụ trồng cho mổi nhà và nhiều nhà khác nhau thì có nấm bán hàng ngày luôn ) .- Về đất làm vỏ trên bề mặt " Đất sạch " : có thể sử dụng đất bùn dưới ao hồ , bờ sông hoặc đất ruộng , vườn sau khi đốt kỹ trên bề mặt , loại bỏ 20cm lớp đất bên trên sau đó xắn phần đất bên dưới phơi ráo tán nhỏ rây qua sàn với lổ lưới khoảng 1cm ( không cần loại bỏ đất bụi ) . Chú ý : đất làm vỏ phải bổ sung thêm vôi bột để điều chỉnh PH , thông thường khoảng 1% . Lớp vỏ rải với độ dày 2cm là phù hợp và rải sau khi tơ nấm đã ăn lan đầy trên bề mặt giá thể .
* Tại sau phải là đất đã được đốt nóng ? Đất được đốt kỷ trên bề mặt khi nóng sẽ tiêu diệt một số vi sinh vật , trứng côn trùng , mầm cỏ dại ... là những thứ không có lợi trong môi trường trồng Nấm Mỡ .
* Tại sao là đất mà không khải là các loại nguyên liệu khác ? Đất có độ kết dính cao vững chắc giúp quả thể Nấm Mỡ đứng vững trên cơ chất lỏng lẻo ( rơm rạ ) , tỷ trọng của đất lớn giúp nén chặt giá thể lỏng lẻo của rơm rạ , tơ nấm sẽ phát triển liên kết tốt ( không đứt sợi ) , đất còn giử ẩm rất tốt cho giá thể ( hạn chế thoát hơi nước ) và nhất là trong đất có chứa một số dinh dưỡng hữu cơ và khoáng chất có lợi cho sự phát triển quả thể Nấm , đặt biệt là đất bùn dưới ao hồ , bờ sông .Lần trước mình có đề cập lĩnh vực điều khiển Nấm ra 2 mặt trên và dưới kệ , thì đây mình đã ứng dụng rồi nè

Đây là mặt trên
543f99ce23ea3.jpg


H2yjlML.jpg



15549318322_a86c3908d2_o.jpg


Còn đây là mặt dưới
Zzg3bXL.jpg


15548487105_9921ca9921_o.jpg



543f9aa1ad030.jpg


Còn đây là kỷ thuật tạo lớp vỏ phủ đất mặt trên luống trồng ( Nấm ra như sao mọc về đêm )

L238gE.jpg


543f9b7b7f82c.jpg


Mãn nhãn nhé các BạnCác Bạn đếm hộ giùm mình xem m trong diện tích 40cm x 40cm ( cây nhiệt kế thủy dài 40cm ) có bao nhiêu nụ Nấm chào đời và nếu cứ tính bình quân 1 quả thể Nấm trưởng thành có trọng lượng là 10g , thì trên DT này Ta sẽ thu được bao nhiêu kg Nấm hỉ ?
15364306008_e360d74cda_o.jpg

Thank các Bạn nghen . Mình nghĩ chắc không thua năng xuất TQ đâu heng .
 


Last edited by a moderator:
A
:)hình như bác trồng trên nguyêu liệu gì vậy ạ? bác có thể cho biết thêm kỷ thuật nữa ko ạ
 
Q
543f9b7b7f82c.jpg


Mãn nhãn nhé các BạnCác Bạn đếm hộ giùm mình xem m trong diện tích 40cm x 40cm ( cây nhiệt kế thủy dài 40cm ) có bao nhiêu nụ Nấm chào đời và nếu cứ tính bình quân 1 quả thể Nấm trưởng thành có trọng lượng là 10g , thì trên DT này Ta sẽ thu được bao nhiêu kg Nấm hỉ ?
15364306008_e360d74cda_o.jpg

Thank các Bạn nghen . Mình nghĩ chắc không thua năng xuất TQ đâu heng .[/QUOTE]

