Nhờ bà con "tiếp sức": việc trồng đu đủ của mình

  • Thread starter anh8
  • Ngày gửi
Vì vấn đề quan trọng nên xin phép diễn đàn cho mình được tạo thớt mới dù đã có thớt Kỹ thuật trồng đu đủ.

Xin giới thiệu: mình ham thích trồng trọt (mới phát sinh), và là một nông dân tập sự.

Nhờ agriviet và một số nơi khác mà mình biết được 1 ít lý thuyết trồng đu đủ; cộng thêm ham trồng loại cây này mà đã quyết định trồng nó với diện tích nhỏ (hơn 100 cây). Hiện tại đang xuống cây con, nhưng tình hình không mấy tốt: đu đủ con cứ héo rũ chết dần. Mình sẽ thêm lời theo hình mới chụp.

1. Cải tạo đất
f608cfecfcc04172c2d8b5ada6de6dce_45623006.anh012.700x0.jpg

Mình đào các mương sâu lên liếp. Kích thước mương: 3 lớp dá, lớp đầu: 3 lưỡi ngang, lớp giữa 2 lưỡi, và lớp cuối 1 lưỡi. đất phơi khô sau đó lên liếp cao. Còn mương này cách mương kia 2m. Đào hố trên liếp, trộn với phân mục thêm kali+lân rồi đấp bằng lại. Hố cách nhau 1.6m (hơi dày vì làm đu đủ lùn)
2. Dùng bạc nông nghiệp phủ liếp
9c36e24cd0c8936453c3422eb2ad5894_45623007.anh015.700x0.jpg

3. Giống đu đủ: giống Đài loan của Chánh Nông không tốt. Nẫy mầm trước sau, ko đều
25e3a4be003acf1fa1880e0df1c09daa_45623050.anh039.700x0.jpg

Nẩy mầm ko cao: 25%. Nên mình phải mua thêm Sinta
dbec945e6ab9ac8237b9a3d7caf3d066_45623054.anh040.700x0.jpg

Giống này đạt >70% nhưng mắc, 4500dd/hạt, chi mua 20 hạt, và mua 2 trái đu đủ thường để ươn thêm hạt. Cây con lên mạnh, tốt được 1 lúc, thì gặp trời mưa dầm, sau đó héo và vàng lá từ từ
f0c9401516ed96937f7626eab029cd99_45623028.anh027.700x0.jpg

c2f0fc549a7e53f836130ae8a6c17556_45623030.anh028.700x0.jpg

Mình lựa cây tốt, và cho lánh nạn trên cao
e01fbf0e30477b8294de3accdeb1667e_45624265.anh029.700x0.jpg

nhưng vẫn còn vàng lá lai rai.
3aa7d5f4cfe351d094a09d27994a2233_45623037.anh031.700x0.jpg

4. Tình trạng phát triển: do hạt nẩy mầm ko đều nên mình xuống cây con cũng ko đều. lứa đầu xuống đuợc 2 dòng (20 cây) thì phát triển tốt đạt 17/20, tiêu 3 cây.
b41d179abda6de99613c19bb764b6049_45624400.anh018.700x0.jpg

3 cây chết do héo rũ dù đã lớn.
5ea406d6b7ee849d315337fbdc63e55e_45623015.anh022.700x0.jpg

Các lứa tiếp theo thường thì sau 7-10 ngày tốt thì lại héo rũ.

* VẬY BỆNH HÉO RŨ CÂY CON LÀ DO ĐÂU? Có lẽ là do mưa dầm kéo dài, hết mưa thì bị nắng gắt nên mình đoán là bị nấm tấn công.

5. Thuốc đã trị: ban đầu là Validacin. Sau đó mình dùng RIdomil xịt, rồi tưới gốc nhưng ko mấy hiệu quả. Chỉ cứu được 1 cây.

6. Hiện tại: còn 3 dòng nữa nhưng mình đang lo nên chưa xuống.
0f2e5b134ab6a37c68d3ad6087d2675e_45623038.anh033.700x0.jpg


VẬY MONG BÀ CON GÓP Ý, CHIA SẼ KINH NGHIỆM GIÚP MÌNH.
Chân thành cám ơn mọi người.
 


