Nông nghiệp cứ manh mún, nhỏ lẻ… là thua

  • Thread starter raurung
  • Ngày gửi
Nông nghiệp cứ manh mún, nhỏ lẻ… là thua

Việt Nam có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp với hàng loạt các mặt hàng nông sản đứng trong top xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, thủy hải sản… Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún. Giới chuyên gia nhận định, nếu ngành nông nghiệp không nâng cấp năng lực sản xuất, không tập trung xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp chất lượng cao thì sẽ rất khó trụ vững.

manh-mun-nho-le-la-thua-5-222946.jpg

Trồng hoa công nghệ cao tại Đà Lạt.

Không thể phủ nhận những thành quả mà nền kinh tế nông nghiệp đã và đang mang lại cho nước nhà. Với thành tích xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đứng trong top đầu thế giới, đạt kim ngạch nhiều tỷ USD mỗi năm, nông nghiệp vẫn luôn được coi là “trụ đỡ” của toàn ngành kinh tế.

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu. Một trong số đó phải kể đến tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho ngành nông nghiệp khó có thể bứt phá, đời sống người nông dân bấp bênh, thu nhập thiếu ổn định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cũng thẳng thắn chỉ rõ: Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho nền kinh tế nông nghiệp của nước ta phát triển thiếu bền vững, tính cạnh tranh của sản phẩm với khu vực và thế giới còn thấp. Người nông dân tuy không còn đói ăn, nhưng chưa thể giàu. “Đây là thách thức lớn đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng” – Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định.

Theo giới chuyên gia ngành nông nghiệp, với 70% dân số làm nông nghiệp, nhưng có một thực tế cần phải thừa nhận đó là, 70% dân số đó vẫn chủ yếu là người nghèo. Nghèo vì họ chưa thể làm giàu bằng các sản phẩm do chính tay họ sản xuất.

Đơn cử như hạt gạo, con tôm, con cá… do người nông dân nuôi trồng được song, giá thành lại không do họ quyết định. Nhiều khi, chỉ một trận thiên tai, địch họa là nông dân rơi vào cảnh trắng tay. Hay, nếu có được mùa như mùa dưa hấu, mùa vải, mùa thanh long… song do không thể tự định giá nên người nông dân vẫn luôn chịu cảnh thua lỗ.

Ông Trần Công Thắng, Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam thẳng thắn nêu quan điểm: Hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chính là ở chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế nông nghiệp chưa hấp thụ được vốn và công nghệ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các thị trường lớn. Cũng bởi sản xuất manh mún, nên người nông dân chưa có được lợi ích tương xứng với công sức bỏ ra, các hình thức cánh đồng mẫu lớn hay hợp tác xã kiểu mới chưa thực sự toàn diện...

Còn theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cách thức sản xuất của nông nghiệp Việt Nam hiện nay có những điểm hạn chế cần phải thẳng thắn nhìn nhận. Hạn chế không chỉ ở việc tăng trưởng nông nghiệp của chúng ta đang chững lại mà cách làm của nông nghiệp hiện nay chưa đảm bảo được 3 yêu cầu: Một là lợi thế nhờ quy mô qua đó có thể hấp thụ được vốn và công nghệ, thứ hai là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, đòi hỏi mới của nông nghiệp nói chung và các thị trường nông nghiệp Việt Nam cam kết. Thứ ba là mặc dù đóng góp rất lớn vào xóa đói giảm nghèo nhưng cơ bản người nông dân vẫn thiệt thòi nhất trong quá trình cải cách và phát triển. Lợi ích của người nông dân bị thu lại chưa tương xứng với cách thức làm ăn của người nông dân.

Trong khi đó nền nông nghiệp mới phải đáp ứng được các yếu tố sau: Đầu tiên là lợi thế quy mô để hấp thụ công nghệ, thứ hai là phải gắn kết được tất cả các bên liên quan vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của nông nghiệp, từ giống đến thị trường trong nước và nước ngoài… Thế nhưng với năng lực sản xuất hiện nay của chúng ta, tất cả các yếu tố đó đều chưa được đảm bảo. Và như vậy, những điểm yếu đó sẽ là rào cản khiến cho nền nông nghiệp của nước ta khó có thể bứt phá.