Cụ à, hình này chưa nói lên điều gì. Nấm rơm nhiều người trồng nụ đinh ghim ra dày đặc, chi chít như cụ. Nhưng quan trọng là toàn bộ nụ này có phát triển lớn hay không, hay chỉ có một số lớn thôi và số khác thì rụi đi. Do đó sau 5 ngày nữa cụ post hình lên, lúc đó mới khủng. Còn giờ thì ai cũng làm được. Đang chờ xem, lúc đó mới quả là đại gia.
ha ha, là mê bác Quân Tử kiếm trong Tiếu ngạo giang hồ thôi.
maitake trồng trong nhà lạnh, nhưng để tiết kiệm điện năng thì họ chỉ trồng vào mùa đông, do công ty vườn nấm Minakami ở Phú Thọ trồng, còn shitake thì họ trồng quanh năm, mỗi ngày cho ra dao động khoảng 1 tạ thương phẩm.
He he, đâu biết cụ lại khoái Nhạc Bất Quần. Maitake không có trồng nhé. Còn Shiitake, một tạ là chuyện nhỏ.
 
D
Bạn Quân tử nói rất chính xác , khâu quản lý cũng rất quan trọng , độ ẩm , nhiệt độ , độ PH , Oxy , dinh dưỡng phun bổ sung ... nếu không làm tốt sẽ không đạt được kết quả mỹ mãn . Và một điều khá quan trọng là nguồn dinh dưỡng chuẩn bị từ đầu cho giá thể phải đầy đủ mới hy vọng cung cấp đủ thức ăn cho nấm mau lớn ( không bị suy dinh dưỡng ) . Mình cũng đã tiên liệu được điều này từ đầu , nên ngoài các khâu trên , lớp đất mặt phủ trên luống mình còn phối trộn thêm phân chuồng , cám đã ủ lên men và chắc không phải chờ đến 5 ngày đâu ( vì ảnh post đã chụp vào ngày thứ 9 ) . Ngày thứ 12
14940548914_d787ea63e4_o.jpg


5442053c1b414.jpg


5442054d19f77.jpg

hôm nay đây
 
Q
He he, có vẻ sốt dẻo. Khả quan nhưng vẫn chưa hái được, vì có đám lớn đám nhỏ. Bởi vậy hy vọng thêm 2 ngày nữa mới rộ. Cụ tính được hiệu suất sinh học chưa? Và cụ tính 1 m2 thu được bao nhiêu kg? Làm sao như Ba lan hay Hà lan trồng nấm mỡ. Không thấy đất phủ, chỉ toàn nấm là nấm. Giá bán bình quân nhẹ nhàng là 50.000 đ/ kg thì 1 tấn là bao nhiêu nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
D
m
He he, có vẻ sốt dẻo. Khả quan nhưng vẫn chưa hái được, vì có đám lớn đám nhỏ. Bởi vậy hy vọng thêm 2 ngày nữa mới rộ. Cụ tính được hiệu suất sinh học chưa? Và cụ tính 1 m2 thu được bao nhiêu kg? Làm sao như Ba lan hay Hà lan trồng nấm mỡ. Không thấy đất phủ, chỉ toàn nấm là nấm. Giá bán bình quân nhẹ nhàng là 50.000 đ/ kg thì 1 tấn là bao nhiêu nhỉ ?

Tỷ lệ chuyển hóa vi sinh của Nấm rơm không thể so bì với Nấm Mỡ được , Nấm Mỡ to hơn , chắc thịt hơn vì vậy cùng số lượng quả thể sản sinh ra quả thể Nấm Mỡ hơn gấp 2 - 3 lần Nấm rơm và trên thực tế cũng vậy Tỷ lệ chuyển hóa vi sinh của Nấm rơm trồng thương mại tối đa cũng chỉ khoảng 30 - 35% thôi , còn thua xa Nấm Mỡ .Năng xuất kỳ vọng khoảng 20% là có thể thành Đại gia rồi còn gì , Ở khu vực này một năm trồng 12 vụ là chắc ăn luôn . Hàng trăm HTX Nông Nghiệp Ngành Nấm Rơm theo Mô hình Công Nghệ Cao với chi phí Đầu Tư Thấp ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong tương lai gần sẽ được Khai sinh dựa trên nền tản này .
 

