Những thất bại của nhà nông

Chào cả nhà Agriviet !

Tôi lập chủ đề này với những mục đích sau:
- trên tất cả các thông tin đại chúng toàn viết và đưa lên những mô hình thành công, mà không biết trước khi thành công họ đã bị thất bại thê thảm => Người nông dân tham gia => thất bại.
- Người nông dân biết được những mô hình hiệu quả thì cung và cầu sắp bão hòa => Nuôi => thừa => bán giá thấp => lỗ.
- Sách dạy thì cũng chỉ nói những điều chung chung vì người viết sách không trực tiếp chăn nuôi, họ chỉ có lý thuyết rồi đi thăm những trại nuôi, hỏi vài câu cũng cơ bản chư hỏi bí kíp chủ trại đâu có nói => Sách chỉ mang tính tham khảo thêm chứ không áp dụng để thành công được.

090129192138-62-839.jpg

- Trong chủ để này chúng ta sẽ nêu lên những thất bại của mình và nguyên nhân thất bại. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau phân tích để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi biết hết những thất bại thì tôi tin thành công sẽ đến.

Tôi nuôi 150 gà sao sinh sản bị thua lỗ 30 triệu vì những nguyên nhân sau:
- không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường trước khi nuôi, đến khi có sản phẩm thì giá trứng rớt giá => lỗ
- Gà sao chỉ bán cho nhà hàng thôi nên dễ bị khủng hoảng thừa.
=> Rút kinh nghiệm khi nuôi con gì phải xem thị trường tiêu thụ ở đâu, nhu cầu có lớn không ? Có những rủi ro tiềm năng gì ?

Thứ hai: Nuôi 400 con gà thả vườn đến khi bán thì gà bắt đầu chết, ngày mai nó chết hôm nay vẫn ăn bình thường, những con khác thì bắt lên nó ốm nhom giống như bộ xương khô.
Vụ này lỗ 10 triệu và không nuôi gà nữa nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm cho ra nguyên nhân để sau này có nuôi lại sẽ không bị nữa.
- Nguyên nhân là gà giống đã bị nhiễm bệnh maret từ khi mới nở. Gà giống bị nhiễm mình nuôi vẫn lớn bình thường nhưng đến lúc gà khoảng 3 tháng tuổi thì bệnh mới có triệu chứng lâm sàng. Gà ủ rũ, bị liệt chân, gầy trơ xương.
=> Rút kinh nghiệm: Khi nuôi con gì cũng phải hỏi nơi cung cấp giống đã tiêm vacxin gì để về phòng cho nó. Trước khi nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật dự định nuôi, đặc biệt là bệnh tật và biện pháp phòng ngừa, biện pháp chữa bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Phần tôi đã xong, rất mong mọi người hãy chia sẻ hết những thất bại của mình để nông dân không còn thất bại nữa.
 


Last edited by a moderator:
cũng cần hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức hỗ trợ nông nghiệp nông thôn cung cấp thêm các kỹ năng quản trị cơ bản cho nông dân
 


