Những thất bại trong nghề trồng nấm rơm

  • Thread starter kata70
  • Ngày gửi
Chào tất cả ACE trên diễn đàn !

Như đã hứa với mọi người, hôm nay tui xin mạn phép được chia sẽ cùng quý bà con những thất bại trong nghề trồng nấm rơm của bản thân tui.
Thời gian 4 năm trôi qua, không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn, nhất là 4 năm mà thất bại triền miên trong trồng nấm rơm khiến tui đã rất nhiều lần muốn bỏ nghề. Nhưng có lẽ "tình yêu" với nấm rơm đã khiến tui có động lực mà làm tiếp hết lần này đến lần khác. Số lần thất bại mới đầu còn đếm được nhưng ngày qua ngày cứ thất bại hoài nên cũng làm biếng mà đếm, chỉ suy nghĩ 1 câu " Cứ làm, cứ làm, cứ làm, làm đến khi nào thành công mới thôi". Song song với những thất bại thì tiền bạc cũng từ từ "dứt áo" ra đi mà không hẹn ngày trở lại. Hết tiền lại phải mượn tiền, hết mượn tiền lại vay tiền,......số tiền nợ đã lên con số trăm ngoài triệu.......mong được đến ngày thành công.......... cuối cùng........."và con tim cũng đã vui trở lại"....

Lý do tại sao tui nói những điều này, chỉ với 1 điều là : Chúng ta cứ làm, dù thất bại ( giống như tui ), dù hao mòn sức lực, dù tiêu tốn tiền bạc, dù........cái gì đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta có lòng tin, có "tình yêu" nghề, có sự can đảm, có quyết tâm học hỏi mọi người, có ......thì chắc chắn sẽ có ngày thành công. Thành công có thể đến sau vài tháng, 1 năm, 2 năm, hay lâu hơn nữa, đừng bao giờ nản chí và bị khuất phục trước những khó khăn, thất bại.

* Tất cả những thất bại tui chia sẽ cùng quý vị đều đã là chuyện quá khứ cách nay 4 năm và cũng có những thất bại gần đây. Tui sẽ cố gắng chia sẽ thất bại theo từng đề mục rõ ràng để quý vị dễ nhớ. Nhưng lâu quá có thể các đề mục có thể lộn xộn, mong quý vị thông cảm.
1/- Thất bại 1 ( Đất ):

a/- Tình huống :

- Sau khi nắm vững kiến thức, quy trình trồng nắm rơm, tui hăm hở đi thuê đất để trồng. Miếng đất thuê có diện tích 500m. Xung quanh có rào B40 chắn hết. Nền là đất thịt, có 1 ít cát xan lấp lớp trên bề mặt.
- Tui làm đầy đủ các quy trình vệ sinh, cải tạo đất,..........., phơi 5,6 nắng,........
- Cấy meo xong, lòng vui mừng chờ đợi ngày thu hoạch.....
- Thông thường sau khi cấy, đến ngày thứ 12 là phải cho thu hoạch. Nhưng đã đến ngày thứ 20 mà chẳng thấy "tơ nhện", chẳng thấy " đầu kim" gì hết.
- Đến ngày thứ 30, kết quả không có cây nấm nào mọc.......................


b/- Nhân và giải pháp :
- Nguyên nhân : Do tui không tìm hiểu kỹ nguồn gốc đất. Nguyên trước đây miếng đất mà tui thuê là 1 trại gà công nghiệp. Thời gian trại gà này hoạt động là 3 năm. Sau khi không ai thuê khoảng nữa năm thì tui đến thuê. Vì vậy, các chất dơ bẩn, vi trùng,.... gây hại vẫn còn khiến cho nguồn nguyên liêu khi mình làm bị nhiễn bệnh nên kết quả = 0.
- Giải pháp: Phải biết rõ nguồn gốc của đất ( nếu đi thuê ) để trồng nấm. Nếu là nguồn gốc nó đã được sử dụng vào mục đích chăn nuôi thì cần phải cải tạo đất thật là kỹ. Bình thường có thể chỉ cần xới đất tơi xốp 10cm, nhưng nếu biết trước đó nền đất này là nền chuồng gà thì ta phải xới sâu hơn nữa ( 15cm trở lên ), đồng thời rải thêm nhiều lớp vôi hơn nữa ( có thể 5 lớp vôi ). Chúng ta phải làm điều này để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do vi khuẩn, vi trùng,....... tích tụ sâu dưới nền đất.

