Người nông dân bị lãng quên

Xin bắt đầu với câu chuyện một Tập đoàn kinh tế sau thành công nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, họ tiếp tục khẳng định sức mạnh với mô hình đầu tư nông nghiệp khép kín với sứ mệnh cao cả là vì sức khỏe người dân.
Theo đó, Tập đoàn này đầu tư mấy nghìn tỷ để kinh doanh nông sản sạch với mô hình khép kín, từ trồng trọt cho đến buôn bán hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi của chính mình. Ngoài ra, họ còn liên kết với các nước như như Israel, Nhật Bản, Hà Lan… để nhận tư vấn và chuyển nhượng công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp. Trong tất cả sứ mệnh ấy, hoàn toàn không có bóng dáng của người nông dân.

Phải nói thêm rằng, đây không phải là đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh đầu tiên tuyên bố sứ mệnh vì sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến các dự án nông nghiệp. Họ hướng người tiêu dùng đến những món ăn xanh được đảm bảo về an toàn sức khỏe, hoàn toàn không có thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như cái cách mà báo giới ưu ái dành cho sản phẩm của người nông dân Việt Nam.

Những giọt nước mắt của người nông dân trồng dưa hấu, hành tím, thanh long, chanh… chưa bao giờ đủ sức làm mềm lòng những người làm công tác truyền thông của đất nước mình. Thay vì giúp người nông dân tìm một giải pháp với sự hỗ trợ của những ban ngành vốn dĩ có trách nhiệm thực hiện điều đó, họ thản nhiên ném một mớ hồ nghi cho người sử dụng, rồi ráo hoảnh đứng dậy bỏ đi chỗ khác.

Vô tình hay hữu ý, họ phát quang sẵn một con đường cho những tập đoàn kinh tế vững bước tiến lên.

1. Cô Sáu, 53 tuổi, quê Vĩnh Long. Cô Sáu không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ, cô là biểu trưng cho phụ nữ miền Tây Nam Bộ với gia sản lớn nhất là mấy sào đất trồng chanh trên cù lao mà gia đình cô Sáu đang sinh sống.

Những đứa con của cô Sáu vì mưu sinh đã ly hương, họ làm đủ thử nghề ở Sài Gòn. Một thế hệ thanh niên hăm hở rời quê với hành trang duy nhất là sức khỏe. Họ lập gia đình tại nơi này, ở trọ, sinh con rồi gửi cháu về quê cho cô Sáu.

Vài tháng trước, vườn chanh nhà cô Sáu chuẩn bị cho thu hoạch. Cô Sáu nhẩm tính sẽ thu được vài mươi triệu đồng, trừ hết tiền phân bón cô lãi được tầm 10 triệu. Cũng cần phải nhớ, giá phân bón bây giờ đã tăng chóng mặt.

Cô dự định khi có tiền, sẽ mua cho các cháu mấy bộ đồ mới, thêm một ít sữa mà cô thấy quảng cáo trên tivi mỗi ngày.

Tiếc thay, giá chanh lâm vào cơn đại khủng hoảng, chanh đẹp còn độ 1 nghìn/ký.

Cô Sáu lâm vào bi kịch khác, tổng thu hoạch của vườn chanh không đủ tiền phân chứ đừng nói đến ý định lấy công làm lời.

Mọi thứ đang vô cùng bế tắc, nhất là khi cô con dâu của cô Sáu chuẩn bị sinh cháu thứ hai và hướng toàn bộ hy vọng vào túi tiền quê của cô Sáu.

Cô Sáu chỉ là một trong hàng triệu người nông dân Việt Nam đang lâm vào bế tắc ngay trên mảnh đất nông nghiệp này.

2. Trong buổi hầu chuyện với Giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thưa với ông câu chuyện mà tôi biết.

Có một Việt kiều Đức nuôi cá rô phi ở ngay miền Tây Nam Bộ, nuôi theo dây chuyền VietGAP, người Việt kiều này sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng và lưới điện để đánh bẫy như con mối, thiêu thân… cho cá ăn, hoàn toàn không tốn tiền mua thực phẩm. Và mỗi lần xuất cá là xuất khẩu sang Đức với giá trị hàng triệu USD. Đây là chuyện không khó nhưng vì sao người nông dân chúng ta vẫn không thực hiện được.

“Ông Việt kiều Đức làm được vì ông Việt kiều này có mối lấy hàng từ Đức. Còn người nông dân mình không làm được chuyện này là vì không có doanh nghiệp đứng sau, không có thị trường. Doanh nghiệp phải đứng ra hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, chứ người nông dân làm sao mà biết được. Người nông dân chỉ biết nuôi xong mang ra ngoài chợ bán hoặc bán đại trà cho các nhà máy chế biến cá”, Giáo sư Võ Tòng Xuân trả lời.