ÔI đọc topic của bạn sao thấy giống tui quá
-Cách đây 2 năm đoàn doanh nghiệp của nước ngoài qua Việt Nam hợp tác trồng ớt xuất khẩu .Khi đó tôi là cầu nối triển khai dự án này.Sau khi khảo sát nhiều nơi ở khu vực miền Trung đoàn chọn Quãng Bình để triển khai dự án .Mấy ông cán bộ phòng nông nghiệp,hội phụ nữ ,hội nông dân ....v.v. của một huyện Quãng Bình hô hào ,cam kết thống nhất đi đến như sau :
-Bên doanh nghiệp đầu tư giống cây trồng(năng suất cao gấp 1,5 lần so với giống cũ),vật tư ,phân bón và chuyên gia tư vấn .Sau khi thu hoạch bên doanh nghiệp cam kết mua giá thấp nhất là 14.000 đồng/kg(sau khi khấu trừ hết chi phí),một giá mà so với trồng lúa lợi nhuận hơn gấp 10-13 lần .
-Bên Việt nam được giao quản lý ,chăm sóc và đợi đến ngày thu hoạch
-Kết quả như mong muốn :sản lượng đạt 40 tấn /ha nhưng đến thu hoạch thì không ai chịu bán cho doanh nghiệp vì giá thị trường Trung Quốc mua 21.000 đồng/kg.Nông dân đi cửa sau bán cho tư thương .Sau khi liên lạc với các phòng ban của huyện thì không ai chịu giải quyết và đổ trách nhiệm lên người khác.Tôi đem hợp đồng này về xã thì xã nói rất thông cảm nhưng xã không biết hợp đồng này .Khi tôi yêu cầu huyện thực hiện hợp đồng và phía doanh nghiệp sẵng sàng mua giá giá 17.000 đồng/kg để thu hồi chi phí đầu tư ban đầu thì nhận được những bao ớt tươi đã quá chín hoặc không đảm bảo chất lượng.Quá uất ức tôi đòi kiện ra tòa thì mấy ông cán bộ xuống nước thông cảm ,kêu gọi nông dân bán nhỏ giọt .Đến cuối mùa ớt sau khi tư thương ngừng thu mua thì nông dân mới đem sản phẩm bán cho doanh nghiệp với mẫu mã thì không còn chỗ nào để mà chê nữa vì quá tệ ,dồn hết cả huyện chỉ được hơn 10 container .Kinh hoàng và ác mộng .Đợt đầu tư lần này tôi lỗ nặng ,đối tác thì bỏ của chạy lấy người.Bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển
Đến bây giờ thì tôi mới hiểu rằng nông dân mình vẫn chỉ là manh muốn vì cái lợi trước mắt mà sấng sàng bất chấp tất cả.Nghèo vẫn hoàn nghèo
Có đôi lời chia sẽ với anh em trên diễn đàn .
Nhớ bạn, tui tìm bạn mà khá lâu chúng ta chưa gặp, rồi lại đọc đúng bài nầy! Đọc xong, phải khá lâu tui mới gõ được vài chữ nầy!
Bạn, "chuyện vui thì qua mau, còn chuyện buồn thì nhớ mãi!"
Bài nầy của tui, có thể bạn sẽ không thấy. Không sao, tui vẫn chúc bạn "Một ngày vui!"
Thân.
 
thật sự về làm ăn thì em mới là người thất bại nhiều nhất nhưng cũng may chỉ là đầu tư nhỏ hầu như từ bé đến giờ em đầu tư vào làm cái gì cũng thất bại chưa thấy thành công bao giờ ngay cả bây giờ , còn những gì các bác thấy chỉ là những cái mà bố mẹ em làm ra mất rất nhiều công sức để dựng lên mới được như ngày hôn nay còn bản thân em thì vẫn là người thất bại lếu nói thất bại của em thì không có thể kể hết tóm lại em là người đen nhất thế gian

thật buồn
BÌNH TĨNH. Thất bại là mẹ của thành công. chú thất bại nhiều như thế thì có khi thành bà ngoại của thành công luôn rồi ấy chứ!
 
BÌNH TĨNH. Thất bại là mẹ của thành công. chú thất bại nhiều như thế thì có khi thành bà ngoại của thành công luôn rồi ấy chứ!
em cũng hy vọng được như vậy anh ak tuy trong cuộc sống em gặp quá nhiều thất bại nhưng cũng không đủ để làm nhụt chí em đâu anh ạ em sẽ làm lớn hơn và chắc hơn
 
Toppic này quá hay
Cách nhanh nhất để tránh khỏi những thất bại đó là học từ những thất bại của người khác.
Bạn không thể sống đủ lâu để trải nghiệm hết từ thất bại này đến thất bại khác.
Hi vọng sẽ có nhiều bài học hơn nữa từ mọi người.
Cảm ơn tất cả !
 
