Người nuôi gà lao đao vì lỗ

  • Thread starter 3 Châu
  • Ngày gửi
Giá gà công nghiệp xuất chuồng hiện chỉ 24 nghìn đồng/kg, trong khi chi phí chăn nuôi lên tới 32 nghìn đồng/kg.

Chưa bao giờ người nuôi gà lại chịu lỗ nhiều như hiện nay do giá gà lông liên tục giảm còn chi phí chăn nuôi vẫn ở mức cao.

Hiện gà công nghiệp trắng xuất chuồng cỡ 2,8 – 3,2 kg/con có giá 24 nghìn đồng/kg, giảm 5 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng và mất hơn chục giá so với cách đây 2 tháng.

Anh Nguyễn Văn Giáp, chủ một trang trại gà ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, với mức giá này, người nuôi gà đang lỗ khoảng 8 nghìn đồng/kg.

Anh tính toán, mỗi kg cám hiện có giá 12.000 đồng, trong khi mỗi con gà nuôi để xuất chuồng cần tới 2 - 2,2 kg cám, giá gà giống thời điểm cách đây 2 tháng là 15 nghìn đồng/con. Như vậy riêng tiền cám và con giống đã lên tới xấp xỉ 40 nghìn đồng/con. Ngoài ra còn tiền điện, nước, tiền vacxin, thuốc uống, tiền nhân công và bù cho những con giống bị chết hoặc bệnh…, tính ra để có được 1kg gà xuất chuồng phải tốn 31 – 32 nghìn đồng.

Cũng theo anh Giáp, cách đây hai tháng, giá gà là hơn 40 nghìn đồng/kg, dù gà bị dịch bệnh và chết không ít nhưng tính ra người nuôi vẫn có lãi khoảng 3 - 5 nghìn đồng/kg. Hiện tại, việc giá gà giảm mạnh là ngoài dự kiến vì thế người nuôi đang rơi vào cảnh lao đao.

Được biết lứa gà này nhà anh có 10.000 con, tính theo mức giá trên thì đã lỗ tới trên dưới 240 triệu đồng. “Thế là mất đứt công chăn nuôi của vài lứa chị ạ”, anh Giáp buồn bã nói.

Còn theo anh Lý Văn Long, chủ một trại gà ở Quốc Oai cũng thuộc T.P. Hà Nội, do hiện giá quá rẻ, nhiều trang trại không dám chăn tiếp mà phải xuất chuồng sớm. “Thông thường nuôi gà công nghiệp phải mất từ 50 – 54 ngày, nhưng gia đình tôi phải xuất sớm 1 tuần, vì càng để càng lỗ”.

Theo dự báo của các lái buôn và những người chăn nuôi, giá gà sẽ còn giảm nữa trong thời gian tới bởi gà công nghiệp phục vụ cho các quán cơm bình dân khá nhiều, trong thời gian này sinh viên và học sinh nghỉ hè, nên sức tiêu thụ chắc chắn bị ảnh hưởng.

Không chỉ có người nuôi gà lỗ nặng, người nuôi vịt, nuôi lợn hiện cũng đang đối diện với rất nhiều khó khăn do giá thịt giảm sâu trong khi giá thức ăn chăn nuôi đắt đỏ. Hiện giá vịt lông (chưa làm thịt) khoảng 30 nghìn đồng/kg còn trứng vịt bán buôn khoảng 190 – 200 nghìn đồng/100 quả. Lợn hơi xuất chuồng giá khoảng 40 - 42 nghìn đồng/kg.
Nguồn: http://cafef.vn/2012052902229386CA52/nguoi-nuoi-ga-lao-dao-vi-lo.chn
 


Đúng là người nuôi gà nói riêng và nghề chăn nuôi nói chung đợt này bi đát quá. Giá thấp, tỷ lệ hao hụt cao (có đàn lên đến 40%) thì còn gì nữa, không biết người chăn nuôi có thoi thóp được nữa không, nhìn mà cám cảnh quá.
 
hiện giờ giá con gà ta e thấy cũng hơi lo.gà còn khoảng 15 ngày nữa xuất chuồng mà vấn đề đầu ra hơi nan giải quá :wacko:cầu cho chời yên biển lặng e qua đợt này mới nuôi lần đầu nên lo quá
 
