nhờ giúp đỡ. mua bò về nuôi nhưng không có giấy thú y

  • Thread starter jokovicminhquan
  • Ngày gửi
Hic.. mình mới mua 4 con bò thịt về nuôi nhưng bên bán không cung cấp giấy thú y. Giờ ở chỗ mình bắt phải có giấy thú y nếu không có sẽ đóng phạt 3.500.000 đồng và mỗi con bò phải đóng 1.500.000 đồng tiền kiểm nghiệm. Mình mới nuôi mà bị phạt như thế mình nản quá. Có ai biết cách gì giúp mình không bị phạt như thế khôngNói rõ thêm là bò mình mới mua cách đây 5 ngày ở hóc mon nhưng do bên bán sơ suất không làm giấy thú y khi bán. Mình mới nuôi nên chẳng biết khi bò về chỗ mới cần giấy gì giấy gì. Nếu bị phạt như thế mình nản quáMình có kêu bên bán làm giấy nhưng thú y ở đó không làm vì nói bò mình đã chở đi nơi khác nên họ không có trách nhiệm. Hic.. ai biết làm ơn chỉ mình với
 


Bà ngu quá !

Hèn chi tụi thú y ăn hiếp.

Bảo với tụi nó: " tui không có giấy xác nhận của thú y hóc mon về nguồn gốc của bò, tui chỉ có giấy bò tui đã được chít vắc xin đầy đủ theo thông tư số 22 của bộ nông nghiệp thôi"

Nói xong, đưa tờ giấy của thú y đã chít 4 con bò cho bọn thú y xem.

Làm y vậy đi.
Tụi nó muốn phạt thì phải ra quyết định, muốn ra quyết định thì phải có căn cứ, muốn có căn cứ thì phải có luật.

Nhưng nhà nước mình chưa có luật phạt bò kiểu tụi nó.

Hiểu không.
1 - Anh ko muốn lạc chủ đề !
2 - có nói - em cũng ko hiểu - vì em còn nhỏ dạy, háo thắng ... nên anh ko muốn nói với em
3 - xưng anh là như zậy đó - em hiểu chưa !

Em muốn nói về luật để anh dạy cho :
Em " kênh với thú y - nó trình báo công an xã - cho công an xã giải quyết - công an xã làm nhiện vụ phải có quyết định và công lệnh của chủ tịch xã - được chưa em ???

Cho dù chủ tịch xã ko có liên quan - nhưng chỉ cần nó biết 4 con bò đó có liên quan tới chủ tịch xã - thì nó ko dám đụng mạnh - hiểu ko em

Anh ko thích đôi co với em - vì em là vua - vì anh kêu em là em - sao mọi người khác anh gọi là bạn - em có hiểu ko ???
Tuổi trẻ - nóng tính - háo thắng - tự cho mình là vua - xin lỗi em chứ em chưa từng làm ăn cái gì lớn lao, chưa từng lãnh đạo 1 nhóm người - Em tự suy nghĩ coi vì sao ông ta kết luận mình đúng như zậy !

Anh ko muốn lạc đề - tranh cải cải với em - chẳn khác nào anh là 1 thằng trẻ con - mong em cố mà hiểu cho anh !

Lecongtuananh chỉ là thùng rỗng kêu to.

Già rồi mà bản lĩnh xét ra không bằng 1/10 của haclong !
 


Hiểu rồi.nhưng nó bảo phải có giấy chứng minh nguồn gốc nó mới chích kìa. Hic..
 
Bà jokovic đọc lại topic thêm 5 lần nữa đi rồi đi ngủ !

Đọc 4 lần bà vẫn chưa hiểu hết đâu.
 
Ok. Mai mình sẽ kêu thú y vô chích ngừa. Mệt thật. Tưởng rằng đam mê chăn nuôi sẽ được khuyến khích.ai dè bị như thế. Chán. Chán.Hác long ơi. Có hướng đầu tư gì chỉ mình với nha.
 
Vớ vẫn !

1. Cái nào quy định là phải có nguồn gốc mới chít bà hỏi thẳng tụi nó xem tụi nó có trả lời được không.
Đè đầu cữu cổ dân ngu cu đen.

2. Nó không chít thì ra mấy chỗ thú y tư nhân kêu thú y tư nhân vô chít.
Nhớ hỏi trước:
A. Chít những vacxin nào là đúng quy định ?
B. Bao nhiêu tiền ?
C. Chít xong thì có giấy không ?

Ok hết rồi thì dẫn vô chít, chít lấy tiền chứ đâu phải chít dùm.

Con bạn đưa đi chít ngừa vacxin có cần phải có giấy khai sinh không ?!

"Chít là chít, giấy là giấy: làm đéo gì có liên quan đến nhau"

Điên máu với mấy thằng chó thú y này thiệt !Vớ vẫn !

1. Cái nào quy định là phải có nguồn gốc mới chít bà hỏi thẳng tụi nó xem tụi nó có trả lời được không.
Đè đầu cữu cổ dân ngu cu đen.

2. Nó không chít thì ra mấy chỗ thú y tư nhân kêu thú y tư nhân vô chít.
Nhớ hỏi trước:
A. Chít những vacxin nào là đúng quy định ?
B. Bao nhiêu tiền ?
C. Chít xong thì có giấy không ?