2/- Thất bại 2 ( Hồ ngâm ):

a/- Tình huống :
- Muốn ngâm nguyên liệu thì ta phải xây hồ. Tui hì hục cùng với đứa em đổ mồ hôi tự xây cái hồ ngang 1m, dài 3m, cao 1m. Xây xong trông thấy gớm ( vì là tay ngang mà ). Nhưng cũng không sao, có lỗ thoát, không bị rỉ nước là tốt rồi.
- Bỏ nguyên liệu vào ngâm, ngâm xong rồi cấy,..............hoàn thành tất cả các công đoạn, đợi ngày thu hoạch.
- Cuối cùng......THẤT BẠI

b/- Nguyên nhân - Giải pháp :
- Nguyên nhân: Không xả, súc hồ, phơi hồ dẫn đến nguyên liệu sẽ được ngâm chung cùng với "bụi" ximăng, các tạp chất trong quá trình xây hồ.
- Giải pháp: Sau khi xây hồ xong phải đổ đầy nước vào hồ, xúc, xả từ 2 đến 3 lần cho các tạp chất mất hết. Sau mỗi lần xúc xả thì nên phơi nắng 1 vài ngày rồi xúc xả.

( còn tiếp..... )
 


anh Quang cho biết thêm những giai đoạn anh trồng trên từng nguyên liệu đi anh? cảm ơn anh trước.
 
Em cũng cảm thấy mình đang tiến gần đến thất bại đầu tiên trong việc trồng nấm rơm đây..!!
tình trạng là
+ 5 luống đầu tiên ủ thấy tơ giăng và thấy chồi non mọc lên nhiều quá.
+ 4 luống tiếp theo mơi mở tấm màng phủ thấy 3 luống tơ màu xanh chắc hư rồi..hic..
+ Bông thải ngâm trong nước vôi + urê mà hình như ngâm lâu quá (6 ngày rồi) hồi sáng nhìn vào thấy...Oh my God..giòi nhiều quá... chắc bốc ra cho Gà ăn...:ph34r:
 
Em cũng cảm thấy mình đang tiến gần đến thất bại đầu tiên trong việc trồng nấm rơm đây..!!
tình trạng là
+ 5 luống đầu tiên ủ thấy tơ giăng và thấy chồi non mọc lên nhiều quá.
+ 4 luống tiếp theo mơi mở tấm màng phủ thấy 3 luống tơ màu xanh chắc hư rồi..hic..
+ Bông thải ngâm trong nước vôi + urê mà hình như ngâm lâu quá (6 ngày rồi) hồi sáng nhìn vào thấy...Oh my God..giòi nhiều quá... chắc bốc ra cho Gà ăn...:ph34r:

Thành thật chia buồn cùng anh, chắc phải nhờ anh Quang giải đáp tình huống này cho mọi người tham khảo rút kinh nghiệm :mellow:

Em cũng cảm thấy mình đang tiến gần đến thất bại đầu tiên trong việc trồng nấm rơm đây..!!
tình trạng là
+ 5 luống đầu tiên ủ thấy tơ giăng và thấy chồi non mọc lên nhiều quá.
+ 4 luống tiếp theo mơi mở tấm màng phủ thấy 3 luống tơ màu xanh chắc hư rồi..hic..
+ Bông thải ngâm trong nước vôi + urê mà hình như ngâm lâu quá (6 ngày rồi) hồi sáng nhìn vào thấy...Oh my God..giòi nhiều quá... chắc bốc ra cho Gà ăn...:ph34r:

Thành thật chia buồn cùng anh, chắc phải nhờ anh Quang giải đáp tình huống này cho mọi người tham khảo rút kinh nghiệm :mellow:

--------

Em cũng cảm thấy mình đang tiến gần đến thất bại đầu tiên trong việc trồng nấm rơm đây..!!
tình trạng là
+ 5 luống đầu tiên ủ thấy tơ giăng và thấy chồi non mọc lên nhiều quá.
+ 4 luống tiếp theo mơi mở tấm màng phủ thấy 3 luống tơ màu xanh chắc hư rồi..hic..
+ Bông thải ngâm trong nước vôi + urê mà hình như ngâm lâu quá (6 ngày rồi) hồi sáng nhìn vào thấy...Oh my God..giòi nhiều quá... chắc bốc ra cho Gà ăn...:ph34r:

Mod xem lại giúp, không hiểu vì sao chỉnh sữa nội dung không đuợc nên phải trả lời thêm một lần nữa, mình không có ý định câu bài đâu nhé!