Hiện trại gà của Hoàng Khang cũng đang hoạt động khá cầm chừng vì những vấn đề chung mà các thành viên đã nêu như trên( đã lỗ nhưng vẫn hoạt động vì đam mê). Có vô vàn những rủi ro song hành cùng người chăn nuôi. Chỉ có mối lái không cần nuôi con gà nào mà vẫn lãi dù thị trường có lên hay xuống dốc.
Đất nước ta cơ cấu nông nghiệm vẫn còn chiếm tỹ lệ cao, tần lớp nông dân vẫn là đa số trong xã hội hiện tại. Vậy mà không biết đã trải qua bao nhiêu thế hệ cha ông đến nay rồi, nền nông nghiệp Việt Nam ta vẫn còn mãi loay hoay không có lối thoát.
Thật là đau đớn thay.!
 
việt nam là nước nông nghiệp k lo phát triển thế mạnh la NN mà bắt chước nước ngoài công nghiệp hoá thành ra dở dở ương ương nông nghiệp thì yếu kém (có 10con bò mẹ mà ra ngân hàng vay tiền nó bảo bên em k nhận thế chấp nông sản ): công nghiệp thì thua người ta cả trăm năm.em nói thật ai ra nước ngoài đc thì đi liền chứ ở VN khó phát triển đc lam.càng nói càng buồn...
 
Các bác nuôi Gà cũng quen cảnh này rồi ... Em thấy năm nào cũng thế ... cứ đến độ tháng 5-6 là giá rớt . Mùa này thường xuyên có cảnh gà bán dạo giá rẻ như bèo ..

Chỉ khi nào đến độ Rằm tháng lễ 8 vu lan trở đi ... cho đến mùa thu mùa tựu trường,mùa cưới cuối năm ... giá lại dần được cải thiện.

Vì vậy các bác chăn nuôi Gà cũng nên tính toán giảm bớt sản lượng vào thời điểm này hàng năm,chuyển tạm qua món gì đó để giảm bớt rủi ro
 
Chăn nuôi bây giờ , trái Bomb rủi ro đã được đảy về cho nông dân roài
 

Hiên tại, giống như Anh nuoide nói.
Thị trường trong những tháng này gà bán tương đối chậm. Tuy nhiên, thực tế trong khoãng thời gian này bà con mình thả rất nhiều gà do một số hộ trong đợt Tết trúng giá.
Hiện giá gà thả vườn tại miền Tây dao động từ 65.000 -70.000 đ.kg. Thương lái báo giá nhưng không xem gà, không bắt gà do nhu cầu thị trường giảm.

Âu đây cũng là mối lo chung của nông dân, ai có gà tranh thủ "tuyển" bán trước, được bao nhiêu thì được.
Liên hệ với mối lái đi tp.HCM và nên liên kết thêm một số hộ gần đấy để tổng đàn được nhiều, bán rẻ tí.
 
Thật xót xa thương bạn nuôi gà và thương mình.
Ngày 26/5/2012, nhà tôi có khách. Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà mà khách tới chỉ muốn ăn gà thả vườn nấu cháo, đành ra chợ mua 2 con gà.
Giá 110.000 đồng/kg.
Hôm nay giá vẫn thế. Chợ cầu 2, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước.
Thế mới biết mấy người buôn gà " ngồi mát ăn bát huyết".
 
Bạn nói thế thì sao không bỏ tất cả đi mà làm nghề buôn gà?
Chẳng mấy chốc làm đại gia, vào đây chia sẻ kinh nghiệm với bà con?
Sao người ta khờ thế, hàng trăm người mối có 1 người buôn gà?
*
 
gà thả vườn nấu cháo,
Giá 110.000 đồng/kg.
Hôm nay giá vẫn thế. Chợ cầu 2, Đồng Tiến, Đồng Phú, Bình Phước..
gà ta với gà thả vườn giá khác hả ta?chỗ bán 80/ki chỗ bán 110/kg??vậy thế nào là gà ta?hay bán vài con thì là gà ta còn bán sll là gà thả vườn giá rẻ:blink:
 