Last edited by a moderator:
Các bạn thử nghĩ Cách trồng nghiêng, lấp đất lên thân,
thân cây cong vòng, so với trồng thẳng, thì thấp được
bao nhiêu phân tấc, trong khi trồng thảng thì cứng hơn?
*
Các cây dừa, có cây gốc rất cong, nhưng phần lớn bà
con không trồng dừa nghiêng để gốc cong cho thấp chứ
hả? Còn cau thì sao? Có ai trồng cau nghiêng để cho
thấp đi không?
*
Mỗi loại cây có kỹ thuật trồng khác nhau Bác ơi, đâu thể đem "râu ông này cấm càm bà kia được Bác". Cây dừa, cây cao thuộc họ khác với cây đu đủ, cũng giống như việc bác lấy con chó mà so sánh với con heo thì thật là tai ác đấy.
Việc trồng cây nằm nghiên, mục đích giúp cây phát triển bộ rễ bàn (ăn rộng ra nhiều hướng), giúp cây chống chịu với những cơn gió mạnh khi đến thời kỳ mang trái, chứ không phải chỉ vì mục đích thấp hơn vài phân hay vài tắc chiều cao đâu Bác. Ngoài ra nó còn giúp gốc đu đủ nở to hơn khi trồng thẳng đứng đấy (Bác thử trồng và so sánh nhé), giúp cây mau phát triển và cho năng suất cao hơn bình thường.
Hình như Bác đang ở nước ngoài, hôm nào có về VN chịu khó đi về vùng nông thôn, Bác sẽ được các Bác nông dân xứ ta chỉ cho những kinh nghiệm quí giá được đúc kết bao đời nay mà đôi lúc trong sách vở (trong nước và nước ngoài) chưa được ghi chép lại đấy.
Đừng coi thường kinh nghiệm nhé Bác!
[B]"Học thì phải đi đôi với hành, học mà không hành thì chỉ là lý thuyết suông" [/B]Lời Chủ tịch Hồ CHí Minh của chúng tôi đấy.
 


Last edited by a moderator:
Em mới phone bác Tao, và có hỏi vụ "đực cái". Để em thuật lại (qua điện thoại có lúc ko rõ, có gì sai xót bác Tao bổ sung nhe). Theo bác Tạo: quan trọng là lúc lấy hạt từ trái, chỉ lấy những hạt chìm trong nước, thì 100% là cây cái và lưỡng tính (hình như bác thử nghiệm năm rồi?)

Em đọc sách
b19e90f3219ad1afab18150125de2a04_47823184.anh003.120x1.jpg

tác giả: Phan Kim hồng Phúc, Nguyễn Văn A, nxb Đà Nẳng, năm 2002, thấy có nói ở trang 45:

Như bác anhmytran có phân tích (ở đâu đó?) về khía thì lá nào số khía cũng chẵn hết, và hơi nhiều để đếm. Nhưng hình như em hiểu khía ở đây là thùy như bác nói. Có lẽ là khía dài! Chẵng hạn lá này
images


có tất cả 7 khía dài nên (99%) nó là lá cây cái?

Về cách làm lùn đu đủ, em có hỏi bác Tao, và cũng thấy được ích lợi của nó. Từ đó rút ra ý: Tạo điều kiện cho bầu ươn cây con nằm ngang thay vì để đứng khi cây được hơn 1 tháng. Hình lúc trước em chụp:

e01fbf0e30477b8294de3accdeb1667e_45624265.anh029.700x0.jpg

là cũng làm kiểu này. Ở đây sợ lá bị gãy nên em làm cây tre ngang chịu lại. Chưa hẳn là nằm ngang hoàn toàn.
Bác có nghe nói đến kỹ thuật trồng cây cà chua năm nghiên sát mặt đất chưa vậy? Trồng đu đủ cũng vậy chỉ để cục đất lên thân cây khi mới trồng thôi (hoặc khi nó bị rớt ra), với cách trồng như thế khi lớn lên cây sẽ có bộ rễ nông chia điều ra các hướng (chống chịu các cơn gió), hạn chế rễ chuột ăn sâu (hạn chế bị thối rễ),.... Tuy khi trồng cây con năm sát đất nhưng khi cây trưởng thành thì có dáng hình cánh cung thôi (đọt cây trong quá trình phát triển luôn hướng lên tìm ánh năng mà), chứ không sát mặt đất như khi trồng.
Theo tôi trong thời kỳ ươm cây con chủ yếu chăm sóc cho cây khỏe mạnh, không bị nhiểm bệnh, chứ không cần phải lấy cây gài ngang như bạn (vì phải tốn thời gian đi dời khi cây phát triển).
Hảy thử làm 01 lần rồi bạn sẽ thấy kết quả thế nào.
"Làm chưa chắc sẽ thành công, nhưng không làm chắc chắc sẽ không có thành công"
Chúc bạn thành công nhé.
 
Mỗi loại cây có kỹ thuật trồng khác nhau Bác ơi, đâu thể đem "râu ông này cấm càm bà kia được Bác". Cây dừa, cây cao thuộc họ khác với cây đu đủ, cũng giống như việc bác lấy con chó mà so sánh với con heo thì thật là tai ác đấy.
Việc trồng cây nằm nghiên, mục đích giúp cây phát triển bộ rễ bàn (ăn rộng ra nhiều hướng), giúp cây chống chịu với những cơn gió mạnh khi đến thời kỳ mang trái, chứ không phải chỉ vì mục đích thấp hơn vài phân hay vài tắc chiều cao đâu Bác. Ngoài ra nó còn giúp gốc đu đủ nở to hơn khi trồng thẳng đứng đấy (Bác thử trồng và so sánh nhé), giúp cây mau phát triển và cho năng suất cao hơn bình thường.
Hình như Bác đang ở nước ngoài, hôm nào có về VN chịu khó đi về vùng nông thôn, Bác sẽ được các Bác nông dân xứ ta chỉ cho những kinh nghiệm quí giá được đúc kết bao đời nay mà đôi lúc trong sách vở (trong nước và nước ngoài) chưa được ghi chép lại đấy.
Đừng coi thường kinh nghiệm nhé Bác!
[B]"Học thì phải đi đôi với hành, học mà không hành thì chỉ là lý thuyết suông" [/B]Lời Chủ tịch Hồ CHí Minh của chúng tôi đấy.
Trích đoạn bạn viết để bà con thấy là tôi trả lời bạn.
*
Bạn là người chì biết học vẹt và nhắc lại, chứ óc không
có nghĩ gì. Ngoài ra, bạn chưa từng trồng đu đủ, cũng
không có con mắt nhìn các cây đu đủ người ta trồng.
*
Vậy, bạn nên chính mình trồng đu đủ đi, và hỏi những bà
con trồng đu đủ có nhiều trái ngon, coi họ trồng ra sao,
còn đu đủ bạn trồng thì ra sao.
*
Việc trồng đu đủ nghiêng để giúp mọc rễ tốt, và đỡ bị
đổ, cũng là một suy nghĩ sai lầm tai hại. Bạn khodinhsd
cần suy nghĩ cây mọc rễ có theo chiều hướng thân cây khi
trồng hay không? Cũng nên suy nghĩ cây cong gốc và cây
thẳng gốc thì cây nào dễ đổ hơn?
*
Cà chua trồng thằng, trồng nghiêng, hay vun đất lên thân
lên cành, hay trồng ngập lút xuống đất đều được, vì cà
chua mọc thêm rễ trên thân nơi nào chạm vào đất ẩm. Đu
đủ không mọc thêm rễ như vậy. Nếu bạn thích đu đủ thấp,
có thể trồng trong bầu vài tháng liền, rồi trồng nó trong
lỗ đào thật sấu, chừng 1 mét, thì nó sẽ bị thấp bớt đi 1
mét, mà không ảnh hưởng sức khoẻ của nó nếu bầu thật to,
và mực nước ngầm không nông quá 2 mét. Có điều làm vậy
tốn công quá, mà đất vườn thường rất ẩm, trồng sâu xuống
1 mét thì có thể bị thối rễ mà chết.
*
 
Làm thì phải suy tính thôi, nhưng kinh nghiệm, thì qua thực tế mới đánh giá được. Bởi vậy tôi luôn luôn quan niệm có làm (tôi đã làm) mới rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Xin chào Bác.
 