Mình tìm tòi trên mạng và thấy được cái này:

Sâu bệnh và cách phòng chống:
Trong quá trình trồng nấm rơm thường có một số sâu bệnh hại nấm:
- Nấm dại (nấm mực) do độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới khi chăm sóc.
- Các loại nấm mốc (mốc xanh, vàng, đen,…). Loại này nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước. Nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần,… Cần loại bỏ những mô đã bị bệnh ra xa khu vực nuôi trồng thậm chí đem chôn sâu hoặc đốt để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. Việc dùng các hóa chất để phun trực tiếp lên mô nấm ít có hiệu quả, tốt nhất là phòng ngừa trước.
- Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối,…) chúng gặm nhấm sợi và cây nấm, đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy xong,… Dùng thuốc bẫy chuột, gián, kiến,… tại khu vực nuôi trồng nấm.

Mọi người có thể tham khảo thêm tại đây:
http://hoinongdan.cantho.gov.vn/?tabid=167&ndid=155&key=
 
Last edited by a moderator:
Em cũng cảm thấy mình đang tiến gần đến thất bại đầu tiên trong việc trồng nấm rơm đây..!!
tình trạng là
+ 5 luống đầu tiên ủ thấy tơ giăng và thấy chồi non mọc lên nhiều quá.
+ 4 luống tiếp theo mơi mở tấm màng phủ thấy 3 luống tơ màu xanh chắc hư rồi..hic..
+ Bông thải ngâm trong nước vôi + urê mà hình như ngâm lâu quá (6 ngày rồi) hồi sáng nhìn vào thấy...Oh my God..giòi nhiều quá... chắc bốc ra cho Gà ăn...:ph34r:

Chào !

* Tình huống thấy tơ giăng và chồi non mọc nhiều quá có 2 điều sẽ xảy ra:
1/- Có thể các giá thể đã được hình thành, chuẩn bị lớn để thu hoạch nếu đảm bảo đúng kỹ thuật. ( Tỷ lệ thành công khoảng 10% theo như kỹ thuật mà em đã làm )
2/- Khi tơ giăng mà màu xanh hoặc vàng hoặc nâu đen thì nghĩa là nguyên liệu đã xử lý không đúng, đã bị hư.
- Thời gian ngâm nguyên liệu dao động từ 2-3 ngày tùy thời tiết. Nếu ngâm lâu hơn thì các chất dinh dưỡng có trong bông đã tan cùng nước, như vậy khi cấy meo, bông đã gần mất hết nguồn dinh dưỡng, nấm sẽ không mọc.
 
Bài viế này của kẻ lừa đảo (14/7/2018)
 

Last edited by a moderator:
3/- Thất bại 3 ( Loại đất )

* Nguyên nhân :
- Đất để tạo luống trồng nấm tốt nhất là loại đất cát. Hoặc chúng ta pha trộn đất và cát theo tỷ lệ 1 đất: 2 cát.
- Đất để tạo luống trồng nấm dỡ nhất là đất thịt ( đất sét ). Bởi vì đất thịt sẽ rút nước rất chậm. Nếu che chắn không kỹ thì lượng nước đọng lại xung quanh luống nấm sẽ bị hút vào nguyên liệu dẫn đến nguyên liệu sẽ bị dư nước, dư độ ẩm, nấm sẽ không phát triển được.
Lưu ý : Nấm rơm không cần nhiều nước mà chỉ cần độ ẩm mà thôi. Chính vì vậy việc kiểm tra kỹ lưỡng đất có thoát nước tốt hay không là việc đầu tiên trước khi bắt tay vào việc trồng nấm.


