Người nuôi tôm đang điêu đứng vì EMS (Early Mortality Syndrome)

  • Thread starter chinhqlee
  • Ngày gửi
EMS (Early Mortality Syndrome) dịch sang tiếng Việt là Hội chứng Tôm Chết sớm đang gây thiệt hại rất nặng nề cho người nuôi tôm không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước lân cận như Malaysia, Indonesia, Trung quốc, Thái lan v.v.... Có nhiều giả thiết, nguyên nhân chưa xác định rõ ràng nhưng chắc chắn đó không phải là do con giống. Dẫu sau các đối tượng sau đây được đưa lên "bàn mổ": thuốc bảo vệ thực vật, chất độc từ trong đất, thức ăn, tảo độc v.v.... Một số phát hiện trên các bộ phận bị thương tổn (gan tụy) và các phương pháp loại suy gần đây gần như đi dần đến kết luận là do ....tảo độc. Mặc dù chưa định danh, phân lập được loại tảo độc đó nhưng các nhà chuyên môn khuyến cáo những người nuôi tôm phải xử lý ao nuôi bằng vi sinh trước khi thả PL
 


Hôm nay mới thấy lại bác..
"Khúc đầu không suôi nhưng khúc đuôi chắc...sẽ lọt" ( câu này của bác chinhqlee đấy nhe nhưng bị Exciter xóa nên không có trích dẫn được)
"Người đương thời" ngôn ngữ có đôi khi có ít nhiều "độc địa" nên có thêm cái tên là" Lão Độc Vật" nhưng bụng dạ tốt
bác nên yên tâm và cứ thoải mái
Chúc mừng bác chinhqlee đã trở lại diễn đàn
 
có phải tôm hùm cũng bị ko anh em, em thấy trên đường Cộng Hoà nhiều người ngồi bán tôm hùm cỡ cổ tay nhiều lắm
 
EMS (Early Mortality Syndrome) dịch sang tiếng Việt là Hội chứng Tôm Chết sớm đang gây thiệt hại rất nặng nề cho người nuôi tôm không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước lân cận như Malaysia, Indonesia, Trung quốc, Thái lan v.v.... Có nhiều giả thiết, nguyên nhân chưa xác định rõ ràng nhưng chắc chắn đó không phải là do con giống. Dẫu sau các đối tượng sau đây được đưa lên "bàn mổ": thuốc bảo vệ thực vật, chất độc từ trong đất, thức ăn, tảo độc v.v.... Một số phát hiện trên các bộ phận bị thương tổn (gan tụy) và các phương pháp loại suy gần đây gần như đi dần đến kết luận là do ....tảo độc. Mặc dù chưa định danh, phân lập được loại tảo độc đó nhưng các nhà chuyên môn khuyến cáo những người nuôi tôm phải xử lý ao nuôi bằng vi sinh trước khi thả PL

Bạn nên đọc bản tin nầy của Tiến Sĩ lừng danh Dr. NYAN TAW.

http://agriviet.com/home/threads/86...ews-voi-ong-tien-si-DR-NYAN-TAW#axzz1t0r7sjrm
 
Bạn nên đọc bản tin nầy của Tiến Sĩ lừng danh Dr. NYAN TAW.

http://agriviet.com/home/threads/86...ews-voi-ong-tien-si-DR-NYAN-TAW#axzz1t0r7sjrm
Cảm ơn bác đã cung cấp thông tin. Tôi có xem qua nội dung của trao đổi, nhưng vấn đề vẫn còn nguyên ở đó mà chưa có 1 giải pháp nào cụ thể. Người thả tôm vẫn bị chết (lập đi lặp lại nhiều lần) đến nổi ám ảnh không dám thả tôm nữa. Một người bạn của tôi chuyên làm tôm giống cũng định chuyển hướng sang ... cá nước mặn. Các nhà khoa học VN (TS, ThS, GS) chẳng làm được gì để giúp cho nông dân thoát họa, nhà nước thì chỉ biết cấm đoán (vì quản không được) và cấp giấy phép này nọ để thu tiền. Chỉ có chúng ta tự cứu nhau mà thôi chứ chẳng nên trông chờ vào sự hổ trợ (miễn phí) nào khác, đúng không bác?
Những thông tin tôi post lên là do ông Newman cung cấp chứ thật ra tôi cũng chẳng biết gì đâu. Với background của mình chỉ đủ để tôi phân biệt lời nào đúng để theo và câu nào không hợp lý (không hợp lý thôi nhé, chứ không dám nói là sai vì tất cả là tương đối mà nó có thể biến đổi theo không gian và thời gian nữa mà) để tránh.