Nếu bạn đã trồng, đã có năng suất hơn người,
đu đủ sau mưa bão không đổ, thì bạn đã đào rễ
lên coi chưa? Có đúng giả thuyết của bạn không?
*
 
Chào các bác
Thấy các bác tranh luận về chuyện trồng đu đủ nghiêng hay thẳng nên tôi cũng xin chia sẽ thực tế đã gặp trong 7 năm trồng xoài thì cũng chừng đó năm trồng xen cây đu đủ.Hai năm đầu tôi trồng đu đủ thẳng ,năm thứ 3 trồng nghiêng bằng cách đặt bầu cây nằm dài ra đất nó sẽ tự ngóc lên(do đọc được kỹ thuật trồng trên mạng).Từ năm thứ 4 đến nay trở lại trồng thẳng tự nhiên vì những lý do sau đây:
-Đu đủ nằm nghiêng phơi thân ra không được bộ lá che nắng tháng 2 đốt nám thân chết hết 1 số.
-Chiếm nhiều diện tích hơn trồng thẳng(do tôi cứ theo mật độ cũ nên không có chỗ đẩy xe rùa đi thu trái)
-Dễ đỗ ngã ,tôi trồng canh thời điểm thu hoạch vào dịp tết mà trước tết là mùa mưa bão .Đau nhất là thường sau mấy ngày mưa dầm cho đất mềm ra là có gió(tôi chặt cây chảng ba chống thì gẫy ngay chỗ chống)còn không thì bật cả gốc lên.Bạn nghĩ coi chùm trái nặng trên 50 kg lệch tâm lại hổng chân gió thổi mà không ngã mới là lạ.Báo hại năm đó phải bán đu đủ sống với giá bèo.Mà thực ra trồng nghiêng thấy gốc to hơn vì ngọn nó nhỏ chứ không suông đều cân đối như trồng thẳng.
Tóm lại theo tôi để có thể trồng nghiêng hiệu quả thì bạn phải có điều kiện canh tác thật lý tưởng cỡ như nhà kính.
 
trồng đu đủ

kĩ thuật trồng đu đủ có phủ bạt nilong hiện nay đang áp dụng tại trường đại học nông nghiệp Hà Nội nhé. mặt trên của bạt màu bạc sẽ giúp phản xạ ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp tốt vì cây đu đủ là cây nhiệt đới cần nhiều ánh sáng. mặt khác sẽ giảm thiểu được công làm cỏ.
về cây đu đủ bị nghiêng là do đặc điểm đặc trưng của cây cái khi còn nhỏ gốc đã cong tự nhiên rồi. chiều cao cây phụ thuộc vào giống chứ ko phải kĩ thuật chăm sóc hay ức chế bằng cách trồng nghiêng. thông thường những cây có quả lứa đầu sát gốc là những giống thấp cây, cho quả sai kín liên tục như giống Hồng Phi, để khống chế chiều cao cây thì có thể cắt ngọn sau khi đã thu hoạch hết lứa quả, khống chế ở chiều cao 2m, dùng rơm trộn bùn đắp vào vết cắt để chống nước và kích thích cây ra chồi bên. cây quá sai quả cần dùng 2 đến 3 cây chống buộc lại để chống đổ cho cây.
 

Vì vấn đề quan trọng nên xin phép diễn đàn cho mình được tạo thớt mới dù đã có thớt Kỹ thuật trồng đu đủ.

Xin giới thiệu: mình ham thích trồng trọt (mới phát sinh), và là một nông dân tập sự.

Nhờ agriviet và một số nơi khác mà mình biết được 1 ít lý thuyết trồng đu đủ; cộng thêm ham trồng loại cây này mà đã quyết định trồng nó với diện tích nhỏ (hơn 100 cây). Hiện tại đang xuống cây con, nhưng tình hình không mấy tốt: đu đủ con cứ héo rũ chết dần. Mình sẽ thêm lời theo hình mới chụp.