Tôi nghĩ bà con chăn nuôi gà nên xem xét lại việc nghiên cứu thị trường và tìm phương hướng giải quyết giá thành đầu vào trước khi quyết định nuôi ồ ạt. Không phải lúc nào nuôi rồi sẽ có lãi, lổ rồi lại trách nhà nước không quan tâm đến chăn nuôi, trách trời thì mình cũng chết. Ngân hàng cũng là người kinh doanh nên họ có lựa chọn của họ để tránh rủi ro vì khi lổ ai chịu đây. những thứ khác còn thế chấp bằng giấy tờ chứ nông sản làm sao quản lý nổi, lỡ người vay bán hết nông sản, hoặc nông sản gặp dịch bệnh thì sẽ thu lại tiền như thế nào.
Việt Nam không còn được hàng rào thuế quan nữa nên việc nhập khẩu và nhà đầu tư nước ngoài ào ạt vào khai thác, thị trường hơn 90 triệu dân quả là nơi lý tưởng, nên việc cạnh tranh gay gắt giá nhằm đánh bật đối thủ là điều bình thường. Các công ty CP của nước ngoài có nguồn giống, thức ăn giá rẻ nên giảm giá để đánh chết "gà nhà" là điều bình thường như ta làm chết cá tra của mỹ thôi, nhưng họ đã có hiệp hội cứu vì họ có hiểu biết về luật và dư tiền để mướn luật sư kiện đánh thuế phá giá ta. Tôi chỉ có 2 tối kiến nhỏ nhỏ xin góp ý với bà con thôi. Bà con nên là người chăn nuôi thông minh, vì hiện bà con đã là nhà đầu tư, chứ khôn phải là người làm công ăn lương:
1- Thành lập hội, hiệp hội và hiệp hội để cùng có chung mặt bằng giá tránh cạnh canh không lành mạnh(anh này bán đổ bán tháo làm anh kia chết theo) và giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. ta chết vì làm đơn lẻ.
2- Nghiên cứu kỹ thị trường bằng cách cập nhật thôn tin trên báo đài, internet (như vừa qua Thái lan gặp lụt, thế là gạo VN lại được tăng giá vì thiếu nguồn cung, tháng 11, 12 Trung Quốc không trồng ớt được thì giá ớt VN dội lên 50k/kg, ở Tiền Giang heo bị lở mồm nên giá rẻ... làm 1 cuốn sổ tay ghi nhận lại dao động hàng tháng, hàng năm xem xét giá đó rồi phân tích về nhiều mặt rồi hãy quyết định nuôi con gì.Đồng thời nên tập hợp các nhà chăn nuôi lại thành 1 hiệp hội, 1 tỉnh chỉ nên có 1 giá (1 người bạn TQ qua đây nói thị trường VN rất lộn xộn và dễ mua vì dễ trả giá, dễ bị "chơi chiêu"( tháng này chịu bỏ tiền mua đồ của 1 người giá thật cao thì 2 tháng sau có 100 người nuôi thế là ép giá lấy lại được cả vốn đợt đầu và cả lãi khủng, chỉ có nông dân là chết). Không nên thấy giá thứ gì tăng đột ngột thì chạy theo nuôi cái ấy (như dừa, thanh long, tắc kè, nhím...vừa rồi).
3- Hạ giá thành thức ăn đầu vào: Hiện chúng ta quá phụ thuộc vào các công ty chế biến thức ăn gia súc, tại sao lại phụ thuộc họ để bị đẩy giá thức ăn đầu vào, trong khi cái này các bác chỉ cần tập hợp tại thành hội, các bác có thể lấy mẫu của 1 công ty thức ăn uy tín rồi đến viện Pastuer trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để phân tích thành phần, rồi bắt chước làm bằng việc lấy nguyên liệu giá rẻ hiện có tại VN (chỉ khi nào hội mua số lượng lớn mới có giá rẻ và đở tốn chi phí vận chuyển): giá máy trộn thức ăn hiện giờ khá rẻ khoảng vài chục triệu đạ có mấy mi ni xịn rồi, xương cá xay (liên hệ các công ty chế biến thủy sản), củ mỳ (theo tôi biết hiện củ mỳ nhập từ Campuchia về long an hiện rất rẻ), tép ,cá vụn(ở Vàm Láng- Tiền Giang giá tép, cá vụn là 3000đ/kg), trùn quế....hay mua nguyên liệu nhập như bánh dầu, sắn lát bán đầy trên mạng
Tôi chỉ búc xúc như thế, hơi lý thuyết nhưng tôi chúc bà con thành công và là người chăn nuôi thông minh trong thời kỳ mới