Có một cái sai rất lớn mà em mới thấy! nếu làm hệ thống tưới, mùa nào cũng bắt buộc phải bảo trì. em để qua mùa mưa không quan tâm đến mùa khô lại phải tưới, dẫn đến tốn rất nhiều tiền sửa chữa!
 
Có một cái sai rất lớn mà em mới thấy! nếu làm hệ thống tưới, mùa nào cũng bắt buộc phải bảo trì. em để qua mùa mưa không quan tâm đến mùa khô lại phải tưới, dẫn đến tốn rất nhiều tiền sửa chữa!
Nói rõ hơn đi Thức; nếu bảo trì thì bảo trì như thế nào; để nguyên thì khi dùng đến phải sửa chữa những gì
 

Có một cái sai rất lớn mà em mới thấy! nếu làm hệ thống tưới, mùa nào cũng bắt buộc phải bảo trì. em để qua mùa mưa không quan tâm đến mùa khô lại phải tưới, dẫn đến tốn rất nhiều tiền sửa chữa!
Và có 1 sự thật rất lớn nếu không làm hệ thống thì chi phí có thể đội lên 3-4 lần. Không riêng gì hệ thống tưới mà máy móc hay thiết bị gì cũng vậy, chúng ta đều phải bảo trì thì nó mới bền vững được.
Hệ thống tưới tự động giúp chúng ta tưới nước vô đất bằng 1 áp lực không lớn, điều này là qtrong nhất, nó sẽ giúp cho đất và cây rất tốt. Một trong những nhược điểm mà không phải ai cũng biết đó chính là tưới dí( tưới dúi) nó rất có hại cho đất. Khi có hệ thống tưới ta dễ dàng bón phân or thuốc cho cây trồng, giảm thiểu nhân công và tránh độc hại nhiều khi tiếp xúc với hh,....
 
Xin chia sẻ thêm về sự cố khi nuôi trùn quế: Vấn đề này tôi đã có trình bày ở topic khác rồi nhưng bây giờ "gom bi" về đây cho tiện mọi người theo dõi.

Đại loại là các yêu cầu kỹ thuật đều đáp ứng đầy đủ. Từ chuồng trại cho đến phòng trừ kiến chim gà chuột...
Cho ăn cũng đều đặn đầy đủ. Trùn phát triển tốt, năng suất thấy khá cao. Thế nhưng cuối cùng thì trùn cũng "ra đi" sạch sẽ vì con ...dế trũi.
Điều không lường được là trứng dế trũi nằm ở ngay phân bò mua về cho trùn ăn. Vì phân mua gom các gia đình chăn nuôi bò nên không đồng đều. Có nhà để lâu, có nhà mau có phân hơn, nhà nào để lâu thì dế trũi phát triển đẻ trứng vào. Ta cho trùn ăn lại là vô tình tiếp tay cho "giặc" vì điều kiện sinh khối trùn vô cùng thích hợp để trứng dế nở và phát triển.
Hỏi kinh nghiệm những nơi nuôi lớn thì người ta không biết vì họ cho ăn phân tươi lấy ở trại nuôi bò sữa tập trung nên không có trứng dế. Sau này tôi hỏi thăm nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ thì biết rằng đa số bị thất bại do dế trũi này. Nhưng bản thân họ cũng không biết vì sao, chỉ khi hỏi họ mới nói là có thấy nhiều dế chứ không nghĩ dế hại trùn.