Ok hết rồi thì dẫn vô chít, chít lấy tiền chứ đâu phải chít dùm.

Con bạn đưa đi chít ngừa vacxin có cần phải có giấy khai sinh không ?!

"Chít là chít, giấy là giấy: làm đéo gì có liên quan đến nhau"Tui đang chuẩn bị ra quân đây.

100 triệu của bà mà vào tay tôi thì trong 5 năm tôi sẽ nhân nó lên gấp mấy lần không biết.Bệnh nhân sắp chết rồi mà bác sỹ cứ đòi thân nhân bệnh nhân cung cấp giấy khai sinh và chứng minh nhân dân của người bệnh xong rồi thì bác sỹ mới chịu chít.

Hợp lý không ?Cha tụi nó.

Đụng haclong là xong cả đám nhà nó rồi.

Không cho về vườn được thì haclong sẽ chẻ đôi nhà từng thằng từng thằng một tụi nó.

Chó đẻ 3 con, xin 1 con không cho !Hôm nay
Tui không lướt agriviet
Thì bà xong rồi.

Chớ dại mà nghe theo lời khuyên của thằng lecongtuananh vớ vẫn, nó chỉ giỏi chưởi người khác thôi !Điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; sản xuất, kinh doanh con giống không đủ điều kiện vệ sinh thú y bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP nêu trên quy định mức phạt tiền quy định Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ các quy định trên, Hợp tác xã X chưa có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi là chưa bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung động vật trên cạn theo quy định. Hành vi này của Hợp tác xã X bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồngsản xuất, kinh doanh con giống không đủ điều kiện vệ sinh thú y bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bà không phải kinh doanh con "giống"
Bà nuôi bò "thịt" để bán thịt

Vì vậy, bà cũng không bị phạt trong trường hợp này.

Hiểu không ?Yêu cầu khi nhập giống vật nuôi vào địa phương:
4.1. Chỉ được phép vận chuyển động vật tới địa điểm ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.
4.2. Phải khai báo trung thực với Chi cục Thú y nơi tiếp nhận động vật về địa danh, số lượng, tình trạng sức khỏe động vật khi vận chuyển đến.
4.3. Thực hiện việc nuôi cách ly động vật ít nhất là 07 ngày trước khi nhập đàn hoặc đưa về các hộ chăn nuôi.
a) Kiểm tra, theo dõi lâm sàng trong suốt quá trình nuôi cách ly.
b) Tiêm phòng bổ sung các bệnh khác tùy theo tình hình dịch bệnh tại địa phương. Trong trường hợp gia súc mới tiêm phòng vắc xin LMLM lần đầu 1 mũi thì phải tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu 30 ngày.
c) Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Nếu phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phải tổ chức bao vây ổ dịch, xử lý động vật mắc bệnh, khử trùng tiêu độc triệt để theo quy định.
d) Trong thời gian nuôi cách ly, nghiêm cấm:
Đưa động vật đến hộ gia đình hoặc cho nhập đàn tại cơ sở chăn nuôi khi chưa hết thời gian nuôi cách ly và chưa được sự đồng ý của cơ quan Thú y;
Chăn thả động vật ra ngoài khu vực nuôi cách ly.
đ) Yêu cầu chủ vật nuôi hoặc tổ chức, cá nhân cung ứng động vật phải thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu vực nuôi cách ly trước và sau mỗi đợt nhập và xuất động vật.
4.4. Chi cục Thú y nơi tiếp nhận tổ chức kiểm tra,giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đối với động vật nhập vào địa phương sau thời gian cách ly.Vẫn chưa thấy các khung phạt hành chánh trong trường hợp của bà ở đâu cả !

Trường hợp thú y nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh (chẳng nói tới chuyện chủ bò mới phải đóng tiền nào luôn)

Ngày mai
Bà hỏi thẳng tụi thú y xem cái nào quy định "một triệu rưỡi" ?

Chính phủ không quy định nông dân phải đóng phí xét nghiệm gia súc.
Vậy thằng nào đòi một triệu rưỡi một con bò ?Ngày mai

Tụi thú y đòi bà đóng 1,5 triệu/con bò tiền xét nghiệm

1. Bà hỏi rõ "lý do xét nghiệm" ?
2. Bà hỏi rõ "quy định nào của nhà nước bắt buộc tôi đóng 1.5 triệu/con bò tiền xét nghiệm" ?
3. Bà hỏi rõ "các ông căn cứ vào đâu mà nghi ngờ bò tôi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để phải dẫn đến chuyện xét nghiệm"?
4. Bà nói rõ "tui chưa có tiền đóng, các ông muốn xét nghiệm thì tự bỏ tiền ra mà làm xét nghiệm, khi nào chạy được tiền thì tui ra tui trả cho các ông"

Hiểu không ?

Bà dám nói những câu đó
Thì tôi cam đoan với bà
"Trong vòng 8 năm, tụi nó không đụng chạm vô bà"

Haclong !Bà mới mua bò !

Nên tụi thú y nghĩ bà còn tiền,
Tưởng bà là "kèo thơm"

Nên nó mới hành động như vậy.

Động cơ chính của tụi nó là muốn bà chi cho tụi nó ít tiền.