Q
Một là đang thu hoạch, bận quá không post hình được. Hai là nấm chỉ ra có vậy, không lớn được nữa. Nhưng lần đầu như vậy là tốt rồi.
m

Tỷ lệ chuyển hóa vi sinh của Nấm rơm không thể so bì với Nấm Mỡ được , Nấm Mỡ to hơn , chắc thịt hơn vì vậy cùng số lượng quả thể sản sinh ra quả thể Nấm Mỡ hơn gấp 2 - 3 lần Nấm rơm và trên thực tế cũng vậy Tỷ lệ chuyển hóa vi sinh của Nấm rơm trồng thương mại tối đa cũng chỉ khoảng 30 - 35% thôi , còn thua xa Nấm Mỡ .Năng xuất kỳ vọng khoảng 20% là có thể thành Đại gia rồi còn gì , Ở khu vực này một năm trồng 12 vụ là chắc ăn luôn . Hàng trăm HTX Nông Nghiệp Ngành Nấm Rơm theo Mô hình Công Nghệ Cao với chi phí Đầu Tư Thấp ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong tương lai gần sẽ được Khai sinh dựa trên nền tản này .

Thật ra, nấm mỡ trồng ở Châu Âu hoặc các công ty lớn của Trung Quốc đều là trồng công nghiệp. Rơm rạ, phân bón... đều do máy móc làm. Đất phủ mặt cũng do công ty chuyên nghiệp làm, hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ... cũng máy. Nên năng suất cao là phải rồi. Chứ không phải do nấm mỡ nặng cân, chắc thịt hơn nấm rơm. Nếu ta nghiên cứu dần và hoàn thiện dần quy trình trồng nấm rơm, sẽ có lúc năng suất, hiệu suất sinh học tăng cao, mức chuyển hóa sinh học cũng đạt được tối ưu. Chu kỳ sản xuất nấm rơm lại nhanh hơn nấm mỡ nên vòng quay vốn nhanh, đại gia mấy hồi. Ai dà, nhưng quan trọng là lúc nào đạt được? Cũng chỉ chừng chục năm nữa thôi mà.
 
N
Không thành đại gia được đâu. Đối với tất cả người có câu hỏi "
Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ? Có thể thành Đại gia không ???"

nên trồng cây thuốc phiện và nuôi con CV thì có thể thành đại gia mà lại có gái đẹp để chơi nữa. Chúc thành công!
 
D
Mấy hôm nay bận quá lo thu gom rơm sau khi thu hoạch của bà con trồng ngoài trời đem về tái sinh lại cho nhà trồng kế tiếp nên không chụp thêm lúc thu hoạch và post ảnh lên được . Xem đở ảnh chuẩn bị thu hoạch nhé các Bạn .
5448a978249e7.jpg


14986169603_d451898fb9_o.jpg


15420725610_f1efe37abc_o.jpg


Mặt dưới cũng đã bắt đầu cho thu hoạch lai rai rồi đấy
5448a9dab79e3.jpg


2KXiVct.jpg


b4Ph45Q.jpg



Rơm tái sinh ( trồng lại )
tdekjN.jpg


jTBbWCr.jpg


5448ac1aa20ad.jpg


5448ac2c98623.jpg
 
A
bác Dfruit cho cháu ? rơm tái sinh đó mình đem về có cần trộn thêm rơm mới vào ko ạ ko biết năng xuất được là bao nhiêu bác nhỉ mong chóng nhận được phản hồi của bác chúc bác thành công
 
D
bác Dfruit cho cháu ? rơm tái sinh đó mình đem về có cần trộn thêm rơm mới vào ko ạ ko biết năng xuất được là bao nhiêu bác nhỉ mong chóng nhận được phản hồi của bác chúc bác thành công