4/- Thất bại 4 ( Nguyên liệu ):

- Nguyên liệu rơm :
+ Chọn những loại rơm tốt, không bị mốc, không bị bệnh đốm vằn, cháy lá, có màu vàng tươi, không bị thối, mục. Đặc biệt cần xác định rõ là trước khi dùng rơm để làm nguyên liệu trồng nấm thì rơm đó đã bị phun thuốc cách đó hơn tháng chưa? Bởi vì nấm rơm rất nhạy cảm với các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Nếu rơm đã bị xịt thuốc cách đó không hơn 1 tháng thì khi dùng rơm đó để trồng nấm, chắc chắn sẽ không đạt năng suất. Chính vì vậy hiện nay, rất ít bà con dùng rơm để trồng nấm, hoặc nếu có dùng rơm để trồng nấm thì khâu xử lý nguyên liệu ban đầu rất vất vả, đồng thời năng suất khi thu hoạch sẽ không cao.

- Nguyên liệu bông thải :

+ Kiểm tra kỹ nguồn gốc của bông thải. Nếu là bông được chuyển từ nước ngoài về thì không nên dùng vì thường được ướp hoặc tẩm các chất bảo quản khi về VN. Chọn những loại bông không có bị ướp hoặc phun các chất bảo quản.
+ Sợi bông vụn không lẫn tạp chất, không có mùi mốc, không có xác các động thực vật ( ruồi, muỗi, gián, phân, cây mục, rác ....... ).

- Meo rơm giống :
+ Chọn những nơi bán meo uy tín, cho đổi trả lại miễn phí các bịt meo bị hư hỏng ( không kèm điều kiện gì khi trả đổi).
+ Meo khi mua về phải quan sát kỹ xem có những gì khác thường bên trong bịt meo hay không ( vật lạ, tạp chất,...).
+ Thường sau 7-9 ngày thì meo sẽ chín để ta có thể cấy vào nguyên liệu. Khi meo chín ta quan sát các yếu tố sau đây :
. Có mùi thơm đặc trưng của rơm.
. Các sợi tơ trắng hoặc hạt màu trắng phát triển đều và nhiều xung quanh bịt meo ( tỷ lệ phủ tơ trắng khoảng 80% diện tích bịt meo trở lên).
. Khi trong bịt meo bên cạnh những sợi tơ trắng có xuất hiện những hạt, cục màu đỏ xen lẫn tơ trắng nghĩa là meo bắt đầu già cần phải được cấy vào nguyên liệu càng sớm càng tốt.
. Khi phát hiện bên trong bịt meo có những đốm màu xanh, màu vàng, màu đen hay màu nâu thì meo đó đã bị nhiễm bệnh. Phải cách ly ngay những bịt meo đó ( bỏ những bịt meo bị bệnh càng xa vị trí trồng nấm càng tốt )
. Meo rơm giống không được để quá 12 ngày vì đã già, chuẩn bị hư, nếu cấy vào nguyên liệu thì sẽ không có năng suất cao.

.......( còn tiếp )
 
Thank anh..!
Hôm nay, em thức dậy kiểm tra thấy nấm rơm đã mọc, vui quá xá...:huh: Tuy không nhiều vì thấy mấy luống nấm te tua quá, nấm không tên nhiều lắm, nhưng có nấm rơm là cũng đủ khích lệ tinh thần em rồi..! Tối có nấm xào thịt ăn...!
Đợt này làm lại sẽ kỹ lưỡng hơn...

Chúc mừng bác NguyenThanh nhé! Bác nhớ cập nhật tình hình trồng nấm thường xuyên cho anh em tham khảo nhé.
Tks bác!

Hổm rày cứ trông mong tin tức muh mọi người hăng say trồng nấm quá, bữa nay mới thấy comment :))

Trông đợi sự chia sẽ từ anh Quang và anh em trên diễn đàn rất nhiều, em đang lên kế hoạch "Sống với nấm". Đang tham khảo thị trường, thổ nhưỡng, thời tiết tại Long An với Đơn Dương.
 
