Nụ hôn Bê-đê

[h=1]Vụ Mr. Đàm 'hôn' sư bị đề nghị xử nghiêm[/h]
Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM nhận được công văn từ Cục Nghệ thuật biểu diễn đề nghị giải trình, đưa ra hướng xử lý vụ việc gây phản cảm của nam ca sĩ.
Thanh Lam bỏ ra ngoài khi Đàm Vĩnh Hưng hát
Đàm Vĩnh Hưng tết tóc cho học trò

Ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng Phòng quản lý biểu diễn Cục nghệ thuật Biểu diễn, cho biết Cục đã gửi công văn đến Sở Văn hóa Thể thao Du lịch đề nghị giải trình vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh hôn nhà sư tại buổi gây quỹ từ thiện vào ngày 4/11 ở TP HCM. "Nếu Sở không xử lý hợp tình hợp lý thì Cục sẽ trực tiếp có biện pháp xử lý vụ này", ông Nhân cho biết.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Võ Trọng Nam, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM xác nhận, ngày 13/11 Sở đã nhận được công văn của Cục.
mr-dam-2-jpg-1352801633_500x0.jpg
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng "khóa môi" nhà sư. Ảnh: Tường Huy

<tbody>
</tbody>
"Trước khi nhận được công văn này, ngày 9/11 vừa qua, phòng quản lý biểu diễn nghệ thuật của Sở cũng như Thanh tra Sở đã có buổi làm việc với với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và các bên liên quan, nhằm đưa ra hướng xử lý vụ việc. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã có bản tường trình rõ ràng với thái độ hoàn toàn hợp tác", ông Nam cho biết.
Ông Võ Trọng Nam khẳng định Sở đang xem xét toàn bộ thông tin, hồ sơ về vụ việc để có thể sớm đưa ra mức phạt hành chính đúng với đối tượng cần xử phạt.
Tối 4/11, tại TP HCM, Mr. Đàm tặng một vị sư thầy nụ hôn vào môi và một vị sư khác nụ hôn vào tay thay lời cảm ơn vì đã mua đấu giá chai rượu quý, ủng hộ quỹ từ thiện dành cho ca sĩ Wanbi Tuấn Anh.
Các bức ảnh về hai nụ hôn này sau khi được đăng tải trên phương tiện truyền thông đã lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội, kèm theo phản ứng của khán giả về hình ảnh bị cho là phản cảm.
Hai vị sư này sau đó được xác định danh tính là sư Thích Pháp Định và Thích Giác Ân của Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai.
mr-dam-1-jpg-1352801633_500x0.jpg
Với vị sư thứ hai, Mr. Đàm chỉ kịp hôn tay. Ảnh: Tường Huy