Rõ ràng, người nông dân Việt Nam thiếu hẳn một doanh nghiệp đứng sau lưng. Mà nếu có, cũng chỉ là doanh nghiệp nước ngoài.

“Ví dụ như độ 10 năm trước, doanh nghiệp Bourbon của Pháp sang tìm hiểu thị trường tại Việt Nam, họ thấy vùng Tây Ninh thích hợp cho cây mía. Họ đã đầu tư quy hoạch vùng, hệ thống tưới tiêu, và xây Nhà máy đường hiện đại nhất châu Á, đảm bảo đầu ra cho cây mía Tây Ninh. Vậy mà, bây giờ các vùng quy hoạch mía đó đã trồng củ mì (sắn), mảng cầu, cao su có giá hơn, người nông dân đã tự ý chuyển đổi cây trồng, phá vỡ quy hoạch. Tất nhiên đây cũng có một phần lỗi của người nông dân, nhưng chúng ta không thể bắt người nông dân cứ trồng mía trong lúc trồng các thứ cây khác lại có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề là các nhà máy đường chưa có khoa học kỹ thuật đảm bảo trồng mía có lời nên chưa thuyết phục được người nông dân trung thành với cây mía”, vẫn dẫn lời Giáo sư Võ Tòng Xuân.

3. Tự rất lâu rồi, nền nông nghiệp của chúng ta vẫn thường được nhắc đến với nguyên tắc “Bốn nhà”. Bao gồm, nhà nông – nhà khoa học – nhà quản lý và Nhà nước.

Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà ngoại trừ nhà nông đang khóc ròng với Nông nghiệp. Còn lại ba nhà kia chỉ mờ mờ nhân ảnh, áo giấy đi đêm.

Còn người nông dân thì biến thành nông dân tự do nhất thế giới. Muốn trồng cây gì cũng được, muốn canh tác ra sao cũng được, muốn áp dụng phương pháp trồng trọt sao cũng được, muốn bán với giá cả sao cũng được. Cái vòng luẩn quẩn ấy kéo dài mãi cho đến khi người nông dân đấm ngực trách trời vì lâm vào tình huống, được mùa mất giá. Không chỉ được mùa mất giá, còn thêm cái họa của truyền thông gieo vào mà những sản phẩm nông nghiệp manh mún phải hứng trọn.

Sẽ không có lối thoát cho người nông dân Việt Nam, hay đích xác hơn là trong cuộc chiến không cân sức giữa những tập đoàn lớn mạnh và người nông dân thì chắc chắn người nông dân sẽ cầm chắc phần thua.

4. Lại có thêm những cá nhân như cô Sáu mà tôi đã kể ở phần trên bài viết, những cá nhân vốn thuần nông phải rời quê để lên Sài Gòn kiếm sống.

Họ kiếm sống bằng công việc giúp việc ở quán ăn, bán vỉa hè hay phụ việc nhà cho người khác.

Tôi tin rằng, Tập đoàn kia đang thật sự vì người tiêu dùng Việt Nam với sứ mệnh đầy cao cả. Chỉ là, khi Tập đoàn ấy mải mê với sứ mệnh của mình, họ nghiễm nhiên gạt người nông dân sang một bên, tạm gọi là bên thua cuộc.

Kẻ mạnh, là kẻ biết chìa tay ra chứ không phải đạp lên vai người khác, tôi từng được dạy như vậy. Nhất là khi, kẻ mạnh ấy đi đến đâu cũng nói về sứ mệnh với cộng đồng.

Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi.

Một mô hình tập đoàn Việt liên kết cùng sinh lợi trên mảnh đất nông nghiệp của nông dân là hoàn toàn có thể diễn ra. Thế nhưng, đây chỉ là điều viển vông ở thời đại họ thích phỉ báng sự nghèo khó hơn là cưu mang và tìm hướng giúp đỡ.

Dẫu sao thì, nước chúng ta vẫn cứ là một nước nông nghiệp.

Bất chấp, người nông dân đang đỏ hoe mắt vì những trớ trêu.

Ngô Nguyệt Hữu
Nguồn: petrotimes.vn
 


Xin bắt đầu với câu chuyện một Tập đoàn kinh tế sau thành công nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, họ tiếp tục khẳng định sức mạnh với mô hình đầu tư nông nghiệp khép kín với sứ mệnh cao cả là vì sức khỏe người dân.
Theo đó, Tập đoàn này đầu tư mấy nghìn tỷ để kinh doanh nông sản sạch với mô hình khép kín, từ trồng trọt cho đến buôn bán hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi của chính mình. Ngoài ra, họ còn liên kết với các nước như như Israel, Nhật Bản, Hà Lan… để nhận tư vấn và chuyển nhượng công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp. Trong tất cả sứ mệnh ấy, hoàn toàn không có bóng dáng của người nông dân.

