Nhờ giúp kỹ thuật chăm đu đủ nhanh phục hồi sau khi bị thối gốc

Vườn đu đủ của mình do không có kinh nghiệm, qua nhiều ngày mưa độ ẩm cao đã bị nấm thối gốc, xì mủ. Mình đã xịt thuốc và cơ bản là cứu được vườn. Hiện cây có dấu hiệu yếu, một số rũ lá khi trời nắng dù không vàng lá nữa. Xin bà con mình giúp dùm kỹ thuật để chăm sóc phục hồi. Xin cám ơn.
Vườn đu đủ của mình do không có kinh nghiệm, qua nhiều ngày mưa độ ẩm cao đã bị nấm thối gốc, xì mủ. Mình đã xịt thuốc và cơ bản là cứu được vườn. Hiện cây có dấu hiệu yếu, một số rũ lá khi trời nắng dù không vàng lá nữa. Xin bà con mình giúp dùm kỹ thuật để chăm sóc phục hồi. Xin cám ơn.

MGQIpN.jpg

TvO13O3.jpg

55c7226a28884.jpg


MGQIpN.jpg

TvO13O3.jpg

55c7226a28884.jpg


MGQIpN.jpg

TvO13O3.jpg

55c7226a28884.jpg
 


Quy trình điều trị của bạn là dùng hóa chất diệt nấm phun lên lá.
Quy trình này không đúng.
Câu lưu dẫn hai chiều từ lá xuống gốc, từ gốc xuống lá là câu nói của dân thương mại. Nó không thể lưu dẫn xuống rễ nên không hết bệnh ở rễ được. Nếu bạn nói nó đã hết bệnh rễ, thì bạn cần phải đào rễ lên, kiểm tra xem vết nấm bệnh đã liền mô sẹo chưa, tôi tin chắc là chưa.
Về thuốc điều trị thối rễ trên tất cả các cây trồng cạn là 1, bởi nó có chung nhóm nấm bệnh, chỉ khác nhau là kỹ chỉ trên cây gì mà thôi.
Không chỉ đu đủ mà ớt, rễ chanh (trên đó có thể là cây khác chứ không phải cây chanh), bưởi... thì dùng các loại thuốc aliet hoặc ariphot 400, hoặc cacbendazim hoặc topsin tưới xuống gốc chứ không thể phun lá. Tùy theo giá trị của cây trồng mà cộng thêm til.
Riêng đu đủ, khả năng chịu đựng ngưỡng quá hạn với Cu vô cùng cao nên rẻ tiền nhất là dùng CuSO4.5H2O tưới thẳng xuống gốc, nó còn có ưu nữa là diệt luôn tuyến trùng, tuy chính ưu này cũng là nhược vì diệt hết côn trùng, vi sinh vật đất.
Bạn cần phải kết hợp thêm thuốc tuyến trùng, thuốc tuyến trùng là điều gần như là bắt buộc đối với cây rau màu.
Khi chắc chắn rằng, các vêt thương đã liền mô sẹo thì mới tiến hành các biện pháp tiếp theo dưới đây:
Về thuốc tưới ra rễ, thì dù bất kỳ thuốc nào, bất kỳ thương hiệu nào, sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào chỉ duy nhất có 1 hoạt chất NAA. Tùy theo đối tượng cây trồng hoặc giá trị thương hiệu, hoặc giá bán lẻ cao hay thấp mà nhà sản xuất đưa thêm vài chất phụ trợ như các vitamin, humit, fulvit... Bạn nên sử dụng thành phẩm thương mại nào có hàm lượng NAA cao là được ví như N3M, thiên nông kích phát tố... Nếu bạn chắc chắn rằng bạn đã điều trị đúng thì đưa chất ra rễ cùng lúc với hóa chất trị nấm, tuyến trùng, nó sẽ giảm thời gian chờ đợi cho bạn.
Bạn cần bổ sung nấm có lợi và vi sinh vật đất và sử dụng các loại phân bón tốt cho cây dễ hấp thu của BM, Yara.
Nếu chỗ bạn có tro củi, đó là chất hỗ trợ điều trị tốt nhất cho cây của bạn.
Tôi chỉ trình bày trên nguyên lý thôi để bạn tự khám phá thôi, bạn cần có thời gian, tốn kém, thiệt hại thì mới hiểu được chân lý của nó.
Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian tìm hiểu và thiệt hại, hãy đi thuê lại một vườn, hoặc một góc vườn đu đủ đã bị xoăn đọt, mày mò và khám phá, ghi chép lại, các nghiệm thức thực nghiệm thì sẽ rút ra kết luận nhanh hơn.
Hoặc như bạn nói bạn đã sẵn sàng nhổ cả vườn thì bạn hãy chia khu vườn đó ra làm nhiều lô và thí nghiệm nhiều nghiệm thức theo nhiều hướng suy luận khác nhau.
Tuy nhiên, trong canh tác lấy lãi, điều tốt nhất là đừng bao giờ để cây bị bệnh, việc điều trị bệnh chỉ là giải pháp tình thế mà thôi, khi cây đã bị bệnh thì năng suất giảm 40 - 60% là đương nhiên, công thêm chi phí tăng rất cao, chỉ mong hòa vốn là tốt. Việc làm như thế nào để cây chẳng những không bị bệnh mà còn luôn khỏe mạnh, hoặc suy yếu như mong muốn đó không chỉ là khoa học, mà là cả một nghệ thuật, thủ đoạn, liều mạng.