5/- Thất bại 5 ( Việc vệ sinh các dụng cụ ):

- Sau công đoạn cải tạo đất, lựa chọn nguyên liệu, meo giống là đến giai đoạn chuẩn bị các dụng cụ để cấy meo.
- Các dụng cụ dùng để cây meo bao gồm : Khuôn gổ, thau đựng meo, màng phủ, bao bố........tất cả các dụng cụ có liên quan khác đều phải được ngâm vôi từ 1-2 ngày trước khi sử dụng. Tỷ lệ pha vôi với nước để ngâm vôi là 10kg vôi/200 lít nước.
+ Nguyên nhân : Trong quá trình tiếp xúc với nguyên liệu, nếu các dụng cụ có liên quan đến quá trình cấy meo không được ngâm vôi thì sẽ xảy ra hiện tượng nguyên liệu bị nhiễm bệnh, nhiễm vi khuẩn, vi trùng do các dụng cụ còn dơ, còn chứa vi khuẩn, vi trùng. Kết quả cuối cùng là sẽ có nấm dại, nấm mốc hoặc không ra nấm.

6/- Thất bại 6 ( Nguồn nước ) :

- Nước được sử dụng trong suốt quá trình trồng nấm rơm, nước dùng để ngâm nguyên liệu, dùng để tưới đón nấm. Vì vậy, cần phải kiểm tra thật kỹ nguồn nước để đảm bảo năng suất cao.
- Dùng bút hoặc giấy để đo độ PH trong nước. Nếu PH từ 7 - 7.5 là được. Nếu nước bị nhiễm phèn ( trên 7.5 ) thì cần phải lọc trước khi sử dụng.
- Cách lọc nước đơn giản và rẻ tiền nhất:
+ Dùng 1 bình có dung tích 400l ( loại đứng cho tiện ). Rải 1 lớp đá 1 x 2 ( đá xanh ) đầu tiên xuống đáy thùng. Tiếp theo là 1 lớp cát ( loại cát xây, không phải cát lấp ). Tiếp tục cho 1 lớp than hoạt tính. Kế tiếp là 1 lớp cát. Cuối cùng là 1 lớp đá 1 x 2. Mỗi lớp cát, đá, than có độ dày từ 8 phân đến 1 tất.
- Nguồn nước có độ PH quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến việc nấm không ra, nấm bị nhiễm bệnh, kết quả là năng suất sẽ không đạt hoặc thất bại hoàn toàn.

.......( còn tiếp )
 
7/- Thất bại 7 ( Chất dinh dưỡng ) :

- Đối với việc nuôi trồng nấm rơm, tùy theo từng loại nguyên liệu mà ta bổ sung nguồn dinh dưỡng khác nhau :

+ Nguyên liệu rơm, mùn cưa : Với nguyên liệu này, để đạt năng suất cao, ta nên bổ sung thêm thêm dinh dưỡng theo tỷ lệ :

* Phân U rê : 3% - 5%
* Phân DAP: 1% - 3%
* Phân Kaki: 3% - 5%

+ Nguyên liệu bông thải : Tỷ lệ là U rê : 3%. ( Đơn vị tính cho 1 tấn nguyên liệu )

Tuy nhiên việc sử dụng chất dinh dưỡng nếu không đúng liều lượng thì sẽ xảy ra các hậu quả sau :

- Phân U rê nhiều quá sẽ dẫn đến tình trạng nấm mực, nấm dại mọc rất nhiều cạnh tranh dinh dưỡng với nấm rơm, dẫn đến việc nấm rơm sẽ không thể mọc.
- Phân u rê ít quá thì năng suất sẽ không cao.

8/- Thất bại 8 ( Ô nhiễm nguồn không khí ) :

- Đối với việc trồng nấm rơm thì nguồn không khí xung quanh tương đối quan trọng, nhất là trồng ngoài trời. Trồng ngoài trời thì chi phí đầu tư thấp nhưng mang hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, nguồn không khí thì tương đối khó với những người mới làm lần đầu, trong đó có việc kiểm soát nguồn không khí.
- Nấm rơm như ta đã biết là rất nhạy cảm, vì vậy nếu xung quanh khu vực trồng nấm có sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, trừ sâu,khí thải công nghiệp ......thì kết quả trồng nấm của ta sẽ bằng 0.
- Trước khi bắt tay vào việc trồng nấm cần quan sát xem khu vực xung quanh ta ( bán kính 500m trở lên ) xem có ai trồng gì không? Trong quá trình họ nuôi trồng có sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phân bón lá,.........? Nếu có thì ta nên chọn địa điểm khác để trồng nấm. Bởi vì trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, nếu có gió hay không khí mang theo các hơi các loại thuốc trên nhiễm vào luống nấm thì các luống nấm ta trồng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến năng suất. Nhẹ thì nấm ra ít. Nặng thì không ra nấm luôn.