Phải nói thêm rằng, đây không phải là đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh đầu tiên tuyên bố sứ mệnh vì sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến các dự án nông nghiệp. Họ hướng người tiêu dùng đến những món ăn xanh được đảm bảo về an toàn sức khỏe, hoàn toàn không có thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như cái cách mà báo giới ưu ái dành cho sản phẩm của người nông dân Việt Nam.

Những giọt nước mắt của người nông dân trồng dưa hấu, hành tím, thanh long, chanh… chưa bao giờ đủ sức làm mềm lòng những người làm công tác truyền thông của đất nước mình. Thay vì giúp người nông dân tìm một giải pháp với sự hỗ trợ của những ban ngành vốn dĩ có trách nhiệm thực hiện điều đó, họ thản nhiên ném một mớ hồ nghi cho người sử dụng, rồi ráo hoảnh đứng dậy bỏ đi chỗ khác.

Vô tình hay hữu ý, họ phát quang sẵn một con đường cho những tập đoàn kinh tế vững bước tiến lên.

1. Cô Sáu, 53 tuổi, quê Vĩnh Long. Cô Sáu không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ, cô là biểu trưng cho phụ nữ miền Tây Nam Bộ với gia sản lớn nhất là mấy sào đất trồng chanh trên cù lao mà gia đình cô Sáu đang sinh sống.

Những đứa con của cô Sáu vì mưu sinh đã ly hương, họ làm đủ thử nghề ở Sài Gòn. Một thế hệ thanh niên hăm hở rời quê với hành trang duy nhất là sức khỏe. Họ lập gia đình tại nơi này, ở trọ, sinh con rồi gửi cháu về quê cho cô Sáu.

Vài tháng trước, vườn chanh nhà cô Sáu chuẩn bị cho thu hoạch. Cô Sáu nhẩm tính sẽ thu được vài mươi triệu đồng, trừ hết tiền phân bón cô lãi được tầm 10 triệu. Cũng cần phải nhớ, giá phân bón bây giờ đã tăng chóng mặt.

Cô dự định khi có tiền, sẽ mua cho các cháu mấy bộ đồ mới, thêm một ít sữa mà cô thấy quảng cáo trên tivi mỗi ngày.

Tiếc thay, giá chanh lâm vào cơn đại khủng hoảng, chanh đẹp còn độ 1 nghìn/ký.

Cô Sáu lâm vào bi kịch khác, tổng thu hoạch của vườn chanh không đủ tiền phân chứ đừng nói đến ý định lấy công làm lời.

Mọi thứ đang vô cùng bế tắc, nhất là khi cô con dâu của cô Sáu chuẩn bị sinh cháu thứ hai và hướng toàn bộ hy vọng vào túi tiền quê của cô Sáu.

Cô Sáu chỉ là một trong hàng triệu người nông dân Việt Nam đang lâm vào bế tắc ngay trên mảnh đất nông nghiệp này.

2. Trong buổi hầu chuyện với Giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thưa với ông câu chuyện mà tôi biết.

Có một Việt kiều Đức nuôi cá rô phi ở ngay miền Tây Nam Bộ, nuôi theo dây chuyền VietGAP, người Việt kiều này sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng và lưới điện để đánh bẫy như con mối, thiêu thân… cho cá ăn, hoàn toàn không tốn tiền mua thực phẩm. Và mỗi lần xuất cá là xuất khẩu sang Đức với giá trị hàng triệu USD. Đây là chuyện không khó nhưng vì sao người nông dân chúng ta vẫn không thực hiện được.

“Ông Việt kiều Đức làm được vì ông Việt kiều này có mối lấy hàng từ Đức. Còn người nông dân mình không làm được chuyện này là vì không có doanh nghiệp đứng sau, không có thị trường. Doanh nghiệp phải đứng ra hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, chứ người nông dân làm sao mà biết được. Người nông dân chỉ biết nuôi xong mang ra ngoài chợ bán hoặc bán đại trà cho các nhà máy chế biến cá”, Giáo sư Võ Tòng Xuân trả lời.

Rõ ràng, người nông dân Việt Nam thiếu hẳn một doanh nghiệp đứng sau lưng. Mà nếu có, cũng chỉ là doanh nghiệp nước ngoài.