Đợt trồng vừa rồi mà mình đã post ảnh lên , là mình tái sinh rơm của chính trang trại đấy và nhận thấy cũng rất khả quan . Đợt tiếp theo là lấy nguồn rơm bên ngoài của bà con trồng nấm ngoài trời . Công nghệ và kỹ thuật này thuộc về bí kíp không được phép công bố . Sorry Bạn nhé . Những câu hỏi trước và bây giờ của Bạn cũng vậy , rất khó mà trả lời trọn vẹn , chỉ có thể diễn giải cho Bạn và mọi người thấy được tiềm năng của ngành SX&CT Nấm rơm tương lai và những khiếm khuyết của Mô hình canh tác truyền thống ( dư thừa cơ chất sau khi trồng ) .
Mô hình canh tác truyền thống chỉ cho thu hoạch khoảng 4 - 5% Nấm trên trọng lượng khô của giá thể vì vậy còn rất nhiều dinh dưỡng ( Cellulose và Hemicellulose ) cho công đoạn tái sinh . Khả năng có thể cho thu hoạch khá rộng từ 5 - 15% trên trọng lượng giá thể quy khô , tùy theo cơ chất còn tốt hay không và các phụ gia bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu.... Điểm khả thi là giá nguyên liệu rất rẻ ( như cho ) chỉ tốn chi phí nhân công thu gom vệ sinh bãi trồng và nhất là không cần mất nhiều thời gian ủ đảo rơm . Khu vực Mình đang SX hiện có khoảng 200 hộ trồng chuyên nghiệp quanh năm và hàng trăm hộ trồng theo mùa ( mổi hộ 1 đợt trồng tối thiểu cũng 10 tấn rơm khô ) vì vậy nguồn phế phẩm này cũng khá dồi dào tha hồ mà thu gom

k2evZn.jpg

9wk8rPN.jpg

AnI6yT4.jpg


5448f17567d35.jpg


5448f1796ee8f.jpg


5448f17c63dfc.jpg

. Mình sẽ lên kế hoạch tái sinh mở thêm trại trồng cả nấm Bào Ngư trên giá thể rơm .( kiểu đòng kiện khuôn )
Một là đang thu hoạch, bận quá không post hình được. Hai là nấm chỉ ra có vậy, không lớn được nữa. Nhưng lần đầu như vậy là tốt rồi.

Thật ra, nấm mỡ trồng ở Châu Âu hoặc các công ty lớn của Trung Quốc đều là trồng công nghiệp. Rơm rạ, phân bón... đều do máy móc làm. Đất phủ mặt cũng do công ty chuyên nghiệp làm, hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ... cũng máy. Nên năng suất cao là phải rồi. Chứ không phải do nấm mỡ nặng cân, chắc thịt hơn nấm rơm. Nếu ta nghiên cứu dần và hoàn thiện dần quy trình trồng nấm rơm, sẽ có lúc năng suất, hiệu suất sinh học tăng cao, mức chuyển hóa sinh học cũng đạt được tối ưu. Chu kỳ sản xuất nấm rơm lại nhanh hơn nấm mỡ nên vòng quay vốn nhanh, đại gia mấy hồi. Ai dà, nhưng quan trọng là lúc nào đạt được? Cũng chỉ chừng chục năm nữa thôi mà.

Chì có Mỹ , Châu Âu , Úc , là trồng theo Mô hình nhà máy SX Nấm Mỡ , do chi phí nhân công cao ( cần chuyên nghiệp không phải thời vụ nên nguồn lao động thời vụ giá rẻ : Người Mễ ở Mỹ hoặc Người Đông âu ở Châu âu cũng không thể thuê được ) . Nên người ta buộc phải nghiên cứu cơ khí hóa các khâu SX có thể . Ở TQ do SX vừa và nhỏ nên Mô hình có những nét đặc thù riêng , vẫn áp dụng công nghệ cao cho các khâu nhưng không cần phải đầu tư nhiều chi phí cơ giới thậm chí rơm không cần xay nghiền ( để nguyên cọng dài ) . Kết cấu nhà trồng phù hợp cho nhiều chủng nấm : mùa đông - mùa xuân trồng Nấm Mỡ , mùa hè - mùa thu trồng Nấm rơm . Mặc dù năng xuất trên dt trồng không cao so với cách trồng nhà máy Nấm , nhưng do chủng loài này có năng lực chuyển hóa vi sinh cao nên năng suất thu hoạch cũng rất khả quan ( bình quân 7 - 10kg/m2 )

Kiểu nhà ốp mút xốp phủ bạt ngoài ( mình thích kiểu nhà trồng này vì chi phí thấp , chỉ cần lắp thêm dàn lạnh là có thể triển khai ở bất cứ nơi nào trên đất VN , miễn là có sẳn nguồn nguyên liệu rơm và phân chuồng )
Dcjw4t.jpg


