nhà nước đang làm gì để phát triễn nông nghiệp ????????

  • Thread starter kinhdienpr
  • Ngày gửi
K

kinhdienpr

Guest
chào các bác!
các bác có thể cho em biết nhà nước đang làm gì trong tình hình nông nghiệp hiện nay không.
nước khác có thể xuất khẩu tại sao nước ta lại không. một dấu hỏi lớn đang được đặt ra.
có phải do người dân không ??????
ý kiến chủ quan của em là do các bác khuyến nông đang đi nhầm đường chăng.
các bác có thể cho em một câu trả lời được không ????
tại sao lại không khuyên nông dân thành lập các vùng chuyên canh mà lại đi khuyên nông dân nuôi những con vật như dúi, chồn nhung đen, nhím,..... những con đó chỉ phục vụ cho dân mình thì phải.
những con như ba ba, chăn, cá sấu,..... những con này có giá trị kinh tế cũng chỉ như các copn trên nhưng nguồn tiền ta kiếm được có thể đến từ các cước khác chứ không phải là trong nước có nghĩa là đang làm giàu cho nhà nước.
các bác giờ suất khẩu nhím được cho nhân dân không. đừng khuyên khích nông dân rùi bỏ đấy.
nói thì thế nhưng nếu không có các bác thì cung khó nhưng các bác xem sét kỹ giúp người dân chứ đừng qua loa rùi khuyến khích nông dân nuôi một cách tràn lan như vậy. để rùi giờ giá nhím 150k/kg rùi nè.
quay lại với thực tế nào!!!!!
ngành nông nghiệp đang chết đứng ở nhiều khía cạnh không chỉ ở vấn đề chăn nuôi mà con ở nông nghiệp, thủy sản.
có lẽ em không phải lấy dẫn chứng ra nữa vì thời sự cũng đưa tin khá nhiều.
các bác lãnh đạo hãy cân nhắc kỹ càng hay chí ít thì cái gì ảnh hưởng đến người nông dân không những phải xem đi xem lại vài lần mà cần cả trục lần và lấy ý kiến nông dân trước khi đưa ra một vấn đề gì đó có ảnh hưởng đến sự an nguy của nền kinh tế nhân dân cũng như trong nước
có thể nói một cái đầu thông minh chưa chắc bằng nhiều cái đầu chập lại. và nhiều cái đầu chập lại nó ra một ý kiến có thể đúng đăn hơn vì chúng ta đưa ra được nhiều tình huống, khía cạnh và giải thích cặn kẽ mà chính các vị lãnh đạo cũng không thể nghĩ đến.
đến HCM còn hỏi ý kiến mọi người dân thì sao các bác không thử nhỉ.
em biết các bác lãnh đạo có hỏi vài người nhưng vài người đó không thể nêu ra rõ các vấn đề thảo luận một cách cặn kẽ.
đó là ý kiến của riêng em. mong các bác và mọi người góp ý (có sai sót gì mong các bác lượng thứ) và chỉnh sửa để em lưu ý
:huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh::huh:

 


Thưa bạn,
Tui cũng cùng có cái trăn-trở như bạn. Chúng ta nuôi trồng ra chỉ bỏ vào mồm "anh em trong nhà"! Rồi còn bày ra đủ thứ hàng độc! Trong khi các quốc-gia láng giềng thì bán ra ngoài, tiền đầy túi tất cả mọi người.
Anh em trong nhà nuôi trồng, bán xây quần cho nhau. Đúng là hình ảnh của bầy gà què ăn quẫn cối xay. Mong là bà con mình mau thoát ra khỏi cái vòng lẩn-quẩn nầy, thì mới mong khá lên được.
 
Vậy bác kinhdienpr trông chờ điều gì?
"nước khác có thể xuất khẩu tại sao nước ta lại không. một dấu hỏi lớn đang được đặt ra."
Câu này của bác nên hiểu thế nào? Việt Nam là 1 trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới mà? ý bác là bên khía cạnh chăn nuôi? baba, cá sấu, trăn... đã và đang xuất khẩu mạnh. các lọại không xuất khẩu cũng nên nuôi phục vụ nhu cầu trong nước. nếu không lại đi săn bắt hay nhập khẩu về sao?
Chính chúng ta đang tự làm khó mình. Chăn nuôi tự phát, làm theo phong trào dẫn đến việc cung vượt quá cầu.
"có thể nói một cái đầu thông minh chưa chắc bằng nhiều cái đầu chập lại" đầu của nông dân chúng ta nhiều nhất, vậy nên cũng đừng quá trông chờ vào nhà nước.