Cách giải quyết cũng không khó lắm : Chỉ cần có một cái bể, phân bò mua về trước khi cho trùn ăn thì cho vào bể ngâm nước khoảng hai ngày (đằng nào ta cũng hòa phân với nước khi cho trùn ăn mà). Trứng dế sẽ chết
Cảm ơn bạn về bài viết. mình đang định nuôi trùn quế để phục vụ chăn nuôi. mong bạn cho mình xin số dt để học hỏi và mua giống.
Mình góp chút thất bài bản thân. Hồi đó mình là sinh viên mới ra trường ngành Kỹ Thuật cũng đi làm vật vờ cty này cty kia nhưng cũng ko đủ trang trải cuộc sống. Mình quyết định về quê làm nông vì nhà mình có 2000m2 bỏ hoang.
+ Ban đầu mình mua 50 cặp bồ câu pháp về nuôi. Đó không rành nên họ bán bồ câu lại ko phải pháp. Mãi sau này mình mới biết. ( dại ) Sau 5 tháng nuôi thì chim cũng bắt đầu đẻ nhưng tỉ lệ đực cái ko đồng đều. Thế là loại hết còn đc 30 cặp sinh sản. Đến lúc có chim ra ràng bán thì giá chim ra ràng chỗ mình rất rẻ 60k/1đôi mà họ còn bắt làm sạch mang đến. Em chán quá giải tán.
+ Sau mình chuyển sang nuôi heo rừng. Lần này rút kinh nghiệm hỏi thăm giá trước thì giá heo rất cao. Bắt đầu nuôi em mua 4 con heo 1 đực 3 cái. Nuôi rất xuông sẻ heo béo tốt lớn nhanh. Sau đó nó cũng chịu được và chửa lứa đầu tiên em mừng lắm nhưng ko đc bao lâu thì lại xảy ra chuyện. Lúc heo đẻ, heo con chết khi đẻ ra con sống thì đc vài tiếng con thì dị tật toàn màu trắng. Lúc đó e nãn lắm nhưng còn 2 con chưa đẻ nên e vẫn hi vọng. Nhưng hi vọng nhiều thất vọng nhiều 2 con sau của e đều như vậy. Chán e ko muốn chăm sóc nữa em định bán (lần 1). Sau ngồi lên mạng tìm hiểu em mới biết là heo bị trùng huyết. Thế là e đổi con đực khác. Khi heo đẻ lừa 2, lúc mới đẻ heo con nhìn rất đẹp nhưng lại bị yếu cơ chân đi cứ dựt dựt, tuần sau lần lượt ra đi hết. Ôi em quyết định bán ko nuôi nữa rao bán nhưng ko ai mua. Tình cờ mình đc ông chú nói heo nái ko nên ăn đồ lên mem chua. E chợt nhớ ra E cho heo nhà E ăn xác mì trong thời gian mang thai. Vậy em quyết định thử lần nữa tìm hiểu chế độ dinh dưỡng. Vậy cuối cùng em cũng có đc lứa heo thành công. Heo rất khỏe đẹp hằng ngày e chơi với chúng như thú cưng vui lắm các bác ạ. Nhưng thất bại nó chưa chịu từ bỏ e. Sau 1 tháng heo con bắt đầu bị đi ỉa phân trắng. Thế là 1 con ra đi rồi thứ 2,3,4,5,.... hết đàn em bác à. Lúc này em buồn, nãn, chán,... E lại bắt đầu học làm "bác sỹ thú y". Tiếp lục lần nữa và thế là lứa thứ 4 ra đời. Lúc này em khôn hơn xíu rồi kk.. Em tiêm phòng đầy đủ thế là đàn heo e nó cứ vậy lớn. Lúc đó em vui lắm lắm luôn. Nhưng vui xong lại buồn vì heo bán ko ai mua. E nghĩ bụng chắc mình ko có duyên nuôi heo rồi chắc phải từ bỏ thôi. Nhưng cũng ko từ bỏ đc các bác. Sau nhưng suy nghĩ đó e lại tự động viên mình theo tới cùng. Em bắt đầu rao bán 1 con cũng bán mang đến tận nơi. Cuối cũng trời ko phụ lòng người, sau 2 năm như thế heo của e nhiều người biết đến vì em nuôi hưu cơ nên chất lượng thịt ko chê đâu đc. Vậy là em có đc thị trường nho nhỏ. Và hiện tại e đang mở rộng trang trại vì ko cung cấp đủ thị trường em có. E có thể gọi đó là thành công nho nhỏ của mình.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết chia sẻ của mình! Mình tặng các bạn 1 câu chắc ai cũng biết.
"Thất bại là mẹ của thành công"
 
Xin chia sẻ thêm về sự cố khi nuôi trùn quế: Vấn đề này tôi đã có trình bày ở topic khác rồi nhưng bây giờ "gom bi" về đây cho tiện mọi người theo dõi.