Tôi nghĩ bà con chăn nuôi gà nên xem xét lại việc nghiên cứu thị trường và tìm phương hướng giải quyết giá thành đầu vào trước khi quyết định nuôi ồ ạt. Không phải lúc nào nuôi rồi sẽ có lãi, lổ rồi lại trách nhà nước không quan tâm đến chăn nuôi, trách trời thì mình cũng chết. Ngân hàng cũng là người kinh doanh nên họ có lựa chọn của họ để tránh rủi ro vì khi lổ ai chịu đây. những thứ khác còn thế chấp bằng giấy tờ chứ nông sản làm sao quản lý nổi, lỡ người vay bán hết nông sản, hoặc nông sản gặp dịch bệnh thì sẽ thu lại tiền như thế nào.
Việt Nam không còn được hàng rào thuế quan nữa nên việc nhập khẩu và nhà đầu tư nước ngoài ào ạt vào khai thác, thị trường hơn 90 triệu dân quả là nơi lý tưởng, nên việc cạnh tranh gay gắt giá nhằm đánh bật đối thủ là điều bình thường. Các công ty CP của nước ngoài có nguồn giống, thức ăn giá rẻ nên giảm giá để đánh chết "gà nhà" là điều bình thường như ta làm chết cá tra của mỹ thôi, nhưng họ đã có hiệp hội cứu vì họ có hiểu biết về luật và dư tiền để mướn luật sư kiện đánh thuế phá giá ta. Tôi chỉ có 2 tối kiến nhỏ nhỏ xin góp ý với bà con thôi. Bà con nên là người chăn nuôi thông minh, vì hiện bà con đã là nhà đầu tư, chứ khôn phải là người làm công ăn lương:
1- Thành lập hội, hiệp hội và hiệp hội để cùng có chung mặt bằng giá tránh cạnh canh không lành mạnh(anh này bán đổ bán tháo làm anh kia chết theo) và giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. ta chết vì làm đơn lẻ.
2- Nghiên cứu kỹ thị trường bằng cách cập nhật thôn tin trên báo đài, internet (như vừa qua Thái lan gặp lụt, thế là gạo VN lại được tăng giá vì thiếu nguồn cung, tháng 11, 12 Trung Quốc không trồng ớt được thì giá ớt VN dội lên 50k/kg, ở Tiền Giang heo bị lở mồm nên giá rẻ... làm 1 cuốn sổ tay ghi nhận lại dao động hàng tháng, hàng năm xem xét giá đó rồi phân tích về nhiều mặt rồi hãy quyết định nuôi con gì.Đồng thời nên tập hợp các nhà chăn nuôi lại thành 1 hiệp hội, 1 tỉnh chỉ nên có 1 giá (1 người bạn TQ qua đây nói thị trường VN rất lộn xộn và dễ mua vì dễ trả giá, dễ bị "chơi chiêu"( tháng này chịu bỏ tiền mua đồ của 1 người giá thật cao thì 2 tháng sau có 100 người nuôi thế là ép giá lấy lại được cả vốn đợt đầu và cả lãi khủng, chỉ có nông dân là chết). Không nên thấy giá thứ gì tăng đột ngột thì chạy theo nuôi cái ấy (như dừa, thanh long, tắc kè, nhím...vừa rồi).
3- Hạ giá thành thức ăn đầu vào: Hiện chúng ta quá phụ thuộc vào các công ty chế biến thức ăn gia súc, tại sao lại phụ thuộc họ để bị đẩy giá thức ăn đầu vào, trong khi cái này các bác chỉ cần tập hợp tại thành hội, các bác có thể lấy mẫu của 1 công ty thức ăn uy tín rồi đến viện Pastuer trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để phân tích thành phần, rồi bắt chước làm bằng việc lấy nguyên liệu giá rẻ hiện có tại VN (chỉ khi nào hội mua số lượng lớn mới có giá rẻ và đở tốn chi phí vận chuyển): giá máy trộn thức ăn hiện giờ khá rẻ khoảng vài chục triệu đạ có mấy mi ni xịn rồi, xương cá xay (liên hệ các công ty chế biến thủy sản), củ mỳ (theo tôi biết hiện củ mỳ nhập từ Campuchia về long an hiện rất rẻ), tép ,cá vụn(ở Vàm Láng- Tiền Giang giá tép, cá vụn là 3000đ/kg), trùn quế....hay mua nguyên liệu nhập như bánh dầu, sắn lát bán đầy trên mạng
Tôi chỉ búc xúc như thế, hơi lý thuyết nhưng tôi chúc bà con thành công và là người chăn nuôi thông minh trong thời kỳ mới