Tôi đồng ý với anh về việc để có kinh nghiệm và trình độ về chuyện gì đi chăng nữa thì chúng ta đều phải trả 1 cái giá nào đó, có thể là thời gian, công sức, tiền bạc và có thể là những thứ vô hình không thể ghi chép được.

Nhưng những gì anh chia sẽ chỉ là giải pháp tạm thời, không phải dứt điểm tình trạng của chủ top.

Nếu có tài mà không có đức là 1 tên vô dụng, thì có ước mơ mà không có tài chỉ là 1 tên phá hoại.
 


Tôi đồng ý với anh về việc để có kinh nghiệm và trình độ về chuyện gì đi chăng nữa thì chúng ta đều phải trả 1 cái giá nào đó, có thể là thời gian, công sức, tiền bạc và có thể là những thứ vô hình không thể ghi chép được.

Nhưng những gì anh chia sẽ chỉ là giải pháp tạm thời, không phải dứt điểm tình trạng của chủ top.

Nếu có tài mà không có đức là 1 tên vô dụng, thì có ước mơ mà không có tài chỉ là 1 tên phá hoại.
Haclong ơi haclong, cuối cùng là sao
 
Tôi đồng ý với anh về việc để có kinh nghiệm và trình độ về chuyện gì đi chăng nữa thì chúng ta đều phải trả 1 cái giá nào đó, có thể là thời gian, công sức, tiền bạc và có thể là những thứ vô hình không thể ghi chép được.

Nhưng những gì anh chia sẽ chỉ là giải pháp tạm thời, không phải dứt điểm tình trạng của chủ top.

Nếu có tài mà không có đức là 1 tên vô dụng, thì có ước mơ mà không có tài chỉ là 1 tên phá hoại.
Em tóm tắt lại không biết ý hiểu của em có sai không? Theo Anh Việt là: Khử trùng bằng gốc đồng và hóa chất, sau đó bổ sung vi lượng đa lượng men vi sinh để gầy lại hệ sinh thái dưới đất, bón phân để nuôi cây?
Như thế vẫn chưa đủ hả anh @haclong ! Nghe chừng vụ trồng đu đủ rất chi là phức tạp!
 
Tôi sẽ làm theo cách anh leviet_law hướng dẫn vì nó theo suy nghĩ và nhận thức của tôi. Quá trình làm sẽ báo cáo cả nhà bằng hình ảnh và thông tin cụ thể. Nếu vườn tôi banh xác thì bà con cũng có chút kinh nghiệm thêm, còn nó tạm tạm thì chúng ta cùng có chung kinh nghiệm. Vậy nhé bà con, cái chúng ta cần là chúng ta cùng yêu thích nghề nông, thích tìm hiểu và học tập dù nông nghiệp là vĩnh vực có người làm chiếm nhiều nhất nhưng chúng ta lại thiệt thòi nhất về thông tin khoa học, nhưng hông sao, nông dân là những người thật thà và chất phát tôi sẽ gặp các bác nhờ giúp. Tôi tin sẽ thành công dù chưa biết đến vườn thứ mấy. Nhưng tôi chắc chắc một điều, cây đu đủ chả là gì cả về kỹ thuật, vấn đề chúng ta cùng nhau thế nào.
 