--------

"nước khác có thể xuất khẩu tại sao nước ta lại không. một dấu hỏi lớn đang được đặt ra.
có phải do người dân không ??????
ý kiến chủ quan của em là do các bác khuyến nông đang đi nhầm đường chăng.
các bác có thể cho em một câu trả lời được không ????"
như vấn đề lúa gạo nhiều khi bán ra rất rẻ mạt, các bác khuyến nông khuyên nên trồng lúa hạt dài, các giống mới mà thị trường đang cần, nhưng người dân đã quá quen với giống IR504 truyền thống, họ quyết định không thay đổi. Đến mua thu hoặch thì các loại lúa phẩm chất cao-lúa gạo xuất khẩu bị khan hiếm, lúa phẩm chất thấp dư thừa, nhà nước phải bung tiền ra mua tạm trữ để dành bán dần.
Vậy mong đây là 1 ý nhỏ góp phần trả lời câu hỏi của bạn.

Mình làm nông nghiệp và tìm tìm hiểu nhiều về nông nghiệp, mình thấy các viện, các trường, các tổ chức khuyến nông có rất nhiều người đáng kính và làm được việc, họ không phải những người ngồi trên trời làm chính sách như ....
 
Last edited by a moderator:
nhiều cái đầu không thông minh gộp lại sẻ cho ra nhiều ý tưởng quái đản, nên không thể trông chờ vào các anh này, nếu đả biết mình không thông minh thì nên đi tìm 1 cái cột nào đó để mà...
nước ta xuất khẩu nông sản rất nhiều, tuy nhiên nông dân còn nghèo, vì chất lượng hàng hoá không cao, nền nông nghiệp còn lạc hậu.
 
Chỉ có 1 cách, hoặc các bác phải tích lũy tài chính thật nhiều, hoặc phải liên kết lại với nhau để làm chủ công nghệ, cây/con giống, trang thiết bị, quy trình sản xuất, để có tiếng nói có trọng lượng trên thương trường.

Nếu tình hình này vẫn tiếp diễn e rằng 10 năm tới chúng ta chỉ còn nước làm thuê cho các công ty nông nghiệp mà thôi. Mỗi cái tiêu chuẩn GAP cũng đủ chúng ta nhừ mình rồi.
 
[h=1]Chiếc bánh chăn nuôi VN: DN nước ngoài sắp chiếm hết![/h] Được đăng bởi vinagrinews vào lúc 12:47



Ngành chăn nuôi VN với giá trị nhiều tỷ USD đang được hàng chục công ty nước ngoài khai thác triệt để nguồn lợi nhuận “khủng”. Từ con giống, TĂCN, thuốc thú y, đến sản phẩm thịt lưu thông tới tay 80 triệu dân VN đều đang phụ thuộc phần lớn vào các DN nước ngoài…


Miếng thịt ngon bị chi phối!


Trong khi các DN trong nước liên tục làm ăn thua lỗ, thu hẹp sản xuất, chỉ nghĩ đến đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi đã “kinh hồn, bạt vía”; thì lạ thay, các DN nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực trên tại VN vẫn có doanh thu hàng tỷ USD và tiếp tục lên kế hoạch liên kết mở rộng sản xuất. Tại sao có nghịch lý này?


Trước hết trong lĩnh vực TĂCN, tài liệu của NNVN cho thấy, sau hơn 10 năm bước vào thị trường VN, giờ đây 58 Cty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi đang “đè bẹp” gần 200 Cty của VN. Cụ thể, dù số lượng Cty ít (chỉ bằng 1/4 của VN), nhưng sản lượng TĂCN của các Cty nước ngoài chiếm tới 60% thị phần. Trong đó, 5 Cty nước ngoài hàng đầu gồm CP Việt Nam chiếm khoảng 18%, Proconco 12%, New Hope khoảng 9 – 10%, Cargill và Viet Nam’s Green Feed khoảng 8%, cộng lại họ đã vượt tổng sản lượng của cả gần 200 DN VN.


Đặc biệt, chăn nuôi là một ngành cực kỳ quan trọng, nhưng buồn là nguồn nguyên liệu TĂCN lại phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài, sản lượng nhập khẩu năm sau luôn tăng cao hơn năm trước khiến giá thành sản xuất bị đẩy lên cao.