Kiểu nhà tường xây không tô - rơm rạ để nguyên mà ủ ( có cọc thông khí như cách làm phân hữu cơ )
asFWA6j.jpg


Khung kệ bằng VL tre nứa rẻ tiền - Đất phủ mặt làm vỏ chỉ cần là đất đã được đốt khử trùng
5449405872633.jpg


Năng xuất cũng khả quan lắm chứ ( đối với người canh tác VN )
v8CekZ.jpg


guWqdF.jpg
 
L
Bác Dfruit cho cháu hỏi
1met khối thể tích cần 3 - 4g thuốc tím + 10 - 14ml formandehide . Tùy theo mặt bằng nhà nấm mà ta có thể bố trí nhiều phát thải , mổi phát thải chỉ nên ứng dụng liều lượng tối đa cho khoảng dưới 20 met khối nhà nấm thôi . Thời gian khử trùng tối thiểu 12 giờ , tốt nhất là 24 giờ . Sau đó mở cửa sổ cho gió vào thông khí ( có thể hổ trợ bằng quạt hút ) . Chì sau khi hết mùi nồng của hơi khí khử trùng mới cấy meo giống .
Chú ý : cho thuốc tím vào tô , thau để sẳn trước , Formandehide đổ vào sau , 2 hổn hợp khi đổ vào sẽ phát sinh khói khử trùng bốc lên khá nhanh , chúng có mùi hơi khó chịu ( giống như mùi nồng nặc cay khi ta bước vào xưởng SX hoặc cửa hàng bán ván ép ) , do vậy thao tác cần phải nhanh và chuẩn để mau di chuyển thoát ra khỏi nhà nấm . Nhà nấm cần phải kín để hạn chế lượng hơi khử trùng thoát ra .
Ngoài ra ta cũng cần phối hợp với các giải pháp khử trùng đồng bộ :
- Nước vôi 5 - 10% phun vách trong và ngoài nhà nấm
- Rải vôi bột trên nền trong và ngoài nhà nấm ( ngăn ngừa nấm dại xâm nhập )
- Phun Dichlorvos 1000 - 1500ppm vách trong và ngoài nhà nấm + trên nền trong và ngoài nhà nấm ( ngăn ngừa côn trùng gây hại ) .

Là tại sao phải cho 2 chất formandehit và thuốc tím phản ứng với nhau để khử trùng vậy Bác
Vì theo như phuong trinh phản ứng :
KMnO4 + H2O + HCHO---->HCOOH +MnO2 +KOH
thì chất khí mùi cay nồng sinh ra là acid formic, theo cháu tìm hiểu thì tính xác khuẩn của acid formic thấp hơn thuốc tím và formandehit vì vậy nên trên thị trường chỉ bán formandehit và thuốc tím để xác trùng chuồng trại chứ ko hề có acid formic, mong Bác giải thích
 
D
Bác Dfruit cho cháu hỏi


Là tại sao phải cho 2 chất formandehit và thuốc tím phản ứng với nhau để khử trùng vậy Bác
Vì theo như phuong trinh phản ứng :
KMnO4 + H2O + HCHO---->HCOOH +MnO2 +KOH
thì chất khí mùi cay nồng sinh ra là acid formic, theo cháu tìm hiểu thì tính xác khuẩn của acid formic thấp hơn thuốc tím và formandehit vì vậy nên trên thị trường chỉ bán formandehit và thuốc tím để xác trùng chuồng trại chứ ko hề có acid formic, mong Bác giải thích

formandehit và thuốc tím khi dùng riêng lẽ thì chúng là thuốc sát trùng , diệt khuẩn trực tiếp , khi phối trộn với nhau chúng chúng bốc hơi rất mạnh , chất khí này mùi cay nồng không một loài côn trùng , bào tử nấm ( cần oxy để trao đổi chất ) nào có thể sống được trong môi trường khí độc không được tiếp oxy này và được duy trì trong nhà kín từ 12 - 24 giờ cả . Cháu thử ở trong môi trường này 2 phút thôi cũng không thể chịu nổi nữa là . À theo Chú , Acid thường ở thể lỏng , khí hóa khí nó trở thành một hợp chất khác cháu à .
Khi cho formandehit vào thuốc tím , chỉ 5 giây thôi chúng phát tỏa đầy nhà , phải thao tác nhanh và rút lui khỏi nhà trồng thiệt lẹ nghen , sau đó niêm phong nhà trồng lại để hạn chế khí độc thoát ra .
 