Nguyên văn là đây

I am thinking about coming to Vietnam in May as June is filled with other obligations and I do not want to wait till July.

Do you have everything you need from us at this time?

I have an idea about working with EMS with this product. Although I cannot tell you where I got this information from, I have an idea that the problem (although it is being blamed on a pesitcide) is probably realted to a toxi strain of algae. The toxin that this strain produces damages animal and fish livers and would damage the HP of PLs in the manner which has been reported. The toxin is degraded by bacteria and it is quite possible that the bacteria in our product would do the job. Basically, after the standard pond treatments are completed, the tablets should be added to the ponds at a rate that allows uniform distribution along the bottom of the pond. Molasses should be added within 12-18 hours or some other soluble carbon source such as sucrose at a few ppm

Bạn nên đọc bản tin nầy của Tiến Sĩ lừng danh Dr. NYAN TAW.

http://agriviet.com/home/threads/86...ews-voi-ong-tien-si-DR-NYAN-TAW#axzz1t0r7sjrm
Cảm ơn bác đã cung cấp thông tin. Tôi có xem qua nội dung của trao đổi, nhưng vấn đề vẫn còn nguyên ở đó mà chưa có 1 giải pháp nào cụ thể. Người thả tôm vẫn bị chết (lập đi lặp lại nhiều lần) đến nổi ám ảnh không dám thả tôm nữa. Một người bạn của tôi chuyên làm tôm giống cũng định chuyển hướng sang ... cá nước mặn. Các nhà khoa học VN (TS, ThS, GS) chẳng làm được gì để giúp cho nông dân thoát họa, nhà nước thì chỉ biết cấm đoán (vì quản không được) và cấp giấy phép này nọ để thu tiền. Chỉ có chúng ta tự cứu nhau mà thôi chứ chẳng nên trông chờ vào sự hổ trợ (miễn phí) nào khác, đúng không bác?
Những thông tin tôi post lên là do ông Newman cung cấp chứ thật ra tôi cũng chẳng biết gì đâu. Với background của mình chỉ đủ để tôi phân biệt lời nào đúng để theo và câu nào không hợp lý (không hợp lý thôi nhé, chứ không dám nói là sai vì tất cả là tương đối mà nó có thể biến đổi theo không gian và thời gian nữa mà) để tránh.

Nguyên văn là đây

I am thinking about coming to Vietnam in May as June is filled with other obligations and I do not want to wait till July.

Do you have everything you need from us at this time?

I have an idea about working with EMS with this product. Although I cannot tell you where I got this information from, I have an idea that the problem (although it is being blamed on a pesitcide) is probably realted to a toxi strain of algae. The toxin that this strain produces damages animal and fish livers and would damage the HP of PLs in the manner which has been reported. The toxin is degraded by bacteria and it is quite possible that the bacteria in our product would do the job. Basically, after the standard pond treatments are completed, the tablets should be added to the ponds at a rate that allows uniform distribution along the bottom of the pond. Molasses should be added within 12-18 hours or some other soluble carbon source such as sucrose at a few ppm

--------

Hôm nay mới thấy lại bác..
"Khúc đầu không suôi nhưng khúc đuôi chắc...sẽ lọt" ( câu này của bác chinhqlee đấy nhe nhưng bị Exciter xóa nên không có trích dẫn được)
"Người đương thời" ngôn ngữ có đôi khi có ít nhiều "độc địa" nên có thêm cái tên là" Lão Độc Vật" nhưng bụng dạ tốt
bác nên yên tâm và cứ thoải mái
Chúc mừng bác chinhqlee đã trở lại diễn đàn
Cảm ơn bác đã động viên. Để đáp lại thịnh tình này, tôi phải cố gắng post bài nhiều hơn để làm cho diễn đàn thêm xôm tụ.
 
Last edited by a moderator:
Newman hay ông Taw chỉ là con rối rỗng tuốt ...họ đã được đào tạo ở trường có tiếp cận từ 20-40 năm qua ...ka ka ...

- Tiếp cận thì sao????
- 20-40 năm thì sao???

Chỉ là cái Nhản Mác!!!!
 
