Nông sản Bắc Mỹ rầm rộ tìm đường vào Việt Nam

Là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới nhưng trên sân nhà nông sản Việt Nam có nguy cơ bị bao vây bởi nông sản chất lượng cao đế từ các nước Bắc Mỹ và Newzeland sau TPP.

Nếu vấn đề mở cửa thị trường nông sản trong TPP đối với Brunei, Singapore, Malaysia hay Chile, Peru không đặt ra vấn đề gì nghiêm trọng đối với nông nghiệp Việt Nam, thì hai nước Bắc Mỹ như Canada và Hoa Kỳ lại rất đáng lo ngại. Bởi đây là những quốc gia có điều kiện canh tác nông sản chất lượng cao cùng với việc xây dựng chuỗi giá trị hoàn thiện.

Đến nay họ đang gấp rút để xây dựng chiến lược đưa sản phẩm xuyên biên giới, rầm rộ nhất vẫn là tràn vào các thị trường thành viên của TPP.

download.jpg

Nông sản từ Bắc Mỹ sẵn sàng vào Việt Nam sau TPP Ảnh minh họa

Trong chuyến khảo sát thị trường thực phẩm và nông sản tại Việt Nam gần đây, đại diện một doanh nghiệp nông nghiệp của Canada cho biết họ đang có sự chuẩn bị tốt để bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng những sản phẩm chất lượng cao. Câu chuyện thuế quan không còn quá quan trọng, hơn hết vẫn là chiến lược sản phẩm và nắm được tâm lý khách hàng. Đây là điều kiện tiên quyết để thâm nhập và cạnh tranh trong thị trường Việt Nam.

Ông Cesar Urias, Giám đốc phụ trách Tiếp cận thị trường của Chính phủ Canada cho biết: “Trước đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn hay lo ngại về thủ tục hải quan, chính sách hành chính là rào cản lớn để đưa hàng vào Việt Nam. Tuy nhiên đến nay chúng tôi chỉ tuân thủ theo nguyên tắc của TPP và hành động. Như vậy tôi sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp, hiệp hội nông sản tại Canada biết những chiến lược cụ thể để thâm nhập thị trường Việt Nam. Trước mắt là xây dựng chiến lược cho sản phẩm thế mạnh nhất của Canada là thịt heo.”

Canada là nước xuất khẩu thịt heo đứng thứ 3 thế giới với kim ngạch trung bình khoảng 2,8 tỷ USD hàng năm. Việt Nam sẽ là thị trường chiến lược lớn về nông sản của Canada sau khi TPP có hiệu lực. Hiện nay Canada xuất khẩu nông sản sang Việt Nam trị giá 353,6 triệu USD và chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này sang Việt Nam. Con số này chắc chắn sẽ gia tăng hơn nhiều trong thời gian tới.

Một vấn đề lớn tại Việt Nam chính là kỹ thuật làm nông nghiệp chất lượng cao còn tương đối hạn chế, trong khi đó chỉ số tin tưởng của người tiêu dùng đang sụt giảm đối với các sản phẩm thực phẩm. Đây sẽ là ngách giúp cho các nền nông nghiệp chất lượng cao khai thác triệt để.

Mới đây, Phái đoàn thương mại cấp cao của Hiệp hội Thương mại Nông nghiệp miền Tây Hoa Kỳ (WUSATA), gồm có đại diện từ Bộ Nông nghiệp của 13 tiểu bang cùng các doanh nghiệp đã có chuyến khảo sát thị trường Việt Nam nhằm mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp miền Tây Hoa Kỳ xuất khẩu các sản phẩm nông-lương đến Việt Nam.

Ông Andy Anderson, Giám đốc điều hành WUSATA cho biết: "Việt Nam là quốc gia thành viên của TPP và là một thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng đối với các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao của Mỹ. Trước sự háo hức mở rộng thị trường xuất khẩu sang Việt Nam của các DN nông-lương miền Tây Hoa Kỳ cùng với sự hỗ trợ của Hiệp định TPP, Hội đồng quản trị WUSATA quyết định đến tìm hiểu thị trường Việt Nam để thực hiện sứ mệnh này".

Theo WUSATA, trao đổi thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 nước Việt Nam và Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh qua các năm. Riêng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông-lương của Mỹ sang Việt Nam tăng từ 1,5 tỉ USD trong năm 2010 lên 2,6 tỉ USD vào năm 2015. Tuy nhiên trong thời gian tới nông sản Hoa Kỳ sẽ tạo mức tăng trưởng đột biết tại đây.

Ông Jim Barbee, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp bang Nevada đồng thời là Chủ tịch WUSATA, nhận định Việt Nam có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm nông-lương chất lượng cao của Hoa Kỳ và đây là thời điểm thuận lợi cho các DN miền Tây Hoa Kỳ - đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Việt Nam. Đặc biệt cac sản phẩm nông nghiệp của Mỹ luôn đạt mức độ an toàn cao nên việc chinh phục người tiêu dùng Việt Nam không quá khó.

TPP không chỉ đơn thuần là giảm khó khăn về thuế quan mà đổi lại phải đảm bảo vấn đề kỹ thuật và môi trường. Đối với môi trường khi sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu cần có những chuyến khảo sát cụ thể để có thể có những biện pháp thích hợp. Đây luôn là lợi thế của các nước có nền khoa học kỹ thuật ứng dụng tốt vào nông nghiệp. Tuy nhiên những rào cản kỹ thuật này lại đang hạn chế xuất khẩu của Việt Nam nếu không nhanh chóng hoàn thiện quy chuẩn này.

Theo môt lãnh đạo doanh nghiệp thực phẩm trong nước, trong thế giới phẳng và biên giới mềm hiện nay, các quốc gia có nền kinh tế thấp như Việt Nam đều tận dụng lợi thế hội nhập để nâng cao kỹ năng quản lý và khả năng cạnh tranh. Tuy bị các quốc gia lớn gây sức ép nhiều mặt nhưng không có điều kiện nào tốt hơn là hội nhập, chứ không thể đứng riêng lẻ bên lề một mình.

“Tất nhiên, sẽ có những ngành có lợi thế mạnh và có những ngành có lợi thế yếu, chúng ta bắt buột phải chấp nhận “lép vế” một mặt nào đó để khai thác những ngành có lợi thế. Điều bắt buộc là chúng ta phải hiểu đúng tiềm năng, thực lực của chính mình để cân đối cả thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.” Vị này cho biết.

Bình Nguyên
Nguồn: http://news.zing.vn/
 


Cụ thể hơn nữa đc ko bác
Em xin phân tích cụ thể là thịt lợn. Loại thông dụng chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có giá hơi tại cửa chuồng khoảng trên dưới 40k/1kg, dù bị đánh giá là không được sạch nhưng nó vẫn chiếm đến trên 90% thị phần thịt lợn. Loại thịt lợn nuôi theo phương thức tự nhiên (lơn rừng) được đánh giá là sạch hoặc gần sạch có giá hơi cao gấp vài lần. Được người tiêu dùng đánh giá tốt về chất lượng và độ tin tưởng nhưng nó lại có thị phần rất nhỏ chỉ có vài %. Lí do là giá nó cao, đại đa số người tiêu dùng không đủ sức mua vì rào cản thu nhập.

Bây giờ nếu doanh nghiệp nước ngoài họ xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thị lợn sạch thành công thì chỉ có người tiêu dùng đang ăn thịt lợn sạch được lợi, giá sẽ rẻ hơn, chất lượng đảm bảo hơn, dễ mua hơn.. . nhưng họ chiếm số lượng có vài%. Còn lại đại đa số người tiêu dùng vẫn chẳng thấy thay đổi gì nhiều. Thịt vẫn bẩn, giá vẫn thế...
 


Em xin phân tích cụ thể là thịt lợn. Loại thông dụng chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có giá hơi tại cửa chuồng khoảng trên dưới 40k/1kg, dù bị đánh giá là không được sạch nhưng nó vẫn chiếm đến trên 90% thị phần thịt lợn. Loại thịt lợn nuôi theo phương thức tự nhiên (lơn rừng) được đánh giá là sạch hoặc gần sạch có giá hơi cao gấp vài lần. Được người tiêu dùng đánh giá tốt về chất lượng và độ tin tưởng nhưng nó lại có thị phần rất nhỏ chỉ có vài %. Lí do là giá nó cao, đại đa số người tiêu dùng không đủ sức mua vì rào cản thu nhập.

Bây giờ nếu doanh nghiệp nước ngoài họ xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường thị lợn sạch thành công thì chỉ có người tiêu dùng đang ăn thịt lợn sạch được lợi, giá sẽ rẻ hơn, chất lượng đảm bảo hơn, dễ mua hơn.. . nhưng họ chiếm số lượng có vài%. Còn lại đại đa số người tiêu dùng vẫn chẳng thấy thay đổi gì nhiều. Thịt vẫn bẩn, giá vẫn thế...
Tưởng gì. Thế hiểu thế này. TPP kéo theo thịt lợn nước ngoài vào với thúê O% (rõ như ban ngày) dẫn tới thịt họ này đã rẻ lại còn càng rẻ nữa. Nghe nói ( chỉ nghe đồn thôi ko rõ đúng hay ko) thịt lợn của mỹ dân kỹ đang ăn còn rẻ hơn thịt lợn việt nam dân Việt nam đang ăn ( thịt bẩn). Còn chất lượng thịt lợn của mỹ thì ko phải bàn rồi. Có ai dám nói thịt lợn mỹ là thịt bẩn ko.
 
Tưởng gì. Thế hiểu thế này. TPP kéo theo thịt lợn nước ngoài vào với thúê O% (rõ như ban ngày) dẫn tới thịt họ này đã rẻ lại còn càng rẻ nữa. Nghe nói ( chỉ nghe đồn thôi ko rõ đúng hay ko) thịt lợn của mỹ dân kỹ đang ăn còn rẻ hơn thịt lợn việt nam dân Việt nam đang ăn ( thịt bẩn). Còn chất lượng thịt lợn của mỹ thì ko phải bàn rồi. Có ai dám nói thịt lợn mỹ là thịt bẩn ko.
Em thì thấy giá lợn hơi và giá thịt xẻ bán lẻ tại Mỹ không vênh với giá ở việt nam bao nhiêu nếu quy từ USD sang VND. Khoản vênh giá đó không đáng để họ chuyển hàng từ Mỹ qua Việt Nam. Hơn nữa dân việt nam mình không thích thịt đông lạnh nên rất khó kinh doanh. Chuyển lợn còn sống thì chi phí cao không cạnh tranh được mà cũng khó chuyển vì đường xa. Còn chuyển thịt đông lạnh thì khó bán lắm. Nói chung giá vênh nhau vài chục cent không đáng để lo lắng.
 
Em thì thấy giá lợn hơi và giá thịt xẻ bán lẻ tại Mỹ không vênh với giá ở việt nam bao nhiêu nếu quy từ USD sang VND. Khoản vênh giá đó không đáng để họ chuyển hàng từ Mỹ qua Việt Nam. Hơn nữa dân việt nam mình không thích thịt đông lạnh nên rất khó kinh doanh. Chuyển lợn còn sống thì chi phí cao không cạnh tranh được mà cũng khó chuyển vì đường xa. Còn chuyển thịt đông lạnh thì khó bán lắm. Nói chung giá vênh nhau vài chục cent không đáng để lo lắng.
Uh. Nếu giá chênh ít như vậy thì quả thật ko có gì phải lo. Chỉ sợ giá nó bằng nửa giá mh thì xong
 
giá thịt lợn tại cửa chuồng tại Mỹ là 1,41 usd tại mexico là 1,55 usd, còn ở việt nam là 2,01usd. Như vậy thịt ở việt nam đang cao hơn 0,6usd tính theo chi phí sx. Song để sang dc việt nam thì còn phải thêm nhiều chi phí khác nữa nên về tới việt nam giá ko chênh nhau là mấy, hơn nữa tở việt nam người tiêu dùng thích dùng hàng tươi sống nên có hàng rào bảo hộ tự nhiên. Bác nào đang phân vân ko dám làm hãy cứ mạnh dạn mà làm, ko có gì phải quá lo lắng cả, sx với quy mô lớn nâng cao chất lượng con giống, ăn cám nhà máy thì ko sợ cạnh tranh về giá, giá cám ngày một giảm. Còn bác nào tự phối trộn thức ăn thì giá thành sẽ rất thấp. Vài điều chia sẻ cùng mợi người.
 
giá thịt lợn tại cửa chuồng tại Mỹ là 1,41 usd tại mexico là 1,55 usd, còn ở việt nam là 2,01usd. Như vậy thịt ở việt nam đang cao hơn 0,6usd tính theo chi phí sx. Song để sang dc việt nam thì còn phải thêm nhiều chi phí khác nữa nên về tới việt nam giá ko chênh nhau là mấy, hơn nữa tở việt nam người tiêu dùng thích dùng hàng tươi sống nên có hàng rào bảo hộ tự nhiên. Bác nào đang phân vân ko dám làm hãy cứ mạnh dạn mà làm, ko có gì phải quá lo lắng cả, sx với quy mô lớn nâng cao chất lượng con giống, ăn cám nhà máy thì ko sợ cạnh tranh về giá, giá cám ngày một giảm. Còn bác nào tự phối trộn thức ăn thì giá thành sẽ rất thấp. Vài điều chia sẻ cùng mợi người.
0, 6 USD nếu nói đó là khoản chênh lệch về chi phí sản xuất 1kg thịt hơi là không chuẩn bác ạ. Đó là chênh lệch giá cửa chuồng hiện tại thôi. Khoản chênh lệch chi phí sản xuất giữa 2 nước theo cái nhìn của em còn nhỏ hơn nưa. Vì giá lợn tại cửa chuồng của việt nam đang cao. Nói chung bác nào đang nuôi lợn giá thành của trại mình đang bao nhiêu so sánh là chuẩn nhất.
 
Ui. Tưởng TPP Thế nào chứ. Nếu thế này thì chẳng có gì lo cả. Vì nó chẳng thay đổi là mấy
 

Tại nước australia, mổ heo tập trung tại một nơi phân phát ra cả nước (dễ quản lý an toàn), thịt heo tới tay người tiêu dùng là thường có vị hôi nhưng phải dùng để quen. Còn Việt Nam! nghề heo còn sống dc do có nhu cầu đi chợ hàng ngày quen ăn đồ tươi (nc ngoài đi chợ xa đi cho cả tuần hay nhìu ngày). Tính ra nhà nước trên con đường siết chặt, thì làm ăn có tâm có chí ắc sẽ thắng, làm bẩn cứ báo đường dây nóng mà hốt bọn nó. Còn cái TPP ko đáng lo ngại lắm đâu tính đến 5 năm tới
 
Ui. Tưởng TPP Thế nào chứ. Nếu thế này thì chẳng có gì lo cả. Vì nó chẳng thay đổi là mấy
Cũng tại bác nghe mấy nhà báo và mấy vị lãnh đạo, mấy giáo sư, tiến sỹ chém gió. Họ có hiểu gì đâu. Thực tế đâu đơn giản thế!
 
Có thay đổi nhưng ko nhiều. Tham gia cho vui ý mà. Chó nó đủ mâm. Có bạn có bè với các nước phát triển.kaka
 
giá trên là giá tại cửa chuồng chứ ko phải giá bán ra thị trường, nếu tính thêm nhiều chi phí khác nữa thì cũng gần ngang nhau. Hơn nữa thuế suất giảm theo lộ trình từ 8-10 năm mới về 0% nên ko có gì phải quá lo lắng cạh tranh về giá. Tôi đang nuôi 30 lợn nái nhưng tôi cũng chẳng có gì lo lắng cả chỉ tập trung vào làm để có năng suất cao nhất còn thị trường kệ nó vận hành theo quy luật thị trường.
 
giá trên là giá tại cửa chuồng chứ ko phải giá bán ra thị trường, nếu tính thêm nhiều chi phí khác nữa thì cũng gần ngang nhau. Hơn nữa thuế suất giảm theo lộ trình từ 8-10 năm mới về 0% nên ko có gì phải quá lo lắng cạh tranh về giá. Tôi đang nuôi 30 lợn nái nhưng tôi cũng chẳng có gì lo lắng cả chỉ tập trung vào làm để có năng suất cao nhất còn thị trường kệ nó vận hành theo quy luật thị trường.
Bác cho em sdt để em hỏi chút về lợn nái đc ko ạ
 
098 989 2348. mình tên Dư, mình cũng có học qua về thú y và vừa làm vừa học kinh nghiệm của những người đi trước, đi đến các trại lớn xin vào giúp việc, kết hợp với học của các bác trên diễn dàn này cũng có rất nhiều cái hay. Chịu khó học hỏi và tất nhiên trong quá trình làm phải rút kinh nghiệm và đóng học phí nhiều sẽ nhanh tiến bộ.
 
Ca
098 989 2348. mình tên Dư, mình cũng có học qua về thú y và vừa làm vừa học kinh nghiệm của những người đi trước, đi đến các trại lớn xin vào giúp việc, kết hợp với học của các bác trên diễn dàn này cũng có rất nhiều cái hay. Chịu khó học hỏi và tất nhiên trong quá trình làm phải rút kinh nghiệm và đóng học phí nhiều sẽ nhanh tiến bộ.
Thanks
 
Em chỉ sợ họ đưa hàng thải loại wa thôi. Ngon bổ sạch thì lấy đâu ra rẻ. Ngk nghèo vẫn phải mua cá ương ăn. Thực tế đi chợ của em. Nói chung. Thêm lựa chọn . thêm động lực để nông nghiệp thay đổi
 
Em chỉ sợ họ đưa hàng thải loại wa thôi. Ngon bổ sạch thì lấy đâu ra rẻ. Ngk nghèo vẫn phải mua cá ương ăn. Thực tế đi chợ của em. Nói chung. Thêm lựa chọn . thêm động lực để nông nghiệp thay đổi
Ngon bổ vẫn có thể rẻ đc mà. Vì nước họ áp dụng khoa học kỹ thuật máy móc hiện đại dẫn đến giảm giá thành sản phẩm rồi giảm giá bán. Nếu so sánh nước ho với nước mh thì của họ sẽ rẻ hơn rồi. Còn hơn nhiều hay ít thì ko rõ
 
Có thay đổi nhưng ko nhiều. Tham gia cho vui ý mà. Chó nó đủ mâm. Có bạn có bè với các nước phát triển.kaka
Thật ra thì trái cây của Châu Mỹ vào Việt Nam âm thầm lắm : lúc đầu chỉ có vài siêu thị lớn và vài tiệm bán thực phẩm cao cấp nhập về bán thôi ( 4-5 năm trước ) giờ thì ở tpHCM có khá nhiều tiệm bán Trái Cây , Rau Củ ngoại nhập từ Châu Mỹ . Nhất là Chà Là Mỹ - em hỏi dì em sống ở OHIO , dì em mua hatj , gửi về cho 1 ít hạt Chà Là Mỹ _ ươm lên được và sống rất tốt ở Long An
 


Back
Top