Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 


Last edited by a moderator:
Q
xem ra chú Dfruit đúng là dân kinh doanh thật sự!! chỉ nói ra những thứ cần nói còn những thứ sống còn trong nghề thì im lặng..
haiizz!! công ty nấm sông hậu của chú quyết tâm giữ cho bằng đc công thức để om trọn và thâu tóm thị trường trong nước nhỉ.. Con đang chờ xem chú tiến quân vào bắc như thế nào, chú đang cố gắng xóa sổ hàng ngàn hộ dân đang mưu sinh bằng nghề trồng nấm rơm nhỉ
Giá mà chú trồng nấm sứ lạnh còn thì trường nấm rơm thì ..... thì tốt nhỉ!!
hehehe
Ăn nói linh tinh! Coi lại bao nhiêu bài cụ Dũng pót đi. Biết khôn thì im lặng học hỏi người ta. Công ty nấm và nông dân trồng nấm là khác nhau. Nước sông không phạm nước giếng. Nói ẩu vậy hóa ra các nước có các công ty nấm hùng mạnh là nông dân trồng nấm chết hết à. Việc trồng thành công ban đầu của cụ Dũng là tiền đề để nông dân sau này cũng có thể trồng được như vậy. Hiểu chưa, nhóc?
 


L
xem ra chú Dfruit đúng là dân kinh doanh thật sự!! chỉ nói ra những thứ cần nói còn những thứ sống còn trong nghề thì im lặng..
haiizz!! công ty nấm sông hậu của chú quyết tâm giữ cho bằng đc công thức để om trọn và thâu tóm thị trường trong nước nhỉ.. Con đang chờ xem chú tiến quân vào bắc như thế nào, chú đang cố gắng xóa sổ hàng ngàn hộ dân đang mưu sinh bằng nghề trồng nấm rơm nhỉ
Giá mà chú trồng nấm sứ lạnh còn thì trường nấm rơm thì ..... thì tốt nhỉ!!
hehehe
Bạn nên xóa cái này đi. Nóng lòng quá cũng không nên nói như thế. Chẳng khác nào đồ của người ta, mình thích quá mà xin không được nên chửi đổng, vừa hạ thấp nhân phẩm mình, lại vừa làm người khác buồn lòng. A Dũng bỏ công ra viết đã là rõ ràng hơn cả rất nhiều sách viết về nấm rơm.
 
T
à mà có tẹo thắc mắc nhỏ ạ (em mới nhập môn), bác nào biết em hỏi với, cái nhà phủ bạt thì thiết ké ô cho ánh sáng khuếch tán vào là phải cắt ô ra dạng cửa sổ ạ, xong rồi làm thế nào cho nó kín khí nữa :D thank các bác trước, hiểu biết nông cạn mong các bác thông cảm
 
A
vào trong face bác dũng em thấy cả rừng nấm đó là ước mơ của người làm nấm
ko biết bác ấy có sử dụng chất cấm trong nông nghiệp đẻ tạo ra 1 kỳ quan như vậy ko nhỉ hjhjhjhjhj
thảo luận nào?
 
Q
vào trong face bác dũng em thấy cả rừng nấm đó là ước mơ của người làm nấm
ko biết bác ấy có sử dụng chất cấm trong nông nghiệp đẻ tạo ra 1 kỳ quan như vậy ko nhỉ hjhjhjhjhj
thảo luận nào?
Có quái gì phải thảo luận!!! Cụ này nhiễm thói linh tinh nữa! Hỏi thì ôi thôi là hỏi, trồng chưa đến đâu đã phán bậy. Chất cấm trong nông nghiệp theo cụ nói là chất nào? Nói ra đây trả lời cho. Cứ nghe hơi nồi chõ, rồi phát biểu linh tinh, Nhớ nhé, chất cấm cụ thể là chất nào? Còn muốn coi rừng nấm thì vào mạng, muốn coi nấm nào thì đánh tên khoa học vào, nó sẽ cho cụ coi rừng nấm. Nấm rơm cụ Dũng trồng chỉ làm ngộp các cụ chưa từng trồng, chưa từng thấy bao giờ nhé. Đã ngộp mà còn phát biểu linh tinh dễ ngộp thêm lắm nhé, he he.
 
