Nhờ tư vấn cách ươm hạt giống

  • Thread starter dan
  • Ngày gửi
Nhờ các bác tư vấn cách ươm hạt Trắc đen châu phi (Dalbergia melanoxylon African Blackwood, Grenadilla, or Mpingo) Mình vừa mới mua về mà không biết là hạt này ươm như thế nào và hạt có còn dùng dc ko. Vì nhìn nó mỏng như tờ giấy.
DSC_0100.JPG
DSC_0103.JPG
DSC_0106.JPG
DSC_0100.JPG
DSC_0103.JPG
 


bác để hạt như vậy em cam đoan là ươm lên rất kém. hạt nó cũng giống như hạt sưa, cẩm lai, cẩm vú. trắc... bác phải tách hạt ra ươm mới lên được. khi tách bác cẩn thận không gẫy mất mầm, coi như hỏng luôn.
 
Thế thì còn dày lắm, bằng mấy tờ giấy lận.

Đừng dại tách cái gì cả. Cứ để vậy thôi.
Ươm hạt gì thì cũng phải theo một nguyên tắc.
Đó là nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra cần ánh sáng
nữa.

1- Nhiệt độ phải 20 độ trở lên đến 30 độ. Nếu
cây đó ở xứ nóng, thì cho 30 độ đi. Nếu cây đó
ở xứ lạnh, thì cho 20 độ. Không biết cây đó ở
vùng nào, thì để 25 độ. Đó là nhiệt độ cho hạt
nảy mầm nhanh, mạnh và đều (tỷ số nảy mầm cao).

2- Độ ẩm phải 100%. Để được độ ẩm này, hạt phải
ngâm vào nước ấm chừng nửa ngày (10 giờ). Hạt
này mỏng, thì không được ngâm nước quá nóng. Hãy
coi nhiệt độ ở phần 1 mà tham khảo. Chắc ăn, thì
cứ ngâm nước 25 độ trong một ban ngày, hay một
đêm. Sau đó rắc hạt vào khay ương.

3- Khay ươm thường cỡ bằng khay ta bưng thức ăn
hay bưng nước, để tiện bưng đi bưng lại, mỗi chiều
không quá 3 gang tay, còn chiều sâu chừng 1 ngón
tay, tóm tắt ví dụ như 35X50X10. Khay đựng mùn lá
cây khô, vỏ cây khô xay vụn ra bột pha với đất mịn
tỷ lệ 70 mùn/30 đất. Nếu có chất giữ ẩm thì rất tốt,
nhưng chất này đắt tiền, và không có cũng không sao.
Trộn nước vào cho ẩm đều. Nắm một nắm vào tay rồi bóp
nhẹ. Nếu chảy nước ra nhiều thì quá ẩm. Nếu rã rời
như bột thì quá khô. Mùn có thể bằng phân xanh, hay
phân trâu bò, nhưng phải hoai kỹ, không còn mùi thối.
thì hạt mới không bị chết, nhất là hạt nhỏ bé. Hạt
này còn lớn gấp mấy hạt vừng, hạt cỏ, lại có vỏ khá
dày hơn nữa, có thể chịu đựng được phân tươi, nhưng
ta nên chắc ăn, đừng nêu mạo hiểm. Tôi từng cắm hạt
mướp vào cứt lợn vừa ỉa ra, vào mùa hè nóng nực, mà
chỉ 1 ngày là nảy mầm và lên tốt ngay, mặc dàu cục
cứt heo vẫn còn màu rau và cám mới chưa kịp đổi màu.

