Nghiên cứu thành công giống cá rô biển

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Vụ "cá thở" này mình xin đóng góp chút ý kiến cho vui. Có gì mọi người góp ý thêm nha.

Mình đọc các post của mọi người thì thấy đều đúng về mặt hiện tượng. Không ai sai hết, chỉ có chút hiểu lầm thôi.

Mình đoán mọi người nghĩ rằng con cá nổi lên mặt nước để dùng miệng "hớp không khí". Điều này không đúng vì cá làm gì có phổi mà trao đổi khí như con người (ngoại trừ "đại sư" cá phổi - lungfish nha). Cơ quan trao đổi khí chính của cá là mang. Cá lấy ô-xy hòa tan trong nước. Nồng độ ô-xy hòa tan trong nước lạnh cao hơn so với nước ấm, bởi vậy cá ít phải nổi lên. Làm sao mà ô-xy thẩm thấu vào nước? Thông qua những dao động trên bề mặt. Chúng ta có thể đoán là dòng chảy, gió, cục sủi hoặc bất kỳ xao động nào khác.

Như vậy, nếu lượng ô-xy hòa tan đủ cho nhu cầu của cá thì chúng không cần nổi lên để "thở". Nhưng chẳng có gì hoàn hảo mãi. Cũng có lúc lượng ô-xy hòa tan bị sút giảm, chẳng hạn khi tảo, rong bùng phát hay vì một nguyên nhân nào khác. Khi đó, một số loài cá "kém chịu đựng" sẽ chết, số khác có khả năng nổi lên để "thở" (nhưng không phải bằng miệng đâu nha). Mình xin liệt kê theo hiểu biết như sau:

*Cá lóc Channa: có một cấu trúc màng phía bên trên nắp mang tạm gọi là "mang phụ" (suprabranchial organ)

*Cá trê Clarias: mang thích nghi với việc lấy ô-xy từ không khí, đáp ứng được 60% nhu cầu. Da thẩm thấu 17% nhu cầu ô-xy. Nồng độ hemoglobin cao.

*Nhóm cá có mê lộ (labyrinth fish) bao gồm cá rô, cá sặc, lia thia (betta), cá cờ (macropodus - con này miền bắc cũng gọi là lia thia), bã trầu, tai tượng, cá mùi: bộ phận này cũng nằm bên trên nắp mang giúp cá lấy ô-xy từ không khí.

Khi bắt mấy con này ra khỏi nước, chúng bị chết "khô" trước khi chết "ngộp".

Cá chết trong lờ theo mình vì một nguyên nhân khác là khả năng chịu đựng với dòng chảy. Khả năng này thay đổi tùy mỗi loài. Ví dụ như cá lia thia ưa nước tĩnh. Nếu bạn ở trong miền Nam thì sẽ thấy cá lia thia trong ruộng vẫn tràn ra ngoài kênh nước chảy khi mưa to nước tràn bờ. Nhưng nếu giữ trong nước chảy lâu quá thì chúng sẽ chết.
 


Cái hình vẽ của bạn gọi là cái Lờ.
Cái này không đặt ở giòng nước chảy,
mà ở đáy ao. Còn gọi là cái Rọ nữa.
Một đầu của nó có nắp, mà trong hình
vẽ thiếu cái nắp. Nắp này phải cài chặt
cho tôm cua cá khỏi ra. Đầu kia có hom
cho tôm cua cá vào. Mồi thì là giun hay
ốc băm ra cho bốc mùi tanh, bỏ vào trong.
Đặt lờ xẩm tối nay, thì sáng sớm mai lấy
lờ lên, giốc tôm cua cá ra.

Cái đặt ở giòng nước chảy thì gọi là
cái Đó. Cái này thì ở chính giữa thân
có 2 cái hom 2 chiều ngược nhau. Cá lách
trong giòng nước chảy, xuôi giòng cũng
vào Đó vì theo cái hom xuôi, ngược giòng
thì cũng vào Đó vì theo cái hom ngược.
Đó thì không cần mồi, vì cá thích bơi
trong giòng nước chảy hơn là nước lặng.
Đó thì 2 đầu đều là nắp cả, không có hom
ở đầu.

