Những thất bại trong nghề trồng nấm rơm

  • Thread starter kata70
  • Ngày gửi
Chào tất cả ACE trên diễn đàn !

Như đã hứa với mọi người, hôm nay tui xin mạn phép được chia sẽ cùng quý bà con những thất bại trong nghề trồng nấm rơm của bản thân tui.
Thời gian 4 năm trôi qua, không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn, nhất là 4 năm mà thất bại triền miên trong trồng nấm rơm khiến tui đã rất nhiều lần muốn bỏ nghề. Nhưng có lẽ "tình yêu" với nấm rơm đã khiến tui có động lực mà làm tiếp hết lần này đến lần khác. Số lần thất bại mới đầu còn đếm được nhưng ngày qua ngày cứ thất bại hoài nên cũng làm biếng mà đếm, chỉ suy nghĩ 1 câu " Cứ làm, cứ làm, cứ làm, làm đến khi nào thành công mới thôi". Song song với những thất bại thì tiền bạc cũng từ từ "dứt áo" ra đi mà không hẹn ngày trở lại. Hết tiền lại phải mượn tiền, hết mượn tiền lại vay tiền,......số tiền nợ đã lên con số trăm ngoài triệu.......mong được đến ngày thành công.......... cuối cùng........."và con tim cũng đã vui trở lại"....

Lý do tại sao tui nói những điều này, chỉ với 1 điều là : Chúng ta cứ làm, dù thất bại ( giống như tui ), dù hao mòn sức lực, dù tiêu tốn tiền bạc, dù........cái gì đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta có lòng tin, có "tình yêu" nghề, có sự can đảm, có quyết tâm học hỏi mọi người, có ......thì chắc chắn sẽ có ngày thành công. Thành công có thể đến sau vài tháng, 1 năm, 2 năm, hay lâu hơn nữa, đừng bao giờ nản chí và bị khuất phục trước những khó khăn, thất bại.

* Tất cả những thất bại tui chia sẽ cùng quý vị đều đã là chuyện quá khứ cách nay 4 năm và cũng có những thất bại gần đây. Tui sẽ cố gắng chia sẽ thất bại theo từng đề mục rõ ràng để quý vị dễ nhớ. Nhưng lâu quá có thể các đề mục có thể lộn xộn, mong quý vị thông cảm.
1/- Thất bại 1 ( Đất ):

a/- Tình huống :

- Sau khi nắm vững kiến thức, quy trình trồng nắm rơm, tui hăm hở đi thuê đất để trồng. Miếng đất thuê có diện tích 500m. Xung quanh có rào B40 chắn hết. Nền là đất thịt, có 1 ít cát xan lấp lớp trên bề mặt.
- Tui làm đầy đủ các quy trình vệ sinh, cải tạo đất,..........., phơi 5,6 nắng,........
- Cấy meo xong, lòng vui mừng chờ đợi ngày thu hoạch.....
- Thông thường sau khi cấy, đến ngày thứ 12 là phải cho thu hoạch. Nhưng đã đến ngày thứ 20 mà chẳng thấy "tơ nhện", chẳng thấy " đầu kim" gì hết.
- Đến ngày thứ 30, kết quả không có cây nấm nào mọc.......................


b/- Nhân và giải pháp :
- Nguyên nhân : Do tui không tìm hiểu kỹ nguồn gốc đất. Nguyên trước đây miếng đất mà tui thuê là 1 trại gà công nghiệp. Thời gian trại gà này hoạt động là 3 năm. Sau khi không ai thuê khoảng nữa năm thì tui đến thuê. Vì vậy, các chất dơ bẩn, vi trùng,.... gây hại vẫn còn khiến cho nguồn nguyên liêu khi mình làm bị nhiễn bệnh nên kết quả = 0.
- Giải pháp: Phải biết rõ nguồn gốc của đất ( nếu đi thuê ) để trồng nấm. Nếu là nguồn gốc nó đã được sử dụng vào mục đích chăn nuôi thì cần phải cải tạo đất thật là kỹ. Bình thường có thể chỉ cần xới đất tơi xốp 10cm, nhưng nếu biết trước đó nền đất này là nền chuồng gà thì ta phải xới sâu hơn nữa ( 15cm trở lên ), đồng thời rải thêm nhiều lớp vôi hơn nữa ( có thể 5 lớp vôi ). Chúng ta phải làm điều này để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do vi khuẩn, vi trùng,....... tích tụ sâu dưới nền đất.

2/- Thất bại 2 ( Hồ ngâm ):

a/- Tình huống :
- Muốn ngâm nguyên liệu thì ta phải xây hồ. Tui hì hục cùng với đứa em đổ mồ hôi tự xây cái hồ ngang 1m, dài 3m, cao 1m. Xây xong trông thấy gớm ( vì là tay ngang mà ). Nhưng cũng không sao, có lỗ thoát, không bị rỉ nước là tốt rồi.
- Bỏ nguyên liệu vào ngâm, ngâm xong rồi cấy,..............hoàn thành tất cả các công đoạn, đợi ngày thu hoạch.
- Cuối cùng......THẤT BẠI

b/- Nguyên nhân - Giải pháp :
- Nguyên nhân: Không xả, súc hồ, phơi hồ dẫn đến nguyên liệu sẽ được ngâm chung cùng với "bụi" ximăng, các tạp chất trong quá trình xây hồ.
- Giải pháp: Sau khi xây hồ xong phải đổ đầy nước vào hồ, xúc, xả từ 2 đến 3 lần cho các tạp chất mất hết. Sau mỗi lần xúc xả thì nên phơi nắng 1 vài ngày rồi xúc xả.