“Ví dụ như độ 10 năm trước, doanh nghiệp Bourbon của Pháp sang tìm hiểu thị trường tại Việt Nam, họ thấy vùng Tây Ninh thích hợp cho cây mía. Họ đã đầu tư quy hoạch vùng, hệ thống tưới tiêu, và xây Nhà máy đường hiện đại nhất châu Á, đảm bảo đầu ra cho cây mía Tây Ninh. Vậy mà, bây giờ các vùng quy hoạch mía đó đã trồng củ mì (sắn), mảng cầu, cao su có giá hơn, người nông dân đã tự ý chuyển đổi cây trồng, phá vỡ quy hoạch. Tất nhiên đây cũng có một phần lỗi của người nông dân, nhưng chúng ta không thể bắt người nông dân cứ trồng mía trong lúc trồng các thứ cây khác lại có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề là các nhà máy đường chưa có khoa học kỹ thuật đảm bảo trồng mía có lời nên chưa thuyết phục được người nông dân trung thành với cây mía”, vẫn dẫn lời Giáo sư Võ Tòng Xuân.

3. Tự rất lâu rồi, nền nông nghiệp của chúng ta vẫn thường được nhắc đến với nguyên tắc “Bốn nhà”. Bao gồm, nhà nông – nhà khoa học – nhà quản lý và Nhà nước.

Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà ngoại trừ nhà nông đang khóc ròng với Nông nghiệp. Còn lại ba nhà kia chỉ mờ mờ nhân ảnh, áo giấy đi đêm.

Còn người nông dân thì biến thành nông dân tự do nhất thế giới. Muốn trồng cây gì cũng được, muốn canh tác ra sao cũng được, muốn áp dụng phương pháp trồng trọt sao cũng được, muốn bán với giá cả sao cũng được. Cái vòng luẩn quẩn ấy kéo dài mãi cho đến khi người nông dân đấm ngực trách trời vì lâm vào tình huống, được mùa mất giá. Không chỉ được mùa mất giá, còn thêm cái họa của truyền thông gieo vào mà những sản phẩm nông nghiệp manh mún phải hứng trọn.

Sẽ không có lối thoát cho người nông dân Việt Nam, hay đích xác hơn là trong cuộc chiến không cân sức giữa những tập đoàn lớn mạnh và người nông dân thì chắc chắn người nông dân sẽ cầm chắc phần thua.

4. Lại có thêm những cá nhân như cô Sáu mà tôi đã kể ở phần trên bài viết, những cá nhân vốn thuần nông phải rời quê để lên Sài Gòn kiếm sống.

Họ kiếm sống bằng công việc giúp việc ở quán ăn, bán vỉa hè hay phụ việc nhà cho người khác.

Tôi tin rằng, Tập đoàn kia đang thật sự vì người tiêu dùng Việt Nam với sứ mệnh đầy cao cả. Chỉ là, khi Tập đoàn ấy mải mê với sứ mệnh của mình, họ nghiễm nhiên gạt người nông dân sang một bên, tạm gọi là bên thua cuộc.

Kẻ mạnh, là kẻ biết chìa tay ra chứ không phải đạp lên vai người khác, tôi từng được dạy như vậy. Nhất là khi, kẻ mạnh ấy đi đến đâu cũng nói về sứ mệnh với cộng đồng.

Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi.

Một mô hình tập đoàn Việt liên kết cùng sinh lợi trên mảnh đất nông nghiệp của nông dân là hoàn toàn có thể diễn ra. Thế nhưng, đây chỉ là điều viển vông ở thời đại họ thích phỉ báng sự nghèo khó hơn là cưu mang và tìm hướng giúp đỡ.

Dẫu sao thì, nước chúng ta vẫn cứ là một nước nông nghiệp.

Bất chấp, người nông dân đang đỏ hoe mắt vì những trớ trêu.

Ngô Nguyệt Hữu
Nguồn: petrotimes.vn

Buồn thay cho một thế hệ người việt nam! Nông dân cũng chỉ là một chủ thể kinh tế trên thị trường nông nghiệp việt nam. Vị thế của anh, thu nhập của anh phụ thuộc vào anh có trong tay cái gì? Anh làm được cái gì? Làm được ít thì hưởng ít, làm được nhiều thì hưởng nhiều. Mà không làm được gì thì nhịn! Cớ sao cứ phải than vãn, trách móc cầu mong tha lực từ bên ngoài?

Anh sản xuất nông sản để bán thì anh phải nghiên cứu thị trường, phải học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật, phải tự mình phát triển thị trường, phải huy động vốn... làm sao kinh doanh có lãi. Anh phải chủ động tất cả! Chứ không phải ngồi đó than vãn, trách móc cầu mong người khác giải quyết những khó khăn thay mình!

Các chủ thể khác hoạt động trong ngành nông nghiệp như nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp đều hoạt động lấy lợi ích của mình làm trung tâm và làm sao đạt được lợi ích tối đa! Sự hợp tác giao lưu kết hợp với nhau có xảy ra hay không và điều khoản cụ thể thế nào do lợi ích chi phối và quyết định. Mỗi bên đạt được lợi ích bao nhiêu? Nhiều hay ít phụ thuộc anh có trong tay cái gì? Anh làm được cái gì? Nguyên tắc đó rất công bằng và sằng phẳng! Bất kể ngành kinh tế nào cũng vậy ! Không có ngoại lệ cho ngành nông nghiệp và nông dân!