*Nói tóm lại: Ta nên lựa chọn địa điểm trồng nấm cách xa những nơi đã và đang trồng các loại có phun, xịt thuốc, hóa chất, khí thải các nhà máy công nghiệp, ........ nhằm ngăn ngừa việc ô nhiễm không khí dẫn đến thất bại.
 
còn nữa không anh Quang? mong anh chia sẽ thêm.
vài hôm nữa em có chuyến đi sài gòn. nếu có điều kiện sẽ ghé anh học hỏi. lúc đó em sẽ gọi trước cho anh. em ở Phú Yên rất mong sự chia sẽ nhiệt tình của anh.
 
anh Quang cho em hỏi:
Tại sao rải 3 lớp bông và 2 lớp meo khi đóng vào hộc ? Sao không là 4 bông-3 meo hay 5 bông-4 meo? :mellow:
 
anh Quang cho em hỏi:
Tại sao rải 3 lớp bông và 2 lớp meo khi đóng vào hộc ? Sao không là 4 bông-3 meo hay 5 bông-4 meo? :mellow:

Chào !

Nếu ta rải 4 bông-3 meo hoặc nhiều hơn .....thì vẫn được...tùy ý mỗi người. Tuy nhiên căn cứ vào thực tế anh làm thì thấy rằng:

- Khi ta rải 3 bông - 2 meo thì :
+ Sau khi cấy meo vào bông, lượng tơ nấm giăng sẽ nhiều và đều khắp mô nấm.
+ Tơ nấm sau khi giăng cũng cho quả thể ( nấm ) nhiều hơn.
+ Số lượng nguyên liệu không bị tốn nhiều nhưng năng suất vẫn cao.

- Nếu ta rải 4 bông - 3 meo thì :
+ Tơ nấm giăng không đều.
+ Quả thể không tăng nhiều so với 3 bông - 2 meo
+ Lượng nguyên liệu hao hụt nhiều hơn dẫn đến tăng chi phí
* Lưu ý :
- Số lớp bông càng nhiều thì năng suất không tăng đáng kể ( chỉ khoảng 1-2%) nhưng lại có hại nhiều cho mô nấm. Lý do : Do cấy nhiều lớp bông ( hơn 3 lớp), bông đã được ngậm nước, thì trọng lượng của lớp bông sẽ tăng 50% . Vì vậy, do trọng lượng lớp bông càng nhiều thì sẽ càng nặng, mà càng nặng thì nấm sẽ không có khoảng trống để mọc. Đây chính là lý do tại sao ta chỉ cấy 3 bông - 2 meo mà thôi.

Chúc vui

--------

9/- Thất bại 9 ( Nhiệt độ và độ ẩm ) :

Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, yếu tố nhiệt độ và độ ẩm rất quan trọng. Nó quyết định yếu tố năng suất đạt hoặc không đạt của luống nấm. Về nhiệt độ của từng giai đoạn, tui đã chia sẽ ở các bài viết trước. Ở đây tui xin nhấn mạnh để quý vị chú ý 1 số điều cực kỳ quan trọng :

- Sau khi cấy meo vào khuôn thì ta sẽ phủ màng phủ lại từ 3-5 ngày. Đây còn được gọi là quá trình ủ nguyên liệu. Trong thời gian ủ nguyên liệu, ta phải kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Nhiệt độ trong thời gian ủ tối thiểu phải đạt mức 45 độ - 65 độ C. Nếu nhiệt độ dưới mức này thì nấm sẽ mọc rất chậm hoặc không mọc, đặc biệt là số lượng nấm mực, nấm mốc ( gọi chung là nấm dại) sẽ mọc rất nhiều. Trong thời gian ủ thì độ ẩm không quan trọng và hầu như là 100% ( vì đã được đậy kín )