Q
Hehe!! Xin loi cac bac. Tại thấy bác dfruit im lặng nên chọc tý cho vui để xem bác dfruit ns sao
vs cả đống tài liệu của bác cũng đủ trồng nấm tot rồi
chân thành cảm ơn các bác!!!
Hjhj
 
T
Bác nào có tài liệu không gửi em xin với ạ, em nóng lòng nghiên cứu sang năm triển khai, mail em: anhhaotn87@gmail.com . Các bác không phải lo em cạnh tranh đâu ạ, em tận Lào cai cơ, em còn phải cạnh tranh Trung Quốc ý
 

C
  • công tử Bạc Liêu

Chào mọi người!
Mọi người cho mình hỏi cái này.
Mình đang chuẩn bị cấy tơ nấm rơm và nấm bào ngư từ ống nghiệm ra môi trường hạt thóc nhưng không biết cách chuẩn bị môi trường hạt thóc như thế nào cho tơ ra tốt. Lần trước mình có làm là nấu hạt thóc sơ wa rồi bỏ vào bịch đem hấp thanh trùng ở 121 độ trong vòng 30p thì hạt thóc vừa nức ra nhưng khi cấy tơ vào thì tơ ko lan ra, có bịch lan rất yếu. Xin hỏi mọi người làm sao là đạt hiệu quả nhất. Mong mọi người giúp đỡ.
Chào Thiện, để nấu môi trường hạt thóc bạn làm như sau:
- Thóc vo sạch bụi bẩn, hạt lép ( vo 3 lần với nước sạch, pH trung tính)
- Cho vào nồi, đổ ngập nước ( lượng nước cao hơn bề mặt hạt lúa khoảng 3cm)
- Đậy nắp nồi kín, đun lửa lớn, thỉnh thoảng bạn khuấy trộn. Đến khi nước vừa cạn ( nước vừa rút hết qua mặt lúa), lúc này bạn sẽ thấy bề mặt hạt lúa xuất hiện nhiều lỗ khí ( lỗ chỗ như...cái rỗ), hạt lúa khi đó đã nức ra 1/3 là đúng yêu cầu, tắt lửa. Sau đó bạn đổ ra rổ cho lượng nước còn dưới đáy nồi thoát đi. Vừa khi đó bạn trộn 3% bắp xay nhuyễn, 2% cám gạo và đóng vào bịch PP, mỗi bịch khoảng 200-300g thôi, nếu bạn có chai nước biển thủy tinh hoặc chai thủy tinh khác dùng sẽ tốt hơn là bịch vì dễ thao tác sau này và tỷ lệ nhiễm sau cấy ít hơn. Đậy nút bông, sau đó bịt thêm giấy báo phía ngoài nút.
- Hấp khử trùng 121 độ C ít nhất là 60 phút, tốt nhất là 90 phút. vì với lượng cơ chất này hấp 30 phút chưa đủ khử trùng.
- Đợi nguội hoàn toàn rồi mới cấy giống. Khi cấy, lấy 1 miếng thạch 1cm vuông, nghiêng chai/bịch lúa nhẹ nhàng để miếng thạch vào sao cho thạch nằm dưới lớp lúa. 2 ngày sau cấy lấy ra quan sát xem có nhiễm ko và theo dõi tiếp. Riêng nấm rơm sau khi cấy thì giữ ở nhiệt độ 33 độ là tốt nhất.
Riêng việc bạn nói tơ sau khi cấy vào lúa ra không tốt, yếu thì cần phải xem kỹ lại:
- Khâu pha môi trường phân lập, lựa chọn mẫu nấm phân lập, vị trí mô nấm bạn lấy khi phân lập đã chuẩn chưa?
- Thao tác khi phân lập của bạn, dụng cụ phân lập có nóng quá không?
- Ống giống cấp 1 của bạn có thuần khiết ko hay có nhiễm mà bạn ko nhận ra do chưa có kinh nghiệm hoặc bạn ko kịp thời phát hiện vì chỉ trong vòng 1-2 ngày ko theo dõi quan sát thì tơ nấm đã mọc lướt lên trên vết nhiễm và che mất, vô tình ngụy trang cho vùng nhiễm và bạn ko thể thấy.
- Có thể bạn làm tổn thương tơ trên miếng thạch quá nhiều khi thao tác cấy
- Sau khi cấy bạn để chúng ở môi trường quá nóng h quá lạnh.
Từ thạch sau đó ra môi trường lúa có ưu điểm riêng của nó. Đôi dòng chia sẻ, hy vọng có ích với bạn. Chúc bạn thành công. Thân.
 