Đại loại là các yêu cầu kỹ thuật đều đáp ứng đầy đủ. Từ chuồng trại cho đến phòng trừ kiến chim gà chuột...
Cho ăn cũng đều đặn đầy đủ. Trùn phát triển tốt, năng suất thấy khá cao. Thế nhưng cuối cùng thì trùn cũng "ra đi" sạch sẽ vì con ...dế trũi.
Điều không lường được là trứng dế trũi nằm ở ngay phân bò mua về cho trùn ăn. Vì phân mua gom các gia đình chăn nuôi bò nên không đồng đều. Có nhà để lâu, có nhà mau có phân hơn, nhà nào để lâu thì dế trũi phát triển đẻ trứng vào. Ta cho trùn ăn lại là vô tình tiếp tay cho "giặc" vì điều kiện sinh khối trùn vô cùng thích hợp để trứng dế nở và phát triển.
Hỏi kinh nghiệm những nơi nuôi lớn thì người ta không biết vì họ cho ăn phân tươi lấy ở trại nuôi bò sữa tập trung nên không có trứng dế. Sau này tôi hỏi thăm nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ thì biết rằng đa số bị thất bại do dế trũi này. Nhưng bản thân họ cũng không biết vì sao, chỉ khi hỏi họ mới nói là có thấy nhiều dế chứ không nghĩ dế hại trùn.

Cách giải quyết cũng không khó lắm : Chỉ cần có một cái bể, phân bò mua về trước khi cho trùn ăn thì cho vào bể ngâm nước khoảng hai ngày (đằng nào ta cũng hòa phân với nước khi cho trùn ăn mà). Trứng dế sẽ chết
em cũng nuôi trùn quế,thời gian đầu phát triển rất nhanh,sau thì cứ có dòi ở trong luống trùn.khi chăn trùn thì dòi lên ăn trước làm trùn kông dám lên ăn.loại dòi mà khi chết để lại cái vỏ khô và cứng ở trên luống trùn luôn,bác nào đã gặp phải tình trạng như thế và biết cách khác phục thì chỉ em với a.e rất thích nuôi trùn nhưng cũng bó tay vì lū dòi đấy rồi đó a.
 
Về phần chăn nuôi thì em không thích lắm. tuy nó đạt lợi nhuận cao nhưng lại rủi ro cũng rất cao và tốn nhiều thời gian chăm sóc. Còn về trồng cây thì lợi nhuận đạt thấp hơn nhưng bền hơn. Nói thế không có nghĩa là không có thất bại, nhưng mỗi người đều có 1 cái thất bại khác nhau.
Chuyện thực tế của em là như thế này.
Nhà em có 3000 m2 trồng rau. Từ 2004 em đã thuyết phục ba mẹ nhưng mãi đến năm 2008 em đã em đã thuyết phục thành công gia đình chuyển sang sản xuất rau an toàn, nhưng mãi đến năm 2013 nhà em mới có được cái uy tín (do em không có giấy chứng nhận gì cả, tự phát thôi). Mô hình của em là trồng đủ thứ các loại rau (từ rau dại, rau rừng đến cả rau thị trường cao cấp: Hành, Hẹ, Cải Xanh, cải Ngọt, Bí, Bầu, Mướp, Khổ Qua, Rau dền dại, Cải trời, Rau sam, Tía Tô, Rau đắng đất, Kèo Nèo, Rau Nhút, Lạc Tiên, Rau Dịu, Tàu Bay, Tam thất, Rau Rừng, Rau Núi, Rau Xá Xị, Quế....) Biện pháp là sử dụng màu, mùi đối kháng hoặc đối kháng sâu bệnh gữa các cây hay xen canh tầng đất....
Và nhu cầu ngày càng nhiều thì nhà em không còn đủ cung ứng, thì nhà em mới bắt đầu liên kết với tổ hợp tác sản xuất rau an toàn ở địa phương (của xã, cách nhà em khoảng 7km) Vì Mẹ em là bạn hàng ở chợ....
Nhưng đến 1 ngày (22/12/2015 nhớ là gần Tết) đoàn thanh tra xuống kiểm tra quầy rau của mẹ và công bố rau có dư lượng thuốc bvtv, khi truy nguyên nguồn gốc thì rau thuộc tổ hợp tác sản xuất.
Kể từ đó, nhà em không còn uy tín nữa, giờ bán cái gì cũng chậm. Nhưng thực tế mình đâu coa làm gì sai. Sai là lỡ tin vào tổ hợp tác.
===> Các bác thấy từ đây nên rút ra kinh nghiệm gì?
 