Theo ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nếu như năm 2008 VN nhập gần 5 triệu tấn nguyên liệu TĂCN với giá trị gần 2 tỷ USD, thì đến năm 2011 con số này đã tăng vọt lên gần 9 triệu tấn với giá trị 3,7 tỷ USD. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá TĂCN tại VN cao hơn các nước trong khu vực từ 10 tới 15%!


Về giống vật nuôi, đối với giống gà công nghiệp lông trắng thì các công ty nước ngoài chiếm ưu thế vượt trội. Trong đó, 3 Cty Japfa, CP Vietnam và Emivest gần như chi phối khi xuất bình quân 6 triệu gà giống/tháng cho người chăn nuôi.


Không chỉ phụ thuộc vào các DN nước ngoài đang hoạt động trực tiếp trong nước, VN còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn giống nhập khẩu từ bên ngoài. Chỉ tính riêng con giống gia cầm, mỗi năm VN phải nhập bình quân khoảng 1,0-1,2 triệu con. Đấy là chưa kể một lượng giống nhập lậu khổng lồ từ biên giới Trung Quốc đổ vào nước ta (NNVN đang phản ánh trong loạt bài “Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống”).


Cty CP Vietnam chiếm tới 50% trứng gà, 30% thịt gà tại thị trường VN!


Về lĩnh vực thuốc thú y, các Cty nước ngoài cũng đang chiếm thị phần cực lớn tới 80%. Sản phẩm thịt, trứng cung cấp cho 80 triệu dân VN cũng gần như nằm trong tay họ, trong đó riêng Cty CP Vietnam là DN hàng đầu chiếm thị phần “khủng”: 50% trứng gà, 30% thịt gà. Cty này cung cấp khoảng 5% về giống heo nhưng lại chiếm tới 8% thị phần sản phẩm từ heo trên thị trường vì chất lượng giống và công nghệ chăn nuôi hiện đại.


Doanh nghiệp Việt thiếu liên kết


Cùng một mảnh đất “dụng võ”, lại lợi thế sân nhà, tại sao DN VN lại không thể làm được như DN nước ngoài? Theo ông Nguyễn Xuân Dương, dù DN hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi của VN có số lượng đông đảo gấp nhiều lần DN nước ngoài, nhưng hầu hết đều hoạt động nhỏ, riêng lẻ, rời rạc từng công đoạn (không tạo chuỗi chăn nuôi khép kín) khiến sức cạnh tranh rất yếu, dễ thua lỗ.


Trong khi đó, các DN nước ngoài làm rất tốt việc này, họ làm từ con giống, TĂCN, tổ chức chăn nuôi, giết mổ chế biến và kinh doanh thực phẩm, đưa sản phẩm cuối cùng tới tận tay người tiêu dùng.


“Vì thế, muốn tạo sức mạnh thì các DN trong nước phải có sự liên kết lại với nhau. Hiện một số DN VN cũng bắt đầu thực hiện chuỗi chăn nuôi khép kín và bước đầu cho kết quả khả quan. Tôi khẳng định đây là xu thế chung của các nước trên thế giới, nếu chúng ta không làm theo thì khó có thể phát triển lớn mạnh. Trong chuỗi khép kín chăn nuôi, có khi kinh doanh con giống lỗ, nhưng TĂCN và thịt, trứng, sữa lại lãi, khi tổng kết cả chuỗi thì DN vẫn hoạt động hiệu quả” – ông Dương nói.


Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi khẳng định, các Cty nước ngoài có cách quản lý rất khoa học, có sự liên kết chặt chẽ và cách thức thâm nhập thị trường hiệu quả. Đơn cử như như Cty CP Vietnam đang liên kết với hàng chục nghìn hộ dân chăn nuôi gia công bằng việc cung cấp con giống, TĂCN, cán bộ kỹ thuật, sau đó thu mua toàn bộ sản phẩm đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Đây cũng là lý do giải thích tại sao, nhiều năm nay Cty này luôn có doanh thu khủng trên dưới 1 tỷ USD/năm!


Theo ông Phan Minh Báu – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, tỉnh này có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất nước với 1,3 triệu con heo và trên 10 triệu con gia cầm. Trong số này, có rất nhiều hộ và trang trại chăn nuôi gia công cho các Cty nước ngoài (đặc biệt là CP Vietnam).


Theo tìm hiểu của PV, trong quá trình sản xuất, kinh doanh ở VN, các Cty nước ngoài đã hình thành nên các chuỗi giá trị khép kín của sản phẩm chăn nuôi, trong đó hình thức chăn nuôi gia công của các Cty này bộc lộ những vấn đề bất cập cần phải điều chỉnh (ví dụ như ô nhiễm môi trường, giá TĂCN và giống có những thời điểm tăng bất hợp lý…).