1. Cải tạo đất
f608cfecfcc04172c2d8b5ada6de6dce_45623006.anh012.700x0.jpg

Mình đào các mương sâu lên liếp. Kích thước mương: 3 lớp dá, lớp đầu: 3 lưỡi ngang, lớp giữa 2 lưỡi, và lớp cuối 1 lưỡi. đất phơi khô sau đó lên liếp cao. Còn mương này cách mương kia 2m. Đào hố trên liếp, trộn với phân mục thêm kali+lân rồi đấp bằng lại. Hố cách nhau 1.6m (hơi dày vì làm đu đủ lùn)
2. Dùng bạc nông nghiệp phủ liếp
9c36e24cd0c8936453c3422eb2ad5894_45623007.anh015.700x0.jpg

3. Giống đu đủ: giống Đài loan của Chánh Nông không tốt. Nẫy mầm trước sau, ko đều
25e3a4be003acf1fa1880e0df1c09daa_45623050.anh039.700x0.jpg

Nẩy mầm ko cao: 25%. Nên mình phải mua thêm Sinta
dbec945e6ab9ac8237b9a3d7caf3d066_45623054.anh040.700x0.jpg

Giống này đạt >70% nhưng mắc, 4500dd/hạt, chi mua 20 hạt, và mua 2 trái đu đủ thường để ươn thêm hạt. Cây con lên mạnh, tốt được 1 lúc, thì gặp trời mưa dầm, sau đó héo và vàng lá từ từ
f0c9401516ed96937f7626eab029cd99_45623028.anh027.700x0.jpg

c2f0fc549a7e53f836130ae8a6c17556_45623030.anh028.700x0.jpg

Mình lựa cây tốt, và cho lánh nạn trên cao
e01fbf0e30477b8294de3accdeb1667e_45624265.anh029.700x0.jpg

nhưng vẫn còn vàng lá lai rai.
3aa7d5f4cfe351d094a09d27994a2233_45623037.anh031.700x0.jpg

4. Tình trạng phát triển: do hạt nẩy mầm ko đều nên mình xuống cây con cũng ko đều. lứa đầu xuống đuợc 2 dòng (20 cây) thì phát triển tốt đạt 17/20, tiêu 3 cây.
b41d179abda6de99613c19bb764b6049_45624400.anh018.700x0.jpg

3 cây chết do héo rũ dù đã lớn.
5ea406d6b7ee849d315337fbdc63e55e_45623015.anh022.700x0.jpg

Các lứa tiếp theo thường thì sau 7-10 ngày tốt thì lại héo rũ.

* VẬY BỆNH HÉO RŨ CÂY CON LÀ DO ĐÂU? Có lẽ là do mưa dầm kéo dài, hết mưa thì bị nắng gắt nên mình đoán là bị nấm tấn công.

5. Thuốc đã trị: ban đầu là Validacin. Sau đó mình dùng RIdomil xịt, rồi tưới gốc nhưng ko mấy hiệu quả. Chỉ cứu được 1 cây.

6. Hiện tại: còn 3 dòng nữa nhưng mình đang lo nên chưa xuống.
0f2e5b134ab6a37c68d3ad6087d2675e_45623038.anh033.700x0.jpg


VẬY MONG BÀ CON GÓP Ý, CHIA SẼ KINH NGHIỆM GIÚP MÌNH.
Chân thành cám ơn mọi người.

bệnh trên cây của bạn có thể là thối cổ rễ do đất quá ẩm, hoặc rãnh ko thoát nước kịp, cần phải tiêu nước kịp thời. nên ủ hạt trước khi gieo để hạt nảy mầm đồng đều. nếu nơi của bạn mưa nhiều và kéo dài thì nên trồng cây theo kiểu đắp từng ụ đất cao rồi trồng cây lên trên , nếu mưa nhiều bị úng mà lại phủ bạt nên trên đất ngấm nước nhiều sẽ bị chặt và bí khí ko tốt cho hô hấp của rễ cây. trồng dày làm cây thiếu sáng , lá nhỏ, mỏng ,dễ bị vón, dài thân , dễ nhiễm bệnh, bạn nên tuân thủ khoảng cách trồng hợp lý. đối với các giống đu đủ lai bạn nên mua hạt giống hoặc cây giống về trồng vì thế hệ f1 cho quả có năng suất và chất lượng tốt nhất, tỉ lệ cây cái cao vì đã qua xử lý hạt. mua quả về lấy hạt , độ chín của hạt ko đảm bảo , tỉ lệ cây đực cao, chất lượng hạt thấp hơn vì thụ phấn chéo.
 