( còn tiếp..... )
 


cảm ơn sự chia sẽ của bác.Đây cũng là bài học để cho anh em học hỏi
 


Xin được tham quan khu trồng nấm

Em chào anh đọc được bài viết của anh rất hay và bổ ích. không biết anh đang ở đâu và khu đất trồng nấm của anh ờ đâu. anh có thể cho em tham quan và học hỏi kinh nghiệm trồng nấm được ko ah.
em cảm ơn anh nhiều.
em tên phước hiện đang ở quận 9 TPHCM.
ĐT : 0988558296.
RẤT MUỐN ĐƯỢC LÀM QUEN GIAO LƯU VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI THÍCH TRỒNG NẤM. VÀ YÊU TRỒNG TRỌT
 
Em chào anh đọc được bài viết của anh rất hay và bổ ích. không biết anh đang ở đâu và khu đất trồng nấm của anh ờ đâu. anh có thể cho em tham quan và học hỏi kinh nghiệm trồng nấm được ko ah.
em cảm ơn anh nhiều.
em tên phước hiện đang ở quận 9 TPHCM.
ĐT : 0988558296.
RẤT MUỐN ĐƯỢC LÀM QUEN GIAO LƯU VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI THÍCH TRỒNG NẤM. VÀ YÊU TRỒNG TRỌT

Chào !

Mời bạn đến nhà tui chơi. Tui sẳn sàng chia sẽ tất cả cho bạn. Nhớ alo trước nha kẻo tui không có ở nhà.

--------

11/- Thất bại vì Nhiệt độ và độ ẩm ( phần mở rộng )

Như tui đã nói ở các bài viết trước, trong quy trình trồng nấm thì nhiệt độ và độ ẩm là rất quan trọng. Nếu chúng ta không kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm thì sẽ đưa đến việc nấm rơm sẽ có rất ít hoặc không có mà nấm mốc, nấm dại thì rất nhiều.

Thực tế, thời gian vừa qua đã có không ít bạn thất bại bởi 2 yếu tố này, trong khi những yếu tố khác thì thực hiện rất đúng và chính xác. Hôm nay tui sẽ nhấn mạnh lại và sâu hơn ở 2 yếu tố này như sau:

* Về nhiệt độ :

- Sau khi ta cấy meo với nguyên liệu xong, ta phải trùm, ủ luống nấm cho thật kín. Không cho gió, không khí bên ngoài lọt vào ( kín 100% ). Sau đó ta bắt đầu theo dõi nhiệt độ kể từ ngày thứ 2 sau khi cấy xong :

+ Giai đoạn nấm nẩy mầm hay còn gọi là giai đoạn ủ : Nhiệt độ: từ 45 độ đến 65 độ C. Thời gian ủ từ 3-4 ngày tùy theo thời tiết mưa hay nắng.

+ Giai đoạn tơ nấm phát triển hay còn gọi là giăng tơ : Nhiệt độ: từ 32 độ đến 35 độ C

+ Giai đoạn nấm tạo hình hay còn gọi là nấm chân nhang : Nhiệt độ: từ 28 độ đến 32 độ C

+ Giai đoạn nấm đã có ( cỡ trái nho ) : Nhiệt độ: từ 28 độ đến 30 độ C

- Nếu trời quá nắng thì ta phải dỡ bỏ bớt bao bố hoặc màng phủ để giảm hơi nóng. Đồng thời ta phải dùng vòi sen ( lỗ càng nhỏ càng tốt ) tưới lên mặt luống ( chú ý tưới lên bao bố, không tưới trực tiếp lên mặt luống nấm ) để tạo độ ẩm.

- Nếu trời mưa liên tục, nhiều ngày thì ta phải phủ thêm tấm màng phủ ( 1 đến 2 lớp nữa ), phủ thêm 1 lớp bao bố nữa nhằm tăng nhiệt độ cho luống nấm.
Bà con cần chú ý đến việc thoát nước khi trời mưa, tuyệt đối không cho nước được đọng lại trên nền đất, đặc biệt là nền xi- măng. Vì bông gòn là chất hút nước, vì vậy nếu để luống nấm bị ngập nước, hay ứ nước thì bông sẽ hút hết nước xung quanh dẫn đến việc luống nấm bị thối, rữa. Nếu là nền đất thì phải tạo luống cao cách mặt đất từ 10 cm đến 20 cm, hoặc đào rãnh xung quanh để thoát nước.

Đặc biệt chúng ta phải chú ý kỹ giai đoạn ủ : Như bảng trên ta thấy là giai đoạn ủ nhiệt độ tối thiểu phải từ 45 độ trở lên, nếu trong giai đoạn này mà nhiệt độ dưới 45 độ nghĩa là ta ủ chưa đúng cách, sẽ dẫn đến việc giai đoạn giăng tơ sẽ chậm xuất hiện. Đồng thời tổng thời gian trồng sẽ kéo dài thêm. Nguyên nhân ủ chưa đúng cách là do vôi ta ngâm không có tác dụng ( vôi dỏm ) hoặc không đúng liều lượng. Ta phải thay đổi ngay loại vôi khác và bỏ vôi đúng liều lượng khi ngâm.