Thay vì than vãn và trách móc nông dân hãy tích cực làm cho mình mạnh mẽ lên đi! Trong kinh tế thị trường mạnh thì sống yếu thì chết là điều đương nhiên! Đừng đòi hỏi người khác mang lợi ích đến cho mình. Mà mình phải cạnh tranh giành dật với các chủ thể khác. Cuộc sống vốn rất công bằng!
 


Thực tế là người làm nông chưa thỏa mãn giải quyết lợi ích cá nhân. Quyền lợi đi đôi trách nhiệm, cách sống của họ đều có vấn đề. Ví dụ dễ hiểu là hầu hết người được coi là nghèo của nước ta thuộc nông. Hầu như, đều k hiểu và tin là hy sinh bản thân là tốt nhất, tài sản là con cái.
Nên mới xảy ra chuyện nguồn lực của nông hộ k cải thiện, lúa gạo rẻ nhưng vẫn làm, sở thích cá nhân hao phí như thuốc rượu bài bạc. Chính bởi tư tưởng công nghệ hóa, hiện đại hoá làm cho thanh niên rời quê, làm cho thành phần còn lại tham gia sản xuất phụ thuộc máy móc mà quên đi hay coi thấp bản thân.
Giống như lấy vợ, mắt chỉ nhìn màu hồng nhưng đi qua mới biết thành quả quá ngắn cho thời gian bỏ ra vun đắp. Và nếu k tốt hơn không ngừng, màu hồng vụt mất.
 
Ông nào có tâm, tiềm lực kinh tế mạnh đi ra nước ngoài mà tìm đầu ra cho sp rồi về làm mô hình(cái này đúng ra là việc của chính quyền), so sánh mạnh yếu rồi định hướng và liên kết với nhà nông, còn nha khoa học thì đặt hàng theo từng nhu cầu(ví dụ tôi cần cái cây giống này và đặt hàng các ông)..thì may ra 10 năm nữa mới bắt kịp các nước như Thái Lan. Định hướng làm chất lượng cao và cực cao luôn xuất đi Âu, Mỹ..chứ ko phải làm hàng theo kiểu có thế nào bán thế rồi lại lặp lại câu chuyện như dưa hấu bán cho TẬP CẬN BÌNH nữa

Bác này chắc não có vấn đề! Cứ cho họ có tâm và có tầm đi chăng nữa (những người như vậy việt nam đầy) thì họ bỏ thời gian, tiền bạc và tâm sức ra giải quyết những vấn đề đó họ được cái gì? Nếu họ không thu được lợi ích?

Vấn đề ở đây là nông dân việt nam có đủ trình sản xuất ra nông sản đủ tiêu chuẩn xuất bán (chất lượng và số lượng) vào các thị trường đó không chứ không phải là có người hay không có người đưa hàng đi bán!

Khi anh không làm được thì hãy an phận với thị trường trong nước và trung quốc. Với giá cả thất thường và đời sống nghèo khó! Im miệng lại đừng than vãn gì cả vì đó là lỗi của anh!
Muốn giúp người nông dân thì phải tìm ra cái họ thực sự thiếu và yếu. Chúng ta phải nên có cái nhìn toàn diện, không thể chỉ nhìn vào một sự việc, cá nhân nào đó mà có thể đưa ra nhận định chính xác được. Ai đó đã nói rằng, trước khi tìm được sự cứu giúp thì hãy tự cứu mình. Nói chung, cứ khi nào gặp khó khăn là người dân chỉ còn biết kêu than và trách móc, quanh đi quẩn lại cũng chỉ tại cái này cái kia, chứ thực ra là không phải tại bản thân mình. Cứ làm việc có trách nhiệm với bản thân mình và với công việc mình như người Nhật người Mỹ xem tình hình sẽ thế nào? Bạn làm việc cho người Nhật mà khi đi làm trễ giờ bạn đổ lỗi cho kẹt xe hay do gia đình có việc này việc kia xem người ta có chấp nhận không? Tất cả chỉ là ngụy biện cho cái yếu kém của mình mà thôi!
Sau hơn 10 năm lăn lộn khắp các vùng nông thôn, từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, từ đồng bằng tới vùng núi cao nguyên... tôi tìm thấy câu trả lời xác đáng nhất cho mình về cái THIẾU của người nông dân. Họ thiếu hàng ngàn thứ, mà chả ai liệt kê nổi, vì nhu cầu thì vô tận mà cuộc sống thì có hạn mà! Vì vậy, tôi chỉ đưa ra cái THIẾU căn bản nhất và QUYẾT ĐỊNH nhất đến sự tiến bộ của nông dân trong việc tăng gia sản xuất của họ. Vâng, đúng vậy, nông dân thiếu KIẾN THỨC. Không có kiến thức thì chả biết bao nhiêu tiền cho đủ để cho; chả có thần thánh nào đủ kiên nhẫn mà ban phát phép thuật cho người không có kiến thức ngày này qua tháng khác mãi... Nếu vị nào muốn kiểm chứng điều trên thì cứ thử đưa hai người nông dân, một người giàu có và người kia thì đói nghèo ra mà tìm hiểu, so sánh xem sao?
Nếu vị nào trên diễn đàn này cảm thấy mình thực sự có tâm huyết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam thì lên tiếng đi, tôi sẽ ngay lập tức đến diện kiến liền. Tôi chỉ sợ người nói mà không làm hoặc không biết làm mà nói nhiều thôi. Còn với những người Tài năng, đức độ, khiêm nhường, nhiệt huyết thì tôi không bao giờ sợ cả. Và, với tôi, câu trả lời hay nhất là HÀNH ĐỘNG!