Vì thế, các DN trong nước phải thực hiện kinh doanh theo từng chuỗi, có chiến lược liên kết ưu tiên đầu tư, quản lý theo chuỗi chăn nuôi khép kín theo hướng sinh thái (ví dụ như Đồng Nai quy hoạch vùng chăn nuôi sinh thái theo hướng: 40% diện tích nuôi heo, 25% diện tích nuôi gà, còn lại 35 diện tích quy hoạch để trồng cây xanh) nhằm đảm bảo phát triển bền vững.


Theo Cục Chăn nuôi, chỉ tính trong 2 năm (2010 và 2012), số vốn đầu tư của 17 DN lớn nước ngoài đã lên tới trên 635 triệu USD. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính là một thế mạnh của các Cty nước ngoài khi đầu tư vào chăn nuôi.


Trong quá trình đầu tư, các Cty nước ngoài có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển chăn nuôi của VN. Với những ưu thế vượt trội về trình độ quản lý, công nghệ và vốn, nhiều người chăn nuôi ở nước ta sau một thời gian chăn nuôi gia công cho các Cty này đã tích lũy được kinh nghiệm và vốn, tách ra hình thành nên những Cty chăn nuôi kinh doanh thành công. Đồng thời, các Cty nước ngoài cũng đào tạo cho nước ta một đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của chăn nuôi hàng hóa, công nghiệp.



Nhưng sự "bóc lột" của họ với ngành chăn nuôi béo bở của Việt Nam cũng là không nhỏ, và đã nhìn thấy qúa rõ ràng. Trong tương lai nếu các DN chăn nuôi VN không nhanh chóng vươn lên thì ngành chăn nuôi trị giá vài tỷ USD/năm của nước ta chắc chắn sẽ bị các DN nước ngoài nuốt mất.


Bùi Nguyễn/ Báo NNVN
 
em cám ơn ý kiến của các bác!
nhưng theo em thấy thì riêng về phần công ty cám của nước ngoài tại sao lại phát triển hơn các công ty việt nam thì theo em biết thì là do các công ty của việt nam chỉ khôn lỏi nhằm thu lợi trước mắt mà không biết giữ vững mối quan hệ lâu bền. ai đời cám ăn thảng cần có lượng đạm 40=>45%, các anh không dùng bột cá, khô dầu đậu,.... mà các anh đi lấy lông vịt nghiền ra trộn vào.
chắc các bác biết lông vịt có từ 95=>98% là protein nhưng nó là dạng không hấp thu hỏi vậy thì sao mà có thể tăng sản lượng được khi đã đánh mất lòng tin từ những người nông dân chăn nuôi như phâcác bác nói xuất khẩu nông nghiệp lướng nhất thế giới ư. em thì lại thấy chi có 6% GDP là do xuất khẩu các mật hàng nông nghiệp, còn lại là do bán khoáng sản mà kiếm được chư có phải là thu từ nhũng cái mà chúng ta có thể làm gia được đâu.
riêng ngành than nước ta đang đi tìm mua nguồn than từ nước khác để cung cấp cho các nước mà ta đã ký kết hợp đồng với giá gấp 4 lần giá mà nước ta đang bán
quay lại với nông nghiệp. nước ta xuất khẩu nhiều nhưng giá thành lại rẻ nước khác xuất khẩu it nhưng giá thành gấp vài lần. vẫn trên một ha mà họ có thể thu được gấp vái lần cho đến cả trục lần thì làm gì mà chúng ta giàu được. còn về vấn đề khuyên người dân trồng lúa hật dài để xuất khẩu sang Mỹ à, trông thì được thôi nhưng mà ai chịu chách nhiệm thu mua, bán thì mấy tay thương lái, hàng sáo kêu thóc này người ta không mua ép giá, mà trồng thì có vùng phù hợp có vung không phù hợp dẫn đến có vùng năng xuất không cao thì bắt họ trồng sao được.
không phải do dân không chịu nghe mà cái gì nong dân thấy có lợi cho họ là họ làm thui.
nếu làm mà bán được với giá cao thì đúng thật ai mà không gnhe cho được chứ. em mong các bác nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và đặt ra nhiều tình huống để chúng ta đưa được ra những ý kiến hay nhất.
mong các bác góp ý để em có được những ý kiến mới mẻ phục vụ cho dân quê em cũng như trong nước ta sau này.
rất mong được sự góp ý của các bác!
 