* Về độ ẩm :

+ Giai đoạn nấm nẩy mầm : Độ ẩm 80%
+ Giai đoạn tơ nấm phát triển : Độ ẩm 90%
+ Giai đoạn nấm tạo hình : Độ ẩm 90%
+ Giai đoạn nấm đã có : Độ ẩm 80%

Hiện nay việc kiểm tra nhiệt độ thì tương đối dễ vì ta chỉ cần mua cây nhiệt kế giá khoảng 40 ngàn là đo được ngay. Tuy nhiên việc kiểm soát độ ẩm thì phải nói là rất khó khăn. Tại sao khó khăn ?

Bởi vì kiểm soát độ ẩm thì có 2 cách : Một là dùng ẩm kế để đo. Tuy nhiên giá ẩm kế thì tương đối cao, khoảng gần 3 triệu đồng ( loại rẻ nhất ). Lưu ý đây là ẩm kế dùng để đo độ ẩm bên trong mô nấm không phải ẩm kế đo độ ẩm không khí ( giá chỉ khoảng 400 ngàn ).
Hai là đo độ ẩm bằng kinh nghiệm. Cách này thì không tốn chi phí gì nhưng quả thật rất khó khăn với những ai mới vào nghề. Bản thân tui cũng đã mất 2,3 năm trời mới có được kinh nghiệm này. Bởi vì trải qua rất nhiều thất bại, làm tới làm lui rất nhiều lần mới có thể đoán được 90% độ ẩm của mô nấm. Tuy nhiên cũng không thể nào chính xác được.

Chính vì vậy đối với các bạn thật sự yêu thích, đam mê với nghề trồng nấm này, quyết tâm làm cho bằng được thì tui khuyên nên mua ẩm kế để giúp đỡ cho mình rất nhiều trong công việc. Thà mình tốn 1 lần nhưng đảm bảo về tính hiệu quả, còn hơn phải tốn "học phí" dài dài mới có được kinh nghiệm.

Vài dòng chia sẽ cùng các bạn. Trong quá trình làm nếu các bạn gặp bất kỳ khó khăn hay thất bại nào, đừng ngại ngùng cứ nêu thắc mắc trên diễn đàn này hoặc alo trực tiếp cho tui, tui sẽ chia sẽ kinh nghiệm cùng các bạn.

Sắp tới đây theo yêu cầu của anh em trên diễn đàn, khi rãnh tui sẽ viết 1 chủ đề mới để chia sẽ cùng các bạn " Quy trình kỹ thuật trồng nấm trong nhà". Nếu ta trồng nấm trong nhà thì sẽ có được nhiều ưu điểm như :
- Tăng diện tích trồng so với trồng ngoài trời
- Năng suất sẽ tăng từ 2 lần trở lên so với ngoài trời
- Dễ dàng kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm.
- Không tốn công cải tạo đất.
- Trồng nấm quanh năm mà không sợ mưa, nắng.
- Tận dụng tất cả các khoảng đất trống mà ta có như chuồng heo, nhà hoang, chòi vịt, lều dã ngoại,.........hoặc chỉ cần diện tích 20m vuông thì ta có thể trồng giống như làm 100m vuông ngoài trời và dĩ nhiên ta có được nhiều "mo ni" hơn. :lol:

* Tuy nhiên chi phí trồng trong nhà sẽ cao hơn so với trồng ngoài trời. :1^:

Chúc mọi người Vui - Khỏe.
 
Last edited by a moderator:
Đầu tiên em cảm ơn bác. Em bây giờ cũng đang tìm hiểu về nấm rơm trái vụ và đang thử nghêm 300kg rơm khô. Em thấy các bác nói nhiều về độ ẩm và nhiệt độ. Đang tập tành nên kinh nghiệm chưa có em cũng thấy lo. Em mong bác chỉ bảo. Em xin nói qua về điều kiện làm nấm của em như sau: Em ở Sơn La, nguyên liệu bằng rơm, nhà trồng nấm là nhà hoang ( nhà xây kín. lập proximăng, có cửa thông khí). mong bác chỉ giúp từ khâu xử lý nguyên liệu đến chăm sóc sau khi cấy ngiống nấm (cụ thể từng bước). Em cảm ơn bác nhiều.
 
Đầu tiên em cảm ơn bác. Em bây giờ cũng đang tìm hiểu về nấm rơm trái vụ và đang thử nghêm 300kg rơm khô. Em thấy các bác nói nhiều về độ ẩm và nhiệt độ. Đang tập tành nên kinh nghiệm chưa có em cũng thấy lo. Em mong bác chỉ bảo. Em xin nói qua về điều kiện làm nấm của em như sau: Em ở Sơn La, nguyên liệu bằng rơm, nhà trồng nấm là nhà hoang ( nhà xây kín. lập proximăng, có cửa thông khí). mong bác chỉ giúp từ khâu xử lý nguyên liệu đến chăm sóc sau khi cấy ngiống nấm (cụ thể từng bước). Em cảm ơn bác nhiều.

Chào em !

- Về cách trồng nấm bằng nguyên liệu rơm thì tui đã chia sẽ trong bài viết " Làm giàu từ 200m2 đất..." em tìm đọc lại nhé. Trong quá trình làm nếu có thắc mắc gì cần giải đáp thì em cứ alo cho tui. Tui sẽ chia sẽ thêm cho em.