Trước những rào cản, thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt, giới chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng: Ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phải tập trung phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng bền vững, tính cạnh tranh cao… Đó là những yêu cầu đặt ra để ngành nông nghiệp nước nhà có thể bứt phá, nếu không muốn thua ngay trên sân nhà khi các cường quốc mạnh về nông nghiệp đang có những cơ hội lớn sẵn sàng lấn át chúng ta khi cánh cửa hội nhập kinh tế đã mở rất rộng.
Minh Phương
Theo daidoanket
 


Vùng núi thì khó mà có cánh đồng rộng lớn đc. Nhưng ngay tại đồng bằng trung du. Thực tế là ở bắc giang đi. Nhìn cánh đồng thẳng cánh cò bay mà lại bị cắt ra từng mảnh, miíêng nhỏ ti ti chưa tới nửa sào bắc bộ.
 
Vùng núi thì khó mà có cánh đồng rộng lớn đc. Nhưng ngay tại đồng bằng trung du. Thực tế là ở bắc giang đi. Nhìn cánh đồng thẳng cánh cò bay mà lại bị cắt ra từng mảnh, miíêng nhỏ ti ti chưa tới nửa sào bắc bộ.
Quê tớ cũng trung du nhưng dồn điền đổi thửa được mấy năm nay rồi, cơ giới hoá hết, làm lúa h rảnh quá với cả chi phí ăn theo khiến hạt lúa mất giá, cái vấn đề bác thớt nói là sự đồng bộ nhưng cả khi liên kết thành hội cũng khó mà làm nên chuyện vì vốn, kỹ thuật, thị trường vv và vv. Chỉ những ông lớn làm có chiến lược tự quyết mới làm nên cánh đồng triệu đô. Cái khó ở đây là ko có ai mà bảo hộ cho nông dân một cách chung thuỷ cả và ngược lại. Cho nên ko tránh khỏi manh mún nhỏ lẻ, tương lai xa chỉ làm như phương tây mới có thu nhập khủng bền vững từ nông nghiệp
 
Toi ghet câu nói " manh mun, nhỏ lẻ" ai nói câu này thì là người ngu. Vn là nc nông nghiệp, tức số lượng người làm nn tất lớn, vạy nếu ai cũng làm lớn thì hỏi dân mình còn la nuoc nn không?
Liên kết có j khó, cái khó là mấy thằng sở nn nông thôn dốt nhưng hay làm trò
 
VN là một nước nông nghiệp có hơn 80 % dân số làm nông dân với trình độ đại học và trên đại học ( chính quy, thật sự ) - còn 20 % dân số còn lại có trình độ thấp kém thì có khoảng 10 % làm công nhân vài phần trăm làm nghề tự do và ở trong tù - số còn lại dốt nát làm cán bộ lãnh đạo .
Trong 80 % làm nông dân đó hiện đang có chúng ta vì học xong thì chỉ có con đường " yêu nông nghiệp " .

Từ cổ chí kim - lịch sử ngàn năm ghi nhận trên trái đất này - quốc gia nào không trọng dụng nhân tài thì sớm muộn củng diệt vong - tồn tại dây dưa thì củng đả là hạnh phúc lắm rồi, đừng mơ thêm nữa .
 
Last edited by a moderator:
Nông nghiệp cứ manh mún, nhỏ lẻ… là thua

Việt Nam có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp với hàng loạt các mặt hàng nông sản đứng trong top xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, thủy hải sản… Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún. Giới chuyên gia nhận định, nếu ngành nông nghiệp không nâng cấp năng lực sản xuất, không tập trung xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp chất lượng cao thì sẽ rất khó trụ vững.

manh-mun-nho-le-la-thua-5-222946.jpg

Trồng hoa công nghệ cao tại Đà Lạt.

Không thể phủ nhận những thành quả mà nền kinh tế nông nghiệp đã và đang mang lại cho nước nhà. Với thành tích xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đứng trong top đầu thế giới, đạt kim ngạch nhiều tỷ USD mỗi năm, nông nghiệp vẫn luôn được coi là “trụ đỡ” của toàn ngành kinh tế.