Ngày mai, bà nói với tụi nó là: "em mới vay mượn được họ hàng ít vốn làm ăn và đã mua bò hết rồi, các anh muốn gì thì chờ em chạy tiền mấy ngày nữa"

Hì ....

Có lần, thuế ở thị xã làm việc với tui mà không ăn tui nỗi, bực bội quá nên nó mời tui lên phường để làm việc.
Tui trả lời là: "anh về viết giấy mời đi rồi tôi sẽ lên"
Sau đó ...
Và từ đó trở đi cho đến bây giờ, haclong chưa bao giờ gặp lại nó. Haclong vẫn còn đây, mà thằng chó đó đâu rồi.

Nó lặng luôn bà ạ, nó không bao giờ tìm tôi nữa, vì "tui quá cứng cựa"

Bà đừng lo, và đừng bao giờ lo đến chuyện mấy thằng thú y.

Đối với haclong, chuyện của bà, nó thật sự "nhỏ" !Bà mà chi cho tụi nó đồng nào thì đừng bao giờ nhìn mặt tui.

Lúc đó
Đi mà nhìn mặt thằng lecongtuananh đi.Còn 1 điều lăng tăng cuối cùng:

Tụi thú y đến, tiếp nó ít thôi, làm như bà bận rộn đến nỗi không có thời gian tiếp nó.

Nó muốn làm gì trong nhà bà thì cứ mặc kệ nó.
Nó muốn ở đâu thì kệ nó.

Nói chuyện ngắn gọn, không dài dòng, không năn nỉ.

1. Nói chuyện với nó càng ít càng tốt.
2. Nó ở phía đông thì bà nói vài câu rồi đi về phía tây.
3. Nó lẻo đẻo đi về phía tây kiếm bà thì bà nói vài câu lại đi về phía bắc
4. Và cứ thế, cứ thế

Làm y chan vậy thì bà sẽ thấy điều tuyệt vời sắp diễn ra với bà.
 
Hic.. mình mới mua 4 con bò thịt về nuôi nhưng bên bán không cung cấp giấy thú y. Giờ ở chỗ mình bắt phải có giấy thú y nếu không có sẽ đóng phạt 3.500.000 đồng và mỗi con bò phải đóng 1.500.000 đồng tiền kiểm nghiệm. Mình mới nuôi mà bị phạt như thế mình nản quá. Có ai biết cách gì giúp mình không bị phạt như thế khôngNói rõ thêm là bò mình mới mua cách đây 5 ngày ở hóc mon nhưng do bên bán sơ suất không làm giấy thú y khi bán. Mình mới nuôi nên chẳng biết khi bò về chỗ mới cần giấy gì giấy gì. Nếu bị phạt như thế mình nản quáMình có kêu bên bán làm giấy nhưng thú y ở đó không làm vì nói bò mình đã chở đi nơi khác nên họ không có trách nhiệm. Hic.. ai biết làm ơn chỉ mình với

Chào bạn, giaáy thú y mà bạn nói là giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do Trạm Thú y của huyện bạn mua bò cấp đó. nguyên tắc của vận chuyển gia súc khi ra khỏi địa bàn một xã, huyện, tỉnh là phải làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật để làm giấy này bạn nói với bên bán bò cho bạn liên hệ với trạm thú y sở tại trước hai ngày dể được kiểm tra và cấp giấy kiểm dịch. Gia súc muốn làm giấy kiểm dịch phải có giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh (ở bò là Lở Mồm Long Móng và Tụ Huyết Trùng). Trong trường hợp bạn không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật khi vận chuyển ra khỏi địa bàn sở tại thì mức phạt như vạy là chính xác đó.
Để giúp bạn trong trường hợp này mình chỉ bạn 2 cách :
Cach 1: (Với cách này bạn vẫn mất phí nhưng sẽ đỡ hơn) bạn hãy liên hệ với trạm Thú y nói bạn đang để bò để thực hiện kiểm dịch lại ( hay nói một cách dễ hiểu hơn là thực hiện cách ly đàn gia súc và tién hành tiêm phòng).
Cách 2: nếu như tại nơi bán bạn có ai quen biết và thân thiết với nhà có nuôi bò đã được chichs phòng bạn nhờ họ lên ủy ban xã làm giấy xác nhận đã cho biếu 4 con bò cho bạn . Sau đó bạn mang giấy đó về và nộp lại nơi xử lý vi phạm là được
Lần sau nhớ rút nghiệm bạn nhé!
Chúc bạn may mắn!
 
Lót dép - hóng gió - chờ tin tức !
Kết quả ra sao chỉ mong chủ toppic kể đúng sự việc
@nongdan khuyên là rất hay - đó mới gọi là " chạy " bò - theo ý tui

Bình chánh chứ có phải thâm sơn cùng cốc - xa xuôi hẻo lánh gì mà giở trò ma mảnh, giang hồ ...
Người ta đánh mình - mình ko có quyền đánh lại - tại sao ko né tránh - mà đưa tay ra chịu đòn - có phải là giải pháp hay - chịu được mấy đòn hay là hên sui....

Mong chủ thớt kể đúng sự thật những gì mình vượt qua khó khăn cho ae học hỏi !!!