chào bạn. Nhà mình gần vùng trồng lúa. mình biết tại sao lúa phẩm chất cao khó tiêu thụ. Bị thương lái ép giá là do người dân không liên kết, sản xuất nhỏ lẻ, thử hỏi 1 nhà có 0,5-1ha đất, sản xuất ra 3-8 tấn lúa, cả 1 vùng chỉ có vài chục người chịu sản xuất lúa giống mới vậy thì sản lượng ra bao nhiêu, Lượng lúa gạo này chẳng làm được gì cả, thương lái phải chịu khó tìm đầu ra, trong khi lợi nhuận không đáng để họ đánh đổi, do đó phải ép giá để có lời. Vấn đề ở đây là sự liên kết, người dân mình chưa có. 1 phần là do am ảnh từ các nông trường ngày xưa vẫn còn.
Bạn nói "nước khác có thể xuất khẩu tại sao nước ta lại không. một dấu hỏi lớn đang được đặt ra". Nên mình nói rằng Việt Nam xuất khẩu nông sản rất là nhiều, là lớn nhất thế giới. Vấn đề bao nhiêu GDP không phải là câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Mình không tìm hiểu, nhưng muốn tăng GDP thì nông sản phải tăng phẩm chất. Điều này nông dân quyết định, nông dân phải thay đổi.
Việc bạn so sánh nông sản với khoáng sản hay các mặt hàng công nghiệp là không nên.
"nước ta xuất khẩu nhiều nhưng giá thành lại rẻ nước khác xuất khẩu it nhưng giá thành gấp vài lần. vẫn trên một ha mà họ có thể thu được gấp vái lần cho đến cả trục lần"
Câu này không hiểu. Bạn phải dẫn chứng cụ thể hơn. 1Ha ở nước ngoài làm gì và 1ha ở VN làm gì. Bạn không thể so sánh 1 ha rau quả với 1 ha lúa được. Riêng gạo xuất khẩu của VN đang cao giá hơn 1 số nước khác (nước xuất khẩu gạo mạnh), tuy nhiên giá gạo Việt Nam rẻ hơn gạo Mỹ, gạo Úc hàng chục lần thì đúng. Vì sao thì chúng ta đều hiểu rồi.
 
"nước ta xuất khẩu nhiều nhưng giá thành lại rẻ nước khác xuất khẩu it nhưng giá thành gấp vài lần. vẫn trên một ha mà họ có thể thu được gấp vái lần cho đến cả trục lần"
em đang so sánh trên cùng một vật phẩm đấy chứ. các bác thử nên goole gõ mà coi nói chung chúng ta có nhiều hàng hóa nhưng đều làm ăn nhỏ lẻ thì tất nhiên giá thành bị đội nên.
các bác thử qua trung quốc mà xem họ trồng mía thế nào cả tỉnh họ trồng luôn, nước ta thì cũng cả tỉnh đấy nhưng mà rất ít vì cả 1 tỉnh của nó là = nước mình ùi ô tô chạy cả ngày đêm 2 bên đường vẫn hết mía.
mà nước ta nhập khẩu đường bên họ vẫn còn rẻ hơn chúng ta làm gia kia mà. lắm lúc ngành mia chết đúng.
em xin loi em ban post thêm sau nha