Đọc nhận xét bác em thấy bác đã quá ngông cuồng khi đánh giá thấp người nông dân. Nông dân là người sản xuất. Khi sản xuất ra họ không thể bán trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận phản hồi ngược lại về chất lượng sản phẩm để mà thay đổi để thích ứng. Bác hãy nhìn xem hiện nay họ đang bán hàng cho ai thì sẽ rõ. Lực lượng phân phối tiềm lực kinh tế quá yếu, làm ăn theo kiểu ăn sổi, có hàng thì mua, ăn đứt bán đoạn, chẳng có 1 tý liên kết nào thử hỏi có bác nông dân nào chịu bỏ ra những thứ mà bác gọi là "còn thiếu" để mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm như các bác đòi hỏi.

Đã là người sản xuất họ chỉ quan tâm đến việc họ có chắc bán được sản phẩm không? Giá cụ thể là bao nhiêu? Và mức lãi đó có đáng để làm không? Điều họ mơ và cần đó là có một kênh phân phối sản phẩm tốt đảm bảo đầu ra ổn định, chắc chắn có lời. Nhưng ở việt nam điều này không có! Các bác cứ so sánh chất lượng nông sản của việt nam với các nước khác rồi chê bôi đủ điều nhưng chưa ai so sánh về hệ thống phân phối nông sản của với nước họ. Nhìn mà thèm!
 
Bác này chắc não có vấn đề! Cứ cho họ có tâm và có tầm đi chăng nữa (những người như vậy việt nam đầy) thì họ bỏ thời gian, tiền bạc và tâm sức ra giải quyết những vấn đề đó họ được cái gì? Nếu họ không thu được lợi ích?

Vấn đề ở đây là nông dân việt nam có đủ trình sản xuất ra nông sản đủ tiêu chuẩn xuất bán (chất lượng và số lượng) vào các thị trường đó không chứ không phải là có người hay không có người đưa hàng đi bán!

Khi anh không làm được thì hãy an phận với thị trường trong nước và trung quốc. Với giá cả thất thường và đời sống nghèo khó! Im miệng lại đừng than vãn gì cả vì đó là lỗi của anh!


Đọc nhận xét bác em thấy bác đã quá ngông cuồng khi đánh giá thấp người nông dân. Nông dân là người sản xuất. Khi sản xuất ra họ không thể bán trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận phản hồi ngược lại về chất lượng sản phẩm để mà thay đổi để thích ứng. Bác hãy nhìn xem hiện nay họ đang bán hàng cho ai thì sẽ rõ. Lực lượng phân phối tiềm lực kinh tế quá yếu, làm ăn theo kiểu ăn sổi, có hàng thì mua, ăn đứt bán đoạn, chẳng có 1 tý liên kết nào thử hỏi có bác nông dân nào chịu bỏ ra những thứ mà bác gọi là "còn thiếu" để mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm như các bác đòi hỏi.