để khống chế chiều cao cây thì có thể cắt ngọn sau khi đã thu hoạch hết lứa quả,
khống chế ở chiều cao 2m, dùng rơm trộn bùn đắp vào vết cắt để chống nước
và kích thích cây ra chồi bên.
Lúc tôi còn nhỏ (năm 1950s) đu đủ cao 3-4 mét
thì bà con chặt đi, còn cao 1 mét thôi. Đội cho
vết cắt một cái nồi đất đã bỏ đi vì sứt mẻ để
nước mưa khỏi lọt vào vết cắt, làm thối chết cây.
Cây sẽ ra nhánh ở mức cao 1 mét đó, chứ không ra
nhánh ở gốc đâu.
*
Khi tôi lớn lên, đu đủ ra hết lứa trái đầu,
thì bà con chặt đi, không để cao 3-4 mét nữa,
cũng không đợi nó mọc nhánh.
*
Đu đủ bạn chặt ở độ cao 2 mét, thì nhánh ra cao lắm.
Vả lại, trộn bùn đắp vào vết cắt rất dễ làm thối cây.
Nên buộc nilon trùm kín vết cắt thì hơn.
*
 
Đu đủ bạn chặt ở độ cao 2 mét, thì nhánh ra cao lắm.
Vả lại, trộn bùn đắp vào vết cắt rất dễ làm thối cây.
Nên buộc nilon trùm kín vết cắt thì hơn.
*[/QUOTE]

nghĩa là khống chế để cây cao khoảng 2m chứ không phải cắt ở độ cao 2 m, cắt ở tầm cách gốc 1m để quả ra tập trung ở thân chồi mới+ chiều dài ngọn nữa thì tổng là khoảng 2 m, kiểu như đưa tay lên với hái chứ không cần bắc thang hay dùng cây để chọc quả. cắt ngọn cây vừa là để khống chế chiều cao, cải tạo cây. cây càng cao thì quả càng nhỏ , hoa sẽ dần biến thành hoa lưỡng tính và hoa đực.

bùn khi khô sẽ cứng lại trước khi gặp phải mưa tạo điều kiện cho cây lành vết cắt. đây là cách dễ thực hiện, ko tốn chi phí. buộc nilong trùm kín vết cắt ko khoa học vì nhựa quả cây sẽ chảy ra nhiều, gây ứ đọng và thối thân , cây cũng cần hô hấp, trùm kín như vậy hơi nước bốc nên ko thoát được cũng gây thối thân. đối với cây ăn quả thân gỗ khi cải tạo lại cây cũng vậy chỉ nên bọc quanh vết cắt bằng tờ giấy và buộc hờ thôi chứ ko trùm nilong
 
Cám ơn bạn.
Sao không thấy nút Thanks ở đâu?
*
Trâu Quỳ (Châu Quỳ?) nằm trên đường số 5 đi Phố Nối (rẽ lên Bắc Ninh),
Hải Dương (đi lên Chí Linh) và Hải Phòng (đi lên Móng Cái).
Ở đó, đường xe lửa và đường xe hơi đi song song và sát cạnh
nhau. Nhà ga xe lửa Trâu Quỳ có rặng cây Xà Cừ rất đẹp. Hình
như còn có hồ Sen nữa. Nhìn về phía Nam, hình như có trường
Sư Phạm. Trâu Quỳ còn nổi tiếng về Bệnh Viện Tâm Thần. Nơi này
gần 2 trung tâm Gà Quý nổi tiếng là Gà Hồ và Gà Đông Tảo.
*
 
Last edited:


Back
Top