Về phần chăn nuôi thì em không thích lắm. tuy nó đạt lợi nhuận cao nhưng lại rủi ro cũng rất cao và tốn nhiều thời gian chăm sóc. Còn về trồng cây thì lợi nhuận đạt thấp hơn nhưng bền hơn. Nói thế không có nghĩa là không có thất bại, nhưng mỗi người đều có 1 cái thất bại khác nhau.
Chuyện thực tế của em là như thế này.
Nhà em có 3000 m2 trồng rau. Từ 2004 em đã thuyết phục ba mẹ nhưng mãi đến năm 2008 em đã em đã thuyết phục thành công gia đình chuyển sang sản xuất rau an toàn, nhưng mãi đến năm 2013 nhà em mới có được cái uy tín (do em không có giấy chứng nhận gì cả, tự phát thôi). Mô hình của em là trồng đủ thứ các loại rau (từ rau dại, rau rừng đến cả rau thị trường cao cấp: Hành, Hẹ, Cải Xanh, cải Ngọt, Bí, Bầu, Mướp, Khổ Qua, Rau dền dại, Cải trời, Rau sam, Tía Tô, Rau đắng đất, Kèo Nèo, Rau Nhút, Lạc Tiên, Rau Dịu, Tàu Bay, Tam thất, Rau Rừng, Rau Núi, Rau Xá Xị, Quế....) Biện pháp là sử dụng màu, mùi đối kháng hoặc đối kháng sâu bệnh gữa các cây hay xen canh tầng đất....
Và nhu cầu ngày càng nhiều thì nhà em không còn đủ cung ứng, thì nhà em mới bắt đầu liên kết với tổ hợp tác sản xuất rau an toàn ở địa phương (của xã, cách nhà em khoảng 7km) Vì Mẹ em là bạn hàng ở chợ....
Nhưng đến 1 ngày (22/12/2015 nhớ là gần Tết) đoàn thanh tra xuống kiểm tra quầy rau của mẹ và công bố rau có dư lượng thuốc bvtv, khi truy nguyên nguồn gốc thì rau thuộc tổ hợp tác sản xuất.
Kể từ đó, nhà em không còn uy tín nữa, giờ bán cái gì cũng chậm. Nhưng thực tế mình đâu coa làm gì sai. Sai là lỡ tin vào tổ hợp tác.
===> Các bác thấy từ đây nên rút ra kinh nghiệm gì?
kinh nghiệm là không nên lấy uy tín của mình cho người khác đánh cược...hihi
bạn có thể chia sẽ kỹ hơn về phương pháp canh tác rau an toàn không? ví dụ: cây gì trồng với nhau để hạn chế sâu bệnh...cánh phòng chống sâu bệnh, cỏ dại...
cảm ơn bạn
 
công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn yếu kém cũng là nguyên nhân tạo ra những sự thất bại của nông sản Việt Nam. Vậy nên điều cần thiết là phải ứng dụng công nghệ: hút chân không, sấy lạnh....vào nông nghiệp
 