 
em cám ơn ý kiến của các bác!
nhưng theo em thấy thì riêng về phần công ty cám của nước ngoài tại sao lại phát triển hơn các công ty việt nam thì theo em biết thì là do các công ty của việt nam chỉ khôn lỏi nhằm thu lợi trước mắt mà không biết giữ vững mối quan hệ lâu bền. ai đời cám ăn thảng cần có lượng đạm 40=>45%, các anh không dùng bột cá, khô dầu đậu,.... mà các anh đi lấy lông vịt nghiền ra trộn vào.
chắc các bác biết lông vịt có từ 95=>98% là protein nhưng nó là dạng không hấp thu hỏi vậy thì sao mà có thể tăng sản lượng được khi đã đánh mất lòng tin từ những người nông dân chăn nuôi như phâcác bác nói xuất khẩu nông nghiệp lướng nhất thế giới ư. em thì lại thấy chi có 6% GDP là do xuất khẩu các mật hàng nông nghiệp, còn lại là do bán khoáng sản mà kiếm được chư có phải là thu từ nhũng cái mà chúng ta có thể làm gia được đâu.
riêng ngành than nước ta đang đi tìm mua nguồn than từ nước khác để cung cấp cho các nước mà ta đã ký kết hợp đồng với giá gấp 4 lần giá mà nước ta đang bán
quay lại với nông nghiệp. nước ta xuất khẩu nhiều nhưng giá thành lại rẻ nước khác xuất khẩu it nhưng giá thành gấp vài lần. vẫn trên một ha mà họ có thể thu được gấp vái lần cho đến cả trục lần thì làm gì mà chúng ta giàu được. còn về vấn đề khuyên người dân trồng lúa hật dài để xuất khẩu sang Mỹ à, trông thì được thôi nhưng mà ai chịu chách nhiệm thu mua, bán thì mấy tay thương lái, hàng sáo kêu thóc này người ta không mua ép giá, mà trồng thì có vùng phù hợp có vung không phù hợp dẫn đến có vùng năng xuất không cao thì bắt họ trồng sao được.
không phải do dân không chịu nghe mà cái gì nong dân thấy có lợi cho họ là họ làm thui.
nếu làm mà bán được với giá cao thì đúng thật ai mà không gnhe cho được chứ. em mong các bác nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và đặt ra nhiều tình huống để chúng ta đưa được ra những ý kiến hay nhất.
mong các bác góp ý để em có được những ý kiến mới mẻ phục vụ cho dân quê em cũng như trong nước ta sau này.
rất mong được sự góp ý của các bác!

nhà bác này thật là tâm huyết với nghề nông , vâng dĩ nông vi bản , dù có là ông nọ bà kia , là gì gì đi nữa , mà một này không va vào miệng một vài sản phẩm nông nghiệp là không xong ,
tuy nhiên , nhà nông vẫn nghèo nhất , khổ nhất , nhục nhất ....
tất nhiên có nhiều lý do , mặc dù hiện nay đã bằng tám vạn năm xưa
nhưng hiện còn những câu hỏi đặt ra :
-tại sao gà loại nhập lậu nhiều như vậy ? lỗi tại đâu ? trong khi có một đội ngũ hùng hậu , dày đặc ,....chuyên ngăn chặn món này , chúng chạy đi đâu ?ở đâu , mà không thực thi công vụ ?
-tại sao lại nhập muối về khi nước ta có tới vài ngàn km bờ biển ?
- tại sao nhập đường về trong khi các nhà máy đường chết gí vì không bán được hang ?
và còn rất nhiều cái tại sao nữa ....
 
Đặng Lê Nguyên Vũ: Người Việt đố kỵ kinh khủng
29-11-2012 | 11:54
Chuyện vui của ông Đặng Lê Nguyên Vũ về tính đố kỵ của người Việt Nam làm cả khán phòng không thể cười được lâu.

Câu chuyện vui của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch Trung Nguyên Group khiến cả hội trường không thể cười được lâu. Ông nói, nếu mỗi quốc gia đều có một chiếc chảo dầu dưới âm phủ để cho những kẻ phạm tội bị thảy vào thì chắc chắn chảo dầu của người Việt Nam không cần đậy nắp. Đơn giản, nếu kẻ nào ngoi lên là ngay lập tức bị kéo xuống.
Chỉ có những nước khác, người ta nâng đỡ nhau, tạo điều kiện để người kia leo lên khỏi chảo thì mới cần tới cái nắp để ngăn họ lại.

Câu chuyện của ông đã khiến khán phòng cười trong chốc lát, để rồi sau đó đọng lại rất nhiều suy nghĩ về vấn đề nhức nhối: tính đố kỵ của người Việt Nam.
Theo ông Vũ, bệnh đố kỵ là một trong những điểm yếu rất lớn trong cuộc sống và công việc vì ngày nay rất cần sự hợp tác, chung tay xây dựng. Người Việt Nam trong nhiều trường hợp còn đố kỵ nhau, khiến làm giảm sức mạnh của chính mình. Vì thế mà có chuyện dẫm đạp nhau, không sẵn lòng hợp tác để tạo thành công chung.
Liên tưởng lại, thật dễ tìm thấy những trường hợp thiếu hợp tác giữa những người cùng hội cùng thuyền. Cá nhân trong một công ty đố kỵ, bất hợp tác với nhau là chuyện cơm bữa. Nhưng ngay cả các tổ chức lớn với nhau cũng không tránh khỏi vấn nạn này.
Ông Vũ cho biết, câu chuyện sau đây ông được nghe từ đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch trong một lần trò chuyện. Câu chuyện như sau: Một ông bụt hiện lên và nói cho chàng trai một điều ước nhưng với điều kiện nếu chàng trai được một thì người hàng xóm được gấp đôi, chàng trai suy nghĩ mãi và cuối cùng trả lời: “Con ước con chột một con mắt”.