Đã là người sản xuất họ chỉ quan tâm đến việc họ có chắc bán được sản phẩm không? Giá cụ thể là bao nhiêu? Và mức lãi đó có đáng để làm không? Điều họ mơ và cần đó là có một kênh phân phối sản phẩm tốt đảm bảo đầu ra ổn định, chắc chắn có lời. Nhưng ở việt nam điều này không có! Các bác cứ so sánh chất lượng nông sản của việt nam với các nước khác rồi chê bôi đủ điều nhưng chưa ai so sánh về hệ thống phân phối nông sản của với nước họ. Nhìn mà thèm!
Vâng tôi ngông cuồng. Nhưng chắc chắn không thể bằng bạn được. Bạn đang đang mang "tài năng" về nông nghiệp của chỉ riêng bạn để đánh giá và so sánh với hàng triệu người sao? Bạn trồng cây gì vậy? Bạn nói tôi và mọi người coi thử? Tôi đóan không nhầm thì có thể thế này nha. Nếu bạn trồng rau muống thì chắc chắn bạn sẽ thường xuyên ra chợ Kim biên để mua một số chất kích thích mà chỉ cần phun buổi tối, sáng hôm sau bạn sẽ cắt rau mang ra chợ bán. Nếu bạn nuôi heo, chắc chắn bạn sẽ ra mấy tiệm bán thuốc lậu để mua thuốc tăng trưởng về pha với thức ăn để lợn nhanh lớn và có tỷ lệ nạc cao; Nếu bạn trồng cây ăn trái, bạn sẽ dùng thật nhiều phân hóa học mà không cần dùng các loại phân hữu cơ hay các loại phân sinh học, vì bạn nghĩ rằng chỉ có đổ nhiều phân hóa học thì cây mới nhanh lớn, trái to và với khai thác triệt để được năng suất của cây trồng. Bạn có biết ở Việt Nam có bao nhiêu nông dân không? Và những người biết "múa rìu" trên bàn phím như bạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong số đó không? Tôi hỏi thẳng thắn nha, ba mẹ bạn và những người trong gia đình bạn có bao nhiêu người có khả năng phân tích, lập luận, am hiểu về nông nghiệp để đi chửi người khác giống bạn? Tôi thì nghĩ chắc chỉ có mình bạn trong một gia đình có 5-6 người có thể hiểu được cái khó của người nông dân thôi bạn ạ. Như vậy chắc bạn đã hiểu ra điều tôi muốn nói phỉ không? Đúng vậy, tôi đang nói về hơn 90% nông dân chứ tôi không nói về về những đối tượng như bạn.
Bác này chắc não có vấn đề! Cứ cho họ có tâm và có tầm đi chăng nữa (những người như vậy việt nam đầy) thì họ bỏ thời gian, tiền bạc và tâm sức ra giải quyết những vấn đề đó họ được cái gì? Nếu họ không thu được lợi ích?

Vấn đề ở đây là nông dân việt nam có đủ trình sản xuất ra nông sản đủ tiêu chuẩn xuất bán (chất lượng và số lượng) vào các thị trường đó không chứ không phải là có người hay không có người đưa hàng đi bán!

Khi anh không làm được thì hãy an phận với thị trường trong nước và trung quốc. Với giá cả thất thường và đời sống nghèo khó! Im miệng lại đừng than vãn gì cả vì đó là lỗi của anh!


Đọc nhận xét bác em thấy bác đã quá ngông cuồng khi đánh giá thấp người nông dân. Nông dân là người sản xuất. Khi sản xuất ra họ không thể bán trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận phản hồi ngược lại về chất lượng sản phẩm để mà thay đổi để thích ứng. Bác hãy nhìn xem hiện nay họ đang bán hàng cho ai thì sẽ rõ. Lực lượng phân phối tiềm lực kinh tế quá yếu, làm ăn theo kiểu ăn sổi, có hàng thì mua, ăn đứt bán đoạn, chẳng có 1 tý liên kết nào thử hỏi có bác nông dân nào chịu bỏ ra những thứ mà bác gọi là "còn thiếu" để mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm như các bác đòi hỏi.

Đã là người sản xuất họ chỉ quan tâm đến việc họ có chắc bán được sản phẩm không? Giá cụ thể là bao nhiêu? Và mức lãi đó có đáng để làm không? Điều họ mơ và cần đó là có một kênh phân phối sản phẩm tốt đảm bảo đầu ra ổn định, chắc chắn có lời. Nhưng ở việt nam điều này không có! Các bác cứ so sánh chất lượng nông sản của việt nam với các nước khác rồi chê bôi đủ điều nhưng chưa ai so sánh về hệ thống phân phối nông sản của với nước họ. Nhìn mà thèm!

???
 
Last edited by a moderator:
Buồn thay cho một thế hệ người việt nam! Nông dân cũng chỉ là một chủ thể kinh tế trên thị trường nông nghiệp việt nam. Vị thế của anh, thu nhập của anh phụ thuộc vào anh có trong tay cái gì? Anh làm được cái gì? Làm được ít thì hưởng ít, làm được nhiều thì hưởng nhiều. Mà không làm được gì thì nhịn! Cớ sao cứ phải than vãn, trách móc cầu mong tha lực từ bên ngoài?