--------

Tôi nghĩ bà con chăn nuôi gà nên xem xét lại việc nghiên cứu thị trường và tìm phương hướng giải quyết giá thành đầu vào trước khi quyết định nuôi ồ ạt. Không phải lúc nào nuôi rồi sẽ có lãi, lổ rồi lại trách nhà nước không quan tâm đến chăn nuôi, trách trời thì mình cũng chết. Ngân hàng cũng là người kinh doanh nên họ có lựa chọn của họ để tránh rủi ro vì khi lổ ai chịu đây. những thứ khác còn thế chấp bằng giấy tờ chứ nông sản làm sao quản lý nổi, lỡ người vay bán hết nông sản, hoặc nông sản gặp dịch bệnh thì sẽ thu lại tiền như thế nào.
Việt Nam không còn được hàng rào thuế quan nữa nên việc nhập khẩu và nhà đầu tư nước ngoài ào ạt vào khai thác, thị trường hơn 90 triệu dân quả là nơi lý tưởng, nên việc cạnh tranh gay gắt giá nhằm đánh bật đối thủ. Các công ty CP của nước ngoài có nguồn giống, thức ăn giá rẻ nên giảm giá để đánh chết "gà nhà" là điều bình thường như ta làm chết cá tra của mỹ thôi, nhưng họ đã có hiệp hội cứu vì họ dư tiền để mướn luật sư kiện đánh thuế phá giá ta. Tôi chỉ có 3 tối kiến nhỏ nhỏ xin góp ý với bà con thôi. Bà con nên là người chăn nuôi thông minh, vì hiện bà con đã là nhà đầu tư, chứ khôn phải là người làm công ăn lương:
1- Thành lập hội, hiệp hội và hiệp hội để cùng có chung mặt bằng giá tránh cạnh tranh không lành mạnh (anh này bán đổ bán tháo làm anh kia bán theo) và giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, nghiên cứu nhược điểm của đối thủ. Đừng dể ta chết vì làm đơn lẻ.(1 người bạn TQ qua đây nói thị trường VN rất lộn xộn và dễ mua, dễ trả giá, dễ bị "chơi chiêu"( tháng này chịu bỏ tiền mua của 1 người giá thật cao thì 2 tháng sau sẽ có 100 người nuôi thế là ép giá lấy lại được cả vốn đợt đầu và cả lãi khủng, chỉ có nông dân là chết).
2- Nghiên cứu kỹ thị trường bằng cách cập nhật thôn tin trên báo đài, internet (như vừa qua Thái lan gặp lụt, thế là gạo VN lại được tăng giá vì thiếu nguồn cung, vừa rồi ở Tiền Giang heo bị lở mồm nên giá còn 39k/kg heo hơi... làm 1 cuốn sổ tay ghi nhận lại dao động hàng tháng, hàng năm xem xét giá đó rồi phân tích về nhiều mặt rồi hãy quyết định nuôi con gì (tháng 11,12 TQ không trồng ớt được nên tháng 1,2 ớt được đẩy lên 50k/kg, tháng 2,3 Tq trồng lại thì ớt hạ xuống còn...8k/kg. Không nên thấy giá thứ gì tăng đột ngột thì chạy theo nuôi cái ấy (như dừa, thanh long, tắc kè, nhím...vừa rồi).
3- Hạ giá thành thức ăn đầu vào: Hiện chúng ta quá phụ thuộc vào các công ty chế biến thức ăn gia súc, tại sao lại phụ thuộc vào họ để bị đẩy giá thức ăn đầu vào, trong khi cái này các bác chỉ cần tập hợp tại thành hội, các bác có thể lấy mẫu của 1 công ty thức ăn uy tín rồi đến viện Pastuer trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để phân tích thành phần, rồi bắt chước làm bằng việc lấy nguyên liệu giá rẻ hiện có tại VN (chỉ khi nào hội mua số lượng lớn mới có giá rẻ và đở tốn chi phí vận chuyển): giá máy trộn thức ăn hiện giờ khá rẻ khoảng vài chục triệu là đã có mấy mi ni xịn rồi, xương cá xay (liên hệ các công ty chế biến thủy sản), củ mỳ (theo tôi biết hiện củ mỳ nhập từ Campuchia về long an hiện rất rẻ), tép ,cá vụn(ở Vàm Láng- Tiền Giang giá tép, cá vụn là 3000đ/kg), trùn quế....hay mua nguyên liệu nhập như bánh dầu, sắn lát bán đầy trên mạng
Tôi chỉ búc xúc như thế, hơi lý thuyết nhưng tôi chúc bà con thành công và là người chăn nuôi năng động, thông minh trong thời kỳ mới
 