Vấb
công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn yếu kém cũng là nguyên nhân tạo ra những sự thất bại của nông sản Việt Nam. Vậy nên điều cần thiết là phải ứng dụng công nghệ: hút chân không, sấy lạnh....vào nông nghiệp
nói ra thì bác sẽ chê cười là tư duy bần nông. Mà thực Tại nông dân lấy gì đầu tư hệ thống? Giá nông sản thì ở dưới của dưới của dưới 18 tầng. Đầu tư hệ thống rồi 18 năm mới thu Lại đủ vốn thì ai đi đầu tư Hả bác?
 
Vấb nói ra thì bác sẽ chê cười là tư duy bần nông. Mà thực Tại nông dân lấy gì đầu tư hệ thống? Giá nông sản thì ở dưới của dưới của dưới 18 tầng. Đầu tư hệ thống rồi 18 năm mới thu Lại đủ vốn thì ai đi đầu tư Hả bác?
1 người khó làm thì tập hợp nhau lại. thành lập nhóm, thành lập hợp tác xã. Cộng tác cùng nhau sẽ tạo sức mạnh mà. Máy hút chân không, máy sấy...ngoài các loại công nghiệp đắt đỏ còn có các loại mini, bán công nghiệp, gia đình giá tầm 3 triệu - 10 triệu đổ lại thích hợp cho các hộ sản xuất nhỏ. Nếu bạn qtam hay liên hệ: 0164.352.6222 để được tư vấn về máy hút chân không loại nhỏ nhé. Hút đc các loại thực phẩm như nông sản khô, tươi, cá, tôm, thậm chí cả bột cafe, ca cao...nữa.
 
thật sự về làm ăn thì em mới là người thất bại nhiều nhất nhưng cũng may chỉ là đầu tư nhỏ hầu như từ bé đến giờ em đầu tư vào làm cái gì cũng thất bại chưa thấy thành công bao giờ ngay cả bây giờ , còn những gì các bác thấy chỉ là những cái mà bố mẹ em làm ra mất rất nhiều công sức để dựng lên mới được như ngày hôn nay còn bản thân em thì vẫn là người thất bại lếu nói thất bại của em thì không có thể kể hết tóm lại em là người đen nhất thế gian

thật buồn
Không sao đâu cậu bé xinh ơi! Ngon như Bưởi Diễn mà không ai khen quả ăn ngon ở những cây mới cho quả 2-3năm đầu. Em chuyên tâm mà nuôi gà cho tốt, đó mới là cốt lõi của lợi nhuận. Lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào giá (thị trường), nhưng kỹ thuật tác động nhiều đến chi phí sx
 
Nếu có anh em nào nuôi thủy sản bị thất bại thì chia sẻ với mọi người nhé !!!
Nỗi đau khi mới khởi nghiệp 2vụ cá mất khoảng 60triệu tuy không lớn lắm nhưng nghe gđ, Vợ, anh em trong nhà nói mà ấm ức. 1) vì tin tưởng ông bạn đã làm trại gần 10năm, tôi mua lại cá giống cỡ to để nuôi (trôi, chép), thả thêm ít trắm cỏ, mè. 6tháng nuôi dưỡng tầm T2 Al thấy cá to, ổn rồi nên lên ao. Ngồi cân cá gần 10tấn mà chán không muốn ghi sổ, mỗi loại cá lại thêm chữ "Chửa" thì chắc mọi người đã đoán trước được giá cả rồi.
2) Gần tương tự vụ 1, cá lên nhiều hơn, không chửa nhưng biểu cân không đạt yêu cầu >giá lung tung
Từ những quả đắng đó mình chuyển sang nuôi quảng canh, tận dụng, không chạy theo năng suất nữa và thoát chết vụ giá cá từ trước và sau tết vừa qua
 


Back
Top