- Chú ý : Cần phân biệt rõ nhiệt độ và độ ẩm của luống nấm :
+ Ở đây nhiệt độ và độ ẩm là của bên trong luống nấm ( cắm thiết bị đo trực tiếp vào giữa mô nấm ), không phải là nhiệt độ và độ ẩm không khí xung quanh luống nấm. Rất nhiều bạn đã hiểu chưa đúng về điều này dẫn đến thất bại do kiểm tra không chính xác.

+ Đồng thời quý vị cũng cần phân biệt rõ vôi nào là thật và vôi nào là giả. Hiện nay trên thị trường, số lượng vôi nông nghiệp giả chiếm tỷ lệ rất cao. Khi ta mua về để xử lý đất hoặc ngâm nguyên liệu mà không phân biệt thật giả thì hậu quả sẽ là nấm rơm rất ít mà nấm dại thì rất nhiều ( 90 - 95% ). Tốt nhất là ta mua vôi cục ( vôi tôi ) để sử dụng. Tuy nhiên trong trường hợp sử dụng vôi tôi thì việc áp dụng đúng tỷ lệ là cực kỳ quan trọng vì nếu ta pha quá liều thì vôi sẽ giết chết tất cả các mầm bệnh, vi khuẩn vi trùng và cũng giết chết cả nấm rơm. Còn pha liều lượng nhỏ, ít thì không thể tiệt trùng, vi khuẩn, vi trùng vẫn còn và sẽ trở thành nấm dại cạnh tranh hoặc giết chết cả nấm rơm.

.....còn tiếp.....
 
Last edited by a moderator:
đợi tập tiếp từng ngày ,thật đáng đồng tiền bát gạo ,cảm ơn bác nhiều với những kinh nghiệm thật quý báu!
 
Trồng nấm rơm khó thật đấy!

Chào bạn !

Trồng nấm rơm không có khó lắm đâu bạn. Có điều nó rất cần sự chính xác đến từng chi tiết. Nó không nặng nề, vất vả nhưng nó rất li ti, lắc nhắc. Quan trọng là ta để ý kỹ, làm cẩn trọng, đúng quy trình, .....thì sẽ thành công.

Chúc vui

--------

đợi tập tiếp từng ngày ,thật đáng đồng tiền bát gạo ,cảm ơn bác nhiều với những kinh nghiệm thật quý báu!

Chào !

Tui rất muốn viết liên tục, viết hết những kinh nghiệm của mình trong suốt 4 năm qua. Nhưng thời gian có hạn, rất mong bạn thông cảm. Xin hứa sẽ viết tiếp ngay khi rãnh.

Chúc vui.
 
Last edited by a moderator:
Anh Quang cho em hỏi:

Bước đầu ngâm bông thải trong nước mình có pha thêm vôi và ure vào không?

Tỉ lệ là bao nhiêu / kg bông hay bao nhiêu /lít nước ngâm ?

--------

Anh Quang cho em hỏi :^_^

Bông thải mình ngâm trong bao lâu ? 1 / 2 hay 3 ngày .Khi nào vớt ra ( màu sắc như thế nào,...) đc? Anh cho em một tấm hình bông thải khi vớt ra đc không anh .

Meo giống khi mua mình hỏi còn bao lâu nữa thì chín (em đã biết khi chín thì có tơ trắng lan khắp bịch meo) để mình canh thời gian ngâm bông thải vớt ra rồi ép vào khuôn luôn phải không anh ?
 
Last edited:
Anh Quang cho em hỏi:

Bước đầu ngâm bông thải trong nước mình có pha thêm vôi và ure vào không?

Tỉ lệ là bao nhiêu / kg bông hay bao nhiêu /lít nước ngâm ?

--------

Anh Quang cho em hỏi :^_^

Bông thải mình ngâm trong bao lâu ? 1 / 2 hay 3 ngày .Khi nào vớt ra ( màu sắc như thế nào,...) đc? Anh cho em một tấm hình bông thải khi vớt ra đc không anh .

