ngưu bàng

  • Thread starter nguubang
  • Ngày gửi
là loại cây thảo lớn, thuộc họ cúc, sống 2 năm, có thân thẳng, cao 1-2 m. Lá hình trái xoan, mọc thành hìn Ngưu h hoa thị ở gốc và so le ở trên thân, phiến lá to, rộng. Hoa đỏ hay tím nhạt. Cây cho các vị thuốc như ngưu bàng tử, ngưu bàng căn (rễ phơi hay sấy khô).
Ngưu bàng tử vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt, giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát trùng. Những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không nên dùng. Ngưu bàng căn vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, hạ đường huyết, có tác dụng với một số bệnh ngoài da.

Đông y chỉ dùng ngưu bàng tử để chữa một số bệnh:
Viêm họng, đậu chẩn chậm mọc, sốt nóng: Ngưu bàng tử 8 g, cát cánh 6 g, kinh giới tuệ 6 g, cam thảo 3 g; sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc thì vẫn uống được; nhưng không dùng cho người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn.
Thủy thũng, chân tay phù và cảm mạo: Ngưu bàng tử 8 g sao vàng tán bột, chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước nóng.
Phù thận cấp: Ngưu bàng tử 8 g (dùng nửa sống, nửa chín), bèo cái 8 g. Trộn chung tán nhỏ, chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước nóng.
Cảm cúm: Ngưu bàng tử, cát cánh, bạc hà mỗi thứ 24 g, kim ngân, liên kiều mỗi thứ 40 g, cam thảo, đạm đậu xị mỗi thứ 20 g, hoa kinh giới 16 g, lá tre 4 g. Tán bột, lấy 24 g hãm với nước sôi để uống, ngày 3-4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.
Tây y dùng ngưu bàng căn làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và bệnh ngoài da. Người Đức sử dụng rễ ngưu bàng để trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và ruột, gút, thấp khớp hoặc làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lọc máu; vừa uống vừa bôi trị ngứa, vảy nến, chàm, nhiễm trùng da...
Canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, cà rốt, nấm hương được coi là thuốc chữa bách bệnh, có khả năng ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư.
Tên khoa học là Arctium lappa L.
Quả ngưu bàng thường gọi là ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ cây có vị đắng, cay, tính hàn có tác dụng lợi tiểu (loại được axit uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái tháo đường, diệt trùng và chống nọc độc.
Cây ngưu bàng đã được sử dụng ở nước ta từ lâu. Trong Bản thảo Nam dược, lương y Nguyễn Hoành đã nói đến việc sử dụng lá ngưu bàng non gọi là rau cẩm bình nấu canh ăn rất tốt, hạt (quả) chữa phong lở, mày đay, sình bụng.


Trong y học phương Đông, quả của ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Đối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, dùng quả cây có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu chẩn cũng làm cho chóng mọc bằng cách dùng 6-10g một ngày, dưới dạng thuốc sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Rễ ngưu bàng cũng dùng trị mụn nhọt, cụm nhọt, áp xe, nấm da, hắc lào, eczema, loét mất trương lục, viêm hạch, vết thương có mủ, dùng dưới dạng nước sắc với tỉ lệ 40g một lít nước. Bên ngoài dùng lá tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mãn tính, cúm kéo dài và các chứng đau khác hoặc dùng tươi nấu nước rửa bên ngoài.
Tây y dùng rễ cây hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, trị chứng ra mồ hôi, tẩy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và sưng khớp, bệnh ngoài da. Ngoài ra, còn dùng cho người bị đái ra đường vì cao rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucoza trong máu. Cuống và thân cây dùng làm thức ăn làm tăng lượng glycogen trong gan.
Có thể dùng rễ cây với liều ổn định lâu dài để chữa mụn nhọt với liều 0,60g cao thuốc một lần, mỗi ngày dùng 3 lần. Ngoài ra, người Châu Âu còn dùng lá non và thân cây, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu bọ, ong, muỗi và rết cắn, có lẽ do tác dụng của men oxydaza có nhiều trong lá và thân.
Agriviet.Com-nguu_bang.jpg

ngưu bàng tươi.JPG
 


Dạ cám ơn bác ạ , khi nào bác có nhu cầu sử dụng liên hệ địa chỉ ; Công Ty TNHHSX&DVTM Tân Hương Đức . Địa chỉ : Lý Nhân - Dục Tú - Đông anh - Hà nội . Mobile 0962 638 076 Email nguubang@gmail.com / http://nguubang.com , Công ty có ngưu bàng khô , ngưu bàng tươi , hàng trồng tại hà nội , vào các tháng này mọi người có thể ra vườn tự tay mình đaog về dùng ạ .
 