P/S : đừng quên rằng - người lách luật giỏi nhất là người lãnh đạo cao nhất ở khu vực mà người đó nắm giữ ( chủ tịch xã đó ) - Ở miền nam ko giở trò lì lơm kiểu miền bắc được đâu - ăn theo thuở ở theo thời - liệu mà lượng cơm gắp mắm.

Còn ai giỏi luật pháp với chai lì - thì đừng có làm với mấy con bò cho nó mệt - vào TPHCM nè - mua đất giấy tay, nhà giấy tay rùi giở trò ra mà xây cất - tiền bạc ko chổ chứa - chứ mấy con bò thì giỏi giang gì.
 

Last edited by a moderator:
Mình nhờ người hỏi giúp nhưng thú y không chịu. Họ khăng khắng nói phải có giấy thú y huyện hóc môn. Còn không se bị phạt..
Làm theo cách 1 như nôngdan mình phai mất 6 triêu cho 4 con bò về chi.phí kiểm nghiệm
Hic.. chắc mình với phải chở về hocmon lại xin giấy kiểm dịch thú y quáXin nông dân chỉ rõ cách 1 cho mình duoc không. Cho mình số Dt mình liên lạc nha.Bò mình mua chưa được tiêm mũi nào hết
 
Chào bạn, giaáy thú y mà bạn nói là giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do Trạm Thú y của huyện bạn mua bò cấp đó. nguyên tắc của vận chuyển gia súc khi ra khỏi địa bàn một xã, huyện, tỉnh là phải làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật để làm giấy này bạn nói với bên bán bò cho bạn liên hệ với trạm thú y sở tại trước hai ngày dể được kiểm tra và cấp giấy kiểm dịch. Gia súc muốn làm giấy kiểm dịch phải có giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh (ở bò là Lở Mồm Long Móng và Tụ Huyết Trùng). Trong trường hợp bạn không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật khi vận chuyển ra khỏi địa bàn sở tại thì mức phạt như vạy là chính xác đó.
Để giúp bạn trong trường hợp này mình chỉ bạn 2 cách :
Cach 1: (Với cách này bạn vẫn mất phí nhưng sẽ đỡ hơn) bạn hãy liên hệ với trạm Thú y nói bạn đang để bò để thực hiện kiểm dịch lại ( hay nói một cách dễ hiểu hơn là thực hiện cách ly đàn gia súc và tién hành tiêm phòng).
Cách 2: nếu như tại nơi bán bạn có ai quen biết và thân thiết với nhà có nuôi bò đã được chichs phòng bạn nhờ họ lên ủy ban xã làm giấy xác nhận đã cho biếu 4 con bò cho bạn . Sau đó bạn mang giấy đó về và nộp lại nơi xử lý vi phạm là được
Lần sau nhớ rút nghiệm bạn nhé!
Chúc bạn may mắn!

Chào bạn !

Như trên, bạn có nói là: "Trong trường hợp bạn không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật khi vận chuyển ra khỏi địa bàn sở tại thì mức phạt như vạy là chính xác đó"

Vậy bạn có thể giải thích thêm là căn cứ vào đâu để ra mức phạt đó không ?
Lót dép - hóng gió - chờ tin tức !
Kết quả ra sao chỉ mong chủ toppic kể đúng sự việc
@nongdan khuyên là rất hay - đó mới gọi là " chạy " bò - theo ý tui

Bình chánh chứ có phải thâm sơn cùng cốc - xa xuôi hẻo lánh gì mà giở trò ma mảnh, giang hồ ...
Người ta đánh mình - mình ko có quyền đánh lại - tại sao ko né tránh - mà đưa tay ra chịu đòn - có phải là giải pháp hay - chịu được mấy đòn hay là hên sui....

Mong chủ thớt kể đúng sự thật những gì mình vượt qua khó khăn cho ae học hỏi !!!


P/S : đừng quên rằng - người lách luật giỏi nhất là người lãnh đạo cao nhất ở khu vực mà người đó nắm giữ ( chủ tịch xã đó ) - Ở miền nam ko giở trò lì lơm kiểu miền bắc được đâu - ăn theo thuở ở theo thời - liệu mà lượng cơm gắp mắm.

Còn ai giỏi luật pháp với chai lì - thì đừng có làm với mấy con bò cho nó mệt - vào TPHCM nè - mua đất giấy tay, nhà giấy tay rùi giở trò ra mà xây cất - tiền bạc ko chổ chứa - chứ mấy con bò thì giỏi giang gì.

Nhảm thầy !
 
THÔNG TƯ

Hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi
đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi

________________________________
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các cơ sở, địa phương và dự án phát triển chăn nuôi, đảm bảo chất lượng con giống và ngăn chặn lây lan dịch bệnh động vật truyền nhiễm nguy hiểm như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1.1. Thông tư này hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giống vật nuôi nhập vào địa phương nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh động vật để phát triển chăn nuôi.
1.2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, cung ứng động vật trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Giải thích từ ngữ:
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Giống vật nuôi bao gồm trâu, bò, dê, cừu, lợn, gà, vịt, ngan (vịt xiêm) dùng để làm con giống chăn nuôi.
2.2. Đối tượng cung ứng giống vật nuôi là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động buôn bán, vận chuyển, chăn nuôi động vật trên lãnh thổ Việt Nam để xuất bán, bàn giao động vật cho người chăn nuôi động vật.
2.3. Người chăn nuôi động vật gồm các tổ chức, cá nhân mua hoặc tiếp nhận động vật từ các tổ chức, cá nhân cung ứng động vật để chăn nuôi.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIỐNG VẬT NUÔI
1. Phải đảm bảo chất lượng con giống theo tiêu chuẩn hiện hành hoặc tiêu chuẩn do các cơ sở sản xuât giống vật nuôi công bố.
2. Đối với cơ sở sản xuất giống vật nuôi:
a) Thường xuyên chọn lọc, loại thải, đảm bảo chất lượng đàn giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ, giống gốc trước khi sản xuất bán con giống.
b) Thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng con giống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tiêu chuẩn đã công bố.
c) Thực hiện kiểm dịch đầy đủ trước khi xuất bán con giống.
d) Cơ sở sản xuất giống không công bố tiêu chuẩn chất lượng, không thực hiện kiểm dịch thì không được phép xuất bán con giống ra thị trường.
đ) Không được phép xuất bán con giống khi trong vùng, cơ sở có dịch thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
3. Khi có dấu hiệu dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phải báo ngay cho cơ quan thú y sở tại và thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của nhà nước.
III. YÊU CẦU VỀ KIỂM DỊCH VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT
1. Thủ tục đăng ký kiểm dịch:
Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu vận chuyển động vật để chăn nuôi, buôn bán, cung ứng cho các dự án phát triển chăn nuôi phải đăng ký kiểm dịch theo quy định với Chi cục Thú y.
Nội dung đăng ký kiểm dịch phải đầy đủ các thông tin: Loại động vật, số lượng, tính biệt, mục đích sử dụng, nguồn gốc động vật, nơi động vật đến.
2. Yêu cầu về vệ sinh thú y đối với giống vật nuôi:
2.1. Giống vật nuôi phải khỏe mạnh, đạt chất lượng con giống, có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc vùng, cơ sở không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời gian ít nhất 3 tháng trước khi xuất bán con giống. Cụ thể các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với từng giống vật nuôi như sau:
a) Đối với trâu, bò: Bệnh Lở mồm long móng (LMLM);
b) Đối với dê, cừu: Bệnh LMLM, Đậu dê, Đậu cừu;
c) Đối với lợn: Bệnh LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn;
d) Đối với gà: Bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn;
đ) Đối với vịt: Bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt.
2.2. Giống vật nuôi phải được tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh sau:
a) Đối với bệnh LMLM:
- Tiêm phòng vắc xin LMLM tam giá týp O, A, Asia 1 cho trâu, bò, dê, cừu;
- Tiêm phòng vắc xin LMLM týp O cho lợn nái, lợn đực giống; lợn nuôi lấy thịt (trong trường hợp cung cấp cho các dự án phát triển chăn nuôi).
- Sử dụng chủng loại vắc xin trong chương trình Quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM hoặc các loại vắc xin tương đồng cao với các týp vi rút LMLM lưu hành tại Việt Nam.
b) Đối với bệnh Nhiệt thán: Tiêm phòng cho trâu, bò có nguồn gốc từ vùng/cơ sở đã bị bệnh Nhiệt thán trong thời gian 10 năm trước khi xuất bán.
c) Đối với bệnh Dịch tả lợn: Tiêm phòng cho lợn.
d) Đối với bệnh Cúm gia cầm: Gà, vịt phải được tiêm phòng theo quy định.
đ) Bệnh Đậu dê, cừu: Tiêm phòng cho dê, cừu.
e) Gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.
2.3. Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng hoặc được ký hợp đồng cung ứng giống vật nuôi phải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với cán bộ của Chi cục Thú y kiểm tra thực tế về chất lượng con giống và các yêu cầu về vệ sinh thú y đối với con giống trước khi vận chuyển.
3. Kiểm dịch trước khi vận chuyển:
3.1. Địa điểm, thời gian cách ly kiểm dịch:
a) Đối với giống vật nuôi có nguồn gốc từ các cơ sở, trang trại chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất con giống, việc kiểm dịch được thực hiện tại cơ sở.
b) Đối với giống vật nuôi được thu gom từ các hộ chăn nuôi, việc kiểm dịch được thực hiện tại địa điểm do cơ quan thú y chỉ định.
c) Thời gian cách ly kiểm dịch phải đủ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình kiểm dịch.
3.2. Kiểm dịch gia súc:
a) Gia súc có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (bệnh LMLM đối với trâu, bò, dê, cừu; bệnh LMLM, Dịch tả lợn đối với lợn):
- Tách riêng gia súc, kiểm tra lâm sàng, đánh dấu theo quy định (trâu, bò bấm thẻ tai, lợn bấm thẻ tai hoặc xăm tai).
- Gia súc đã được tiêm phòng vắc xin các bệnh nêu tại điểm 2.2, 2, III nêu trên và trong thời gian còn miễn dịch thì được phép vận chuyển ngay.
- Trường hợp gia súc chưa được tiêm vắc xin thì phải tiêm phòng theo quy định, sau khi tiêm 14 ngày mới được vận chuyển.
- Đối với lợn phải không có triệu chứng lâm sàng của bệnh Tai xanh trong thời gian ít nhất 3 tháng trước khi vận chuyển.
b) Gia súc có nguồn gốc từ trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung:
- Gia súc phải đảm bảo điều kiện tại điểm 2.1, 2, III nêu trên;
- Việc kiểm dịch được thực hiện như đối với gia súc có nguồn gốc từ vùng, cơ sở, trang trại được công nhận an toàn dịch bệnh nhưng phải có xác nhận của cơ quan thú y về việc tiêm phòng cho gia súc;
- Trường hợp không có xác nhận của cơ quan thú y về việc tiêm phòng thì phải tiêm phòng lại vắc xin theo quy định.
c) Gia súc được thu gom từ các hộ chăn nuôi:
- Tập trung gia súc tại địa điểm được chỉ định;
- Kiểm tra lâm sàng, đánh dấu gia súc theo quy định;
- Gia súc đã được tiêm vắc xin, trong thời gian còn miễn dịch bảo hộ và có giấy chứng nhận tiêm phòng thì phải lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra hàm lượng kháng thể týp O, A đối với trâu, bò, dê, cừu; týp O đối với lợn (số mẫu lấy theo tỷ lệ lưu hành ước tính là 10% theo số lượng gia súc từng đợt xuất bán); nếu phát hiện có ≥ 70% số mẫu không đạt hiệu giá bảo hộ thì phải tiêm lại tất cả số gia súc sẽ xuất bán.
- Gia súc chưa được tiêm phòng hoặc không có giấy chứng nhận đã tiêm phòng thì phải tiêm phòng vắc xin theo quy định.
3.3. Kiểm dịch gia cầm:
a) Gia cầm có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (đối với gà: bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn; đối với vịt: bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt).