- Về cơ bản thì cách trồng nấm ngoài trời và trong nhà giống như nhau ( 50% cơ bản ). Nhưng trồng trong nhà thì nhiệt độ và độ ẩm cần sự chính xác hơn so với ngoài trời. Đồng thời cách tưới nước trong nhà cũng khác so với ngoài trời.

- Sắp tới đây, khi rãnh tui sẽ viết 1 bài về cách thức trồng nấm trong nhà để chia sẽ thêm cùng anh em.

Chúc em thành công.
 
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN NẤM RƠM

Trong quá trình nuôi trồng, ta sẽ gặp 1 số bệnh trên nấm rơm. Hôm nay, tui chia sẽ thêm với bà con ta 1 số bênh thường gặp trên nấm rơm như sau :

1/- Bệnh nấm mực hay còn gọi là nấm gió :

- Đặc điểm: Thường xuất hiện sau thời gian ủ ( ngày thứ 6, thứ 7 sau khi cấy ). Nấm mực có hình dạng nhỏ, mảnh ( giống như giá , đỗ ), mọc thẳng trên mặt, bên hông mô nấm. Phía trên đầu sẽ xòe tán ra giống như cây dù nhưng có màu đen. Chúng phát triển rất nhanh, tuy nhiên cũng rất nhanh tàn.

- Tác hại: Khi thấy nấm mực xuất hiện thì trước hết tác hại đầu tiên là năng suất sẽ giảm. Chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu sẽ mất dần ( thay vì nuôi nấm rơm thì lại nuôi nấm mực ). Điều này khiến cho khi nấm rơm được hình thành thì sẽ không có nhiều dinh dưỡng để phát triển. Nấm rơm sẽ bị èo uột, không phát triển được về kích cỡ, màu sắc, trọng lượng.

- Nguyên nhân : Nấm mực mọc được trên mô nấm rơm của mình thường là do quá trình ngâm ủ không đúng cách. Đồng thời nó cũng hiện diện rất nhiều trong nguyên liệu ban đầu ( khi mới mua về ).

- Phòng trừ : Khi bắt đầu ngâm nguyên liệu, ta phải chú ý kỹ đến chất lượng của vôi để ngâm. Cân đúng và đủ liều lượng khi ngâm. Song song đó cũng phải chú ý đến vấn đề vệ sinh các dụng cụ có liên quan như màng phủ, bao bố, cọc tre,.....Phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp nấm mực xuất hiện.

..còn tiếp.....
 
Cảm ơn a Quang đã chia sẻ, ghi chép sổ tay thui :)
 

5/- Thất bại 5 ( Việc vệ sinh các dụng cụ ):

- Sau công đoạn cải tạo đất, lựa chọn nguyên liệu, meo giống là đến giai đoạn chuẩn bị các dụng cụ để cấy meo.
- Các dụng cụ dùng để cây meo bao gồm : Khuôn gổ, thau đựng meo, màng phủ, bao bố........tất cả các dụng cụ có liên quan khác đều phải được ngâm vôi từ 1-2 ngày trước khi sử dụng. Tỷ lệ pha vôi với nước để ngâm vôi là 10kg vôi/200 lít nước.
+ Nguyên nhân : Trong quá trình tiếp xúc với nguyên liệu, nếu các dụng cụ có liên quan đến quá trình cấy meo không được ngâm vôi thì sẽ xảy ra hiện tượng nguyên liệu bị nhiễm bệnh, nhiễm vi khuẩn, vi trùng do các dụng cụ còn dơ, còn chứa vi khuẩn, vi trùng. Kết quả cuối cùng là sẽ có nấm dại, nấm mốc hoặc không ra nấm.

6/- Thất bại 6 ( Nguồn nước ) :

- Nước được sử dụng trong suốt quá trình trồng nấm rơm, nước dùng để ngâm nguyên liệu, dùng để tưới đón nấm. Vì vậy, cần phải kiểm tra thật kỹ nguồn nước để đảm bảo năng suất cao.
- Dùng bút hoặc giấy để đo độ PH trong nước. Nếu PH từ 7 - 7.5 là được. Nếu nước bị nhiễm phèn ( trên 7.5 ) thì cần phải lọc trước khi sử dụng.
- Cách lọc nước đơn giản và rẻ tiền nhất:
+ Dùng 1 bình có dung tích 400l ( loại đứng cho tiện ). Rải 1 lớp đá 1 x 2 ( đá xanh ) đầu tiên xuống đáy thùng. Tiếp theo là 1 lớp cát ( loại cát xây, không phải cát lấp ). Tiếp tục cho 1 lớp than hoạt tính. Kế tiếp là 1 lớp cát. Cuối cùng là 1 lớp đá 1 x 2. Mỗi lớp cát, đá, than có độ dày từ 8 phân đến 1 tất.
- Nguồn nước có độ PH quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến việc nấm không ra, nấm bị nhiễm bệnh, kết quả là năng suất sẽ không đạt hoặc thất bại hoàn toàn.
Xin hỏi bạn về cách làm bể lọc nước?
Lớp đá 1x2 có tác dụng gì? Có thể thay thế bằng lớp cát vàng hay sỏi được không? Lớp đá này, có làm tăng hàm lượng canxi không? Mình đang cần xử lý nước phèn, độ cứng cao (Nước bơm lên rất trong, trên bể lọc không có nhiều bùn, nước tanh và chát)
 
2/- Bệnh nấm mốc trắng

- Đặc điểm : Xuất hiện cũng trong thời gian sau ủ. Nấm mốc trắng có hình dạng tương tự như nấm rơm nhưng có thân dài và cao. Đầu nhọn, có đinh. Màu trắng đục. Nấm xuất hiện thường từ trong ruột mô nấm và vươn ra ngoài.

