Nơi trồng và tác dụng của Cỏ mần trầu

Nơi trồng và tác dụng của Cỏ mần trầu
co-man-trau.jpg

Hỏi:
Xin CTQ cho biết về cây cỏ Mần trầu, chúng được trồng ở đâu ? và tác dụng như thế nào?
(Bùi Các Minh Tuyền. 20F/8 Hoàng Sĩ Khải P14, Q8, Tp HCM)
Đáp:
Cỏ Mần trầu còn gọi là Ngưu căn thảo, Sam tử thảo, Cỏ chỉ tía,..Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn. Cynosurus indica L.)
Họ Lúa POACEAE.
Mô tả cây:
Cây sống hàng năm, rễ khỏe, mọc thành cụm, thân mọc thẳng hoặc mọc bò. Lá mềm hình dải, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc thành bông, gồm 5 – 7 bông mọc ở ngọn và có đến 2 bông khác mọc thấp hơn trên cán hoa. Mùa hoa vào mùa hè và mùa thu. Quả thuôn dài gần như 3 cạnh.Cỏ Mần trầu mọc hoang khắp nơi ở nước ta, từ đồng bằng trung du đến vùng núi cao hơn 1600m. Là loại cây ưa ẩm, ưa sáng có thể hơi chịu bóng, thường mọc thành đám trong các bãi đất thấp ở thung lũng, ruộng, đường đi,…. Mần trầu thường mọc lấn át cây trồng, thời kì còn non dùng làm thức ăn tốt cho gia súc; dùng làm thuốc thì thu hái quanh năm, cả cây, dùng tươi hoặc dùng khô. Hiện nay chủ yếu cỏ Mần trầu được thu hái từ tự nhiên, chưa nơi nào đặt vấn đề nuôi trồng.
Tính vị, công năng:
Cỏ Mần trầu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc mát gan, lợi tiểu, ra mồ hôi,..
Trong phạm vi nhân dân, cỏ Mần trầu được dùng chữa cảm nắng sốt nóng, máu xông lên đầu, nổi mẩn đỏ, đái són, đái đỏ. Ngày dùng 80 -120 g sắc với nước uống hoặc phối hợp với cỏ Tranh, mỗi thứ 40g cùng sắc uống. Gần đây, có người dùng cỏ Mần trầu chữa cao huyết áp có kết quả.
Ở Phillipin, cỏ Mần trầu dùng làm nước gội đầu làm sạch gầu và chống rụng tóc. ở Malaysia, nước ép cỏ Mầ trầu có tác dụng làm cho sản dịch chóng hết.

(CTQ số 103)
 


cÂY NÀY NHỮNG NĂM KHÓ KHĂN CỦA NHỮNG NGÀY KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM , CÁC CÔ GÁI , CÁC BÀ CÁC CHỊ THƯỜNG LẤY VỀ , NẤU LÊN , HOẶC CHO VÀO CHẬU NƯỚC PHƠI NẮNG , KHI DÙNG GỘI ĐẦU VẮT THÊM MỘT VÀI QUẢ CHANH TƯƠI .... ĐẸP HẾT BIẾT , KHÔNG CẦN BẤT KỲ MỘT THỨ HÓA CHẤT NÀO HẾT
 


Back
Top