Chủ top cứ làm đi, chết ma nào đâu, cùng lắm là banh vườn, mà nó lại nằm trong kế hoạch rồi.
Để xem thử tôi và leviet thì ai đúng.

P/s: hãy để ý, vườn cây của bạn mỗi ngày sẽ 1 lùn và thân sẽ ốm đi chứ không phải to lớn hơn mỗi ngày khi bạn đã nhiệt tình chăm sóc.
Mong nhận được hình ảnh sau 2 tuần với cùng 1 góc chụp cho mỗi cây đã được chụp.
 
Đại huynh làm cách nào đẩy lùi được nấm ở rễ, em chưa làm nông nghiệp nên hỏi vậy? Đào xung quanh gốc bón vôi chăng? Nói thật với huynh là em cũng sắp làm một việc điên rồ, giống huynh, mà người nhà ko chấp nhận đây.[/QUOTE
làm gì cần phải tìm hiểu kỹ trước ,kỹ thuật ,đất đai có thoát nước tốt ko ,mình vừa cũng làm việc diên rồ và phải chịu bó tay với 230 cây đu đủ 5 tháng và 300 cây 2 tháng sau 1 loạt trận mưa kéo dài tại miền bắc
 
Haclong ơi haclong, cuối cùng là sao
Ý của haclong là nhổ bỏ hết đi, hoặc để cho nó chết từ từ để chiêm nghiệm về cây đu đủ bị thối rễ do ngập nước. Tôi không phản đối ý này, vì nếu rễ đu đủ bị thối nhiều thì nên nhổ đi, đừng làm thêm gì nữa, tốn kém vô ích. Chỉ có kẻ điên mới đi cứu đu đủ thối rễ ngập nước.
Cây bị thối rễ, nó như con người bị bỏng, cần phải đánh giá độ bỏng, mức độ % da bị bỏng, những vết bỏng chiếm quá nhiều diện tích da, thì người đó dù còn sống, nhưng chắc chắn phải chết.
Tình trạng của bạn cây đã hồi lại, bạn nên nhổ rễ của một cây lên và xem hết bộ rễ xem mức độ tổn thương của nó như thế nào, nó đã liền vết sẹo hay là chưa. Từ đó đưa ra hướng xử lý tiếp theo nguyên tắc:
1. Hóa trị: liền vết thương.
2. Dùng chất kích thích ra rễ.
3. Phục hồi vi sinh.
4. Cấp dinh dưỡng tốt, tức thời, kể cả amino phun qua lá hoặc tưới gốc.
PC: Bạn nhổ lên 1 cây, lấy rõ hình ảnh bộ rễ bị tổn hại và mức độ liền mô sẹo sao khi đã hóa trị tôi xem nhé.
 

Cám ơn anh Viet. Haclong, bạn chưa nói gì ngoài khẳng định banh xác. Nếu vặy mình đâu quan trọng ai đúng làm gì. Anh Việt có thể sai vì chỉ xem qua ảnh và cũng có thể kỹ thuật hông cao. Nhưng dù gì anh ấy cũng cho mình kiến thức và bày mình làm quen với việc xử lý bệnh. Mình cần sự chia sẽ chứ đủ nhận thức mọi thứ chỉ phải từ mình.
 
Nếu so với leviet, haclong chỉ là se sẻ, còn leviet là đại bàn đó bạn !

Leviet ngoài là bậc tiền bối, còn tri thức rất cao thâm. Tôi là lính mới nhưng chuyên về đu đủ. Trong trường hợp của bạn thì leviet mở các hướng phân tích để kết luận thì có sơ ý và thiếu xót ở 1 vài vấn đề mà thôi.