Last edited by a moderator:
để đầu tư một daay chuyền sản xuất thức ăn mini ko khó đối với các trại lớn có vốn nhiều nhưng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì đây có lẽ là một số tiền đáng để xem xét để đầu tư.vì vậy chúng ta nên tính toán thật kỹ những gì thu được và những gì quá hao phí để có hướng đầu tư thích hợp.
 
Không xa vời lắm đâu bạn. Chỉ có điều bạn có dám bỏ chút lợi ích riêng mà lo lợi ích chung lâu dài không thôi. Vì việc thành lập hiệp hội cần có nguồn vốn để nuôi ban quản lý (những người này là những người có hiểu biết cao vì sẽ lo phần pháp lý, tìm kiếm đầu ra, cập nhật thông tin dịch bệnh, nguồn thức ăn giá rẻ, tư vấn kí kết hợp đồng có lợi, lập kế hoạch giữ thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu điểm yếu của đối phương, và tập hợp các chủ trại cùng đi về 1 hướng).
Vừa rồi tôi có bán hoa tết tại công viên 23/9, dân thành phố cứ nghĩ nên chọn mua hoa ngày 30 sẽ rẻ vì người ta sẽ bán đổ bán tháo, nhưng không như họ nghĩ thương buôn (dân Sa Đéc) hợp lực thà bẻ 1 phần đầu hoa chứ không bán rẻ, cuối cùng họ vẫn phải mua giá cao hơn vì 30 rồi mà nhà ko có hoa thì..còn gì là tết, hôm đó rất nhiều người thành phố phải mua hoa giá cao, lúc đó tôi mới thấy đáng học hỏi vì sức mạnh của tập thể.
Tôi nghĩ nguồn cung ít thì giá sẽ lên thôi, có khi nào tât cả trại gà 1 tỉnh hợp lực thà đập bỏ 1 phần để trộn thức ăn, phần còn lại vẫn giữ giá bán hợp lý đảm bảo huề vốn hoặc có lời không nhỉ, thuờng là cao hơn những tỉnh xung quanh chút ít thôi để tránh tình trạng hàng từ nơi khác đổ về do giá vận chuyển cao nên con buôn sẽ không mặn mà chuyển hàng (nếu bán 10 trứng để có tiền là 10k, còn bán 8 trứng vẫn là 10k còn 2 kia dùng trôn thức ăn thì sẽ lời hơn chứ). Lúc đó thì sức mạnh tập thể, sức mạnh của hiệp hội thật sự phát huy tác dụng chống giảm giá của thương lái vì nguồn cung dồi dào. (người TQ hay chịu bỏ số tiền rất lớn để mua món mà họ muốn mua, nhưng sau này họ sẽ lấy lại nhiều tiền hơn lúc họ bỏ ra vì đã kích thích người nuôi VN mua ồ ạt với con giống có giá cao của họ, và mua lại thành phẩm giá rẻ như cho của người VN chỉ bằng cách ép giá)
Hiện giá phân tích mẫu thức ăn tại viện Pastuer trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa khoản 1,5-3 triệu.