4- Cách rắc hạt như sau: lấy một cây que, gạt phẳng
mặt đất mùn trên khay. Sau đó chúc đầu que xuống,
cào những đường rãnh trên mặt đất mùn, cách nhau
3-5 centimet. Lấy một mảnh giấy dày, hay bìa mỏng,
to chừng bàn tay. Gấp đôi tấm giấy đó lại, rồi mở
ra hình chữ V. Bốc chục hay hai chục hạt bỏ vào trên
chữ V đó, cầm trên 1 tay, hơi chúc đầu chữ V xuống,
cho hạt sắp sửa rớt xuống. Tay kia cầm một cái tăm,
gẩy từng hạt xuống rãnh trên khay ươm, khoảng cách
cũng từ 3 đến 5 centimet. Sau đó rắc nhẹ đất mùn lên
hạt, gần phủ đầy rãnh. Rãnh sâu chừng 1 centimet, thì
rắc đất mùn lên nửa centimet. Sau đó phun nước lên
rãnh hạt bằng một cái xịt nước lên tóc của thợ cắt tóc.
Cuối cùng căng màng nilon trong suốt lên trên. Nếu có
nắp trong suốt thì càng tốt, vì tiện giở lên xịt nước
luôn luôn. Đem khay ra để dưới nắng nhẹ. Nếu nắng gắt,
nhiệt độ có thể lên trên 30 độ thì hạt chết hết. Khi
nắng lên, nước bốc hơi, đọng thành giọt dưới tấm màng,
làm tấm màng mờ đi, cũng không sao. Vài ngày mới giở
tấm màng ra xịt nước một lần. Khay phải thủng lỗ dưới
đáy, để nước xịt quá thừa có thể rỉ ra, để cho đất mùn
không bị sũng nước.

5- Tùy theo hạt, có thể nở ngay sau 3 ngày gieo, cũng
có thể vài tuần lễ. Hạt này nhỏ và mỏng, nên nếu sau
1 tháng mà không nảy mầm, thì có lẽ đã bị chết. Trường
hợp ấy, kiên nhẫn chờ đợi thêm 1 tháng nữa.

6- Khi nảy mầm, có thể nhổ lên bằng tay, đưa sang khay
khác sâu hơn, tỷ lệ mùn thấp hơn, và tốt nhất thì đưa
mỗi cây vào một cái cốc đáy thót miệng loe bằng giấy bìa
hay bằng nhựa mỏng, bằng cốc uống nước, có chiều cao ít
nhất 1 gang tay. Nói chung 1 khay ươm hạt nở hết thì san
ra được 7-10 khay đựng các cốc này. Lý do phải làm nhiều
lần chuyển khay là vì khay nhỏ dễ bưng bê, che chở, tưới
cho đúng điều kiện lý tưởng hơn khay lớn. Cây phải có ít
nhất lá mầm thì mới nhổ.

7- Cây ươm trong cốc có thể nuôi chừng 1 tháng. Đáy cốc
nên có một vài lỗ thủng để thoát nước úng. Khi thấy rễ
thò ra ngoài lỗ, thì phải chuyển sang cốc khác bự hơn,
hay trồng xuống đất ngoài rừng luôn. Nhà nước Việt Nam
ngày xưa chuyển vào rọ đan bằng ruột tre, có độ cao hơn
1 gang tay, đường kính gần 1 gang tay, bên trong đựng
đất mùn với tỷ lệ mùn rất ít. Các rọ này xếp trên sân, có
thể mặt ruộng, có thể sân gạch, và phun nước tưới ẩm, tràn
đầy nắng cho đến khi cây cao 1 mét hay mét rưỡi, rễ thò
ra khỏi rọ, thì mang ra rừng trồng. Trồng để nguyên cả rọ
sao cho mặt đất trong rọ ngang bằng mặt đất rừng. Sau một
thời gian, lạt ruột tre bị thối mủn ra, rễ cây thừa sức
bục tung rọ tre. Người Mỹ thì làm cốc bằng nhựa mỏng. Mỗi
khi đổi sang cốc khác, thì cầm cốc nắn bóp xung quanh một
lúc cho nới lỏng ra, rồi giốc cốc xuống, một tay cầm thân
cây kéo nhẹ ra, cho cả bầu đất ra theo, không hỏng rễ.
Cũng có người Mỹ làm bằng cốc giấy. Khi trồng thì để nguyên
cả cốc giấy đựng bầu đất có cây mà trồng xuống. Tưới nước
vài tuần, thì cốc giấy tiêu tan mất vào đất.
 
chào anh. em lục trong diện thoại nhưng không thấy sdt của anh. hình như hôm bữa em có xin sdt anh bên top cây trắc nhưng không thấy anh hồi âm. anh gọi vào sdt 01683373198. anh em mình cf trao đổi thêm. khi cf anh cứ mang hạt ra em xử lý giúp anh. đảm bảo ươm lên tốt nếu chất lượng hạt ổn
 


Back
Top