- Tác hại: Cạnh tranh liên tục với nấm rơm. Có sức phát triển rất mạnh. Hút hết toàn bộ chất dinh dưỡng có trong mô nấm. Vì vậy, nấm rơm không thể nào phát triển, sinh sống được. Đồng thời mọc rất nhiều trên bề mặt mô nấm, khiến cho nấm rơm không có chổ để phát triển.

- Nguyên nhân : Do việc pha trộn giữa vôi, nước, phân urê không đúng liều lượng. Mô nấm bị nhiễm không khí ô nhiễm như phân bón lá, phân hóa học,......nói chung là các yếu tố khách quan của môi trường.

- Phòng trừ : Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ liều lượng của vôi, phân, nước cho chính xác. Hạn chế đến mức thấp nhất khu vực trồng nấm không cho không khí ô nhiễm bay vào và lan rộng xung quanh các mô nấm.
 
12/ Thất bại 12 - Nguyên liệu ( Phần mở rộng )

Hôm nay tui chia sẽ thêm về thất bại tiếp theo, đó chính là nguyên liệu bông thải.

Thời gian gần đây đã có nhiều người bán các loại bông thải dùng để trồng nấm rơm. Tuy nhiên để phân biệt đâu là nguồn bông tốt, chất lượng hay bông kém chất lượng thì quả là hơi khó đối với anh em mới làm lần đầu. Hẳn ai cũng muốn làm lần đầu thì thành công sẽ rất tốt, nếu có thất bại thì sẽ làm lần 2, lần 3, ....lần n.... Tuy nhiên tui chắc chắn là sau khi thất bại đến lần thứ 4 thì anh em sẽ bắt đầu nản chí và thậm chí sẽ bỏ nghề luôn....:lol: Nhưng cũng có nhiều người sẽ dám thất bại đến lần thứ 7, thứ 8 nhưng rồi cũng sẽ.........nản.....

Lý do thì có rất nhiều lý do, nhưng tựu trung lại vẫn là chưa rút được kinh nghiệm mà thôi, trong đó nguồn nguyên liệu cũng là 1 trong những lý do thất bại.....

- Để kiểm tra chất lượng nguồn bông thải thì về cơ bản tui đã viết ở các phần trên. Nay tui nói rõ thêm tý nữa :

+ Khi chọn nguồn bông thải, ta nên xem kỹ các sợi bông. Nếu sợi bông trắng/trắng ngà/trắng xám là được.
+ Sợi bông dài, cuộn nhiều lớp, đều nhau.
+ Có mùi đặc trưng của bông vải hoặc mùi gổ nhẹ ( búp của trái bông vải )
+ Tốt nhất là loại bông màu trắng ngà ( màu trắng chiếm 90% )

- Các loại bông không nên làm:

+ Bông có mùi khai, nồng, mùi hóa chất.
+ Bông có màu sắc khác ( xám đen, đen, vàng sậm, trắng xen vàng,... )
+ Bông có quá nhiều tạp chất, có côn trùng trộn lẫn.
+ Gọi là 1 loại bông nhưng trong đó lại trộn lẫn nhiều loại bông khác nhau, có nhiều màu sắc khác nhau. Nhiều sợi bông khác nhau, nhiều kích thước khác nhau,...
+ Bông để ngoài trời quá lâu ( từ 2 tháng trở lên )
+ Bông trong nhà máy, Cty có thời hạn lưu kho quá lâu ( trên 1 năm )

- Cách bảo quản nguyên liệu :

Nếu vì lý do nào đó ta chưa sử dụng hết số lượng bông mua về thì ta phải bảo quản nó theo những cách sau đây :

- Chứa bông thải trong những nơi khô ráo, không thấm nước, không dột nước. Tránh xa các nơi, các vật bắt lửa.
- Dùng 1 tấm bạt ( nylon ) lớn để phủ toàn bộ đống bông thải. Phủ kín tất cả, sử dụng bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, sau đó phủ lại.
- Nếu có nhà/kho để chứa là tốt nhất.
- Nếu để ngoài trời thì nên sử dụng hết trong vòng 2 tháng. Nếu để trong nhà có mái che thì sử dụng trong vòng 6 tháng là tốt nhất.
- Không để đống bông thải lộ thiên, không che chắn, không che phủ.

Nếu đầu vào ( bông thải ) ta kiểm soát tốt ngay ban đầu thì việc thất bại cũng sẽ hạn chế được rất nhiều. Mong bà con ta lưu ý.
 