EMS (Early Mortality Syndrome) dịch sang tiếng Việt là Hội chứng Tôm Chết sớm đang gây thiệt hại rất nặng nề cho người nuôi tôm không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước lân cận như Malaysia, Indonesia, Trung quốc, Thái lan v.v.... Có nhiều giả thiết, nguyên nhân chưa xác định rõ ràng nhưng chắc chắn đó không phải là do con giống. Dẫu sau các đối tượng sau đây được đưa lên "bàn mổ": thuốc bảo vệ thực vật, chất độc từ trong đất, thức ăn, tảo độc v.v.... Một số phát hiện trên các bộ phận bị thương tổn (gan tụy) và các phương pháp loại suy gần đây gần như đi dần đến kết luận là do ....tảo độc. Mặc dù chưa định danh, phân lập được loại tảo độc đó nhưng các nhà chuyên môn khuyến cáo những người nuôi tôm phải xử lý ao nuôi bằng vi sinh trước khi thả PL
Bác cho tui hỏi ngu 1 tí ...Vậy là vi sinh tiêu diệt được tảo độc ?
 

Bác cho tui hỏi ngu 1 tí ...Vậy là vi sinh tiêu diệt được tảo độc ?
Bác cho tôi nói ngoài lề chút trước khi vào vấn đề chính. Tôi cảm nhận hình như trong diễn đàn này có gì đó phân biệt và các thành viên chưa được đối xử công bằng với nhau thì phải. Hình như các bác sợ rằng một khi mình nói ra ý kiến của mình thì sợ người khác "bắn phá" nên có vẻ nhúng nhường quá mức. Tôi là người cổ xúy cho thuyết "bù trừ" (hay quân bình âm dương). Trời không cho ai tất cả và trời cũng không lấy của ai tất cả. Không ai giỏi mà biết hết tất cả và cũng không có người nào không biết gì cả. Anh biết cái này, tôi biết cái khác. Nếu chúng ta biết kết hợp, hợp tác với nhau thì sẽ tạo thành một khối mạnh hơn rất nhiều. Một trong những thói xấu nhất cố hữu của người Việt mình (làm chúng ta còn nghèo mãi) là quá xem trọng "CÁI TÔI" của mình, một thằng leo lên thì có nhiều thằng khác nắm giò kép xuống. Thà cùng chết chứ không cho thằng nào sống, mà không nghĩ rộng ra rằng nếu như có thằng thoát thì nó sẽ quay lại cứu mình chăng? Nếu chúng ta thảo luận công bằng thì vấn đề sẽ "sáng" hơn rất, rất nhiều.
Vấn đề bác nêu ra về sự liên quan giữa vi sinh & tảo độc. Thật ra trong một quần thể thì loài nào chiếm đa số thì sẽ hạn chế sự phát triển của các loài khác. Như vậy nếu sử dụng từ chính xác hơn thì là "đàn áp" chứ không phải "tiêu diệt" Trong 4R của chúng ta tôi có đọc bài viết của ai đó, hình như của Người Đương Thời thì phải, khuyến cáo nên duy trì một lượng vi sinh thường xuyên (đủ đề đàn áp) để tạo an toàn sinh học cho môi trường nuôi. Điều này rất hữu ích vì vi sinh không có hại vẫn luôn ở thế thượng phong và có thể "đàn áp" các chủng khác phát triển. Nếu chúng ta không can thiệp, thì môi trường tự nhiên sẽ tự điều chỉnh theo quy luật thịnh suy, có không, không có.
Gần đây một số người khi bán chế phẩm vi sinh của mình thường gán ghép với từ "probiotics" để nghe kêu hơn và để ......dễ bán hơn. Thật ra khái niệm "probiotics" không có trong nuôi trồng thủy sản theo định nghĩa của FAO & WHO cho dù Moriarty năm 1998 muốn mở rộng khái niệm "probiotics" và điều chỉnh thêm "alternation of the bacterial flora in an aquatic environment could beneficially affect animals growing in the aquatic environment"
 
Bác cho tôi nói ngoài lề chút trước khi vào vấn đề chính. Tôi cảm nhận hình như trong diễn đàn này có gì đó phân biệt và các thành viên chưa được đối xử công bằng với nhau thì phải. Hình như các bác sợ rằng một khi mình nói ra ý kiến của mình thì sợ người khác "bắn phá" nên có vẻ nhúng nhường quá mức. Tôi là người cổ xúy cho thuyết "bù trừ" (hay quân bình âm dương). Trời không cho ai tất cả và trời cũng không lấy của ai tất cả. Không ai giỏi mà biết hết tất cả và cũng không có người nào không biết gì cả. Anh biết cái này, tôi biết cái khác. Nếu chúng ta biết kết hợp, hợp tác với nhau thì sẽ tạo thành một khối mạnh hơn rất nhiều. Một trong những thói xấu nhất cố hữu của người Việt mình (làm chúng ta còn nghèo mãi) là quá xem trọng "CÁI TÔI" của mình, một thằng leo lên thì có nhiều thằng khác nắm giò kép xuống. Thà cùng chết chứ không cho thằng nào sống, mà không nghĩ rộng ra rằng nếu như có thằng thoát thì nó sẽ quay lại cứu mình chăng? Nếu chúng ta thảo luận công bằng thì vấn đề sẽ "sáng" hơn rất, rất nhiều.
Chào bạn chinhqlee,
Phải nói là "kính chào" mới đúng.
Mong được đọc nhiều góp ý của bạn.
Thân.
 