- Gà, vịt 01 ngày tuổi: Kiểm tra lâm sàng, nếu khoẻ mạnh và bảo đảm chất lượng con giống thì được vận chuyển ngay.
- Gà, vịt thương phẩm, hậu bị: Kiểm tra lâm sàng, nếu khoẻ mạnh và đã được tiêm phòng vắc xin theo quy định được vận chuyển ngay.
b) Gia cầm có nguồn gốc từ trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung:
Gà, vịt 01 ngày tuổi: Có nguồn gốc từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng, có kết quả kiểm tra kháng thể đạt hiệu giá bảo hộ đối với các bệnh trên thì được vận chuyển ngay; nếu đàn bố mẹ không có kết quả kiểm tra kháng thể thì không được vận chuyển.
c) Gia cầm có nguồn gốc từ trứng thu gom từ nhiều đàn bố mẹ:
Gà, vịt 01 ngày tuổi: Được phép xuất bán, vận chuyển nếu chứng minh được có nguồn gốc từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng và có kết quả kiểm tra kháng thể đạt hiệu giá bảo hộ với các bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Dịch tả vịt.
4. Yêu cầu khi nhập giống vật nuôi vào địa phương:
4.1. Chỉ được phép vận chuyển động vật tới địa điểm ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.
4.2. Phải khai báo trung thực với Chi cục Thú y nơi tiếp nhận động vật về địa danh, số lượng, tình trạng sức khỏe động vật khi vận chuyển đến.
4.3. Thực hiện việc nuôi cách ly động vật ít nhất là 07 ngày trước khi nhập đàn hoặc đưa về các hộ chăn nuôi.
a) Kiểm tra, theo dõi lâm sàng trong suốt quá trình nuôi cách ly.
b) Tiêm phòng bổ sung các bệnh khác tùy theo tình hình dịch bệnh tại địa phương. Trong trường hợp gia súc mới tiêm phòng vắc xin LMLM lần đầu 1 mũi thì phải tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu 30 ngày.
c) Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Nếu phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phải tổ chức bao vây ổ dịch, xử lý động vật mắc bệnh, khử trùng tiêu độc triệt để theo quy định.
d) Trong thời gian nuôi cách ly, nghiêm cấm:
Đưa động vật đến hộ gia đình hoặc cho nhập đàn tại cơ sở chăn nuôi khi chưa hết thời gian nuôi cách ly và chưa được sự đồng ý của cơ quan Thú y;
Chăn thả động vật ra ngoài khu vực nuôi cách ly.
đ) Yêu cầu chủ vật nuôi hoặc tổ chức, cá nhân cung ứng động vật phải thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu vực nuôi cách ly trước và sau mỗi đợt nhập và xuất động vật.
4.4. Chi cục Thú y nơi tiếp nhận tổ chức kiểm tra,giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đối với động vật nhập vào địa phương sau thời gian cách ly.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1.1. Chỉ đạo chính quyền các cấp và các ban ngành chức năng tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh có biên giới giáp với các nước: Tăng cường kiểm soát và kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép.
1.2. Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành có liên quan trong tỉnh:
a) Khẩn trương quy hoạch và xây dựng các địa điểm nuôi cách ly động vật nhập vào tỉnh hoặc nuôi cách ly kiểm dịch động vật trước khi xuất tỉnh.
b) Trong trường hợp tỉnh chưa có địa điểm nuôi cách ly kiểm dịch, tạm thời yêu cầu chủ vật nuôi, tổ chức, cá nhân cung ứng động vật bố trí nơi cách ly động vật để kiểm dịch hoặc để nuôi cách ly trước khi đưa về các cơ sở, hộ chăn nuôi tại địa phương.
1.3. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống công bố tiêu chuẩn chất lượng con giống xuất bán và thường xuyên kiểm tra chất lượng đã công bố của các cơ sở sản xuất giống ở địa phương.
b) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống đăng ký xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh và thường xuyên kiểm tra việc đảm bảo an toàn dịch bệnh của các cơ sở sản xuất giống ở địa phương.
c) Thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch vận chuyển động vật làm giống, nuôi thương phẩm theo quy địnhcủa pháp luật thú y, giống vật nuôi.
d) Kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển động vật đặc biệt là động vật làm giống, nuôi thương phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch thú y.
đ) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ động vật nhập vào tỉnh; nếu phát hiện động vật mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức bao vây, dập tắt dịch nhanh chóng và khử trùng tiêu độc triệt để, trường hợp nghi ngờ thì phải lấy mẫu xét nghiệm.
2. Cục Thú y:
2.1. Chỉ đạo các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kiểm dịch vận chuyển động vật của các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có giống vật nuôi cung cấp cho dự án và các tỉnh có dự án nhập giống vật nuôiđể phát triển chăn nuôi.
2.2. Phối hợp với các cơ quan liên quan (như Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ, Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc gia…) thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thực hiện dự án phát triển chăn nuôi và công tác kiểm dịch vận chuyển động vật của các tỉnh, thành phố liên quan đến các dự án phát triển chăn nuôi.
3. Cục Chăn nuôi:
3.1. Kiểm tra, chỉ đạo các cơ sở giống gốc, các cơ sở, trang trại sản xuất giống thương phẩm thực hiện đúng các quy định về chọn giống, nhân đàn, loại thải, đảm bảo tốt chất lượng đàn giống gốc, giống bố mẹ và giống thương phẩm trước khi xuất bán.
3.2. Đôn đốc các cơ sở sản xuất giống công bố tiêu chuẩn chất lượng con giống xuất bán và thường xuyên kiểm tra chất lượng đã công bố của các cơ sở sản xuất giống.
4. Người cung ứng vật nuôi:
4.1. Phải lựa chọn, cung ứng giống vật nuôi đảm bảo chất lượng con giống. Đối với giống vật nuôi có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất con giống, phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng giống.
4.2. Không mua, nhận giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, con giống ốm, bệnh; con giống xuất phát từ các vùng đang có dịch.
4.3. Chấp hành đúng các quy định, hướng dẫn về công tác kiểm dịch vận chuyển động vật.
4.4. Có biên bản giao nhận giống, trong đó thể hiện rõ số lượng, chất lượng đàn giống và các chứng nhận cần thiết có liên quan.
4.5. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế, chi phí phòng chống dịch và bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện đúng các quy định hiện hành để dịch bệnh lây lan.
5. Người chăn nuôi động vật.
5.1. Người chăn nuôi động vật chủ động chọn động vật bảo đảm chất lượng tốt, kiểm tra các giấy tờ bán kèm theo động vật theo các quy định trên trước khi đưa vào chăn nuôi.
5.2. Chỉ mua động vật từ người cung ứng động vật, các cơ sở chăn nuôi có địa chỉ rõ ràng, tại các vùng an toàn, không có dịch bệnh; động vật đã được kiểm dịch, có giấy chứng nhận tiêm phòng.
5.4.Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường; chuẩn bị đủ nguồn thức ăn, nước uống, thuốc thú y và các vật tư cần thiết phục vụ chăn nuôi trước khi nhận động vật để nuôi.
5.5. Khai báo ngay với cơ quan thú y, khi phát hiện động vật có hiện tượng ốm, bỏ ăn hoặc động vật chết vì bất cứ lý do gì.
6. Hiệu lực thi hành:
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần bổ sung, sửa đổi, đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết./.
 