Meo giống khi mua mình hỏi còn bao lâu nữa thì chín (em đã biết khi chín thì có tơ trắng lan khắp bịch meo) để mình canh thời gian ngâm bông thải vớt ra rồi ép vào khuôn luôn phải không anh ?

Chào !

- Tỷ lệ vôi/nguyên liệu, thời gian ngâm nguyên liệu anh đã viết rồi ở bài đầu tiên " Làm giàu....", em tìm đọc lại nhé.

- Meo giống kể từ ngày sản xuất ( không phải ngày mình mua về ) thường thì 8-10 ngày sẽ chín. Khi chín thì sẽ có tơ trắng mọc xung quanh bịt meo .

- Anh cũng đã có viết bài cách kiểm tra meo chín, meo hư, và meo già. Em tìm đọc lại luôn nhé.

Thân

--------

10/ Thất bại 10 : Côn trùng

- Trong quá trình ta ủ nguyên liệu, nếu việc vệ sinh ban đầu không kỹ sẽ dẫn đến việc xuất hiện các côn trùng như : Giòi, kiến, mạt, ruồi,....... Mà nếu xuất hiện các loại côn trùng này thì tỷ lệ thất bại cũng sẽ rất cao hoặc năng suất sẽ rất thấp. Vì vậy cần khống chế ngay từ đầu các loại côn trùng này bằng cách:

+ Giòi : Thường thì xuất hiện trong quá trình ngâm nguyên liệu. Ruồi sẽ xuất hiện rất nhiều xung quanh khu vực ngâm, khi ruồi đậu vào nguyên liệu thì sẽ có trứng ruồi ( tửa ) dính vào bông. Nếu ta bất cẩn, không để ý thì sẽ đem nguyên liệu đó cấy vào mô nấm ( đóng hộc ), sau khi ủ 3,4 ngày thì bên trong mô nấm sẽ xuất hiện giòi. Giòi nhiều hay ít là do khi ngâm nguyên liệu ruồi bay vào ít hay nhiều.

* Biện pháp phòng trừ : Trước khi ngâm bông khoảng 2 ngày, ta mua thuốc diệt ruồi xịt xung quanh khu vực ngâm nguyên liệu. Khi bỏ bông vào ngâm thì ta dùng 1 tấm vải, tấm bạt,.......để phủ kín khu vực ngâm bông ( phủ kín hồ nước ), tránh cho côn trùng xâm nhập vào.

+ Kiến : Kiến sẽ xuất hiện tại thời điểm sau khi tạo luống ( cải tạo đất ) và khi tơ nấm bắt đầu giăng ( sau 3,4 ngày ủ nguyên liệu ). Kiến sẽ ăn tơ nấm dẫn đến nấm không mọc hoặc mọc rất ít.

* Biện pháp phòng trừ : Trước khi bắt đầu cấy nguyên liệu ( bỏ bông vào hộc ) 10 ngày thì ta phải xịt thuốc trừ kiến lên trên và xung quanh luống nấm.
Lưu ý: Phải xịt trước 10 ngày, bởi vì nếu xịt thuốc trừ kiến dưới 10 ngày mà ta cấy meo liền thì dư lượng thuốc vẫn còn, dẫn đến mô nấm sẽ chết hết

+ Mạt: Sau khi cấy 4,5 ngày sẽ xuất hiện con mạt. Mạt xuất hiện là do nguyên nhân ta vệ sinh không kỹ các vật dụng có liên quan đến quy trình trồng nấm như : Cọc tre, màng phủ, cải tạo đất chưa kỹ, lượng vôi rải đất quá ít,........

* Biện pháp phòng trừ : Trước khi đóng cọc giăng dây kẽm thì ta phải ngâm tất cả các vật dụng trên vào nước vôi đậm đặc ( khoảng 3kg vôi/30 lít nước ). Riêng đối với cọc tre, cọc gổ thì ta phải ngâm 2,3 lần. Đặc biệt sau mỗi lần ngâm, ta phải phơi nắng các cọc gổ ít nhất là 1 ngày để các trứng mạt không thể nở và chết dần vì nhiệt độ cao ( vôi + nắng )

...còn tiếp.......
 
Last edited by a moderator:


Back
Top