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại nhiều điểm yếu. Một trong số đó phải kể đến tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho ngành nông nghiệp khó có thể bứt phá, đời sống người nông dân bấp bênh, thu nhập thiếu ổn định.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cũng thẳng thắn chỉ rõ: Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho nền kinh tế nông nghiệp của nước ta phát triển thiếu bền vững, tính cạnh tranh của sản phẩm với khu vực và thế giới còn thấp. Người nông dân tuy không còn đói ăn, nhưng chưa thể giàu. “Đây là thách thức lớn đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng” – Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định.

Theo giới chuyên gia ngành nông nghiệp, với 70% dân số làm nông nghiệp, nhưng có một thực tế cần phải thừa nhận đó là, 70% dân số đó vẫn chủ yếu là người nghèo. Nghèo vì họ chưa thể làm giàu bằng các sản phẩm do chính tay họ sản xuất.

Đơn cử như hạt gạo, con tôm, con cá… do người nông dân nuôi trồng được song, giá thành lại không do họ quyết định. Nhiều khi, chỉ một trận thiên tai, địch họa là nông dân rơi vào cảnh trắng tay. Hay, nếu có được mùa như mùa dưa hấu, mùa vải, mùa thanh long… song do không thể tự định giá nên người nông dân vẫn luôn chịu cảnh thua lỗ.

Ông Trần Công Thắng, Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam thẳng thắn nêu quan điểm: Hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chính là ở chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế nông nghiệp chưa hấp thụ được vốn và công nghệ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các thị trường lớn. Cũng bởi sản xuất manh mún, nên người nông dân chưa có được lợi ích tương xứng với công sức bỏ ra, các hình thức cánh đồng mẫu lớn hay hợp tác xã kiểu mới chưa thực sự toàn diện...

Còn theo TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cách thức sản xuất của nông nghiệp Việt Nam hiện nay có những điểm hạn chế cần phải thẳng thắn nhìn nhận. Hạn chế không chỉ ở việc tăng trưởng nông nghiệp của chúng ta đang chững lại mà cách làm của nông nghiệp hiện nay chưa đảm bảo được 3 yêu cầu: Một là lợi thế nhờ quy mô qua đó có thể hấp thụ được vốn và công nghệ, thứ hai là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, đòi hỏi mới của nông nghiệp nói chung và các thị trường nông nghiệp Việt Nam cam kết. Thứ ba là mặc dù đóng góp rất lớn vào xóa đói giảm nghèo nhưng cơ bản người nông dân vẫn thiệt thòi nhất trong quá trình cải cách và phát triển. Lợi ích của người nông dân bị thu lại chưa tương xứng với cách thức làm ăn của người nông dân.

Trong khi đó nền nông nghiệp mới phải đáp ứng được các yếu tố sau: Đầu tiên là lợi thế quy mô để hấp thụ công nghệ, thứ hai là phải gắn kết được tất cả các bên liên quan vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của nông nghiệp, từ giống đến thị trường trong nước và nước ngoài… Thế nhưng với năng lực sản xuất hiện nay của chúng ta, tất cả các yếu tố đó đều chưa được đảm bảo. Và như vậy, những điểm yếu đó sẽ là rào cản khiến cho nền nông nghiệp của nước ta khó có thể bứt phá.

Trước những rào cản, thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt, giới chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng: Ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phải tập trung phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp theo hướng bền vững, tính cạnh tranh cao… Đó là những yêu cầu đặt ra để ngành nông nghiệp nước nhà có thể bứt phá, nếu không muốn thua ngay trên sân nhà khi các cường quốc mạnh về nông nghiệp đang có những cơ hội lớn sẵn sàng lấn át chúng ta khi cánh cửa hội nhập kinh tế đã mở rất rộng.
Minh Phương
Theo daidoanket
Chưa chắc .Làm to thì lỗ to làm nhỏ thì lỗ nhỏ, quang trong nhất không phải là người nông dân mà ở chỗ mấy ông to ,chúng tôi thừa sức làm ra sản phẩm của mình mà không cần phải cảnh đồng mẫu lớn hay là khu chăn nuôi tập trung.Chưa phù hợp, tôi có 2 sào lúa lúc trước cày bằng trâu, phun thuốc bằng tay ,gặt bằng tay....toàn là bằng tay nhân lực thừa.
"Hôm nay mấy ông to đứng trên bờ chỉ chỉ máy ủi ủi bang bang đất mình rộng lắm.Mình không cày bằng trâu,phun thuốc bằng tay ,gặt bằng tay nữa mình làm bằng máy hết rồi,khi gặt song tính ra 2 sào cũng chỉ được (8~19) bao thôi to rộng vậy mà không được (20~30) rồi thêm mấy thằng máy nó lấy tiền của mình nữa mình tức lắm mình buồn lắm ,mình về lấy trâu ra cày cày , mấy ông to đứng trên bờ thấy mình cười cười "
 

Vậy theo các bạn đâu là giải pháp để cho nn vn phát triển? Làm sao để người làm nn yêu nn và ptkt làm giàu từ nn? ♡♡*♡
 
Vậy theo các bạn đâu là giải pháp để cho nn vn phát triển? Làm sao để người làm nn yêu nn và ptkt làm giàu từ nn? ♡♡*♡
Làm biếng
chứ làm gì ?
Sao không hỏi bộ trưởng
Chứ Lúa 4000,dưa hấu 500,ớt 2000 (thua cái thằng làm biếng)
Bộ trưởng: Anh làm được chứ?
Nông dân: Được
Bộ trưởng :mà anh làm gì ?
Nông dân: Nuôi trâu,bò ,heo ...trồng lúa ,ngô ,đậu... Làm được tấc
Bộ trưởng : Vậy tôi sẽ lo đầu ra,giảm đầu vào và thông tin thời tiết đến anh
Nông dân : Được
 
May thằng c hó ngồi phòng lạnh chỉ 4 phương thì hỏi bao h mới pt được
 
Mỗi khi xem thời sự thấy nào là nông nghiệp phải quy mô vĩ mô nhưng tôi đi nhiều vùng hầu hết bà con lấy đâu ra đất mà quy mô cơ chứ, hồi trước tôi chuyên đo vẽ bản đồ địa chính ngán nhất là đo ruộng cho bà con vùng phía bắc và trung bộ, nhất là ruộng gieo mạ, h nhiều vùng quy đổi lại tập trung hơn nhưng làm gì có đồng đều và rộng rãi mà làm, may ra có nam bộ thì còn có đồng rộng rẫy nhiều nhưng quy luật ở đời đất nông nghiệp lại lọt vào tay những người khấm khá tiền bạc còn nông dân đa số làm công hoặc có ít đất cũng ngụp lặn làm theo này nọ đủ ăn đủ tiêu. Vấn đề là để đồng đều cho toàn bộ số đông bà con làm nông nghiệp là ko thể vì sao? Vì nhiều nghịch lý như trên, chưa kể nhiều người tôi chứng kiến họ có rẫy điều mỗi vụ thu cả mấy trăm triệu nhưng vẫn tự tay bán non để trang trải. Các bác đừng bàn vấn đề to tát quá vì nhiều người họ cần những trợ giúp kiểu như cầm tay chỉ việc vậy, nhìn chung phổ cập một điều gì mới cũng ko ăn thua bằng họ thấy người ta làm hiệu quả, rồi lại lao nhau làm theo nhiều để cung vượt cầu và rồi... khóc ròng như nuôi nhím, trồng dưa, nuôi rắn... nông nghiệp việt nam là vậy, bàn nữa rồi cũng mạnh ai nấy làm, người đi đầu giàu lên có khi ko muốn người khác học, rồi chưa kể hệ luy kéo theo của các ngành phục vụ nông nghiệp. Tất cả đó làm nên một nền nông nghiệp đa sắc màu..
 
Tự thân vận động thôi các bác nông dân ơi, theo quy luật cạnh tranh, ai mạnh sẽ tồn tại, yếu thì chấp nhận bỏ cuộc, lúc đó nd mới chịu cố gắng. Chứ trong chờ vào IQ của quan chức làm gì, lâu lắm.
 
Giới chuyên gia nhận định, nếu ngành nông nghiệp không nâng cấp năng lực sản xuất, không tập trung xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp chất lượng cao thì sẽ rất khó trụ vững.

Chẳng hiểu những người được gọi là chuyên gia họ nói cái gì nữa? Nếu nâng cao năng lực sản xuất tức là mở rộng quy mô sản xuất (sản xuất ra nhiều hơn) thì tình trạng được mùa rớt giá sẽ vả ngay vào mồm các chuyên gia vì sản xuất thừa nông dân chết, còn nâng cao chất lượng nông sản thì họ có bán được với giá cao hơn đâu khi chất lượng nông sản tăng mà đòi họ làm? Chất lượng luôn tỷ lệ thuận với giá thành, giá bán thấp thì họ không thể nâng cao được chất lượng!
 
Chúng ta không trông chờ vào các chuyên gia, vậy hãy thử làm theo các của người Nhật ?
Một trong những giải pháp mà bên Nhật thực hiện là hình thành nên những cửa hàng nông dân, nơi nông dân đem nông sản của mình đến bán và tự mình định giá sản phẩm.
Đầu tiên việc để nông dân tự định giá có nhiều khó khăn nhưng dần dần mọi người tham khảo giá nông sản ở chợ, siêu thị và rồi cũng quen làm sao để đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình.
Thông qua cửa hàng nông dân, người nông dân có thể gặp và bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng của mình, hiểu được khách hàng cần gì, thích gì, lo lắng điều gì… Bên cạnh đó, lời khen từ những khách hàng sẽ giúp người nông dân thêm yêu nghề và tự hào với công việc của mình hơn. Về phía khách hàng, họ hiểu rõ sản phẩm được trồng như thế nào, do ai trồng, mặt mũi, tính tình họ ra sao…
Những điều này sẽ rất khó đạt được nếu người nông dân bán sản phẩm qua tay các đơn vị trung gian,
Cửa hàng có bán đầy đủ các loại nông sản từ gạo, rau, củ… cho đến thịt heo, trứng gà, trứng vịt. Tất cả các sản phẩm đều dán nhãn ghi tên của chủ vườn là người làm ra sản phẩm, và vài dòng ngắn gọn mô tả sơ lược quy trình nuôi, trồng hoặc chế biến.
 
Chúng ta không trông chờ vào các chuyên gia, vậy hãy thử làm theo các của người Nhật ?
Một trong những giải pháp mà bên Nhật thực hiện là hình thành nên những cửa hàng nông dân, nơi nông dân đem nông sản của mình đến bán và tự mình định giá sản phẩm.
Đầu tiên việc để nông dân tự định giá có nhiều khó khăn nhưng dần dần mọi người tham khảo giá nông sản ở chợ, siêu thị và rồi cũng quen làm sao để đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình.
Thông qua cửa hàng nông dân, người nông dân có thể gặp và bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng của mình, hiểu được khách hàng cần gì, thích gì, lo lắng điều gì… Bên cạnh đó, lời khen từ những khách hàng sẽ giúp người nông dân thêm yêu nghề và tự hào với công việc của mình hơn. Về phía khách hàng, họ hiểu rõ sản phẩm được trồng như thế nào, do ai trồng, mặt mũi, tính tình họ ra sao…
Những điều này sẽ rất khó đạt được nếu người nông dân bán sản phẩm qua tay các đơn vị trung gian,
Cửa hàng có bán đầy đủ các loại nông sản từ gạo, rau, củ… cho đến thịt heo, trứng gà, trứng vịt. Tất cả các sản phẩm đều dán nhãn ghi tên của chủ vườn là người làm ra sản phẩm, và vài dòng ngắn gọn mô tả sơ lược quy trình nuôi, trồng hoặc chế biến.
Gióng chợ tự phát, se bi dẹp hihi
Nhà nước khong có cơ chế cho người nd thi khó làm lắm
 


Back
Top