Nguồn: Báo Nguoiduatin
 
mình không biết thế nào nhưng theo quan điểm và hiều biết nhỏ nhoi của mình thì như sao các anh các chú các bác ah:
- ở nước ngoài chính sách của họ rất hay rất phóng khoáng, nhà nước của họ không quản lý vào đầu ra của các công ty trong nước của họ (tùy 1 số mặt hàng cấm xuất khẩu), họ cho công ty tự do đi tìm đối tác và bán hàng ra, họ chỉ có nhiệm vụ thu thuế mà thôi, bởi vì thế hàng hóa của họ lúc nào cũng giá cao. (vì công ty mà có giá là cho bán liền lấy lãi trước mất cái đã). nhà nước của họ chỉ quản lý thuế má và 1 số thủ tục đơn giản.
- còn ở việt nam chúng ta : tất cả các mặt hàng muốn xuất đi nước ngoài điều phải qua sự quản lý của nhà nước, nhà nước thu mua của dân lại rồi mới xuất . các công ty trong nước mình giống như chỉ có 1 nhiệm vụ là thu gom hàng lại vậy đó, chứ họ chẳng được quyền tự do (rồi cũng bị nhà nước đánh thuế nữa). ôi cách quản lý lu su bu. một khi 1 lượng hàng quá lớn thì chắc chắc là phải xuất với giá thấp hơn so với người ta xuất nhỏ lẽ mà nhiều rồi. chính cái cách quản lý như thế nên dân ta mới khổ thêm đấy.
- theo quan điểm của bảng thân em không biết có đúng hay ko. :D
 
Đọc bài quý bạn mà thấy buồn! Nông-dân mình chả lẻ lại như gà què ăn quẫn cối xay như vậy hay sao?
Tại Úc, không ai hưỡn đâu mà nuôi mấy con quý hiếm. Tốn công nhiều, tốn của nhiều... mà ra thịt ít. Họ cứ gà, heo, bò, trừu mà nuôi ra thật nhiều, bán rẻ cho người dân trong nước và xuất-cảng ra ngoài.
Chính-phủ thu gom nông-phẩm: lúa gạo, trâu bò... lại, rồi tìm chỗ bán dùm. Nha Ngoại-thương và đại-diện nghiệp-đoàn mà bán dỡ quá, nông-dân giũa thì coi chừng phải... từ-chức! Nên xãy ra nhiều vụ chết cười:
- Muốn giành cho được các hợp-đồng cung-cấp nông-sản với các nước ngoài, đôi khi mấy ổng phải lo lót với nước mua. Bán ào-ào, trót lọt. Rồi báo-chí đánh hơi biết được. Luật Úc, lo-lót bất cứ dưới hình-thức nào, mục-đích nào cũng là tội nặng. Vậy là mấy ông nầy dính chấu! Tiền dùng lo lót là tiền Quỹ nghiệp-đoàn. Hàng không ứ đọng, bán ra lời nhiều, Quỹ nghiệp-đoàn tăng thì dùng để... bôi trơn chút, vậy mà cũng làm ầm-ĩ!
Mà số-lượng mấy người lo cho chạy việc, mấy ngườì khuyến-nông, mấy người Bộ nông-nghiệp đâu có nhiều, làm sao mà họ được việc quá cũng không biết?

Nói vậy thì nhìn lại nước mình. Nội cái, nuôi mấy ông cán-bộ với số-lượng quá đông, nhà cửa quá đẹp, xe chạy quá sang, con cái du-học nước ngoài quá nhiều... thì mới thấy mồ-hôi của nông-dân nước mình và nước ngoài "thấm" vô 2 thứ áo khác nhau.
Tui suy nghĩ như vậy có sai lắm không?
 
tôi cũng là con xuất thân từ nông dân. mỗi người khi làm ăn hãy suy nghĩ kỹ 1 chút, đừng vì lợi nhuận trước mắt mà làm khổ nhân dân. tôi đang nói về vấn đề gì chắc mọi người đều hiểu.
tất cả các ngành nghề đều liên quan đến nông nghiệp, không có công thì vẫn sống được chứ ko có nông thì chết hết.
tôi khuyên mọi người khi đi vào ngành nghề kinh doanh hay bất kể ngành gì thì hãy tính trước xem nó ó để lại hậu quả không.
cái cốt lõi là làm ăn muốn lâu bền thì làm ăn phải có đức.
Bác Hồ có nói "có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
bạn muốn nhảy vào ngành nông nghiệp ư hãy tìm cho mình đủ 2 cái đó nha hay chí ít thì cũng phải có đức, vì tài có thể học được nhờ các bậc đi trước.
chúc các bạn thành công
 
