Nông dân Cà Mau đốt bỏ mía vì nhà máy ngừng mua

Hơn 1.800 ha mía nguyên liệu của người dân ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã vào vụ thu hoạch nhưng không có nơi tiêu thụ.
Nhiều ngày qua, gia đình bà Dương Thị Ráng (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) tất bật cải tạo lại đất để nuôi tôm sau khi buộc phải đốt bỏ ruộng mía hơn 3.000 m2.

“Mấy chục năm với nghề trồng mía, chưa bao giờ gia đình tôi rơi vào tình cảnh này. Mấy năm trước giá mía tuy thấp nhưng vẫn bán được. Bây giờ mỗi kg chỉ có giá vài trăm đồng mà không ai mua”, bà Ráng nói.

mia-1-JPG-3683-1415609580.jpg

Người dân trồng mía khi thu hoạch xong không tiêu thụ được.

Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Ông Trần Trung Hiếu, ngụ xã Trí Phải buồn bã nói: “Vốn liếng đầu tư hết vào ruộng mía, giờ đến ngày thu hoạch bán không có người mua, buộc chúng tôi phải phá vỡ quy hoạch đưa nước mặn vào nuôi tôm”.

Còn ông Đỗ Văn Thắng, ngụ xã Trí Lực nhẩm tính nếu thuê nhân công thu hoạch mía, rồi vận chuyển đi nơi khác bán thì chắc chắn phải bù lỗ, dẫn đến chỉ còn cách phá bỏ ruộng mía.

Vài năm trở lại đây, tại một số vùng trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng giá mía thất thường khiến người trồng thiệt hại nặng vẫn thường xảy ra, nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng đốt bỏ mía vì không thể tiêu thụ. Ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết, chính vì sự thất thường về giá cả, dẫn đến tình trạng phá bỏ mía đưa nước mặn vào nuôi tôm đã nhiều năm qua, khiến diện tích trồng mía nguyên liệu theo quy hoạch của huyện cứ bị thu hẹp dần.

“Diện tích trồng mía của huyện giảm trên dưới 300 ha trong vòng vài năm trở lại đây. Ở vụ mùa này, chúng tôi biết nông dân gặp khó nhưng cũng không còn cách nào khác vì Xí nghiệp đường Cà Mau là nơi tiêu thụ mía duy nhất của địa phương, nhưng nay họ đóng cửa không mua”, ông Hoàng nói.

Xí nghiệp đường Cà Mau hiện là đơn vị duy nhất thu mua mía của 1.700 hộ trên địa bàn Cà Mau và khoảng 2.300 hộ ở tỉnh giáp ranh là Kiên Giang, với tổng diện tích khoảng 3.736 ha, lượng mía nguyên liệu gần 300.000 tấn. Tuy nhiên, mới đây, sau khi Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xử phạt 360 triệu đồng Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam, đơn vị đang quản lý Xí nghiệp đường Cà Mau do không hoàn thành việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, công ty đã quyết định tạm đóng cửa nhà máy.

Tiền thân của Xí nghiệp đường Cà Mau là Nhà máy Đường Thới Bình (Cà Mau) thuộc sở hữu Nhà nước. Đến năm 2009, nhà máy này cổ phần hóa, đổi tên thành Xí nghiệp đường Cà Mau và được giao cho Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam quản lý.

mia-2-JPG-2893-1415609581.jpg

Người dân đốt bỏ mía rồi đào vuông nuôi tôm ở huyện Thới Bình, Cà Mau.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cho biết, do không có người mua nên hiện giá mía nguyên liệu tại Cà Mau đang giảm xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng một kg, nhưng vẫn không bán được, dù đã thấp hơn giá thành 200-300 đồng một kg.

Trước tình hình này, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo lãnh đạo Xí nghiệp đường Cà Mau khắc phục khó khăn, hoạt động trở lại và tiến hành thu mua mía trong dân. Đồng thời, Tỉnh cũng đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động để giải quyết khâu tiêu thụ mua mía nguyên liệu của người dân trên địa bàn.

Phúc Hưng http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...-dot-bo-mia-vi-nha-may-ngung-mua-3105272.html
 


Cũng do cái đầu ra mà nó hại nhà nông ta đảo điên . Trồng mía bán không được, nuôi tôm thì sao: Tôm bệnh chết hàng loạt, nếu còn sống đến thu hoạch , lại nghe câu hò " được mùa mất giá, được giá mất mùa " Hò hơ hò hơ hò....
 
Một hình ảnh của khủng hoảng thừa, trong hoàn cảnh đó đốt bỏ cũng là một giải pháp. Thử nghĩ lại xem còn giải pháp nào tích cực hơn như làm thưc ăn cho bò, dê...
 
khi trồng mía nhà máy đã hợp đồng bao tiêu với nông dân,giờ không chịu thu mua làm vậy có đúng luật không bao nhiêu tiền của mồ hôi nước mắt của người nông dân làm cả năm mong sao được mùa lo cái ăn cái mặc cho con cái giờ thì,,,,,thành tro cả rồi,.thử hỏi nông dân trồng mía tới mùa thu hoạch ko bán cho nhà máy mấy ông nhà máy có để yên cho nông dân không, ông nhà nước ở đâu ngó xuống mà coi.bức xúc quá bà con ơi...chia buồn cùng nông dân cà mau. năm trước là khánh hòa rồi năm tới không biết tới tỉnh nào đây,tây ninh,bình phước,hậu giang...haizzzz.
nông dân ơi là nông dân.
 
để tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này có thật này !

ông nội tôi, ngày xưa là trùm mía ở đất biên hòa, mỗi ngày thu mua 100 tấn mía để ép lấy đường.

ba tôi thì đi thu gom mía ở mọi nơi,thời đó đi mua mía phải vào một đường và khi ra phải ra đường khác để tránh "bị mất mạng".