Tôi chỉ thất vọng về tầng lớp vàng của nền nông nghiệp việt nam hiện nay, những nông dân trẻ tuổi biết in tẹt nét của 1 quốc gia nông nghiệp có dân số đứng thứ 12 trên thế giới. Họ là những người sẽ thay thế các bậc tiền bối trong tương lai, nhưng lại kém về trình độ mà mạnh về việc lắm mồm.
 
@@Em cảm ơn anh @leviet_law đã chia sẽ 1 số thông tin cho chủ topic dựa trên kinh nghiệm trồng trọt của mình.
@@ Đọc 1 lèo hết mấy trang không thấy anh @trungdudu lên tiếng ạ. Em nghĩ là anh gặp trường hợp này rồi. Nếu gặp rồi anh chia sẽ nhé! :)
2 thành viên, Loan cũng muôn 2 bạn giúp chủ topic đó là @Ngaytrovellcd, @hoangkhoi1986. Ai có lên website đọc và xem qua cần bổ sung gì không nhé.
Riêng anh @haclong ! Loan hay gọi anh là Vua đu đủ, vậy nên anh làm sao coi được thì làm á @_@.
Diễn đàn là sân chơi, nhưng sân chơi có hữu ích hay không là những lúc như thế này.
Chủ topic: em chúc anh luôn có niềm tin với nông nghiệp.
 
Hahaha..
Chiêu binh và kích tướng !

Nói thật cho chủ top biết, vườn của bạn mới khắc phục thối gốc, leviet đã nhìn thấy thối rễ, ngoài ra thì nó còn 3 vấn đề chưa mở.

2 trong số 3 vấn đề còn lại thì chỉ cần 1 chiêu thôi, cậu chủ sẽ không có đu đủ để hái.
 
Last edited:
Đợt này quá bận lại dùng điỉen thoại nên khó và ngại vỉết. Vưòn của bạn mưa xong mới bị chứng tỏ do nước làm hỏng rễ, chứng tỏ đất thoát nước kém, cây đang bình phục nhưng nắng nhẹ là héo lá chứng tỏ bộ rễ hỏng gần hết, bây giờ bộ rễ mới đang phát triển để nuôi cây và cây bắt đầu lại từ đầu. Tôi chỉ luôn cho bạn cách khắc phục chứ kg có thời gian đi sâu phân tích. Như bác leviet phân tích đã cơ bản chính xác, nhưng nếu vườn bạn lại gặp 1 đợt mưa như vậy nữa thì sao.
1- vặt bỏ vợi lá gốc để giảm thiểu vận chuyển nước gây quá tải cho rễ
2- bới rễ và gốc lên xem còn thối và rễ mới đã phát triển chưa
 
Theo tôi bạn nên thuê một CG đu đủ xử lý cho rồi tranh thủ học luôn.
Ở đây có bạn nào giỏi thì nhận mà làm. Vừa kiếm tiền vừa nâng cao uy tín cá nhân.
 
Nếu còn hiện tượng thối và xì mủ tiếp tục tưói aliette hay thuốc trị nấm khác, kết hợp với NAA , phun kytoxilyn, Ga3 hay atonik lên lá để kích thích lá non phát triển. 2 việc này phải làm đồng thời, phun lá nồng độ nhẹ hơn khuyến cáo
Khi lá non có đấu hiệu hồi phục tưói nhẹ NPK để thúc cây. Dùng tro bếp rắc 1 lớp mỏng quanh tán xới đất ở rãnh vun 1 lớp mỏng lên luống tưói và giữ ẩm để đón rễ mới. Xử lý khâu thoát nước để tránh bị lại
 