Bác cho tôi nói ngoài lề chút trước khi vào vấn đề chính. Tôi cảm nhận hình như trong diễn đàn này có gì đó phân biệt và các thành viên chưa được đối xử công bằng với nhau thì phải. Hình như các bác sợ rằng một khi mình nói ra ý kiến của mình thì sợ người khác "bắn phá" nên có vẻ nhúng nhường quá mức. Tôi là người cổ xúy cho thuyết "bù trừ" (hay quân bình âm dương). Trời không cho ai tất cả và trời cũng không lấy của ai tất cả. Không ai giỏi mà biết hết tất cả và cũng không có người nào không biết gì cả. Anh biết cái này, tôi biết cái khác. Nếu chúng ta biết kết hợp, hợp tác với nhau thì sẽ tạo thành một khối mạnh hơn rất nhiều. Một trong những thói xấu nhất cố hữu của người Việt mình (làm chúng ta còn nghèo mãi) là quá xem trọng "CÁI TÔI" của mình, một thằng leo lên thì có nhiều thằng khác nắm giò kép xuống. Thà cùng chết chứ không cho thằng nào sống, mà không nghĩ rộng ra rằng nếu như có thằng thoát thì nó sẽ quay lại cứu mình chăng? Nếu chúng ta thảo luận công bằng thì vấn đề sẽ "sáng" hơn rất, rất nhiều.

Vấn đề bác nêu ra về sự liên quan giữa vi sinh & tảo độc. Thật ra trong một quần thể thì loài nào chiếm đa số thì sẽ hạn chế sự phát triển của các loài khác. Như vậy nếu sử dụng từ chính xác hơn thì là "đàn áp" chứ không phải "tiêu diệt" Trong 4R của chúng ta tôi có đọc bài viết của ai đó, hình như của Người Đương Thời thì phải, khuyến cáo nên duy trì một lượng vi sinh thường xuyên (đủ đề đàn áp) để tạo an toàn sinh học cho môi trường nuôi. Điều này rất hữu ích vì vi sinh không có hại vẫn luôn ở thế thượng phong và có thể "đàn áp" các chủng khác phát triển. Nếu chúng ta không can thiệp, thì môi trường tự nhiên sẽ tự điều chỉnh theo quy luật thịnh suy, có không, không có.
Gần đây một số người khi bán chế phẩm vi sinh của mình thường gán ghép với từ "probiotics" để nghe kêu hơn và để ......dễ bán hơn. Thật ra khái niệm "probiotics" không có trong nuôi trồng thủy sản theo định nghĩa của FAO & WHO cho dù Moriarty năm 1998 muốn mở rộng khái niệm "probiotics" và điều chỉnh thêm "alternation of the bacterial flora in an aquatic environment could beneficially affect animals growing in the aquatic environment"


Cái sự kéo tay, kéo chân người khác xuống thì mọi người còn nhìn thấy ...

Còn sự kéo tay, kéo chân tiềm ẩn trong lời tuyên bố của đa số "Chuyên Gia" mà nhản mác đã làm mù mắt của đại đa số 99.99% của người dân của người nông dân chúng ta mà chỉ ngoại trừ Người đương Thời = Tám Lúa Liemtran308 nhìn thấy ....mà Người đương Thời muốn mọi người nhìn thấy, chứ không muốn để dành cho riêng mình.

Tiến Sĩ Taw qua VN mục sở thị về EMS (Early Mortality Syndrome) bệnh này ở Sóc Trăng và Bạc Liêu năm 2011 mà ông cũng Pó Tay luôn, đến khi ông về trại nuôi của ông thì ông mới phát hiện ra bệnh trong ao nuôi của ông.