ấy vậy mà khi giải phóng xong, thì nhà nước tịch thu lò đường, dân không được làm đường, chỉ có nhà nước mới được. cho đến bây giờ vẫn vậy, nếu bạn chở đường từ miền tây lên miền đông để bán thì bạn là kẻ "buôn lậu" và chắc chắn mất xe.

công ty đường cà mau là của nhà nước được cổ phần, khi bị một cơ quan nhà nước khác phạt thì quay qua hành hạ người dân, 300.000 tấn nhân với giá 500 đồng là bằng 150 tỷ.

họ bị phạt vài trăm triệu thì lại vứt 150 tỉ của dân qua sọt rác, làm ăn kiểu đó thì chỉ có chính phủ việt nam.

mía từ khi thu hoạch chỉ để ở ngoài trời được 2 tuần, khi đó mía sẽ bị khô và xốp, xay sẽ không ra nước !
 
............ cho đến bây giờ vẫn vậy, nếu bạn chở đường từ miền tây lên miền đông để bán thì bạn là kẻ "buôn lậu" và chắc chắn mất xe.

.............................

Cái này không hiểu, hiện nay đường hình như đâu có trong danh sách cấm mua bán vận chuyển?
 

Bỏ Mía, nuôi thủy sản là đúng.
Nuôi thủy sản có thể mua gấp mấy số đường
trồng mía. Bây giờ mua bán cả trái đất,
không còn biên giới. Ta nuôi cá chình bán
cho Nhật giá cao, nuôi cua bể bán cho Hong
kong giá cao, lấy tiền mua đường bầu Đức làm
bán với giá rẻ.
 
Lượng tiêu thụ đường trong nước thấp hơn so với nhu cầu sản xuất của các nhà máy,mặt khác còn nhập khẩu đường,nhập lậu thì hỏi sao giá mía nguyên liệu không thấp,hỏi sao dân họ không bỏ cây mía.
 
Cái này không hiểu, hiện nay đường hình như đâu có trong danh sách cấm mua bán vận chuyển?

tôi chả giải thích được, chỉ biết ở quê Nội (tiền giang) và quê ngoại (bến tre) thì dân lấy xe gắn máy chở đường lên sài gòn để đi giao cho chủ thì mỗi chuyến được 500 nghìn đồng mà chả ai dám chở vì sợ công an bắt, nghe Ba tôi nói nếu chở đường đi là buôn lậu, tôi cũng chẳng hỏi gì thêm nên ko biết sao để giải thích.
 
tôi chả giải thích được, chỉ biết ở quê Nội (tiền giang) và quê ngoại (bến tre) thì dân lấy xe gắn máy chở đường lên sài gòn để đi giao cho chủ thì mỗi chuyến được 500 nghìn đồng mà chả ai dám chở vì sợ công an bắt, nghe Ba tôi nói nếu chở đường đi là buôn lậu, tôi cũng chẳng hỏi gì thêm nên ko biết sao để giải thích.

Vây có nghĩa là thông tin truyền miệng, chưa chính xác? Do đó k nên khẳng định, mọi người xem tưởng thiệt sẽ k dám chở đường đi ngoài đường.
 
Vây có nghĩa là thông tin truyền miệng, chưa chính xác? Do đó k nên khẳng định, mọi người xem tưởng thiệt sẽ k dám chở đường đi ngoài đường.

số năm mà ba tôi làm mía chắc là gần bằng tuôi đời của anh đó nguyenhungdung !

anh không phải dân trong ngành mía nên hay cãi, có ngon thì chứng minh tôi sai đi !
 
số năm mà ba tôi làm mía chắc là gần bằng tuôi đời của anh đó nguyenhungdung !

anh không phải dân trong ngành mía nên hay cãi, có ngon thì chứng minh tôi sai đi !

Cãi cái gì mà cãi? tôi chỉ nói cái vụ chở đường đi ngoài đường và bị cho là chở đồ lậu, ngay cả bạn cũng nói là k thể giải thích đc kia mà?

Bạn phải chứng minh là vì sao lại cho là buôn lậu chứ đâu phải tôi, sao lại nói là tôi phải chứng minh?

Khi đã k chứng minh đc thì tôi cho là đó chỉ là thông tin truyền miệng , k chính xác, phải k?
 
Không riêng về đường mà các loại hàng hóa khác (không phải hàng cấm) khi vận chuyển trên đường phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp (200k trở lên). Khi cơ quan thẩm quyền kiểm tra mà không có thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Miền Tây là cửa ngõ đường lậu Thái Lan tràn vào, đã lậu thì làm gì có giấy tờ hợp pháp, mà chở đường đi không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp thì là...đồ lậu. Hehe!!!!
 
Không riêng về đường mà các loại hàng hóa khác (không phải hàng cấm) khi vận chuyển trên đường phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp (200k trở lên). Khi cơ quan thẩm quyền kiểm tra mà không có thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Miền Tây là cửa ngõ đường lậu Thái Lan tràn vào, đã lậu thì làm gì có giấy tờ hợp pháp, mà chở đường đi không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp thì là...đồ lậu. Hehe!!!!

Đây mới là chính xác.
 
chẳng có cách nào cho nông dân nhỉ, cái j cũng có lãi lỗ trong hết nhỉ
 
đốt đi thì phí qúa ,sao ko ép lấy bán mật nhỉ? ở quê em (Nghệ An) thì nếu rẻ mất gía nhà máy ko mua thì bán cho nhà máy khác bán ra Thanh Hoá ko thì nơi khác hoặc chỉ để ép lấy nấu thành mật bán khi nào cũng dc và gía lại cao
 


Back
Top