củ này rất tốt cho cơ thể , phòng và chống được rất nhiều bệnh tật
 
Hình tôi chụp ở trong đám Ngưu Bàng đã già, dưới gốc có củ, trên ngọn có trái già đầy hạt giống. Mỗi cây có thể có vài trăm trái, và mỗi trái ít nhất có 1 trăm hạt, trung bình trăm rưởi hạt. Ai nói trái nó có công dụng gì? Trái nó chỉ có hạt thôi, nên chỉ có thể nói công dụng của hạt, chứ không thể nói công dụng của trái. Trái nó chẳng có gì ngoài hạt cả. Bạn có biết trái Cúc Vạn Thọ, trái Cải Cúc không? Những trái này chỉ là một chùm hạt gắn trên một cái đế khô, làm sao có tác dụng gì?

Ngưu Bàng ở Mỹ, thành phố tôi, mọc hoang hàng Hecta, chẳng ai hái. Mùa Xuân nó mọc lên, có thể hái lá non luộc ăn như rau cải. Bây giờ thi có thể đào củ. Chỉ tiếc là củ nó mọc thẳng sâu xuống, rất khó đào, mà nhổ lên thì không đủ sức. Lực nhổ phải 2 tạ trở lên mới nhổ nổi, mà sức tôi chỉ nâng được 100kg. Đào được củ chỉ bằng ngón chân cái, ngón tay cái, dài 2 gang tay, thì chẳng bõ.
 

File đính kèm

  • IMG_5730b.JPG
    IMG_5730b.JPG
    298 KB · Lượt xem: 52
Hình tôi chụp ở trong đám Ngưu Bàng đã già, dưới gốc có củ, trên ngọn có trái già đầy hạt giống. Mỗi cây có thể có vài trăm trái, và mỗi trái ít nhất có 1 trăm hạt, trung bình trăm rưởi hạt. Ai nói trái nó có công dụng gì? Trái nó chỉ có hạt thôi, nên chỉ có thể nói công dụng của hạt, chứ không thể nói công dụng của trái. Trái nó chẳng có gì ngoài hạt cả. Bạn có biết trái Cúc Vạn Thọ, trái Cải Cúc không? Những trái này chỉ là một chùm hạt gắn trên một cái đế khô, làm sao có tác dụng gì?

Ngưu Bàng ở Mỹ, thành phố tôi, mọc hoang hàng Hecta, chẳng ai hái. Mùa Xuân nó mọc lên, có thể hái lá non luộc ăn như rau cải. Bây giờ thi có thể đào củ. Chỉ tiếc là củ nó mọc thẳng sâu xuống, rất khó đào, mà nhổ lên thì không đủ sức. Lực nhổ phải 2 tạ trở lên mới nhổ nổi, mà sức tôi chỉ nâng được 100kg. Đào được củ chỉ bằng ngón chân cái, ngón tay cái, dài 2 gang tay, thì chẳng bõ.
Một số bài thuốc có sử dụng ngưu bàng:
Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.
Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.
Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.
Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.
Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.
Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.
Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngưu bàng căn được dùng trong các món ăn bài thuốc sau:
- Gà hầm ngưu bàng căn: Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.
- Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: Dùng cho các trường hợp trĩ và trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.
- Bánh bột ngưu bàng: Ngưu bàng căn 15g tán mịn, bột gạo tẻ 80g thêm nước trộn đều nặn thành bánh bột, thả vào nước đậu phụ nấu, thêm hành, tiêu, gia vị, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, hoặc nghẽn mạch tạm thời liệt mặt, động kinh máy giật vùng mặt mắt.
- Canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, cà rốt, nấm đông khô được coi là thuốc chữa bách bệnh có khả năng ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư; mỗi ngày dùng khoảng 30g ngưu bàng căn.
Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.
- Nước ép ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước 20ml, cho uống sau khi ăn. Dùng cho các trường hợp kích ứng bồn chồn, hồi hộp lo lắng, mất ngủ./.
 


Back
Top