Những sinh vật biển tuyệt đẹp

Những sinh vật biển tuyệt đẹp
SGTT.VN - Sở hữu vẻ đẹp mê hồn nhưng nhiều loài sinh vật biển còn trang bị những vũ khí lợi hại để tấn công, săn mồi hay để tự vệ và tẩu thoát. Đó là cá nhồng với hàm răng sắc như dao cạo, cá đuối điện có thể tạo ra dòng điện 50 vôn… Vẻ đẹp của chúng trang trí cho bức tranh biển cả vốn đã nhiều sắc màu lại càng thêm lộng lẫy.



Cá đuôi gai sọc

Cá nhồng
Cá đuôi gai sọc là một loài cá rạn san hô tuyệt đẹp của biển Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tuy nhiên cần cẩn thận khi tiếp cận bởi gai đuôi của chúng có độc. Các nhà khoa học tin rằng vùng biển của thế giới có khoảng 1.200 loài cá khác nhau có nọc độc và ước tính rằng các loài cá này có thể làm bị thương khoảng 50.000 người mỗi năm. Tuy nhiên, ở phương diện khác nọc độc cá cũng có thể mang lại lợi ích lớn, vì chúng hữu ích trong việc phát triển các loại thuốc mới.

Cá nhồng có cơ thể dài và là cỗ máy săn mồi chết chóc. Cơ thể có kiểu dáng dài trơn mướt cho phép chúng phi thân trong nước ở tốc độ lên đến 40km/giờ khi đuổi săn các loài cá khác. Khi tóm được mồi, chúng dễ dàng băm nhỏ con mồi và nuốt gọn nhờ những chiếc răng sắc nhọn như dao cạo. Cá nhồng tiến hoá rất cao để trở thành động vật ăn thịt cá bậc thầy trong môi trường của nó, và kỹ năng này đã được mài giũa khoảng 50 triệu năm.


Hải quỳ vàng

Mực lá rạn Caribê
Hải quỳ có thể trông giống như bông hoa xinh đẹp mà nó được đặt tên. Tuy nhiên, nếu chú cá nhỏ nào bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp đó và mon men tới gần thì có thể sẽ phải hối tiếc. Hải quỳ là loài động vật có liên quan đến san hô và sứa. Chúng sử dụng các xúc tu đầy nọc độc để đâm nạn nhân với một chất độc làm thần kinh tê liệt. Lúc đó con mồi chỉ có nước nằm bất động và trở thành thức ăn của chúng.

Hơn 280 loài mực sống trong các đại dương trên toàn thế giới. Nhiều loài trong các loài mực là bậc thầy về biến đổi. Chúng có khả năng thay đổi màu da và hình dạng của mình trong vài giây để bắt con mồi, trốn tránh kẻ thù, thu hút bạn tình, tranh đua với tình địch và giao tiếp với nhau... Trong bức ảnh là một chú mực lá Caribê đực đang “lấy lòng” một chú mực lá cái gần đó biết về mình bằng cách nhấp nháy một kiểu hình ngựa vằn hung hăng. Kiểu hình này là một trong khoảng hơn ba chục kiểu hình mà chú mực lá Caribê có thể thường xuyên trình diễn.


Cầu gai đỏ (nhím biển đỏ)

Sứa đốm
Những chú cầu gai (nhím biển) đỏ cực kỳ bắt mắt và là một món ăn ngon với nhiều người. Tuy nhiên loài sinh vật biển này có thể gây nguy hiểm cho người bơi lội vì những chiếc gai nhọn tua tủa bao quanh thân thể chúng. Ở đây, nhím biển nhiều như thảm đỏ nổi bật trong một rừng tảo bẹ. Những động vật không xương sống biển là các mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn biển. Cá biển ăn cầu gai mà cầu gai thì ăn tảo.

Một con sứa khảm nổi bình thản trong vùng nước biển san hô, khoảng 100 hải lý tính từ Cairns, Australia. Sứa xuất hiện phổ biến trong các đại dương của trái đất. Các loài sứa có thể phát triển mạnh trong vùng nước ấm và lạnh dọc theo vùng duyên hải hoặc các vùng nước nông. Cơ thể của chúng chiếm khoảng 95% là nước. Mặc dù sứa biển không có não nhưng chúng có đủ thông minh để đấu tranh sinh tồn. Và, việc tồn tại trong hơn 500 triệu năm qua là một minh chứng.


Cá đuối điện Thái Bình Dương

Cá đuối gai lưng
Cá đuối điện Thái Bình Dương rình mồi ở một khu rừng tảo bẹ ngoài khơi bờ biển phía tây của Bắc Mỹ. Những chú cá đuối điện to lớn thường chôn một phần cơ thể trên nền cát biển, nơi mà chúng sử dụng một hệ thống nhạy cảm đặc biệt để phát hiện ra sự kích thích điện của con mồi và sau đó tấn công chúng. Động vật ăn thịt này quấn quanh cơ thể cá bơn hay cá thu và sử dụng các cơ quan đặc biệt hình thận để tạo ra một luồng xung điện có thể lên đến 50 vôn.

Một chú cá đuối gai lưng đang hoà lẫn với đám vỏ sò đáy biển và đá ngoài khơi bờ biển Cornwall, Anh. Các loài cá đuối, cá mập và một số động vật biển khác có thể sử dụng các cơ quan cảm thụ điện bởi vì trong nước biển có sự hiện nhiều các ion natri và clo. Ngay cả những trường điện từ tương đối yếu được tạo ra bởi loài động vật cũng có thể tạo ra một dòng điện cự mạnh để hạ con mồi nhỏ.


Cá mập đầu búa

Sên biển
Cá mập đầu búa là động vật ăn thịt thiện nghệ. Chúng sử dụng chiếc đầu có hình kỳ quặc của mình để cải thiện khả năng tìm con mồi của chúng. Đôi mắt mở to nằm ở vị trí góc rộng sẽ cung cấp cho chúng một loạt hình ảnh tốt hơn so với hầu hết các loài cá mập khác. Và, bằng việc trải căng những cơ quan cảm nhận đạc biệt cao của mình ở ngay trên chiếc đầu có hình vồ rộng lớn, chúng có thể quét xuyên đại dương để tìm con mồi.
Một nhóm các cơ quan cảm giác là những “quả bóng Lorenzini” (cơ quan cản giác này được phát hiện bởi Lorenzili và được đặt tên ông ta), cho phép cá mập đầu búa phát hiện trường điện từ được tạo ra bởi các con mồi. Những “quả bóng Lorenzini” sẽ tăng độ nhạy cảm của cá mập đầu búa, cho phép chúng tìm và ăn những con mồi ưa thích của chúng như cá đuối gai độc, một loài thường chôn mình dưới cát. Một số nhà khoa học đã cho rằng các bộ cảm biến cũng giúp cá mập đầu búa định hướng cho những chuyến di cư hàng loạt của chúng bằng cách theo những dòng từ trường xuất hiện trên đáy đại dương.

Một kiểu trang trí rực rỡ bởi đốm và vằn của một loài sên biển này được chụp ảnh ở Seychelles. Các loài sên biển thân mềm thường có cơ thể được thiết kế cực kỳ nhiều màu sắc để ngụy trang và phòng vệ.











Ngô Văn Trí (tổng hợp)
 


Last edited:


Back
Top