Không xa vời lắm đâu bạn. Chỉ có điều bạn có dám bỏ chút lợi ích riêng mà lo lợi ích chung lâu dài không thôi. Vì việc thành lập hiệp hội cần có nguồn vốn để nuôi ban quản lý (những người này là những người có hiểu biết cao vì sẽ lo phần pháp lý, tìm kiếm đầu ra, cập nhật thông tin dịch bệnh, nguồn thức ăn giá rẻ, tư vấn kí kết hợp đồng có lợi, lập kế hoạch giữ thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới, nghiên cứu điểm yếu của đối phương, và tập hợp các chủ trại cùng đi về 1 hướng).
Vừa rồi tôi có bán hoa tết tại công viên 23/9, dân thành phố cứ nghĩ nên chọn mua hoa ngày 30 sẽ rẻ vì người ta sẽ bán đổ bán tháo, nhưng không như họ nghĩ thương buôn (dân Sa Đéc) hợp lực thà bẻ 1 phần đầu hoa chứ không bán rẻ, cuối cùng họ vẫn phải mua giá cao hơn vì 30 rồi mà nhà ko có hoa thì..còn gì là tết, hôm đó rất nhiều người thành phố phải mua hoa giá cao, lúc đó tôi mới thấy đáng học hỏi vì sức mạnh của tập thể.
Tôi nghĩ nguồn cung ít thì giá sẽ lên thôi, có khi nào tât cả trại gà 1 tỉnh hợp lực thà đập bỏ 1 phần để trộn thức ăn, phần còn lại vẫn giữ giá bán hợp lý đảm bảo huề vốn hoặc có lời không nhỉ, thuờng là cao hơn những tỉnh xung quanh chút ít thôi để tránh tình trạng hàng từ nơi khác đổ về do giá vận chuyển cao nên con buôn sẽ không mặn mà chuyển hàng (nếu bán 10 trứng để có tiền là 10k, còn bán 8 trứng vẫn là 10k còn 2 kia dùng trôn thức ăn thì sẽ lời hơn chứ). Lúc đó thì sức mạnh tập thể, sức mạnh của hiệp hội thật sự phát huy tác dụng chống giảm giá của thương lái vì nguồn cung dồi dào. (người TQ hay chịu bỏ số tiền rất lớn để mua món mà họ muốn mua, nhưng sau này họ sẽ lấy lại nhiều tiền hơn lúc họ bỏ ra vì đã kích thích người nuôi VN mua ồ ạt với con giống có giá cao của họ, và mua lại thành phẩm giá rẻ như cho của người VN chỉ bằng cách ép giá)
Hiện giá phân tích mẫu thức ăn tại viện Pastuer trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa khoản 1,5-3 triệu.

--------

để đầu tư một daay chuyền sản xuất thức ăn mini ko khó đối với các trại lớn có vốn nhiều nhưng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì đây có lẽ là một số tiền đáng để xem xét để đầu tư.vì vậy chúng ta nên tính toán thật kỹ những gì thu được và những gì quá hao phí để có hướng đầu tư thích hợp.

Nếu anh là nhỏ lẻ thì không nên nuôi gà dạng công nghiệp và không cần đầu tư đến thế vì máy móc là đầu tư trước, lấy lời sau. còn nếu anh muốn nuôi thì nên tập hợp nhiều người lại để cùng đầu tư sử dụng chung, hoặc mỗi người 1 công đoạn. Lịch sử đã chứng minh: đơn lẻ sẽ chết...
 
Last edited by a moderator:
gà của mình nuôi thì gọi GÀ TA, gà đi buôn thì gọi ....GÀ VƯỜN, thế mà cũng hỏi !!!
 
cảm ơn a tan mới đk nick mà đc đóng óp rất tích cực cho hội :6^:vấn đề đầu ra lần off trước các ae đã trao đổi rất nhiều.cái khó ở đây là mỗi người 1 tỉnh???ai cũng có công việc ổn định????nếu mà thành lập hiệp hội như a trước tiên mình phải có nhân lực?????mỗi người đều cách xa nhau vậy ai đứng ra tổ chức????hoạt động ra sao???đó là những cái kho ae đã bàn rất nhiều nhưng đều đi vào ngõ cụt
cảm ơn a rất nhiều mong chờ những đóng góp ý kiến mới của a có thể sẽ có hướng đi mới:6^:
 
năm nay chăn nuôi chán thật cùng là vì tình hình suy thoái kính tế làm cho chăn nuôi gà trứng hay gà thịt và cả gà giống cũng chẳng ăn thua
 
gà của mình nuôi thì gọi GÀ TA, gà đi buôn thì gọi ....GÀ VƯỜN, thế mà cũng hỏi !!!

k lẻ GÀ TA của mình nuôi mình để ăn hết mà k buôn hay sao? ý tui hỏi có phải mình buôn ít thì gọi gà ta k?ntn là GÀ TA ntn GÀ VƯỜN
 


Back
Top