.....Bò mình mua chưa được tiêm mũi nào hết

Bán con chó chỉ tầm 1 triệu…mà chưa chích 1 mũi Hexadog ( ngừa 7 bịnh ) hơn 1 trăm ngàn 1 mũi, cũng không bán được cho người biết chọn chó

Bác mua bò mà đơn giản quá…người bán bò cũng không đàng hoàng.. ăn gian thủ tục chích ngừa

Bác phải thiệt thòi rồi

Nếu bây giờ bác chở bò về chỗ cũ..thì người chủ cũng bắt chẹt làm tiền bác nữa thôi… coi chừng còn mắc hơn vì họ không phải là người đàng hoàng

Bác nên giải quyết tại chỗ đi… kinh ngiệm nào cũng phải trả bằng 1 cái giá là thế đấy…nếu không có… thầy
 
thay chua lecongtuananh ........................... lam gi di chu . ...dung noi gi vo bo ma mang toi vao than nha !
gau den co '' thong tu '' anh co gi ?
chi biet noi tam bay !
con gi nua ?
de xem .
lecongtuananh oi la ....... lecongtuananh
Pó tay !
Tôi có thằng bạn - nó làm công an huyện - nó nói với tui 1 câu như zầy :
" Con người ta có 2 cái ngu - thứ nhất cải vợ, thứ nhì cải công an " - tự hiểu