@@Em cảm ơn anh @leviet_law đã chia sẽ 1 số thông tin cho chủ topic dựa trên kinh nghiệp trồng trọt của mình.
@@ Đọc 1 lèo hết mấy trang không thấy anh @trungdudu lên tiếng ạ. Em nghĩ là anh gặp trường hợp này rồi. Nếu gặp rồi anh chia sẽ nhé! :)
2 thành viên, Loan cũng muôn 2 bạn giúp chủ topic đó là @Ngaytrovellcd, @hoangkhoi1986. Ai có lên website đọc và xem qua cần bổ sung gì không nhé.
Riêng anh @haclong ! Loan hay gọi anh là Vua đu đủ, vậy nên anh làm sao coi được thì làm á @_@.
Diễn đàn là sân chơi, nhưng sân chơi có hữu ích hay không là những lúc như thế này.
Chủ topic: em chúc anh luôn có niềm tin với nông nghiệp.
Cám ơn Loan Nguyen, chỉ ước gì ai cũng dễ thương và nhẹ nhàng như em.
Nếu còn hiện tượng thối và xì mủ tiếp tục tưói aliette hay thuốc trị nấm khác, kết hợp với NAA , phun kytoxilyn, Ga3 hay atonik lên lá để kích thích lá non phát triển. 2 việc này phải làm đồng thời, phun lá nồng độ nhẹ hơn khuyến cáo
Khi lá non có đấu hiệu hồi phục tưói nhẹ NPK để thúc cây. Dùng tro bếp rắc 1 lớp mỏng quanh tán xới đất ở rãnh vun 1 lớp mỏng lên luống tưói và giữ ẩm để đón rễ mới. Xử lý khâu thoát nước để tránh bị lại
Cám ơn anh trungdudu nhiều ạh
 
Quy trình điều trị của bạn là dùng hóa chất diệt nấm phun lên lá.
Quy trình này không đúng.
Câu lưu dẫn hai chiều từ lá xuống gốc, từ gốc xuống lá là câu nói của dân thương mại. Nó không thể lưu dẫn xuống rễ nên không hết bệnh ở rễ được. Nếu bạn nói nó đã hết bệnh rễ, thì bạn cần phải đào rễ lên, kiểm tra xem vết nấm bệnh đã liền mô sẹo chưa, tôi tin chắc là chưa.
Về thuốc điều trị thối rễ trên tất cả các cây trồng cạn là 1, bởi nó có chung nhóm nấm bệnh, chỉ khác nhau là kỹ chỉ trên cây gì mà thôi.
Không chỉ đu đủ mà ớt, rễ chanh (trên đó có thể là cây khác chứ không phải cây chanh), bưởi... thì dùng các loại thuốc aliet hoặc ariphot 400, hoặc cacbendazim hoặc topsin tưới xuống gốc chứ không thể phun lá. Tùy theo giá trị của cây trồng mà cộng thêm til.
Riêng đu đủ, khả năng chịu đựng ngưỡng quá hạn với Cu vô cùng cao nên rẻ tiền nhất là dùng CuSO4.5H2O tưới thẳng xuống gốc, nó còn có ưu nữa là diệt luôn tuyến trùng, tuy chính ưu này cũng là nhược vì diệt hết côn trùng, vi sinh vật đất.
Bạn cần phải kết hợp thêm thuốc tuyến trùng, thuốc tuyến trùng là điều gần như là bắt buộc đối với cây rau màu.
Khi chắc chắn rằng, các vêt thương đã liền mô sẹo thì mới tiến hành các biện pháp tiếp theo dưới đây:
Về thuốc tưới ra rễ, thì dù bất kỳ thuốc nào, bất kỳ thương hiệu nào, sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào chỉ duy nhất có 1 hoạt chất NAA. Tùy theo đối tượng cây trồng hoặc giá trị thương hiệu, hoặc giá bán lẻ cao hay thấp mà nhà sản xuất đưa thêm vài chất phụ trợ như các vitamin, humit, fulvit... Bạn nên sử dụng thành phẩm thương mại nào có hàm lượng NAA cao là được ví như N3M, thiên nông kích phát tố... Nếu bạn chắc chắn rằng bạn đã điều trị đúng thì đưa chất ra rễ cùng lúc với hóa chất trị nấm, tuyến trùng, nó sẽ giảm thời gian chờ đợi cho bạn.
Bạn cần bổ sung nấm có lợi và vi sinh vật đất và sử dụng các loại phân bón tốt cho cây dễ hấp thu của BM, Yara.
Nếu chỗ bạn có tro củi, đó là chất hỗ trợ điều trị tốt nhất cho cây của bạn.
Tôi chỉ trình bày trên nguyên lý thôi để bạn tự khám phá thôi, bạn cần có thời gian, tốn kém, thiệt hại thì mới hiểu được chân lý của nó.
Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian tìm hiểu và thiệt hại, hãy đi thuê lại một vườn, hoặc một góc vườn đu đủ đã bị xoăn đọt, mày mò và khám phá, ghi chép lại, các nghiệm thức thực nghiệm thì sẽ rút ra kết luận nhanh hơn.
Hoặc như bạn nói bạn đã sẵn sàng nhổ cả vườn thì bạn hãy chia khu vườn đó ra làm nhiều lô và thí nghiệm nhiều nghiệm thức theo nhiều hướng suy luận khác nhau.
Tuy nhiên, trong canh tác lấy lãi, điều tốt nhất là đừng bao giờ để cây bị bệnh, việc điều trị bệnh chỉ là giải pháp tình thế mà thôi, khi cây đã bị bệnh thì năng suất giảm 40 - 60% là đương nhiên, công thêm chi phí tăng rất cao, chỉ mong hòa vốn là tốt. Việc làm như thế nào để cây chẳng những không bị bệnh mà còn luôn khỏe mạnh, hoặc suy yếu như mong muốn đó không chỉ là khoa học, mà là cả một nghệ thuật, thủ đoạn, liều mạng.
Cảm ơn anh Việt nhiều. Bác sỹ cây trồng là đây! Bác sỹ khác với chuyên gia ở chỗ này. Vì bác sỹ chân chính thì luôn tìm moị cách bằng khả năng của mình để cứu giúp bệnh nhân lúc hoạn nạn, còn chuyên gia thì chỉ thích ngồi ...trên ti vi nói chuyện ở trên ngọn cây. hihi haha!
 