Anh sản xuất nông sản để bán thì anh phải nghiên cứu thị trường, phải học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật, phải tự mình phát triển thị trường, phải huy động vốn... làm sao kinh doanh có lãi. Anh phải chủ động tất cả! Chứ không phải ngồi đó than vãn, trách móc cầu mong người khác giải quyết những khó khăn thay mình!

Các chủ thể khác hoạt động trong ngành nông nghiệp như nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp đều hoạt động lấy lợi ích của mình làm trung tâm và làm sao đạt được lợi ích tối đa! Sự hợp tác giao lưu kết hợp với nhau có xảy ra hay không và điều khoản cụ thể thế nào do lợi ích chi phối và quyết định. Mỗi bên đạt được lợi ích bao nhiêu? Nhiều hay ít phụ thuộc anh có trong tay cái gì? Anh làm được cái gì? Nguyên tắc đó rất công bằng và sằng phẳng! Bất kể ngành kinh tế nào cũng vậy ! Không có ngoại lệ cho ngành nông nghiệp và nông dân!

Thay vì than vãn và trách móc nông dân hãy tích cực làm cho mình mạnh mẽ lên đi! Trong kinh tế thị trường mạnh thì sống yếu thì chết là điều đương nhiên! Đừng đòi hỏi người khác mang lợi ích đến cho mình. Mà mình phải cạnh tranh giành dật với các chủ thể khác. Cuộc sống vốn rất công bằng!
Nói hay lắm chú...nhưng chú có biết anh ta chỉ là nông dân thôi, chú muốn 1 anh nông dân phải đóng tất cả các vai à..làm 1 người nghiên cứu thị trường, làm 1 người bán hàng, làm 1 người quản trị, làm 1 nhà khoa học và làm 1 anh nông dân cày cuốc nữa à? tào lao mía lao quá đi.
Hãy nhìn các nước phát triển đi, trình độ nông dân họ cao đấy, nhưng họ trồng theo hướng dẫn của ai? Hay là họ tự đi nghiên cưú cây giống, nghiên cứu thị trường, rồi mới về trồng??. Cái nền nông nghiệp VN bị banh chành cũng là do bắt người nông dân đóng nhiều vai đó..hôm nay thấy tiêu có giá đi trồng tiêu, thấy điều có giá nhổ tiêu trồng điều, thấy mắc ca có giá chăặt điều trồng mắc nợ....Hãy để người nông dân làm cái việc của nông dân mới là tốt nhóe.
 
Nói hay lắm chú...nhưng chú có biết anh ta chỉ là nông dân thôi, chú muốn 1 anh nông dân phải đóng tất cả các vai à..làm 1 người nghiên cứu thị trường, làm 1 người bán hàng, làm 1 người quản trị, làm 1 nhà khoa học và làm 1 anh nông dân cày cuốc nữa à? tào lao mía lao quá đi.
Hãy nhìn các nước phát triển đi, trình độ nông dân họ cao đấy, nhưng họ trồng theo hướng dẫn của ai? Hay là họ tự đi nghiên cưú cây giống, nghiên cứu thị trường, rồi mới về trồng??. Cái nền nông nghiệp VN bị banh chành cũng là do bắt người nông dân đóng nhiều vai đó..hôm nay thấy tiêu có giá đi trồng tiêu, thấy điều có giá nhổ tiêu trồng điều, thấy mắc ca có giá chăặt điều trồng mắc nợ....Hãy để người nông dân làm cái việc của nông dân mới là tốt nhóe.

Quan điểm người nông dân chỉ cần biết và làm tốt công việc của người nông dân nó xưa như quả đất rồi bác ạ! Rõ ràng là ở các nước có nền nông nghiệp phát triển họ có chuyên môn hóa trong các công đoạn tạo ra giá trị trong ngành nông nghiệp. Nhưng để tồn tại được nông dân của họ cũng phải có am hiểu về thị trường, khoa học kỹ thuật, thương nghiệp và quản trị chứ! Không có bác nào tự mang cơm đến cho người khác đâu bác ạ.
 
Ngô Nguyệt Hữu cũng hoạt ngôn đấy chứ. Nhưng không biết nó có giống cái sự hoạt ngôn theo cách mà bạn phân tích trong bài bài viết không nhỉ? Trích nguyên văn:"Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi".
Petrotimes là một trong những tờ báo được đánh giá là có chất lượng thuộc hạng ...Lá Cải điển hình của làng báo hiện nay. Nhưng, nếu tác giả NNH này không nằm trong số những PV chuyên viết bài "tào lao", thì đích thị đây là một bài PR đặt hàng - Tức viết để chửi nhưng người bị chửi sẽ trả tiền cho bạn. Cao thủ thật!
ông @hongdang biết gì về tác giả Ngô Nguyệt Hữu???
 



Back
Top