--------------------------------------------------
 
Last edited by a moderator:
Tôi đã trồng thử nấm Rơm được 4 vụ vớisố lượng như anh Quang chia sẽ, và hiện tại đang thu hoạch (nhưng không đat), đã gặp thất bại và rút ra rất nhiều kinh nghiệm..buồn vô kể. Hôm qua vợ báo tin tôi sẽ làm cha..mà lòng buồn vô kể, giờ này sau những thất bại thì thật sự kinh tế tôi quá khó khăn, giờ thanh lý toàn bộ đồ nghề trông Nấm Rơm gồm: Bạc, lưới che mát, bao bố, ẩm kế-nhiệt kế, máy đo độ ẩm của hộc nấm, màng phủ nông nghiệp, kẽm, coc tre, cọc gỗ, bình tưới phun 10lít...nói chung là toàn bộ phần cứng để làm nấm, và tất cả những kinh nghiệm thực tế khi làm nhiều của tôi. Bảo đảm anh em sẽ không gặp thất bại như tôi..!
Tôi cũng muốn làm tiếp nhưng vốn cụt rồi, tiền vay mượn thì cũng đã tiêu hết, vợ thì có thai.. Tôi sẽ tạm thời đi kiếm việc để giải quyết khó khăn trước mắt.!
Giá xin sang lại cho ai muốn làm là 3 triệu..! (Cái máy đo độ ẩm hộc nấm đã là 3 triệu rồi)
SDT: 01675832700

Em chào anh!
E k hiểu là anh đã xđ làm và đâu tư rồi mà anh còn thanh lý ( còn rẻ ). Hay anh có nghề mới tốt hơn?Nếu em mà ở gần anh thì e sẽ sang mượn bộ đồ nghề của anh.HiHi. Vì em còn dành tiền cưới vợ.
 
Chào quý bà con !

Thời gian này, tui ít vào diễn đàn được vì không có thời gian. Hiện tại tui đang chuẩn bị trang trại trồng nấm với diện tích 3 công đất, nên mọi việc còn rất nhiều trước mắt. Mà thời gian và sức lực thì có hạn. Vì vậy tui ít viết bài trong thời gian qua để bà con ta ngâm cứu, nay rãnh được chút nên viết ít dòng gởi bà con.

Không nói chuyên sâu về các thất bại do nguyên nhân kỹ thuật. Hôm nay tui sẽ chia sẽ những thất bại trong nghề trồng nấm rơm bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan.

1/- Thất bại về tâm lý :

- Hầu hết bà con khi bắt tay vào trồng nấm thường nghĩ rằng nó ( trồng nấm ) rất dễ dàng, không cần học nhiều, không cần để ý những tiểu tiết, không cần phải có nhiều kinh nghiệm, không cần đầu tư về tinh thần. Chỉ cần đọc sơ qua bài viết của tui thì sẽ thành công. Kết quả ......thất bại.

+ Tui xin thưa : Để được ngày hôm nay, tui đã mất đi thời gian 4 năm trời. Tui đã tốn hơn trăm triệu. Tui từng mất ăn mất ngủ với đủ loại nguyên liệu từ rơm, mạt cưa, lục bình, bông thải để kiểm nghiệm qua năng suất. Biết bao thất bại này đến thất bại khác nhưng tui vẫn cố gắng. MỖi 1 lần làm là tui ghi chép vào sổ từng tiểu tiết nhỏ về nguyên liệu, cải tạo đất, diệt côn trùng, nhiệt độ, độ ẩm,......rẩt ...rất nhiều việc cỏn con, đôi khi không tên. Vậy mà hết thất bại này đến thất bại khác.

+ Chính vì vậy, tui chỉ tóm tắt lại 1 điều : Muốn thành công trong nghề trồng nấm thì phải ĂN cùng nấm, NGỦ cùng nấm, LO cho nấm giống như lo cho con mình ( chăm sóc, nuôi dưỡng nó ) thì cuối cùng nấm sẽ không phụ lòng mình.

2/- Thất bại do chủ quan :

Đa số bà con có cùng suy nghĩ : Chỉ bỏ ra vài triệu đồng thì sẽ thu vào vài mươi triệu đồng, rất dễ dàng.
Điều này tui xin thưa :

- Không có thành công nào mà không có sự thất bại phía trước đó. Thậm chí là rất nhiều thất bại nữa.

- Bài viết của tui về Hướng dẫn làm giàu......của tui chỉ là một sự chia sẽ thành công với bà con của cá nhân tui. Bà con có thể tham khảo để tìm ra 1 hướng làm mới ( trồng nấm thì cũ nhưng nguyên liệu và công nghệ bông thải thì mới ).

- Tui không hề dẫn dắt hay xúi giục bà con bỏ tất cả mọi việc đang làm để nhảy vào trồng nấm làm giàu. Tui chỉ chia sẽ sự thành công của cá nhân mình. Đồng thời sự chia sẽ của tui cũng hoàn toàn bất vụ lợi, vì tui không kinh doanh bất cứ cái gì liên quan đến trồng nấm. Tui chỉ muốn đóng góp 1 phần vào sự phát triển của cộng đồng Agriviet nơi mà tui học hỏi rất nhiều điều hay, bổ ích cho kiến thức nông nghiệp cá nhân tui.

Chính vì vậy, hãy học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, chút ít tiền bạc rồi mới bắt tay vào làm.