Last edited by a moderator:
Mình xin chân thành cảm ơn những quan tâm, chia sẽ, động viên của các bạn và đặc biệt các anh chị ngoài những chỉ dẫn rất nhiệt huyết còn nhắn tin riêng và hướng dẫn. Mình thực sự hạnh phúc khi đón nhận những tình cảm quý báu đó. Mong sao ngoài diễn đàn này chúng ta sẽ có dịp cùng giao lưu, thăm vườn nhà nhau, cùng chung nhau ly rượu, tách trà vì cuộc sống đâu chỉ làm và làm…

Với Haclong, thật sự bạn làm mình đau tim, nhưng hông sao, diễn đàn dành cho mọi người, đó là một phần cá tính của bạn, mình tôn trọng điều đó, thực sự nghe những lời ca tụng của những bác làm đu đủ gọi bạn, mình rất nể vì để được công nhận không là đơn giản. Bạn cứ xác định đơn giản với vài chiêu gì đó, rồi lại kết luận không thu vốn, bạn nhận xét người khác nói đúng 1 phần, còn phần còn lại chưa đúng nhưng cũng đơn giản, chỉ có điều không làm được thì chả có trái hái…Bạ cần gì để đưa ra sự góp ý, mình hông hiểu nên hông làm được điều đó. Cuối cùng bác có thì tốt hông thì cũng vui, có điều có bác mình thiệt hại nặng hơn vì mai mốt chắc đau tim thiệt, hihi

Giờ mình cũng có chút tâm sự ha: Với mình, cây đu đủ khó làm nhưng chả có gì ghê gớm cả, nông dân cả nước trồng cả ngàn năm rùi. Mình chắc chắn điều đó và hiểu sự vô lý của tuyên bố này vì nói thế các bạn sẽ cho là láo toét vì có cái vườn tý tẹo chăm không ra gì. Nhưng thật sự là vậy, đu đủ không nhiều bệnh, trừ thứ virus nguy hiểm của bệnh đốm vòng, bệnh khảm lá mà đến nay cả nước có nền nông nghiệp hiện đại như Thái Lain cũng bó tay. Loay hoay Bệnh cháy lá do nấm Helminthosporium rostratum. Bệnh phấn trắng do nấm Oidiumcaricae. Bệnh đốm lá: do nấmPhyllosticta sulata. Bệnh thối gốc do nấm Pythium spp và vài thứ rệp rầy vớ vẫn.