T
Thật sự cảm ơn anh công tử Bạc Liêu rất nhiều. Sau khi nghe anh nói em mới phát hiện ra là do anh hưởng của nhiều khâu chứ không riêng gì việc chuẩn bị hạt thóc. Em rất mê nghề nấm đang cố gắng học hỏi, mong được giao lưu với anh nhiều hơn. Email của em thiendo104@gmail.com . Hoặc anh để lại mail em sẽ liên lạc với anh. Mong nhận được phản hồi từ anh.
 
D
Chào Thiện, để nấu môi trường hạt thóc bạn làm như sau:
- Thóc vo sạch bụi bẩn, hạt lép ( vo 3 lần với nước sạch, pH trung tính)
- Cho vào nồi, đổ ngập nước ( lượng nước cao hơn bề mặt hạt lúa khoảng 3cm)
- Đậy nắp nồi kín, đun lửa lớn, thỉnh thoảng bạn khuấy trộn. Đến khi nước vừa cạn ( nước vừa rút hết qua mặt lúa), lúc này bạn sẽ thấy bề mặt hạt lúa xuất hiện nhiều lỗ khí ( lỗ chỗ như...cái rỗ), hạt lúa khi đó đã nức ra 1/3 là đúng yêu cầu, tắt lửa. Sau đó bạn đổ ra rổ cho lượng nước còn dưới đáy nồi thoát đi. Vừa khi đó bạn trộn 3% bắp xay nhuyễn, 2% cám gạo và đóng vào bịch PP, mỗi bịch khoảng 200-300g thôi, nếu bạn có chai nước biển thủy tinh hoặc chai thủy tinh khác dùng sẽ tốt hơn là bịch vì dễ thao tác sau này và tỷ lệ nhiễm sau cấy ít hơn. Đậy nút bông, sau đó bịt thêm giấy báo phía ngoài nút.
- Hấp khử trùng 121 độ C ít nhất là 60 phút, tốt nhất là 90 phút. vì với lượng cơ chất này hấp 30 phút chưa đủ khử trùng.
- Đợi nguội hoàn toàn rồi mới cấy giống. Khi cấy, lấy 1 miếng thạch 1cm vuông, nghiêng chai/bịch lúa nhẹ nhàng để miếng thạch vào sao cho thạch nằm dưới lớp lúa. 2 ngày sau cấy lấy ra quan sát xem có nhiễm ko và theo dõi tiếp. Riêng nấm rơm sau khi cấy thì giữ ở nhiệt độ 33 độ là tốt nhất.
Riêng việc bạn nói tơ sau khi cấy vào lúa ra không tốt, yếu thì cần phải xem kỹ lại:
- Khâu pha môi trường phân lập, lựa chọn mẫu nấm phân lập, vị trí mô nấm bạn lấy khi phân lập đã chuẩn chưa?
- Thao tác khi phân lập của bạn, dụng cụ phân lập có nóng quá không?
- Ống giống cấp 1 của bạn có thuần khiết ko hay có nhiễm mà bạn ko nhận ra do chưa có kinh nghiệm hoặc bạn ko kịp thời phát hiện vì chỉ trong vòng 1-2 ngày ko theo dõi quan sát thì tơ nấm đã mọc lướt lên trên vết nhiễm và che mất, vô tình ngụy trang cho vùng nhiễm và bạn ko thể thấy.
- Có thể bạn làm tổn thương tơ trên miếng thạch quá nhiều khi thao tác cấy
- Sau khi cấy bạn để chúng ở môi trường quá nóng h quá lạnh.
Từ thạch sau đó ra môi trường lúa có ưu điểm riêng của nó. Đôi dòng chia sẻ, hy vọng có ích với bạn. Chúc bạn thành công. Thân.