Mai mốt ông bị công an giao thông bắt - thì cố mà cải nhé !
Ông đầy đủ thủ tục thì lên quận mà kiện các thủ tục nhà đất nhé - thủ tục quản lý nhân khẩu nhé
Đời ko phải 1+1 = 2 - Tại sao các lảo tiền bối ko ai tham gia vấn đề

Bởi vì họ ko thích tranh cải với trẻ con - thấy, biết, mà ko hiểu cái " sự đời "

Muốn tui nói làm sao cho vở cái đầu ra - hay là 30 năm sau - uh ! thì giờ đây tôi đả hiểu
 
Bán con chó chỉ tầm 1 triệu…mà chưa chích 1 mũi Hexadog ( ngừa 7 bịnh ) hơn 1 trăm ngàn 1 mũi, cũng không bán được cho người biết chọn chó

Bác mua bò mà đơn giản quá…người bán bò cũng không đàng hoàng.. ăn gian thủ tục chích ngừa

Bác phải thiệt thòi rồi

Nếu bây giờ bác chở bò về chỗ cũ..thì người chủ cũng bắt chẹt làm tiền bác nữa thôi… coi chừng còn mắc hơn vì họ không phải là người đàng hoàng

Bác nên giải quyết tại chỗ đi… kinh ngiệm nào cũng phải trả bằng 1 cái giá là thế đấy…nếu không có… thầy

Mới ra đòn lần đầu đã phải ăn đòn
Ai mà không nản !

Tôi vẫn chưa tìm thấy bất cứ quy định khung hình phạt nào cho trường hợp của chủ top.

Còn chuyện xét nghiệm con bò thì thông tư ở trên có quy định "trong trường hợp nghi ngờ gia xúc nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì thú y tiến hành lấy máu gia xúc đi xét nghiệm"

Vậy,
Cũng không có quy định mức phạt 1 triệu rưỡi một con.

Bò bình thường, không có chịu chứng nào để nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì mắc mớ gì dân phải theo !?

Phạt 3 triệu rưỡi mà không có văn bản nào quy định thì mắc gì phải đóng !?

Hiện nay, vẫn chưa có chế tài trong trường hợp phạt nông dân, muốn phạt thì cứ phạt, muốn không đóng thì cứ không đóng,
Vậy đóng làm gì !?Công an là cái chó gì mà không dám cải.
Tui chưởi cả đám giao thông thị xã và cả bọn hình sự thành phố xong xui tụi nó phải xin lỗi tui nữa.

Chơi có 2 cách chơi:
1. Có "thế" thì chơi nó theo thế.
2. Không có thế thì tạo thần (thằng công an nào không sợ gian hồ mậy ?)

Đặc vụ của cục đặc biệt thuộc bộ công an mà đụng với gian hồ còn phải đi nhờ gian hồ giải huề.

Ngu mà còn la om xòm !Lecontuananh già như trái cà rồi mà vẫn chưa bao giờ nghe đến "cục đặc biệt" trực thuộc "bộ công an" phải không !?

Công an huyện, hì ....
 
Bi giờ lão phu đặt cho bác….Jokovicminhquan 3 phương án

1…làm y chang theo khứa lão gấu đen…bác sẽ đi vào 1 trận đấu đá quyết liệt và nhiều mệt mỏi
2...làm y chang theo yêu cầu của các ông trời thú y. bác sẽ tốn nhiều tiền để yên thân
3… là bác hãy lên phường hoặc lên quận rồi ….khóc ầm ỹ lên

Câu rằng : khi người đàn bà đứng khóc giữa thiên hạ…thì câu chuyện không phải của riêng chị rồi….mà là câu chuyện của tất cả mọi người

Lúc đó lãnh đạo sẽ đến….hoặc ít nhất cũng tới tai lãnh đạo…đố cha thằng bẩn thỉu nào dám ăn hiếp bác nữa..
Mà có thể bác được miễn phí…bôi trơn…miễn phí …phạt…chỉ còn trả tiên thuốc thôi
Khóc lớn lên đi...giọt nước mắt trước cửa nha môn bây giờ sẽ rất có lợi
 
Mình làm theo cách thứ 2 của nôngdan chỉ được không. Là mình nhờ bạn mình làm giấy tặng bò có xác nhận của ubnd xazNghị định 119 có nói vấn đề này. "4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch."
Chắc thú y phạt mình như thế.Bò mình 2 con trên sáu tháng, 2 con 3.5 tháng. Có phải trên 6 tháng mới chích ngừa phải không các bác
 
Như vậy được không hác long.Hic. Cuối cùng mình phải làm như thế nào đây
 
Mình làm theo cách thứ 2 của nôngdan chỉ được không. Là mình nhờ bạn mình làm giấy tặng bò có xác nhận của ubnd xazNghị định 119 có nói vấn đề này. "4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch."
Chắc thú y phạt mình như thế.Bò mình 2 con trên sáu tháng, 2 con 3.5 tháng. Có phải trên 6 tháng mới chích ngừa phải không các bác

Bà đọc ở đâu mà phạt từ 3 triệu đến 4 triệu vậy ?
Sao tui đọc vẫn không thấy !

Coppy rồi past lên tui đọc qua xem.
 
Khoản 4. Điều 9. Mục 2 ndinh 119.
JHaclong thông cảm nha. Mình xài Dt nên sao chép khó quá
 


Back
Top