Vấn đề là mình chưa biết, mình lên đây để học tập, nên vườn mình bệnh theo mình là quá đáng buồn và làm giảm đi thành quả rất nhiều, hoặc có thể công cốc, nhưng mình chả bất ngờ và lo lắng gì cả vì cũng lên kế hoạch thất bại trước rồi, dù rất mong thắng nhưng làm sao được khi từ đầu mình làm rất ẩu, xuống cây xong thì bận bịu cỏ rác không chăm, khu đất thì hông rành mùa nắng cao ráo mưa cái 3 ngày chưa ráo đất dù lên rãnh cũng tạm tạm.

Mình hiểu cái cực khó của nghề nông và hiểu cái đơn giản của nghề. Giờ mình học, bắt đầu tư đây, chưa học thì dốt là hiển nhiên phải hông các bạn.

Mình thấy buồn cười với các cao thủ đu đủ vì nông dân chẳng ai vậy bao giờ.

Nhiều anh chị và các bạn chia sẽ, giúp đỡ nhau trong đó có mình, họ chả nhận cao thủ, nhưng hướng dẫn rất khoa học theo cách của nông dân. Mình thích điều đó nên sẽ bám học dài dài, chứ hướng dẫn mà nghe cái hơi cắt cóp từ các tài liệu đầy rẫy trên mạng chán lắm.

Mong sao được học hỏi các anh chị các bạn dài dài

Và, mình thích giao lưu với anh em nông dân, phong cách nông dân thôi nhé, xin lỗi các thánh…
 
Anh em tụ tập về vườn đu đủ này đông vui nhỉ.
@hoangkhoi1986 cũng đang xem bài nữa hả em... cùng hội chuẩn nhé... Anh gõ xong bài này thì phải đi vườn vài ngày rồi...
Tiếc là chưa có đu đủ để bán mùa gia cầm, hoặc vài miếng ăn chơi....
Chủ vườn áp dụng thêm cách của @trungdudu nữa nhé, nhất là các lá vàng phải chặt bỏ ngay, không nên để thêm. Kiểm tra mô sẹo xem đã đúng liều hóa trị chưa, nếu đúng liều thì phải lành, không thể không lành; vì bạn nói là xịt chứ không phải là tưới, tôi nghi ngại chưa đúng liều. Nếu chưa đứng liều, bạn dùng til của sygelta pha tưới đúng liều thì phải lành, không có cách nào không lành.
NAA tưới liều 0,5 ppm ướt đẫm đất nhé. Lấy gói thiên nông 3% tức 100 g sản phẩm có 3 g Naa, pha với 6 m3 nước (6.000.000 g nước) là ra nồng độ 0,5 ppm; tưới liên tục vài ngày đến 1 tuần khi cảm thấy đất khô cần phải tưới.
Biện pháp của @trungdudu mình dùng GA3 phun lên lá theo mình thì chỉ dùng với nồng độ vô cùng thấp 0,5 ppm, thấp hơn rất nhiều lần nông độ khuyến cáo.
GA3 mua của các Cty thuốc BVTV chính hãng, vì họ ghi hàm lượng đúng, không mua hàng của các cty phân bón, nồng độ rất thấp, thấp hơn khuyến cao nhiều lần.
Nếu bạn khó khăn trong việc mua hàng chính hãng thì bỏ qua việc này, mà tôi tin chắc bạn sẽ vô cùng khó khăn tìm mua hàng chính hãng... Haizzz...
Nếu 2 bước trên xong thì cây sẽ phục hồi nhanh thôi. Bạn nhớ kết hợp với dinh dưỡng tốt nữa là không có vấn đề gì. Tất nhiên, cây sẽ chậm mất 1 thời gian 1 - 2 tháng.
Nếu cây của bạn nó teo đọt, lá nhỏ ngắn lại cũng không sao, vì rễ mới hồi phục mà, khi hồi phục đủ rễ, hấp thụ được dưỡng chất thì nó sẽ nở đọt ra thôi. Tất nhiên, cây của bạn sau này nó sẽ nhỏ tóp lại khúc giữa... đi dọc đường, lâu lâu ta lại nhìn thấy 1 cây dừa như vậy...
 


Back
Top