<tbody>
</tbody>
Thượng tọa Thích Bửu Chánh, Phó Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai, trụ trì Thiền viện Phước Sơn, chia sẻ với báo giới: "Tôi vô cùng sửng sốt khi hay tin báo chí phản ánh về những hành vi, lời nói và việc làm không chuẩn mực với tư cách một tu sĩ phật giáo của sư Pháp Định. Việc làm của sư là sai trái nghiêm trọng, không chỉ vi phạm giới luật Phật chế, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, của tăng ni, phật tử. Ngay sau khi biết tin, tôi đã cho gọi sư Thích Pháp Định trở về thiền viện, yêu cầu nhận khuyết điểm, viết kiểm điểm, tường trình sự việc và phải sám hối, xin lỗi chư tăng ni, Phật tử và bạn đọc".
Hiện tại, hai vị sư đã nhận hình phạt cách ly cộng đồng 3 tháng. Thượng tọa Thích Bửu Chánh cũng cho biết sẽ gửi một bản tường trình lên lãnh đạo Hệ phái Phật giáo Nam Tông và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai để có hướng giải quyết. "Khi nào ở trên có quyết định cụ thể sẽ theo đó mà thực hiện”, ông nói.
Bản thân hai nhà sư cũng gửi thư sám hối đến mọi người với lời lẽ thành khẩn: "Chúng con thành tâm xin sám hối đến quý ngài và quý Phật tử do sự ham vui và bồng bột của tuổi trẻ trong khi chúng con hạnh phúc vì được làm một việc có ích giúp cho anh ca sĩ Wanbi Tuấn Anh vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo (khối u trong não đã di chứng hư hết một con mắt) vì vậy nên đã có những hình ảnh không đẹp, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội và của chư Tôn đức cùng quý Phật tử trong và ngoài nước...".
Sau khi hai nhà sư gửi thư sám hối, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng viết bức thư tay để xin lỗi mọi người về vụ việc này.
Trong lá thư dài, có đoạn Đàm Vĩnh Hưng viết: "Tôi tin với tinh thần lành mạnh và hướng thiện, nên hai thầy đã nhận lời cho phép tôi thực hiện lời hứa của mình. Phải nói rõ rằng, đó chỉ là một hành động mang tính ước lệ, như một lời cảm ơn chứ chính tôi không có suy nghĩ rằng nó sẽ gây ra một sự phẫn nộ như vậy, khi hình ảnh được đưa lên truyền thông với những lời bình luận có phần ác".
Anh còn bày tỏ: "Tôi xin nhận hết mọi phiền toái về mình! Kính xin quý vị khán giả, các tăng ni, phật tử hãy nhận từ Đàm Vĩnh Hưng lời xin lỗi thành tâm nhất".
Thoại Hà
 


Mr Đàm dạo này bị sao...quả tạ, nên nhiều sự cố..từ chuyện bên Mỹ với Lý Tống...ở VN rắc rối với các đồng ngiệp khác..bây giờ thì sự cố với các...nhà sư

Làm ngề biểu diễn.... ngoài giọng ca thì phong cách ngôn ngữ sự ứng xử sẽ quyết định thành bại...chớp nhoáng

Ban nhạc Beatles của thế hệ trước đã được coi là 1 huyền thoại..về âm nhạc..sự thành công của họ vang lừng hầu như khắp thế giới đến độ được 1 số người gọi đó là đại biểu cho âm nhạc của thế kỷ 20
Trong hội chợ về kĩ thuật quốc tế tổ chức tại Nhật năm nào ( khoảng năm 1968) ...sau khi hội chợ kết thúc 1 hộp đen đã được chôn xuống nền hội chợ, trong hộp đó gồm có các công thức các thiết bị được coi là tiến bộ thành công nhất về kĩ thuật của con người lúc đó..v..v trong đó có cả 1 dĩa nhạc của ban nhạc Tứ Quái (Beatles)

Hộp đen này bền đến độ bom đạn chiến tranh không thể phá hủy được..Tọa độ hộp đen này được thông báo đến các thư viện quốc gia toàn thế giới với lời nhắn : thế hệ mai sau chỉ được đào lên sau 2 ngàn năm

Sự thành công của ban nhạc này đến độ Hoàng Gia Anh phong cho họ huân chương cao quý nhất ( huân chương chỉ dành cho những người đã làm rạng rỡ nước Anh)

Khi đến Philippines họ được đón tiếp nồng nhiệt ngay từ phi trường...với 1 đám đông reo hò
1 thành viên trong ban nhạc đã buột miệng : 1 câu...chỉ 1 câu thôi( không tiện trích dẫn) thái độ đám đông này lập tức đổi ngược...từ reo hò biến thành phản đối...rồi gạch đá chọi vào...các dĩa nhạc của ban nhạc này bị đạp nát quăng ra đường..