Last edited by a moderator:
T
Bạn Quân tử nói rất chính xác , khâu quản lý cũng rất quan trọng , độ ẩm , nhiệt độ , độ PH , Oxy , dinh dưỡng phun bổ sung ... nếu không làm tốt sẽ không đạt được kết quả mỹ mãn . Và một điều khá quan trọng là nguồn dinh dưỡng chuẩn bị từ đầu cho giá thể phải đầy đủ mới hy vọng cung cấp đủ thức ăn cho nấm mau lớn ( không bị suy dinh dưỡng ) . Mình cũng đã tiên liệu được điều này từ đầu , nên ngoài các khâu trên , lớp đất mặt phủ trên luống mình còn phối trộn thêm phân chuồng , cám đã ủ lên men và chắc không phải chờ đến 5 ngày đâu ( vì ảnh post đã chụp vào ngày thứ 9 ) . Ngày thứ 12
14940548914_d787ea63e4_o.jpg


5442053c1b414.jpg


5442054d19f77.jpg

hôm nay đây
Xin hỏi lớp đất mặt phủ trên luống có những thành phần gì và cách phối trộn như thế nào thưa bạn Dfruit.
 
T
Bạn đọc lại trang trước nhé : cách làm lớp vỏ phủ bề mặt ( nấm rơm dày 1 cm , nấm mỡ dày 2 - 3 cm ) .
Xin anh có thể nói rõ hơn về cách pha trộn bổ sung dinh dưỡng (phân chuồng,cám gạo) không? Tôi đã tìm trên google nhưng không hề tìm thấy kỹ thuật tạo lớp vỏ phủ bề mặt này :(:(:(
Và cách bổ sung dinh dưỡng trong qua trình nuôi trồng như tưới phun nước đường,ure... tôi vẫn chưa nắm rõ,xin anh giải thích thêm.Cảm ơn
 
D
Xin anh có thể nói rõ hơn về cách pha trộn bổ sung dinh dưỡng (phân chuồng,cám gạo) không? Tôi đã tìm trên google nhưng không hề tìm thấy kỹ thuật tạo lớp vỏ phủ bề mặt này :(:(:(
Và cách bổ sung dinh dưỡng trong qua trình nuôi trồng như tưới phun nước đường,ure... tôi vẫn chưa nắm rõ,xin anh giải thích thêm.Cảm ơn
Đây là 1 kỷ thuật được sao chép từ kỷ thuật trồng Nấm Mỡ của thế giới . Nấm rơm kỷ thuật mới có thể không cần ủ đống ( xay nghiền và phối trộn chung với các phụ gia rồi đưa vào nhà trồng xông nhiệt lên men ) cho phương pháp trồng trên kệ , và như vậy giá thể có khả năng bị lỏng lẻo ( tơ nấm không liên kết chặc , dễ đứt ) , dễ thoát hơi nước . Lớp vỏ đưa vào ứng dụng sẽ cải thiện được tình trạng này đồng thời dinh dưỡng từ lớp vỏ có thể bổ sung cho nấm tăng trưởng tốt hơn . Khi quả thể phát triển quá tốt , nhiều nụ , khả năng dinh dưỡng từ bên trong không đáp ứng đủ , ta có thể bổ sung thêm 1 số dưỡng chất hòa tan với nước phun sương như : sữa đậu nành 10% , nước cám gạo nấu lọc cặn 10% , nước đường 0,5 - 1 % , ure 0,1 - 0,2% giúp nấm phì đại , Giải pháp này với điều kiện trồng nấm trong nhà kín , nhà hở hoặc ngoài trời không nên dùng vì sẽ thu hút côn trùng gây bất lợi cho nấm , hoặc trường hợp nấm ra quá ít khi bổ sung dinh dưỡng hòa tan làm hàm lượng đạm tăng lên trong giá thể , PH sẽ giảm xuống , khi ấy lại là môi trường tốt cho nấm hại phát triển .
Anh tra google bằng nhiều thứ tiếng sẽ tìm ra , còn tiếng việt thì ??? .
 


Back
Top