Có bạn nói: "Bà con Nông Đân trở lên người làm thuê cho
các công ty nông nghiệp." Tôi thấy đó là điều hay điều tốt.
Thà đi làm thuê còn hơn làm chủ một mảnh đất nhỏ xíu, chỉ
đủ trồng một luống rau cho nhà mình ăn.
*
Vấn đề ở chỗ là công ty nào, của ai, của người bản xứ,
hay của người nước ngoài? Nếu là của người nước ngoài,
thì đó là "chính sách thuộc địa kiểu mới."
*
 
Có bạn nói: "Bà con Nông Đân trở lên người làm thuê cho
các công ty nông nghiệp." Tôi thấy đó là điều hay điều tốt.
Thà đi làm thuê còn hơn làm chủ một mảnh đất nhỏ xíu, chỉ
đủ trồng một luống rau cho nhà mình ăn.
*
Vấn đề ở chỗ là công ty nào, của ai, của người bản xứ,
hay của người nước ngoài? Nếu là của người nước ngoài,
thì đó là "chính sách thuộc địa kiểu mới."
*

Đúng đó bác! "Chính sách thuộc địa kiểu mới". Đứng đầu là Trung-quốc. Dân bản-địa ở Caledonia trước đã nổi giận giết vài người TQ. Châu Phi thì đang rục-rịch...
Ở VN mình, cán-bộ nông-nghiệp không biết nhiều ít. Mấy vị nầy thì phải phát lương cho họ sống. Làm việc thì cũng phải đến lúc về hưu. Lương hưu tuy ít hơn, nhưng cũng phải phát cho họ sống. Lương, lương, lươ....ng!

Ở Úc, chính-phủ đang bị giũa cái vụ tiền phát cho người không làm việc, gồm người "không có việc làm" và người "không làm việc được" (bệnh hoặc già)... không đủ xài! Mà "ác cái" là con người ngày càng thọ, người dân thì làm biếng sinh con, nên cán cân "lực-lượng lao-động" và lực-lượng ăn theo" càng ngày càng lệch!

VN mình thì siêng sinh con. Công việc thì không tăng. Người già sống thọ thêm cũng tăng. Đến một lúc nào đó, chính-phủ phải lo trả lương cho người đang đi làm, đồng-thời trả tiền hưu cho rất nhiều người đã từng đi làm. Mệt lắm chứ không phải chơi!
Vậy, xin quý vị cán-bộ nông-nghiệp đang tại chức:
- Xin hãy làm việc tận-lực, hiệu-quả!
 
có 1 số cây , động vật nằm trong diện cần được bảo vệ vì số lượng của chúng quá ít hoặc đang giảm dần. có 1 cách bảo tồn là nhân rộng cho người nông dân cùng trồng, cùng nuôi những loài này. nhưng có lẽ là do công tác khuyến nông chưa tìm hiểu rõ điều kiện, khả năng kinh tế , xã hội của nông dân mà đã vội vàng khuyến khích trồng trọt, chăn nuôi mà chưa có đầu ra ổn định nên đã gây ra những hệ quả không mong muốn.
 
có 1 số cây , động vật nằm trong diện cần được bảo vệ vì số lượng của chúng quá ít hoặc đang giảm dần. có 1 cách bảo tồn là nhân rộng cho người nông dân cùng trồng, cùng nuôi những loài này. nhưng có lẽ là do công tác khuyến nông chưa tìm hiểu rõ điều kiện, khả năng kinh tế , xã hội của nông dân mà đã vội vàng khuyến khích trồng trọt, chăn nuôi mà chưa có đầu ra ổn định nên đã gây ra những hệ quả không mong muốn.
Đừng, đừng nha! Đùng xúi người dân nuôi trồng bảo-tồn bất cứ động-vật hay thực-vật nào hết. Họ là tài-nguyên để sản-xuất, chứ không phải tài-nguyên để bảo-tồn. Đừng phí-phạm!
Mà có trả lương cho họ không? Tội-nghiệp họ lắm! Làm ơn!
 


Back
Top