Sợ thành án mạng chính phủ Phillpines trục xuất ban nhạc Beatles ngay tức khắc
Sau đó ban nhạc này thêm vài phát ngôn hớ hênh nữa...nên xuống dốc...rôi 1 thành viên bị ám sát
Ban nhạc huyền thoại này tan rã

Trong”cổ học tinh hoa” có lời nhận xét là : dù cho bạn đã có vài chục năm công trạng...chỉ cần 1 câu nói hớ hênh bạc bẽo...vài chục năm công trạng này biến mất ngay tức khắc..và cũng ngay lập tức bạn biến thành...tội đồ
 
Lão Mục,
Lão có nhận thấy cái nầy như tui hôn:
Cái đám Bê-đê nầy: Mít-tờ Đàm và 2 Sư Thầy tổ-chức gây quỹ từ-thiện cho 1 ca-sĩ đang bị bệnh, chứ không phải cho ông già bà cả neo đơn, hay trẻ mồ-côi vất-vưởng nào! Đám xướng ca... tương-trợ nhau, thôi thì cũng được đi, nhưng nhà sư mà tham-gia kiểu nầy thì... gớm quá!
Đề-nghị:
- Mít-tơ Đàm: Đi chỗ khác mà bú mớm. Bê-đê thì bú "kín" một chút. Ẹ quá!
- Sư Thầy : Cứ ở chùa, tụng cho ca-sĩ Anh-Tuấn 1 kinh Thủy-Sám, cũng đủ hiệu-lực.
Lão thấy tui nói vậy nghe được hôn?
 
Lão Mục,
Lão có nhận thấy cái nầy như tui hôn:
Cái đám Bê-đê nầy: Mít-tờ Đàm và 2 Sư Thầy tổ-chức gây quỹ từ-thiện cho 1 ca-sĩ đang bị bệnh, chứ không phải cho ông già bà cả neo đơn, hay trẻ mồ-côi vất-vưởng nào! Đám xướng ca... tương-trợ nhau, thôi thì cũng được đi, nhưng nhà sư mà tham-gia kiểu nầy thì... gớm quá!
Đề-nghị:
- Mít-tơ Đàm: Đi chỗ khác mà bú mớm. Bê-đê thì bú "kín" một chút. Ẹ quá!
- Sư Thầy : Cứ ở chùa, tụng cho ca-sĩ Anh-Tuấn 1 kinh Thủy-Sám, cũng đủ hiệu-lực.
Lão thấy tui nói vậy nghe được hôn?

Kì cục thật đấy..
Sư là diệt dục và làm gương kêu gọi mọi người nên diệt dục hầu bớt đi ác ngiệp...”mũ ni che tai” là để không nge những cám dỗ của ngôn ngữ ngọt ngào và âm thanh quyến rũ làm xao động làm cái chính tâm biến thành tà..tâm
Mắt nhìn xuống là để không nhìn sắc nữa

..Sư mà đi xem ca nhạc là căng mắt vểnh tai tìm kiếm thanh sắc quyến rũ .bỏ quên cái “mũ ni che tai “rồi sao?
Còn mê luyến thanh sắc tại sao lại cạo trọc đầu...rồi đi vào : đại nhạc hội ?
Đã thế lại còn tham gia đấu giá để mua được rượu ngoại với giá...cao nhất
Tiền của bá tánh cúng vào nhà chùa là để sư xử dụng như thế sao ?

Mít tơ đàm...ông này thì “lóc chóc”...từ lâu rồi..không có gì đáng phê phán..vì lóc chóc là bản chất của mít tơ đàm...do đó không gì là lạ lùng dù mít tơ đàm có làm bất cứ điều kì dị nào

Đáng nói nhất là nhà sư. mặc áo nhà sư đi vào thế giới của nhạc hội căng mắt vểnh tai rồi... phối ngẫu với.... mít tơ đàm để làm ra chuyện kì cục và bán vé cho công chúng vào xem
 
Last edited by a moderator:
Hi ... Tui thì lại thấy hổng có gì là kì cục hì hì .