Đó thường to hơn Lờ, đắt tiền hơn vì chẻ
vót nan và đan lát kỹ thuật hơn. Lờ hay Rọ
thì có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và chất liệu
hơn. Ở Mỹ, thì rọ cua của bà con người Việt
là hình lập phương, có 4 hom xung quanh. Ở
chính giữa đặt mồi. Nan đan là bằng sắt bọc
nhựa để chống nước biển làm gỉ. Rọ tôm hùm
ở bang tôi cũng vậy, nhưng tôi chưa có dịp
nhìn kỹ, và không biết ai đan những rọ này.
Ở Texas thì bà con người Việt tự đan rọ cua.

Phần cá thở và cá chết thì bạn Daint2003 đã
nói rất hợp lý rồi.
 
Tôi chưa thấy cá nước ngọt nào phải ngoi lên
thở mới sống được, mà dìm xuống dưới mặt nước
thì bị chết ngộp. Ở Việt Nam và ở Mỹ cũng vậy.

Chuyện cá thở bằng phổi, thì sách vở nói là ở
thời cổ đại, cách đây mấy chục nghìn năm.

Ở đây nói thì vô cùng, không có bằng chứng. Tôi
ở Mỹ, không thí nghiệm được. Vậy bạn Xuân Vũ hãy
thí nghiệm đi. Cứ bắt mấy con cá khác giống nhau
rồi nhốt vào lồng, dìm xuống đáy ao thả thưa cá
mà không cho ăn nhiều, hay xuống đáy sông coi nó
có chết không? Chỉ cần thí nghiệm 2 giờ là biết
ngay, không cần 1 ngày đâu. Dìm xuống ao thả dày
và cho ăn nhiều thì nước rất ô nhiễm và thiếu ô
xy, chưa dìm thì nó cũng đã chết rồi.

Cá nổi lên không hẳn chỉ vì thở, mà còn vì nhiệt
độ nữa. Ở ngoài bắc, mùa đông, mỗi khi gió bấc về
nhiệt độ xuống dưới 10 độ thì cá nổi lên. Thường
là cá rô phi, chứ cá khác thì chìm thật sâu xuống.
Những chỗ không thể chìm, như ao, ngòi cạn, hay
ruộng, thì chúng chết, mà chết thì nổi. Nói một
cách khác, mùa đông ngoài bắc, không thấy con cá
nào ở gần mặt nước cả - trừ cá rô phi có nguồn gốc
nước ngoài.

Cá rô biển, cá lăng...... bỏ vào lồng thả chìm dưới sông có dòng chảy, hàng tháng không chết... Đã có làm rồi và đã biết từ lâu ....
Cùng 1 cái ao, đìa... thả 1 số cá cùng giống ra ao, đìa. Nhốt lại 1 ,2 con trong lồng thả chìm lồng có cá, không còn phần nổi trên không, thế là cá trong lồng sẽ chết.
 
Last edited by a moderator:
Làm sao mà ô-xy thẩm thấu vào nước? Thông qua những dao động trên bề mặt. Chúng ta có thể đoán là dòng chảy, gió, cục sủi hoặc bất kỳ xao động nào khác.
Oxy thấm vào nước là vì Trời sinh ra thế.
Khoa học nhìn ra rằng các chất khí đều thấm
vào nước, nhưng tỷ lệ Oxy thấm vào nước khá
cao, đủ để cho các giống cá tôm cua thở được.
Điều đó có nghĩa khi các bon nic trong máu cá
qua mang mà thải vào nước và khí Oxy trong
nước thấm vào máu cá, thì tỷ lệ Các bon níc
trong nước tăng lên, khiến cho khí Các bon níc
thải vào không khí trên mặt nước, và khí Ôxy
trên mặt nước thấm vào trong nước. Nếu không
có động vật trong nước, thì tỷ lệ Oxy trong
nước không bớt đi, nên chuyện Oxy từ khí trời
thấm vào nước không xảy ra.

Sục khí chỉ là cách tăng dịp cho Oxy thấm vào
nước thôi. Nếu nó không thấm vào nước, thì sục
khí mấy cũng chẳng làm nên trò. Có sục được vào
bao nhiêu, thì nó cũng tự thải ra bấy nhiêu.
 


Back
Top