Nhờ các anh (chị) giúp đỡ về kỹ thuật trồng sắn năng suất cao.

  • Thread starter taynguyen6868
  • Ngày gửi
Em xin chào các anh (chị) Agriviet, em sinh ra và lớn lên ở Kon Tum, ở địa phương em người ta trồng sắn rất nhiều, nhưng em nhận thấy ở đây người dân chỉ trồng kiểu đại trà, ít quân tâm đến các biện pháp kỹ thuật, dẫn đến năng suất rất thấp, tầm 20 - 25 tấn/1ha. Rất mong các anh(chị) tư vấn giúp em các biện pháp kỹ thuật để trồng cây sắn để đạt được năng suất cao và những giống sắn nào có thể phù hợp với điều kiện ở địa phương em.
Em xin chân thành cảm ơn.
 


Mình tìm thấy bài này trên mạng, Bác xem tham khảo cũng đc.

Một số giống sắn thích hợp
Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn tạo và nghiên cứu ra nhiều giống sắn mới phù hợp với điều kiện đất đai này như KM94, KM98-7, KM21-10 và KM21-12.
Trong số các giống sắn trên, KM94 là giống đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa phương. KM94 có nguồn gốc từ tập đoàn giống nhập nội CIAT/Thái-lan, thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh. Năng suất củ tươi đạt 30-40 tấn/ha, tỷ lệ chất khô trong sắn cao 39-40%, hàm lượng tinh bột 29-30%.
Sắn KM94 rất dễ trồng, thời gian sinh trưởng trung bình (7-12 tháng sau trồng đã có thể thu hoạch). Một trong những giống sắn có nhiều triển vọng khác đang trong quá trình khảo nghiệm hiện nay là giống KM98-7. Đây là giống sắn đa dụng vừa có thể sử dụng ăn tươi, vừa dùng vào chế biến thành tinh bột. Ưu điểm nổi bật của KM98-7 là tính chịu hạn cao, điều này rất phù hợp với khí hậu tại miền núi phía bắc thường hay rơi vào tình trạng khô hạn kéo dài.
KM98-7 có dạng cây đẹp, cao, mầu nâu, lá nhỏ, thích hợp với đất đồi sỏi đá. Thời gian thu hoạch sắn tương đối ngắn (7-8 tháng sau trồng), nhưng năng suất, chất lượng củ vẫn tương đương KM94...
Kỹ thuật canh tác sắn trên vùng đất dốc
Trồng sắn trên đất dốc nếu không có biện pháp chống xói mòn, đất trồng sắn sẽ trở thành đất trống đồi núi trọc, dẫn đến đất mất khả năng sản xuất, năng suất chất lượng giảm. Trước thực tế này, Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra một số quy trình kỹ thuật cơ bản khi trồng sắn trên đất dốc như sau:
Khâu đầu tiên, phải thiết kế các băng chống xói mòn như cốt khí, cỏ vetiver, cỏ paspalum, dứa... vì những loại cây này có tác dụng giữ đất rất tốt. Nếu đất dốc dưới 15 độ, khoảng cách giữa các băng cây xanh là 8-10m, đất dốc 15-20 độ, khoảng cách dày hơn từ 4-6m.
Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu
Làm đất: ở vùng đất bằng hoặc có độ dốc thấp, cày và lên luống theo đường đồng mức, luống cách luống 1,0m.
Thời vụ trồng: Thời gian trồng thích hợp nhất khoảng từ tháng 2 đến 15-3 (miền bắc), từ tháng 4 đến tháng 8 (miền nam).
Mật độ: Tùy thuộc vào từng loại đất, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày, bảo đảm khoảng cách trung bình 1,0 x 0,8 x 1,0m, tức mật độ cây từ 10.000 - 12.500 cây/ha.
Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha khoảng 10-15 tấn phân chuồng, 110-160kg đạm ure, 220-270kg supe lân, 160-250kg kali, 180 kg phân tổng hợp NPK theo tỷ lệ 60kg N, 40kg P2O5, 80kg K2O. Cách bón, bon lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón thúc lần 1 (sau trồng 45 ngày) 50% đạm + 50% kali. Bón thúc lần 2 (sau trồng 3 tháng) toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp làm cỏ và vun cao.
Một trong những biện pháp khá hiệu quả chống xói mòn cho đất là trồng xen với các cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu tương. Kỹ thuật trồng xen tốt nhất là trồng xen hai hàng đậu vào giữa hai hàng sắn, khoảng cách sắn vẫn giữ nguyên. Khi sử dụng biện pháp trồng xen, lượng phân bón cho cây xen cần thiết là 70% lân + 20% đạm + 30% kali trong tổng số phân bón cho sắn cộng thêm 300kg vôi bột để diệt trừ sâu, bệnh.
Phương pháp này hiện đã được ứng dụng ở nhiều nơi như Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình. Kết quả, lượng đất bị xói mòn đã giảm tới 68-96% so với các chân đất không băng chắn. Năng suất tăng cao hơn, cải tạo cơ bản được độ phì nhiêu của đất.
 
Bài viết trên rất hay.
Về bón phân, tôi không biết bón thế có đúng không,
quá nhiều không, vì trước kia tôi trồng Sắn thì
không có phân mà bón. Câu mật độ trồng tuỳ theo đất
tốt xấu là rất đúng.
*
Tôi chỉ xin đóng góp 1 kỹ thuật trồng sắn là: có
người đặt hom đứng, hom xiên, hom nằm, thì đặt hom
nằm là tốt nhất, vì hai đầu hom đều chìm trong đất,
mọc rễ và mọc củ cả 2 đầu hom. Hom chặt không dài
quá 1 gang tay.
*
 
Em xin cảm ơn những chía sẽ của anh Nguyen Van Sang và anh anhmytran. Chúc hai anh sức khỏe và thành công.
 
Đang lên mạng tìm kiếm một số thông tin, em vô tình khảo cổ đc bài viết này:
Khoai mì được trồng 3 tháng tại trang trại ở Ninh Tân, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Năng suất ước đạt 120 tấn/ha.
Trần Đức Triều 0903702582
http://agriviet.com/home/threads/67480-Ky-thua-t-mo-i-tro-ng-sa-n-khoai-mi-cho-nang-sua-t-cao
không biết thực hư thế nào, nếu quả đây đúng la sự thật thì nó quả là kỳ tích, năng suất gấp 5 lần binh thường.
Không biết có Anh Em nào biết về vụ này không, cho e ý kiến với.
 
Chào các bác, theo chúng tôi biết, tại Indonexia có 1 giống mì được 1 nông dân lấy giống từ Mỹ về, và đạt năng xuất rất khủng 160 tấn/ha sau 6 tháng. Nhà nông này được Nhà nước tặng danh hiệu Nông dân tiêu biểu của Inđô năm 2012, biết đâu bác đăng bài đạt 120 tấn từ giống mì này???

Riêng để tăng số lượng cũ và tinh bột, khi mì được trồng 25-30 ngày sẽ được xử lý Cytokinin bằng các tưới vào gốc (5ppm) để thúc đẩy quá trình thành rễ cũ cũng như tăng số lượng 25-30%. Sau đó thì kết hợp xử lý GẢ để tăng hàm lượng tinh bột, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Những hộ đạt được năng suất khoảng 70-80 tấn đều xử lý như vậy ( vấn đề là mấy bác đó không chia sẽ)...
 


Back
Top