Trên lý thuyết , quy trình thì các bước như trên cũng ổn , Một sinh viên hay người có ít nhiều kiến thức đều có thể thử nghiệm được , song khi triển khai nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố khắc khe để đạt được hiệu quả KT nhất là khâu vô trùng khu vực cấy , và nuôi túi trồng . Do vậy trên thị trường chỉ có những Doanh Nghiệp , Cơ sở có đủ năng lực tài chính mới có thể thực hiện chuổi SX meo giống cung ứng cho thị trường trồng trọt . Chưa thực nghiệm canh tác , chưa từng hiểu hết về dịch hại , tuổi meo ...mà lao vào khâu meo giống trước theo mình cũng giống như Em bé chưa biết đi đã muốn chạy thì việc vấp ngã là điều tất yếu , đôi khi rất dễ gây nản lòng , làm nguội lạnh nhiệt huyết khi bước vào ngành này . Hảy làm cái dễ trước rồi mới tiếp những bước phức tạp hơn .
 
L
Anh Dũng có thể post dụng cụ cắt rơm của anh cho mọi người xem được không? Em cũng muốn làm 1 cái mà không hề có chút ý tưởng nào cả.
 
D
Anh Dũng có thể post dụng cụ cắt rơm của anh cho mọi người xem được không? Em cũng muốn làm 1 cái mà không hề có chút ý tưởng nào cả.

MÌnh hiện cũng đang nghiên cứu lĩnh vực này , những máy cắt rơm hiện tại trên thị trường VN chưa thể đáp ứng được yêu cầu SX : cái thì không thể cắt , xay , nghiền được , hoặc cái thì công xuất quá thấp hao điện năng lại tốn nhiều công lao động . Bạn nào đang làm bên ngành cơ khí có thể hiến kế hoặc hợp tác không ??? Công suất yêu cầu 5 tấn ngày trở lên , kích thước rơm dài dưới 10cm . Thank !
Hiện tại có 1 Bạn ở Đồng Tháp cũng có ý tưởng táo bạo , chế tạo máy thu gom rơm trên đồng . Công năng của máy là có thể vừa cắt luôn cả gốc rạ và rơm sau khi máy liên hợp thu hoạch lúa xong và truyền vào động cơ cắt xay phun ra bao luôn . Đây là 1 ý tưởng thật tuyệt vời . Giá rơm sau thu hoạch xay cắt nếu từ 1,2 - 1,5 tr/tấn là cũng cói thể làm giàu nhanh trong thời gian ngắn đấy .1 ha có thể thu hoạch từ 5 - 7 tấn nguyên liệu , tiện dụng hơn cả máy cuộn rơm ( 1 ha chỉ thu được khoảng 3 tấn rơm mà không có gốc rạ ) .
Nhanh tay lên các Bạn , Cơ hội mới cho riêng ngành trồng Nấm rơm và cho cả các Bạn nữa .
We Can Chance !
Mạng Agriviet 2 hôm nay không thể post hình lên được . Admin kiểm tra giùm nhé . Thank !
 
T
Em cám ơn anh Dfruit đã góp ý nhưng em muốn làm gì cũng làm từ đầu tới cuối không muốn lệ thuộc người khác nên dù gì cũng học hỏi từ từ..trên diễn đàn này cũng như topic này thấy rất nhiều anh chị có khinh nghiệm..
 
D
Em cám ơn anh Dfruit đã góp ý nhưng em muốn làm gì cũng làm từ đầu tới cuối không muốn lệ thuộc người khác nên dù gì cũng học hỏi từ từ..trên diễn đàn này cũng như topic này thấy rất nhiều anh chị có khinh nghiệm..

Theo mình nghỉ , chắc tuổi đời của Bạn còn trẻ , non kinh nghiệm nên mới có suy nghỉ như vậy : em muốn làm gì cũng làm từ đầu tới cuối không muốn lệ thuộc người khác.
Trong cuộc sống , các mối quan hệ luôn đan xen nhau , và đôi khi còn khó tách rời nhau được . Ví dụ : Một cái máy điện thoại cũng cần hàng chục cho đến hàng trăm cty liên kết nhau mới cho ra sản phẩm được . Thật ra với ngành này trên nguyên lý là phải đi từ cuối mới ra đằng đầu đấy . Các nhà KH nào thì cũng đều làm như vậy thôi . Họ tìm hiểu nhu cầu thị trường , cách trồng trọt truyền thống .... xem có gì khiếm khuyết rồi mới nghiên cứu môi trường tối ưu của Nấm trong thiên nhiên ( dựa vào thời tiết , thời gian ... ) để ứng dụng các Mô hình canh tác mới , khắc phục sự bất lợi của thiên nhiên với ngành trồng .
Bạn đi vào ngay từ đầu thì sẽ không thể biết được thành quả của mình làm ra có đạt hay không ( Ống thạch cấp 1 , Meo hạt cấp 2 , và túi giá thể Meo giống cấp 3 ) . bởi đầu cuối là phải trồng và làm ra cho được cái Nấm , là cái mà không ai có thể giúp được Bạn ngoài Bạn ra ( không thể nhờ người khác trồng thử , do họ lo sợ rủi ro ) .
 
T
anh Dfruit nói là ý kiến của anh, kiến thức anh nhiều mà người ta thắc mắc anh không trả lời giúp tới khi có người trả lời thật chi tiết giúp đỡ lẫn nhau thì anh lại nói ra. không bít anh lập topic này làm gì.
 
D
anh Dfruit nói là ý kiến của anh, kiến thức anh nhiều mà người ta thắc mắc anh không trả lời giúp tới khi có người trả lời thật chi tiết giúp đỡ lẫn nhau thì anh lại nói ra. không bít anh lập topic này làm gì.

Có một số lĩnh vực , Kỷ thuật nó đã quá lạc hậu thì cho dù có nghiên cứu , phát minh cũng đâu thể ứng dụng vào thực tiển được . Ví dụ ngày xưa đi học các Thầy , Cô dạy sinh vật có hướng dẫn cách chiếc cành nhân giống cây trồng , nhưng bây giờ đâu còn hợp lý nữa bởi kỷ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép đã giải quyết được bài toán hiệu quả KT . Hoặc cụ thể hơn về ngành Nấm , Meo hạt ( cấp 2 ) của gần hầu hết các chủng Nấm trên thế giới hiện nay họ đều dùng hạt lúa mì ( không có vỏ trấu dễ ngâm , nấu , ) , và hạt này cũng dễ mua ở VN chứ đâu có quý hiếm gì . VN mình trước đây 20 năm khi chưa hội nhập thì meo nấm rơm mới dùng hạt lúa , meo Nấm mèo dùng thanh cây khoai mì ( sắn ) . Bạn hoặc một vài Bạn khác đưa một số lĩnh vực đã đi vào quá khứ rồi thì làm sao trả lời giúp đây , vã lại mình cũng đã giới thiệu một vài hình ảnh về Meo giống thế hệ mới ở các trang trước rồi ( có ảnh kèm theo ) . Tại Bạn không lĩnh hội được cái mới , chỉ cố chấp theo cái cũ , là mình giúp Bạn định hướng lại quá trình tìm hiểu , nghiên cứu đễ khói rơi vào lối mòn thì sao lại gọi là nói ra , bàn ra .
 
C
Thật sự cảm ơn anh công tử Bạc Liêu rất nhiều. Sau khi nghe anh nói em mới phát hiện ra là do anh hưởng của nhiều khâu chứ không riêng gì việc chuẩn bị hạt thóc. Em rất mê nghề nấm đang cố gắng học hỏi, mong được giao lưu với anh nhiều hơn. Email của em thiendo104@gmail.com . Hoặc anh để lại mail em sẽ liên lạc với anh. Mong nhận được phản hồi từ anh.

Anh có gởi email cho em rồi.
 
D
chú dũng xem thử xem năng xuất 5 tạ/h

Thank Lê Hữu Hoàng nhé . Những dòng máy này , mình đã tham khảo qua lâu rồi , chỉ phù hợp cho hộ SX nhỏ , năng xuất tối ưu mới có thể đạt 5 tạ/h , còn bình quân khoảng 2 - 3 tạ thôi , lại tốn nhiều nhân công chuyển rơm vào máy theo từng lọn nhỏ . Dòng máy khả thi là miệng phải to , chứa cả ôm rơm hoặc có thể sử dụng băng tải , tải rơm vào miệng máy và khi cắt nghiền không bị nghẹn đứng mới được .
 


Back
Top