Lão Mục thừa hiểu ở thời Mạt pháp thì những " biến tướng" kiểu này đã được tiên đoán trước rồi mà ! Vì vậy , đối với MT , MT vẫn cho rằng Đạo chẳng phải là Tôn Giáo . Chẳng phải cứ nhìn thấy người ta khoác lên người chiếc áo thầy tu mà ta cho là Đạo .

Hồi thời chiến tranh cũng thế , các nhà sư tranh đấu vì hòa bình . Có người cho là tốt , lại có người cho rằng ... sư "Việt Cộng" . Chẳng biết đâu mà lần .

Thôi thì ... " Phật tại Tâm "
 
Bạn nói chính-xác 100%. Xin gởi bài nầy tặng bạn:

BÀI VĂN 9,5 ÐIỂM VỀ "BỆNH VÔ CẢM" GÂY XÚC ÐỘNG SÂU SẮC
================================================== ==

Những câu văn của em Phan Hoàng Yến , học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựa chọn mà còn bởi cách hành văn rất tinh tế và sắc sảo . Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét :"Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý.

-----------------------------------------
ÐỀ BÀI :

TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT SỰ VIỆC HOẶC HIỆN TƯỢNG Ở ÐỊA PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG, LỚP (ÐẶT NHAN ÐỀ CHO BÀI VIẾT)
BỆNH VÔ CẢM

Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống.

Chỉ lạ một điều: Ðó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Ðó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm.

Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?

Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt.

Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?
Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu.

Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán.

Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra.

Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy. Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Ðó là những con người "không dại gì" và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác. người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi?

Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.

"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo"- một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động. Ðừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Ðế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội.
--------------------------------------
Bài văn quá tuyệt !
Một tâm hồn cũng rất tuyệt !
Mời xem video clip về tai nạn.
S.
[COLOR=rgb0, 0, 0]

[/COLOR]​

 
Hi ... cảm ơn Lão Ma Đầu đã cho xem bài viết . Bài văn cũng chính xác 100 % .

Một người dù có khoác lên mình chiếc áo Đời hay Đạo thì hiện tại họ vẫn là con người và mang những cảm xúc . Vậy thì có gì để phê phán ? Họ hành động sai đơn giản là vì đường Tu của họ còn thấp và hiện tại họ chỉ là người khoác lớp áo thầy tu mà thôi , chứ cũng chẳng hơn gì người bình thường .

Ông bà mình đã từng nói " Tốt gỗ hơn tốt nước sơn " . Ta nhìn vào gỗ chứ nhìn lớp sơn mà làm gì
 

Ủa, Mây Trắng có vấn-đề gì hôn? Ấm đầu hay bà Xã không "vui vẻ". Đây:
- "Pháp" luôn là Pháp, là tối-thượng thì cho dù là chính Ma Vương ra tay cũng không thể suy-suyển được. Vậy "Mạt Pháp" làm sao có thể xãy ra được?
- Tui quý đạo Phật, nên khuyên 2 Sư Thầy nên ở lại chùa, không dự nhạc-hội, tụng cho ca-sĩ Anh-Tuấn một thời kinh Thủy-Sám, hiệu-lực của ơn trên sẽ giúp. Vậy có gì sai vậy a, thưa Cư-sĩ?
Mà Cư-sĩ ăn cơm chưa?
 
Hì hì ...

@ Thật ra MT không có ý định tranh luận về chủ đề . Chỉ là ... thấy Bác Mục viết nên MT tán gẫu vài dòng cho vui vậy thôi .

Xưa nay , MT vẫn thán phục Bác Mục vì tuy là dòng Đạo chính thống nhưng mà từ Lão Tử , Khổng Tử , Phật Giáo ... Bác Mục đều nắm được khá vững . Tìmhiểu của Bác ấy về các Tôn Giáo quả ít người sánh được .

@ Bác Thủy Canh vẫn tánh hài hước như ngày nào hi hi . