Nông sản Việt: Ra biển lớn bằng “xuồng”


5662aa040800b.jpg


(DĐDN)- Xuất khẩu nông sản nước ta đứng ở thứ hạng cao trên thế giới về số lượng và chất lượng, nhưng giá trị xuất khẩu lại “cao” không tương ứng.

Đầu tư marketing kém

Theo báo cáo của Tổ chức FAOSTAT, hạt điều và tiêu đen Việt Nam hiện đang là 2 mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới về cả khối lượng và giá trị, tuy nhiên, giá bán chỉ đứng thứ 6, thứ 8. Tương tự cà phê nhân và sắn lát khô, đứng thứ 2 thế giới cả về giá trị và sản lượng – song – giá lại chỉ xếp thứ 10, thứ 8 trên thế giới. Vì sao lại có nghịch lý này?

Theo qui luật thị trường, bất cứ DN hay nhà sản xuất nào khi lập dự án kinh doanh hay kế hoạch sản xuất và tung ra bất kỳ sản phẩm gì thì đều phải bắt đầu từ nhu cầu thị trường. Tức là phải tiến hành khảo sát nhu cầu khách hàng thật kỹ lưỡng: tổng cầu, tổng cung, xu hướng thị hiếu của khách hàng mục tiêu về sản phẩm mà DN muốn tham gia thị trường. Căn cứ vào đó, người ta lập ra chiến lược marketing mix 4P hay 7P… sau đó mới ra quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp.

Trong khi, nhà sản xuất nông sản hàng hóa của nước ta – đa số là nông dân, chỉ tập trung ở khâu sản xuất ra nông sản hàng hóa mà chưa có một khảo sát nhu cầu thị trường nào, dù ở mức tối thiểu nhất. Hầu hết nông dân sản xuất nông sản hàng hóa căn cứ vào dư luận tin đồn về thị trường rồi ra quyết định đầu tư.
Ngay cả thị trường nội địa, với khoảng 90 triệu dân, nhưng có bao nhiêu cuộc khảo sát nghiêm túc về nhu cầu tiêu thụ nông sản. Có khảo sát nào về nhu cầu tiêu dùng cá basa, đặc sản ĐBSCL tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, miền Bắc và cả TP HCM? Người tiêu dùng ở các vùng miền trên vẫn không có cơ hội để thưởng thức, vì không có kênh phân phối hoặc do sản phẩm cá chế biến không phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng!

Ở thị trường nước ngoài, có ai chỉ ra và định vị được gạo Việt có gì khác biệt so với gạo Thái, gạo Campuchia, sau này có thể sẽ là gạo Myanmar… Thủy hải sản xuất khẩu của ta khá mạnh nhưng hầu hết ở dạng nguyên liệu (ready to cook), có ai mấy đã làm hàng xuất ở dạng “ăn liền” (ready to eat)?

Bán hàng không thương hiệu

Hầu hết nông sản của nhà nông Việt Nam được bán ra thị trường đều không mang thương hiệu của nhà sản xuất – nhà nông, mà chỉ là bán dưới thương hiệu của DN thương mại hoặc vô danh. Giá bán 1 kg gạo ngon hiện nay trung bình khoảng 15.000 đồng do nông dân sản xuất nhưng chẳng có tên tuổi (thương hiệu), trong khi 1 cục kẹo có giá 1.000 đồng lại có một thương hiệu, có tiêu chuẩn chất lượng, có ghi tên nhà sản xuất hẳn hoi.

Hầu hết nông sản làm ra đều được nông dân bán thô cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc cho thương lái hay Cty thương mại. Vì vậy, phần lớn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị hàng hóa nông sản không nằm trong tay nhà sản xuất – nhà nông, mà nằm trong tay các nhân vật trung gian. Đa số sản phẩm “gà vườn” đóng gói bày bán khắp các siêu thị là do các Cty thương mại mua gom từ nông trại khắp nơi về giết mổ, đóng gói và đặt tên thương mại “gà vườn” riêng cho sản phẩm của mình.

Hiện trạng tình hình sản xuất nông sản hàng hóa ở ta chưa thiết lập được hệ thống chuỗi sản xuất từ “nông trại đến bàn ăn” một cách bài bản, cho nên đang tồn tại tình trạng nông dân “mù” thông tin thị trường một cách nghiêm trọng.
Tóm lại về mặt marketing, nông dân Việt Nam đang sản xuất nông sản hàng hóa trong hoàn cảnh “mù tịt” thông tin thị trường, cả về thị trường cung cấp vật tư nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nông sản. Điều này đã gây ra nhiều tiềm ẩn khủng hoảng và rủi ro triền miên cho cả nông dân và cho cả nền kinh tế.

Sản xuất nhỏ lẻ thiếu liên kết

Đa số nông dân ở ta chưa nhận thức nghiêm túc việc phải liên kết hay hợp tác lại thành một tổ chức kinh doanh qui mô lớn, như mô hình Hợp tác xã – một dạng liên minh, liên đoàn hoặc mô hình công ty để tạo lợi thế đàm phán.

Nếu cứ duy trì mô hình sản xuất nông sản nhỏ lẻ theo kiểu mạnh ai nấy làm nông trại với qui mô nhỏ lẻ vài ngàn (thậm chí vài chục ngàn) con gà, vài trăm con heo, vài hecta vườn cây ăn trái hay thậm chí vài chục hecta lúa cũng không đủ lớn – để có thể đáp ứng nhu cầu làm chuỗi khép kín hay liên kết với bất kỳ hệ thống phân phối bán lẻ nào.

Chỉ khi tổ chức lại mô hình sản xuất kinh doanh với qui mô đủ lớn để tạo lợi thế đàm phán với nhà cung cấp, đàm phán với nhà phân phối bán lẻ với giá tốt nhất, để làm marketing và xây dựng thương hiệu nông sản, từ đó hoạch định và điều phối sản xuất, tồn kho phù hợp với nhu cầu thị trường, như vậy sẽ giảm thiểu được chi phí sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Thiếu “nhạc trưởng”

Chúng ta có rất nhiều nông sản đặc sản – nếu được – tập hợp và tổ chức sẽ gia tăng chuỗi giá trị. Cần tìm giải pháp căn cơ từ gốc giúp nông dân, không chỉ từ khoa học công nghệ sản xuất mà còn phải tư vấn, huấn luyện, trang bị kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh, kiến thức marketing, xây dựng thương hiệu nông sản. Trong đó, giải pháp chiến lược là công tác tổ chức. Đó là một trong những cách giúp nông dân chủ động hội nhập TPP. Bởi vì bản thân mỗi người nông dân không thể tổ chức được, phải chăng, nước ta đang thiếu một “Nhạc trưởng” hiệu quả?

Nguyễn Văn Ngà
Giám đốc Cty TNHH Agrocom
 


200tr/5ha thì 1ha là 40tr tiền phân hữu cơ, vừa rồi không đi off được cùng anh em cũng là vì đóng phân em ủ để kịp bón cho mùa khô này, nhưng em chỉ đầu tư khoảng 13tr, như vậy thiếu rồi, xong đợt này em lại ủ tiếp 1 đợt nửa. qua tết em ới có người trông coi vừa chanh, nên mới tính trồng xen canh và nuôi 2-3 con bò, dê... lấy phân ủ để bón, chứ hiện tại mua rồi vận chuyển vào cùng sâu vùng xa cực quá!
Ờ, mà các phân hữu cơ này tốn tiền ghê thật, anh thì lại tính nuôi cá, rồi lấy cái nước ao cá đó cho máy tự động bơm tưới cây. amino acid do cá nó ỉa ra nhiều lắm đây.
 


Ờ, mà các phân hữu cơ này tốn tiền ghê thật, anh thì lại tính nuôi cá, rồi lấy cái nước ao cá đó cho máy tự động bơm tưới cây. amino acid do cá nó ỉa ra nhiều lắm đây.
Nuôi cá thì hay quá rồi, chọn loại nào trâu bò một tý cho nó chịu cả nước phèn và mặn! Em đất ít quá nên không thể đào ao được. Hiện tại em định xin công ty em các loại phân chảy (dạng dung dịch ở trên, phần dưới là các tạp chất không tan), tuy nhiên hàm lượng NPK bao nhiêu thì em cũng không biết, định ôm về gia cố vào phân bò ủ luôn chắc được:D
 
Thương lái, DN xuất khẩu chỉ là con buôn, ngồi phòng lạnh, nhìn trong alibaba xem ai mua cái gì thì chạy đi bán, rồi xã hội có cái gì lên alibaba hỏi ai cần mua.
Còn việc chất lượng sản phẩm, định vị thương hiệu là việc của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng chứ sao lại đổ thương lái được.
Thế hỏi lại, có nhà sản xuất (nông hộ) nào vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đã hủy bỏ không đưa ra thị trường chưa? Cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thấy dư lượng thuốc sâu trong nông sản còn không dám hủy sản phẩm của nhà sản xuất nữa kìa.
Thế đấy, nhà sản xuất được cưng chiều quá, hở một tí thì la làng lên, nhà nước ơi, đảng ơi, thần tiên tỷ tỷ ơi... cứu tôi... ngân hàng ơi, cứu tôi, có ai cho tôi vay không, năn nỉ mà, vay nặng lãi cũng được, cứu tôi... Haiz... nhà sản xuất như thế thì có mà....
Nhưng thôi, cảm ơn, cám ơn tôi đã sinh ra trên đất nước này, cảm ơn 60.000.000 nhà sản xuất đó đã không thể sản xuất được nông sản an toàn... đây là cơ hội của tôi, con đường đi của tôi rộng mở, tôi ít bị cạnh tranh...

Em nghĩ bác và rất nhiều người đặc biệt là các vị lãnh đạo việt nam có tư duy như thế này nên nông nghiệp việt nam vẫn mãi lẹt đẹt là phải!

Đối với nông dân thương lái và doanh nghiệp chính là khách hàng. Quy cách sản phẩm thế nào? Tiêu chuẩn chất lượng ra sao? Là do thương lái và doanh nghiệp đặt ra. Có đủ tiêu chuẩn thì họ mới nhập hàng. Nông dân khi bán hàng xong họ cũng chẳng quan tâm là sản phẩm của mình sẽ đi về đâu bán cho ai!

Nông dân hay bất cứ nhà sản xuất nào cũng có người ngay kẻ gian. Sản phẩm làm ra có hàng tốt hàng xấu. Thương lái và doanh nghiệp làm chuyên nghiệp họ thừa biết đâu là hàng tốt đâu là hàng xấu vậy tại sao họ vẫn nhập hàng và xuất cho khách? Hay cũng chỉ là hàng hám lợi, bằng mọi giá gom hàng bất kể tốt xấu để đẩy cho khách hàng nhằm ăn chênh lệch giá lớn nhất kiếm lời bất chính. Đạo đức kinh doanh của họ vứt cho chó gặm hết à? Đến khi không bán được hàng, hàng bị trả lại thì lại đổ tội cho nông dân, chê nông dân kém...vv và vv.

Chừng nào thương lái và doanh nghiệp còn cái kiểu làm ăn sổi, đến vụ mới thu mua để ăn chênh lệch giá bất kể tốt xấu thì nhà nông chân chính không sống được. Tôi làm đẹp hơn, chất lượng cao hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn thì tất nhiên gía bán phải cao hơn nhưng lại bán với giá bằng hoặc thấp hơn thằng làm ẩu, làm bẩn thì tôi làm làm gì cho mệt xác. Chính vì vậy mà những nhà nông chân chính mới không sống được.

Còn các cơ quan chức năng cũng vậy! Hàng bẩn hàng kém chất lượng mà sao vẫn cho xuất khẩu cho bán nhan nhản ngoài chợ. Các ông chỉ làm nghiêm chỉnh ngặt nghèo nên thì bố thằng nào bán được hàng bẩn ra ngoài chợ hay xuất khẩu được hàng kém chất lượng ra nước ngoài? Hay cũng chỉ là lĩnh lương rồi làm mấy cái trương trình thanh tra cho mèo và cứ có phong bì là mọi thứ đạt tiêu chuẩn hết!

Cuối cùng lại quy kết nông dân ngu, nông dân hám lợi, nông dân không có tầm nhìn...vv và vv. Tội vạ nông dân chịu hết!

Vài cái ưu đãi cỏn con cũng chỉ là để giảm bất mãn của dân chúng mà làm như to tát lắm. Lại bài ca ơn đảng ơn chính phủ ơn các đoàn thể và xã hội đã quan tâm giúp đỡ! Nông dân cần gì vài cái đồng bạc lẻ đó! Chỉ cần nhà nước , thương lái doanh nghiệp sống có đạo đức thì nông dân sống khỏe và làm giàu quá dễ dàng. Thị trường ổn định, giá nông sản cao là ok hết!
 
@Jerrychuot , Nhiều lần anh lên Dalat, thấy cà chua đổ đống bò chẳng thèm ăn, trong khi công nhân ở SG phải mua với giá trên trời.
Em đang trồng chanh, anh cũng đang trồng chanh, việc trồng xen các cây rau cải, khổ qua ở vùng đất của mình là rất tốt, trồng phải đổ tro nhé, chính đổ tro đất tơi xốp sau này khi chanh lớn lại có lợi cho chanh. Ngon nữa thỉ ủ phân bò nhiều vào, thỏa mãn lợi nhuận từ trồng rau mà lại có lợi cho chanh nữa thì tại sao không làm? Rồi đầu tư hệ thống tưới nữa, có lợi cả hai luôn chứ.
Nếu việc trồng rau và kinh doanh chuỗi cửa hàng rau an toàn mà OK thì anh rủ thêm anh em cùng làm, có những anh em có đất tới hàng trăm ha, mặc sức anh em mình làm.
Mấy Cty suất ăn công nghiệp họ tiêu thụ lớn lắm, và mỗi bữa ăn họ phải lấy mẫu niêm phong kỹ lắm, họ sợ trách nhiệm công nhân ngộ độc gì gì đó lại đổ thừa suất ăn của họp thì có mà sạt nghiệp. Việc trông rau sạch thì không dám bàn, chứ an toàn thì trong tầm tay anh em mình nhỉ.
Kinh doanh chuỗi cửa hàng rau 5 năm, mỗi ngày lãi vài triệu đủ chi tiêu ăn xài trang trải, khi lớn mạnh mấy đại gia tới hỏi mua chuỗi cửa hàng và cung cấp ta bán luôn lấy vài triệu đô nhỉ?
@repthuy thấy thế nào, hứng thú không? Triển khai cho nông dân làm theo quy trình rồi mình mua lại sản phẩm cũng được mà. Với chuyên môn của 3 anh em mình, bảo đảm chi phí VTNN của dân thấp mà hiệu quả lại đạt nữa thì sao dân không theo?
Rau an toàn thì em có hứng thú rồi nhưng mà em chỉ còn hơn nửa năm ở SG, vả lại em còn gà mờ trong lĩnh vực này lắm, giữa cuối năm sau em về nhà phía chồng Ninh Thuận, ngay trung tâm vùng trồng nho và rau màu,rau màu ở đây trồng cũng khá bài bản nông dân ở đây ít dùng phân thuốc, rau phát triển trên cát pha đất nên hương vị rất thơmvà chất lượng được gọi là ngon (dân Đà Lạt xuất rau mình trồng và nhập rau Ninh Thuận về ăn đấy ạ), nếu được em sẽ liên kết bà con ở khu vực này nhưng có lẽ cần nhiều sự hỗ trợ giúp đỡ của các anh.
Trị sâu bọ hại rau em được biết cây neem cũng trị được mà chưa biết cách pha chế như thế nào? không biết có anh chị nào biết cách pha chế có thể chia sẻ được không ạ
 
Rau an toàn thì em có hứng thú rồi nhưng mà em chỉ còn hơn nửa năm ở SG, vả lại em còn gà mờ trong lĩnh vực này lắm, giữa cuối năm sau em về nhà phía chồng Ninh Thuận, ngay trung tâm vùng trồng nho và rau màu,rau màu ở đây trồng cũng khá bài bản nông dân ở đây ít dùng phân thuốc, rau phát triển trên cát pha đất nên hương vị rất thơmvà chất lượng được gọi là ngon (dân Đà Lạt xuất rau mình trồng và nhập rau Ninh Thuận về ăn đấy ạ), nếu được em sẽ liên kết bà con ở khu vực này nhưng có lẽ cần nhiều sự hỗ trợ giúp đỡ của các anh.
Trị sâu bọ hại rau em được biết cây neem cũng trị được mà chưa biết cách pha chế như thế nào? không biết có anh chị nào biết cách pha chế có thể chia sẻ được không ạ
Anh không nhớ chính xác lắm, hôm nào về nhà anh kiểm tra lại sau, anh nhớ chiết xuất tình dầu neem bằng n-butanol thì phải.
Còn về làm rau an toàn thực ra là dễ thôi. Bên fb có người trồng tiêu gọi cụm từ hàng phòng thủ số một, chính là điều kiện trồng rau an toàn.
 
12342403_583371385149664_7056923064015269156_n.jpg

Em làm rau trong ổi đây bác, vườn rau này của em được 5 tuần rồi, em chưa phun thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật gì cả, chỉ bón lót và bón thúc bằng phân chuồng + NPK thôi. Vấn đề đang suy nghĩ của em là "em làm rau an toàn - nhưng mang bán chợ thì giá như rau nhập linh tinh không rõ nguồn gốc. Phải làm cách nào để có thương hiệu rau an toàn - hay chứng nhận kiểu như vietgap thì em mới bán giá cao hơn rau chợ được
 
Anh không nhớ chính xác lắm, hôm nào về nhà anh kiểm tra lại sau, anh nhớ chiết xuất tình dầu neem bằng n-butanol thì phải.
Còn về làm rau an toàn thực ra là dễ thôi. Bên fb có người trồng tiêu gọi cụm từ hàng phòng thủ số một, chính là điều kiện trồng rau an toàn.
Hy vọng anh Việt tìm lại được cách chiết xuất tinh dầu neem chia sẻ cho anh em :)
Em cũng nghĩ trồng rau an toàn dễ trồng,rau hữu cơ mới khó và nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này, thực chất con người chỉ cần rau an toàn là đủ và phù hợp với điều kiện kinh tế, trồng rau xen canh với cây ăn trái có nhiều cái lợi như lấy ngắn nuôi dài, hạn chế cỏ dại mọc cạnh tranh dinh dưỡng với cây ăn trái dài ngày, chi phí đầu tư cũng không nhiều hơn so với cách trồng rau bẩn hiện giờ thì cớ gì đòi hỏi giá bán phải cao, còn được chứng nhận vietgap hay rau an toàn gì đó thì để lấy cái danh này cũng đã tốn biết bao nhiêu chi phí đội lên rồi giá cao cũng phải, trồng làm sao mà có cả chất lượng lẫn danh tiếng mà giá cả vẫn ngang ngửa hoặc nhỉnh hơnmột chút so với các loại rau khác mới hay bạn @hohuuthuc ạ, với lại với cái quy mô nho nhỏ thì không cần phải vietgap hay rau an toàn làm gì, mình trồng an toàn không trái lương tâm và khách hàng của mình biết rau của mình an toàn là đc rồi
 

Hy vọng anh Việt tìm lại được cách chiết xuất tinh dầu neem chia sẻ cho anh em :)
Em cũng nghĩ trồng rau an toàn dễ trồng,rau hữu cơ mới khó và nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này, thực chất con người chỉ cần rau an toàn là đủ và phù hợp với điều kiện kinh tế, trồng rau xen canh với cây ăn trái có nhiều cái lợi như lấy ngắn nuôi dài, hạn chế cỏ dại mọc cạnh tranh dinh dưỡng với cây ăn trái dài ngày, chi phí đầu tư cũng không nhiều hơn so với cách trồng rau bẩn hiện giờ thì cớ gì đòi hỏi giá bán phải cao, còn được chứng nhận vietgap hay rau an toàn gì đó thì để lấy cái danh này cũng đã tốn biết bao nhiêu chi phí đội lên rồi giá cao cũng phải, trồng làm sao mà có cả chất lượng lẫn danh tiếng mà giá cả vẫn ngang ngửa hoặc nhỉnh hơnmột chút so với các loại rau khác mới hay bạn @hohuuthuc ạ, với lại với cái quy mô nho nhỏ thì không cần phải vietgap hay rau an toàn làm gì, mình trồng an toàn không trái lương tâm và khách hàng của mình biết rau của mình an toàn là đc rồi
Tuyệt đối chính xác.
Nhu cầu thực phẩm của 90 triệu dân, của 7 tỷ người trên hành tinh không phải là cái nông sản sạch, hữu cơ. Nó là quyền được an toàn trong việc ăn nông sản.
Nông sản sạch, nông sản hữu cơ, chắc chắn là quá tốt rồi, nhưng có lẽ không tới 0,1% dân số sử dụng sản phẩm này.
Gần đây, bên fb nở rộ lên cao trào sạch và hữu cơ, bên cạnh một số quan điểm rất tốt, thì quan điểm cá nhân anh cho rằng, đa số đó chỉ là lợi dụng theo trào lưu để trục lợi.
Những gì là trào lưu thì nó sẽ có thoái trào. Chỉ có những gì nhân bản, phục vụ lợi ích chân chính mới tồn tại và sản xuất ổn định.
Tuy nhiên trong xã hội nói chung và nông sản nói riêng, có rất nhiều người, khi tình hình càng lộn xộn càng kiếm lãi tốt, nhà xe đầy đủ.
Hãy khen ngợi họ là bậc thầy kinh doanh.
Còn chúng ta những người vận hành cỗ máy sinh lý thực vật, chúng ta sẽ đi theo con đường riêng của chúng ta.
... Thật ra, để làm sản phẩm nông sản an toàn không khó.
1. Trước hết, nông sản không an toàn tập trung ở nhóm rau màu, cây tăng sinh khối theo cấp số nhân với công bội gấp nhiều lần việc tăng sinh khối ở cây lâu năm. Kèm theo khả năng tăng trưởng đó, là nhu cầu về các hoocmon thực vật cũng rất cao. Hầu như 99.99% các phân bón lá, đã lạm dụng việc này đưa các hoocmon ngoại sinh vào, dân chỉ phun và qua một vài ngày sau là khen sản phẩm tốt, mà bản chất của các phân bón lá đó là lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, trong đó, đặc biệt chú ý là hợp chất Benzen - những người đã học qua hóa học lớp 12 đều biết nó là tác nhân gây ung thư hàng đầu.
Nếu luật Việt có quy định kiểm nghiệm rau ở chợ và hệ thống siêu thị phát hiện Benzen vượt ngưỡng cho phép thì phải thiêu hủy, tổ chức bán phải chịu chi phí thiêu hủy thì mới mong đẩy lùi căn bệnh ung thư.
Các chất thay thế hoàn toàn không khó, nhưng nó không được nhà vườn đón nhận vì hiệu quả của nó nhiều ngày sau mới nhìn thấy; Đó là các polyphenol chiết xuất từ thực vật, các oligo sacarit chiết xuất từ rong biển mà con người uống trực tiếp vẫn có lợi cho sức khỏe, thậm chí dưới những công nghệ xác định, nó còn được dùng làm nhân dược...
Các chất này vẫn có thể thực hiện tốt ở quy mô nông hộ dưới tác động của các vi sinh vật có sẵn trong đất.
2. Thay thế các thuốc trừ côn trùng bằng các chất sinh học như saponin, trong trường hợp cần thiết thì sử dụng thuốc có kiểm soát và bảo đảm thời gian cách ly.
Các biện pháp khác như canh tác thông thường là được.
Anh đang chuẩn bị tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, nông sản đảm bảo an toàn, không phải là thí nghiệm trên thực vật mà là thí nghiệm cách tiêu thụ.
Em nghĩ bác và rất nhiều người đặc biệt là các vị lãnh đạo việt nam có tư duy như thế này nên nông nghiệp việt nam vẫn mãi lẹt đẹt là phải!

Đối với nông dân thương lái và doanh nghiệp chính là khách hàng. Quy cách sản phẩm thế nào? Tiêu chuẩn chất lượng ra sao? Là do thương lái và doanh nghiệp đặt ra. Có đủ tiêu chuẩn thì họ mới nhập hàng. Nông dân khi bán hàng xong họ cũng chẳng quan tâm là sản phẩm của mình sẽ đi về đâu bán cho ai!

Nông dân hay bất cứ nhà sản xuất nào cũng có người ngay kẻ gian. Sản phẩm làm ra có hàng tốt hàng xấu. Thương lái và doanh nghiệp làm chuyên nghiệp họ thừa biết đâu là hàng tốt đâu là hàng xấu vậy tại sao họ vẫn nhập hàng và xuất cho khách? Hay cũng chỉ là hàng hám lợi, bằng mọi giá gom hàng bất kể tốt xấu để đẩy cho khách hàng nhằm ăn chênh lệch giá lớn nhất kiếm lời bất chính. Đạo đức kinh doanh của họ vứt cho chó gặm hết à? Đến khi không bán được hàng, hàng bị trả lại thì lại đổ tội cho nông dân, chê nông dân kém...vv và vv.

Chừng nào thương lái và doanh nghiệp còn cái kiểu làm ăn sổi, đến vụ mới thu mua để ăn chênh lệch giá bất kể tốt xấu thì nhà nông chân chính không sống được. Tôi làm đẹp hơn, chất lượng cao hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn thì tất nhiên gía bán phải cao hơn nhưng lại bán với giá bằng hoặc thấp hơn thằng làm ẩu, làm bẩn thì tôi làm làm gì cho mệt xác. Chính vì vậy mà những nhà nông chân chính mới không sống được.

Còn các cơ quan chức năng cũng vậy! Hàng bẩn hàng kém chất lượng mà sao vẫn cho xuất khẩu cho bán nhan nhản ngoài chợ. Các ông chỉ làm nghiêm chỉnh ngặt nghèo nên thì bố thằng nào bán được hàng bẩn ra ngoài chợ hay xuất khẩu được hàng kém chất lượng ra nước ngoài? Hay cũng chỉ là lĩnh lương rồi làm mấy cái trương trình thanh tra cho mèo và cứ có phong bì là mọi thứ đạt tiêu chuẩn hết!

Cuối cùng lại quy kết nông dân ngu, nông dân hám lợi, nông dân không có tầm nhìn...vv và vv. Tội vạ nông dân chịu hết!

Vài cái ưu đãi cỏn con cũng chỉ là để giảm bất mãn của dân chúng mà làm như to tát lắm. Lại bài ca ơn đảng ơn chính phủ ơn các đoàn thể và xã hội đã quan tâm giúp đỡ! Nông dân cần gì vài cái đồng bạc lẻ đó! Chỉ cần nhà nước , thương lái doanh nghiệp sống có đạo đức thì nông dân sống khỏe và làm giàu quá dễ dàng. Thị trường ổn định, giá nông sản cao là ok hết!
... "không có gì tồn tại vĩnh viễn ngoài sự thay đổi" - ngạn ngữ latinh....
GS Đào Công Tiến đã có bài viết rằng, chúng ta cần phải mở cửa mạnh hơn nữa, chúng ta không sợ cái mất nhiều hờn cái được... Cần phải xác định lại mục tiêu của cuộc cách mạng người cầy có ruộng không còn phù hợp trong tình hình mới.
... hàng loạt nông dân bỏ đất trống, làm đơn xin trả lại đất... Những bất hợp lý của 80% dân số nông nghiệp chỉ làm ra 20% GDP cho xã hội, mà lại tiêu thụ tới 60% các sản phẩm công nghiệp.
Sự chuyển đổi lao động nông nghiệp truyền thống kém hiệu quả sang các nghành nghề khác là việc mà Đảng, Nhà nước chủ trương và thực hiện đã lâu; Mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, của cánh đồng mẫu lớn 10.000 ha canh tác hiện đại... là những việc đã và đang xảy ra, và còn xảy ra mạnh hơn nữa.
GS Võ Tòng Xuân đã có bài viết dự báo về tương lai của nông nghiệp... xuất hiện hiện tượng tích lũy ruộng đất (đương nhiên là một số nông dân phải bán đất, hoặc không còn làm chủ trên mảnh đất của mình); xuất hiện các tập đoàn kinh tế lớn trong nông nghiệp...
Mở đường cho sự phát triển của nông nghiệp không phải bằng cách xua hàng triệu người làm nông nghiệp truyền thống xuống đồng ruộng bằng khẩu hiệu tôi yêu nông dân, tất cả vì nông dân thân yêu.
 
12342403_583371385149664_7056923064015269156_n.jpg

Em làm rau trong ổi đây bác, vườn rau này của em được 5 tuần rồi, em chưa phun thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật gì cả, chỉ bón lót và bón thúc bằng phân chuồng + NPK thôi. Vấn đề đang suy nghĩ của em là "em làm rau an toàn - nhưng mang bán chợ thì giá như rau nhập linh tinh không rõ nguồn gốc. Phải làm cách nào để có thương hiệu rau an toàn - hay chứng nhận kiểu như vietgap thì em mới bán giá cao hơn rau chợ được
'' nhưng mang bán chợ thì giá như rau nhập linh tinh không rõ nguồn gốc'' . Thế là lại chán! nếu thu nhập nhà bạn là nhờ trồng rau thì chắc chắc rằng bạn phải xem xét và cải thiện. Một là cách thức phân phối rau của bạn , hai là cải vườn thiện rau của bạn . Chẳng nhẽ bạn đi bán và rao '' Rau an toàn đây'' với các chợ như địa phương vùng sâu xa nói chung và các chợ như Lai Châu bạn nói riêng thì chắc chỉ bán cho vài anh, em công chức mà bạn biết. Còn người dân vẫn vậy , vẫn theo lối cũ '' Rẻ , đẹp là thích ''. Nếu ko ổn thì bạn lại quay về cải thiện vườn rau để theo kịp hoạc hơn những người bán rau linh tinh khác. Thì phải có ''kỹ nghệ'' làm năng xuất hơn để có giá rẻ , mẫu mã đẹp hơn...Để tồn tại thì vườn rau nhà bạn lại trở thành một trong những vườn rau linh tinh. Thế đấy ...Ai bảo rau trong siêu thi là an toàn.
Có vài lời nhân xét cục bộ anh, em thông cảm
 
Em nghĩ bác và rất nhiều người đặc biệt là các vị lãnh đạo việt nam có tư duy như thế này nên nông nghiệp việt nam vẫn mãi lẹt đẹt là phải!

Đối với nông dân thương lái và doanh nghiệp chính là khách hàng. Quy cách sản phẩm thế nào? Tiêu chuẩn chất lượng ra sao? Là do thương lái và doanh nghiệp đặt ra. Có đủ tiêu chuẩn thì họ mới nhập hàng. Nông dân khi bán hàng xong họ cũng chẳng quan tâm là sản phẩm của mình sẽ đi về đâu bán cho ai!

Nông dân hay bất cứ nhà sản xuất nào cũng có người ngay kẻ gian. Sản phẩm làm ra có hàng tốt hàng xấu. Thương lái và doanh nghiệp làm chuyên nghiệp họ thừa biết đâu là hàng tốt đâu là hàng xấu vậy tại sao họ vẫn nhập hàng và xuất cho khách? Hay cũng chỉ là hàng hám lợi, bằng mọi giá gom hàng bất kể tốt xấu để đẩy cho khách hàng nhằm ăn chênh lệch giá lớn nhất kiếm lời bất chính. Đạo đức kinh doanh của họ vứt cho chó gặm hết à? Đến khi không bán được hàng, hàng bị trả lại thì lại đổ tội cho nông dân, chê nông dân kém...vv và vv.

Chừng nào thương lái và doanh nghiệp còn cái kiểu làm ăn sổi, đến vụ mới thu mua để ăn chênh lệch giá bất kể tốt xấu thì nhà nông chân chính không sống được. Tôi làm đẹp hơn, chất lượng cao hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn thì tất nhiên gía bán phải cao hơn nhưng lại bán với giá bằng hoặc thấp hơn thằng làm ẩu, làm bẩn thì tôi làm làm gì cho mệt xác. Chính vì vậy mà những nhà nông chân chính mới không sống được.

Còn các cơ quan chức năng cũng vậy! Hàng bẩn hàng kém chất lượng mà sao vẫn cho xuất khẩu cho bán nhan nhản ngoài chợ. Các ông chỉ làm nghiêm chỉnh ngặt nghèo nên thì bố thằng nào bán được hàng bẩn ra ngoài chợ hay xuất khẩu được hàng kém chất lượng ra nước ngoài? Hay cũng chỉ là lĩnh lương rồi làm mấy cái trương trình thanh tra cho mèo và cứ có phong bì là mọi thứ đạt tiêu chuẩn hết!

Cuối cùng lại quy kết nông dân ngu, nông dân hám lợi, nông dân không có tầm nhìn...vv và vv. Tội vạ nông dân chịu hết!

Vài cái ưu đãi cỏn con cũng chỉ là để giảm bất mãn của dân chúng mà làm như to tát lắm. Lại bài ca ơn đảng ơn chính phủ ơn các đoàn thể và xã hội đã quan tâm giúp đỡ! Nông dân cần gì vài cái đồng bạc lẻ đó! Chỉ cần nhà nước , thương lái doanh nghiệp sống có đạo đức thì nông dân sống khỏe và làm giàu quá dễ dàng. Thị trường ổn định, giá nông sản cao là ok hết!
Bác Việt nói về định vị sản phẩm là do nhà sản xuất là đúng ý nhất rồi đó..thím lạc đề rồi. Xem nông nghiệp các nước hiện đại là rõ nhất..nông sản được làm ra, đóng gói và chuyển cho siêu thị, chợ...chả có lái buôn nào cang thiệp vào quy cách mẫu mã cũng như chất lượng hàng hóa hết thím à.
 
Nước mình còn nghèo nên nông nghiệp cũng nghèo từ giá trị truyền thống trước đó. Cơ chế lỏng lẻo lại thiếu người có tâm để làm thuyền trưởng tốt. Dù nghèo đi bằng xuồng nhưng đầu tàu tốt thì xuồng kia vẫn mang một giá trị lớn lao. Nghèo đi xuồng. Giàu lên đi ghe. Thành tỷ phú rồi thì đi thuyền lớn.
 

5662aa040800b.jpg


(DĐDN)- Xuất khẩu nông sản nước ta đứng ở thứ hạng cao trên thế giới về số lượng và chất lượng, nhưng giá trị xuất khẩu lại “cao” không tương ứng.

Đầu tư marketing kém

Theo báo cáo của Tổ chức FAOSTAT, hạt điều và tiêu đen Việt Nam hiện đang là 2 mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới về cả khối lượng và giá trị, tuy nhiên, giá bán chỉ đứng thứ 6, thứ 8. Tương tự cà phê nhân và sắn lát khô, đứng thứ 2 thế giới cả về giá trị và sản lượng – song – giá lại chỉ xếp thứ 10, thứ 8 trên thế giới. Vì sao lại có nghịch lý này?

Theo qui luật thị trường, bất cứ DN hay nhà sản xuất nào khi lập dự án kinh doanh hay kế hoạch sản xuất và tung ra bất kỳ sản phẩm gì thì đều phải bắt đầu từ nhu cầu thị trường. Tức là phải tiến hành khảo sát nhu cầu khách hàng thật kỹ lưỡng: tổng cầu, tổng cung, xu hướng thị hiếu của khách hàng mục tiêu về sản phẩm mà DN muốn tham gia thị trường. Căn cứ vào đó, người ta lập ra chiến lược marketing mix 4P hay 7P… sau đó mới ra quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp.

Trong khi, nhà sản xuất nông sản hàng hóa của nước ta – đa số là nông dân, chỉ tập trung ở khâu sản xuất ra nông sản hàng hóa mà chưa có một khảo sát nhu cầu thị trường nào, dù ở mức tối thiểu nhất. Hầu hết nông dân sản xuất nông sản hàng hóa căn cứ vào dư luận tin đồn về thị trường rồi ra quyết định đầu tư.
Ngay cả thị trường nội địa, với khoảng 90 triệu dân, nhưng có bao nhiêu cuộc khảo sát nghiêm túc về nhu cầu tiêu thụ nông sản. Có khảo sát nào về nhu cầu tiêu dùng cá basa, đặc sản ĐBSCL tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, miền Bắc và cả TP HCM? Người tiêu dùng ở các vùng miền trên vẫn không có cơ hội để thưởng thức, vì không có kênh phân phối hoặc do sản phẩm cá chế biến không phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng!

Ở thị trường nước ngoài, có ai chỉ ra và định vị được gạo Việt có gì khác biệt so với gạo Thái, gạo Campuchia, sau này có thể sẽ là gạo Myanmar… Thủy hải sản xuất khẩu của ta khá mạnh nhưng hầu hết ở dạng nguyên liệu (ready to cook), có ai mấy đã làm hàng xuất ở dạng “ăn liền” (ready to eat)?

Bán hàng không thương hiệu

Hầu hết nông sản của nhà nông Việt Nam được bán ra thị trường đều không mang thương hiệu của nhà sản xuất – nhà nông, mà chỉ là bán dưới thương hiệu của DN thương mại hoặc vô danh. Giá bán 1 kg gạo ngon hiện nay trung bình khoảng 15.000 đồng do nông dân sản xuất nhưng chẳng có tên tuổi (thương hiệu), trong khi 1 cục kẹo có giá 1.000 đồng lại có một thương hiệu, có tiêu chuẩn chất lượng, có ghi tên nhà sản xuất hẳn hoi.

Hầu hết nông sản làm ra đều được nông dân bán thô cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc cho thương lái hay Cty thương mại. Vì vậy, phần lớn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị hàng hóa nông sản không nằm trong tay nhà sản xuất – nhà nông, mà nằm trong tay các nhân vật trung gian. Đa số sản phẩm “gà vườn” đóng gói bày bán khắp các siêu thị là do các Cty thương mại mua gom từ nông trại khắp nơi về giết mổ, đóng gói và đặt tên thương mại “gà vườn” riêng cho sản phẩm của mình.

Hiện trạng tình hình sản xuất nông sản hàng hóa ở ta chưa thiết lập được hệ thống chuỗi sản xuất từ “nông trại đến bàn ăn” một cách bài bản, cho nên đang tồn tại tình trạng nông dân “mù” thông tin thị trường một cách nghiêm trọng.
Tóm lại về mặt marketing, nông dân Việt Nam đang sản xuất nông sản hàng hóa trong hoàn cảnh “mù tịt” thông tin thị trường, cả về thị trường cung cấp vật tư nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nông sản. Điều này đã gây ra nhiều tiềm ẩn khủng hoảng và rủi ro triền miên cho cả nông dân và cho cả nền kinh tế.

Sản xuất nhỏ lẻ thiếu liên kết

Đa số nông dân ở ta chưa nhận thức nghiêm túc việc phải liên kết hay hợp tác lại thành một tổ chức kinh doanh qui mô lớn, như mô hình Hợp tác xã – một dạng liên minh, liên đoàn hoặc mô hình công ty để tạo lợi thế đàm phán.

Nếu cứ duy trì mô hình sản xuất nông sản nhỏ lẻ theo kiểu mạnh ai nấy làm nông trại với qui mô nhỏ lẻ vài ngàn (thậm chí vài chục ngàn) con gà, vài trăm con heo, vài hecta vườn cây ăn trái hay thậm chí vài chục hecta lúa cũng không đủ lớn – để có thể đáp ứng nhu cầu làm chuỗi khép kín hay liên kết với bất kỳ hệ thống phân phối bán lẻ nào.

Chỉ khi tổ chức lại mô hình sản xuất kinh doanh với qui mô đủ lớn để tạo lợi thế đàm phán với nhà cung cấp, đàm phán với nhà phân phối bán lẻ với giá tốt nhất, để làm marketing và xây dựng thương hiệu nông sản, từ đó hoạch định và điều phối sản xuất, tồn kho phù hợp với nhu cầu thị trường, như vậy sẽ giảm thiểu được chi phí sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Thiếu “nhạc trưởng”

Chúng ta có rất nhiều nông sản đặc sản – nếu được – tập hợp và tổ chức sẽ gia tăng chuỗi giá trị. Cần tìm giải pháp căn cơ từ gốc giúp nông dân, không chỉ từ khoa học công nghệ sản xuất mà còn phải tư vấn, huấn luyện, trang bị kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh, kiến thức marketing, xây dựng thương hiệu nông sản. Trong đó, giải pháp chiến lược là công tác tổ chức. Đó là một trong những cách giúp nông dân chủ động hội nhập TPP. Bởi vì bản thân mỗi người nông dân không thể tổ chức được, phải chăng, nước ta đang thiếu một “Nhạc trưởng” hiệu quả?

Nguyễn Văn Ngà
Giám đốc Cty TNHH Agrocom
Tôi rất thích bài viết của bạn, có thể nói đó là tâm trạng lo lắng chung của hàng triệu nông dân Việt Nam trước thềm TPP, bạn đã có những phân tích sâu sắc những yếu kém cần khắc phục để có thể vươn ra biển lớn. Tuy nhiên bạn nhận định hàng hóa nông sản việt nam chất lượng cao chỉ đúng một phần thôi, có thể nói một số sản phẩm nông nghiệp của ta có chất lượng tốt như cafe, hạt điều, hồ tiêu, cá basa... thì đúng hơn. Tôi cũng là một nông dân ở nông thôn nên biết rất rỏ, phải nói rằng hiện nay chất lượng nông sản nói chung là nhỏ lẽ, chất lượng rất kém, không đảm bảo VSATTP, đặc biệt là dư lượng thuốc BVTV trong sảm phẩm rất cao thậm chí người sản xuất ra không dám sử dụng chính sản phẩm của mình.

Vấn đề ở đây không phải là họ không ý thức được tác hại đến sức khõe cũng như thương hiệu lâu dài của việc làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nhưng nếu họ sản xuất ra sản phẩm sạch thì họ được gì? : lấy gì để chứng minh, để thuyết phục người tiêu dùng, bán cho ai và bán giá bao nhiêu trong khi họ sản xuất nhỏ lẻ và nguồn tài nguyên có giới hạn. vì vậy dù biết rất rỏ thiệt hại trong tương lai, nhưng trước mắt họ vẩn phải thực hiện cách sản xuất củ để đảm bảo cuộc sống trước hiện tại
 


Back
Top