"Nyan Taw: Trong năm 2011, thay mặt cho công ty Blue Archipelago, tôi đã đi làm một chuyến đi tư vấn cho Việt Nam, và tại thời điểm bệnh EMS đã ảnh hưởng đến Việt Nam. Sau đó, chúng tôi tìm thấy bệnh EMS trong một số ao của chúng tôi và mất khoảng 10% của một vụ nuôi. Đúng như tên gọi của nó, nó tấn công ngay sau khi thả giống. Chúng tôi không biết nguyên nhân của bệnh EMS và không có biện pháp để khống chế bệnh nầy. Chúng tôi thực hành an toàn sinh học tốt và cố gắng để làm cho tôm của chúng tôi hạnh phúc, khỏe mạnh và giảm độ stress đến mức không còn, và điều đó như giữ được bệnh EMS ra khỏi trang trại nuôi tôm của chúng tôi.

Link: http://agriviet.com/home/threads/86...ews-voi-ong-tien-si-DR-NYAN-TAW#ixzz1tDezgD5O
"

Đến lúc đó ông Tiến Sĩ Taw mới có biện pháp phòng và ngăn ngừa.

Tiến Sĩ Taw học để lấy cái bằng và làm việc với 40 năm kinh nghiệm, đã mục sở thị tại VN rồi mà còn chưa có giải pháp, cho đến khi xảy ra trong ao nhà mới có biện pháp.

Từ đó mới suy luận ra, Người đương Thời phải đi qua trường lớp và phải làm việc 40 năm mới có tiếng nói có tầm cở để mọi người nghe, lúc đó Người đương Thời 100 tuổi, trở thành Người "Cố" Thời rồi.

Cái mà Người đương Thời muốn chia sẻ với mọi người là:

1) Ao nuôi, mực nước phải sâu.
2) Đánh men vi sinh triệt để (lúc nào trong ao cũng phải có con men sinh, đó là "anh Bảo vệ" canh gác và giữ gìn ao tôm cá).


Đây là điều thiếu sót của người nuôi trồng, những điều nầy mà các "Chuyên Gia" tuyên bố trái chiều, đó là sự kéo tay kéo chân tiềm ẩn vô cùng tai hại cho người nuôi trồng.

- Một cậu bé 8-9-10 giải đáp được bài toán của bậc đại học ...thì gọi là Thần Đồng.

- Người đương Thời giải được bài bài toán của ... thì gọi là Tám Lúa ...ka ka ...
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn 2 bác rất nhiều và làm phiền bác đương thời chút ah, cho em hỏi
- nước bao nhiêu m là đủ?
- vi sinh là loại tên là gi?
em có ông anh thả giống từ tết đến giờ nhưng đều bị chết hết, em ở Bình Định, hồ ở quê em có 2 loại
1 là hồ bùn tức là hồ dưới đáy là đất bùn tự nhiên
2 là hồ tân( hồ nỗi) tức là người ta lót bạc rồi cho nước vào
còn còn câu hỏi nữa mong bác giúp em luôn, hồ của thằng e trai nó thả được 2 tháng rồi nhưng tôm
chậm lớn, 45ngày đầu thì tôm phát triển nhưng tiếp theo đó thì rất ít phát triển, vậy mong bác giúp dùm
em xin cảm ơn(có phải em tham quá không :D )
 
cảm ơn 2 bác rất nhiều và làm phiền bác đương thời chút ah, cho em hỏi
- nước bao nhiêu m là đủ?
- vi sinh là loại tên là gi?
em có ông anh thả giống từ tết đến giờ nhưng đều bị chết hết, em ở Bình Định, hồ ở quê em có 2 loại
1 là hồ bùn tức là hồ dưới đáy là đất bùn tự nhiên
2 là hồ tân( hồ nỗi) tức là người ta lót bạc rồi cho nước vào
còn còn câu hỏi nữa mong bác giúp em luôn, hồ của thằng e trai nó thả được 2 tháng rồi nhưng tôm
chậm lớn, 45ngày đầu thì tôm phát triển nhưng tiếp theo đó thì rất ít phát triển, vậy mong bác giúp dùm
em xin cảm ơn(có phải em tham quá không :D )


Bác nên email cho bác Tám Lúa qua email nầy:

liemtran308@yahoo.com

(Bác đọc, kiểm chứng và làm lại từ đầu)
 
Hội chứng này chưa xuất hiện ở Nam Mỹ. Cách đây 1 tháng, mình có làm phiên dịch cho 1 anh từ Ecuador sang dự hội thảo về EMS ở Tp Hồ Chí Minh, anh ấy nói bên đó chưa bị hội chứng này, đi trước để học hỏi cách phòng tránh.

Ecuador nằm ở Nam Mỹ, có địa lý và khí hậu giống Viet Nam
 


Back
Top