3/- Thất bại do quá tự tin ( hay còn gọi là tự cao ):

- Một số bà con ( phải gọi là các em mới chính xác ) trước giờ chưa kinh qua công việc nhà nông, chỉ làm vụn vặt vài công việc làm vườn hay chăn nuôi thì sau khi đọc bài viết của tui xong thì ào ào mua nguyên liệu, mua dụng cụ rồi tiến hành làm ngay trong khi kiến thức về nông nghiệp còn rất hạn chế. Lại còn từ bỏ công việc hiện tại ( nghĩ làm việc ở cơ quan, Cty ) để nhảy vào trồng nấm. Một số em có hỏi ý kiến tui là: Em có nên nghĩ làm công việc hiện tại để đầu tư vào việc trồng nấm hay không ? Thì tui trả lời : Em không nên. Hãy làm từ từ, làm từ nhỏ đến lớn, khi nào tạm thành công thì hãy đầu tư. Một số em thì nghe lời tui chia sẽ, một số em thì bất chấp, vội vàng nghĩ việc. Đến khi làm thất bại thì buông lời chê trách, tự ái, hờn dỗi cho rằng thất bại là không phải do mình mà do lý khác.

Tại sao không thành công ?

+ Hướng dẫn ngâm nguyên liệu trong thời gian từ 1-2 ngày thì lại ngâm nguyên liệu 5-6 ngày.

+ Hướng dẫn kiểm tra kỹ nguyên liệu và nên mua của những Cty dệt sợi trong nước thì mua nguyên liệu của các Cty nước ngoài. Trong khi khả năng kiểm tra nguyên liệu có chất bảo quản hay không thì không có, không biết cách kiểm tra.

+ Hướng dẫn trước khi trồng nấm thì phải vệ sinh, cải tạo đất cho thật kỹ để nấm có môi trường sống tốt thì làm qua loa, sơ xài ( nghĩ là không quan trọng ) thì cuối cùng mô nấm nhiễm bệnh bởi môi trường xung quanh.

+ Hướng dẫn khi ngâm bao bố thì phải ngâm xong rồi phơi nắng 2-3 lần trở lên để diệt mạt thì chỉ ngâm bao bố mà không phơi nắng, cuối cùng không thể diệt côn trùng trong thời gian ủ.

+ Hướng dẫn đo nhiệt độ, độ ẩm của mô nấm để chăm sóc quyết định thời gian và liều lượng để tưới nước, cuối cùng đo nhiệt độ, độ ẩm không của không khí.

+ Hướng dẫn cách tưới nước trực tiếp thì dùng phun sương còn nếu tưới qua bao bố thì dùng vòi sen, cuối cùng tưới trực tiếp thì dùng vòi sen còn tưới qua bao bố thì dùng phun sương.

+ Hướng dẫn khoan hãy mua máy đo độ ẩm vì mắc tiền, hãy theo dõi trực tiếp bằng mắt thường để tích lũy kinh nghiệm thì cuối cùng đi mua máy đo độ ẩm mà đôi khi không sử dụng hết công năng của máy.

+ Hướng dẫn dùng bông thải loại nào, meo giống loại nào, giá bao nhiêu để rẻ mà chất lượng, thì cuối cùng đi mua loại bông thải rẻ nhất, meo rẻ nhất về làm.

...............thử hỏi , làm như vậy thì thất bại hay thành công?

- Sau khi thất bại thì lại không chịu nghiên cứu lại quy trình xem mình làm sai chổ nào, mình chưa hiểu chổ nào mà lại đổ lỗi cho muôn vàng lý do. Rồi lại cho là làm mãi cũng sẽ không thành công. Bản thân Quang tui đã từng thất bại rất nhiều lần, thất bại đến nỗi phải vay nợ, phải cự cãi vợ con và phải mất đến gần 4 năm trời mới tạm gọi là thành công.

- Các bạn trẻ thì có lòng nhiệt huyết, có trình độ, có điều kiện về kinh tế,....có rất nhiều cái lợi, nhưng có 1 cái mà các bạn chưa có, đó là kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm thì không thể ngày một ngày hai mà có được. Chỉ phải qua ngày dài tháng rộng thì ta mới có nó. Đồng thời trong suốt thời gian học hỏi kinh nghiệm thì ta cũng phải tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà mình quan tâm, và quan trọng hơn hết là ta phải thất bại, thất bại nhiều lần thì ta có nhiều kinh nghiệm.

+ Quang tui không dám nói tất cả các bạn trẻ là như thế, bởi vì trình độ của tui rất thấp. Nhưng có 1 số bạn trẻ cứ nghĩ đơn giản rằng mình có vốn, có đất, cộng với đọc qua bài viết thì sẽ thành công thôi hoặc chỉ thất bại đôi ba lần rồi sẽ thành công. Điều này là chưa chính xác.

4/- Thất bại do chán nản :

- Bạn tự đặt nặng mục tiêu cho bản thân mình là từ lần thứ 2 hay lần thứ 5 trồng thì mình sẽ thành công. Khi bạn đặt nặng trong tâm trí mình việc đó thì giả sử sau 5 lần thất bại, bạn sẽ nản chí không ? Chắc chắn là có. Bạn sẽ nản chí, thậm chí là nản chí hoàn toàn, không muốn làm lại. Điều này tui chỉ có thể nói rằng : Bản thân tui đã thất bại mà không thể đếm được, nhưng tui vẫn tin là có ngày mình thành công. Và điều đó đã chứng minh bằng thực tế.


.....................còn nhiều điều thất bại thực tế nữa, nhưng thời gian có hạn, tui sẽ nói sau.

Trên đây là một số thất bại trong nghề trồng nấm rơm mà tui thấy được qua thực tế bà con ta đã làm. Hy vọng sự chia sẽ này là những điều hay để bà con ta "ngâm cứu" để hạn chế sự thất bại.

Chúc bà con vui khỏe.
 
Thất bại trồng nấm rơm

Cám ơn Mr Quang rất rất nhiều. Ông bà ta dạy rằng thất bại là mẹ của thành công. Anh đã chia sẽ những thành công, những kinh nghiệm trong nghề nghiệp của mình cho tất cả bà con mà không hề đòi hỏi điều gì. Đã là điều đáng quí rồi.
Anh còn chia sẽ thêm những thất bại mà anh từng trải qua để bà con muốn theo nghề nấm có cài nhìn đúng đắn hơn, những thất bại đó là mồ hôi, công sức và tiền bạc ta đổ vào đó chỉ để rút ra hai chữ "kinh nghiệm" và anh lại biếu không bà con ta vậy thì còn gì bằng nữa.
Tôi là công chức nhà nước (cụ thể là GV) chưa từng làm nấm. Nhưng tôi muốn tăng thu nhập bền vững qua mảnh vườn 300m vuông của mình nên ngày ngày lên mạng tim thông tin. ki đọc được bài viết của anh Quang thì mừng như bắt được vàng. Tôi biết tôi có thể thất bại, tôi sẵn sàng chấp nhận, nhưng tôi cố gắng hạn chế tối đa những rủi ro
Một lần nữa thay mặt bà con cám ơn anh.
 
@ A quang
chào a
hiện tại e đang ở k. k nghề k nghiệp k tiền k thóc
e mún tham quan và làm việc ở trang trại của a 1 thời gian
- trình độ hiểu biết của e đang ở số 0 :mellow:
- để tiết kiệm chi phí thực hành trồng nấm
nên e mún dc. học hỏi ở a những kiến thức trc sau đó mới bắt tay vào thực hành trồng
mong a giúp đỡ
e tên linh 22t
sdt: 01635 233 886 chờ tin a kêu lên đường
^^!
nhận đi đến các trang trại khác lun nhé hihi
e ở Bình dương
 
@ A quang
chào a
hiện tại e đang ở k. k nghề k nghiệp k tiền k thóc
e mún tham quan và làm việc ở trang trại của a 1 thời gian
- trình độ hiểu biết của e đang ở số 0 :mellow:
- để tiết kiệm chi phí thực hành trồng nấm
nên e mún dc. học hỏi ở a những kiến thức trc sau đó mới bắt tay vào thực hành trồng
mong a giúp đỡ
e tên linh 22t
sdt: 01635 233 886 chờ tin a kêu lên đường
^^!
nhận đi đến các trang trại khác lun nhé hihi
e ở Bình dương


Chào em !

Ok. Khi bắt tay vào trang trại mới, tui sẽ alo cho em xuống học miễn phí. Nhớ đem theo chai rượu "cúng tổ" nhé. :lol:

Chúc vui
 
* Thất bại tiếp theo .....

- Thuốc diệt côn trùng.

- Thông thường khi ta cải tạo đất thì trong đó có bước phun thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm thì ta rất dễ gặp thất bại ngay chính việc diệt côn trùng này.

a/- Triệu chứng :
- Sau khi phun thuốc rồi, thì không thấy kiến, ruồi gì hết, nhưng sau 7-10 ngày thì xuất hiện bọn côn trùng này.
- Tơ nấm đã giăng, hình thành được quả thể nhưng khi đạt kích thước cỡ trái trứng cá thì teo lại và chết dần đi.

b/- Nguyên nhân và giải pháp :
- Khi phun/rải thuốc diệt côn trùng ta phải làm điều này song song với việc cải tạo đất và quan trọng nhất chính là sau thời gian 15 ngày kể từ ngày rải/phun thuốc cuối cùng ta mới được phép tiến hành cấy mô nấm. Lí do lượng thuốc diệt côn trùng có tác dụng trong thời gian từ 10 - 15 ngày. Vì vậy nếu ta cấy mô sớm mà trong thời gian thuốc chưa tan hết thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự sống còn của cây nấm.

- Thuốc diệt côn trùng ta mua không đạt chất lượng. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc diệt côn trùng có bán trên thị trường, trên mạng. Mua về rải xong, chỉ sau 2-3 ngày là thuốc không còn tác dụng ( hổng biết phải mình rải bột mì không nữa???:lol: ).

- Bà con ta cần kiểm tra về tính hiệu quả của loại thuốc này. Đôi khi tiền mất tật mang vì rải thuốc diệt côn trùng đồng thời diệt luôn cả nấm. Bởi vì bà con lưu ý cho kỹ là nấm luôn mẩn cảm với hóa chất.
 
Chào em !

Ok. Khi bắt tay vào trang trại mới, tui sẽ alo cho em xuống học miễn phí. Nhớ đem theo chai rượu "cúng tổ" nhé. :lol:

Chúc vui
oh yeah có thầy rồi :huh::huh::huh::huh:
à chờ lâu quá thầy ơi
kiểu này chắc con uống hết sao cúng thầy được đây :lol::lol::lol:
 
nấm rơm 1 thời ở quê mình ptrien rầm rộ, bây giờ chẳng thấy nữa không hiểu vì sao
 


Back
Top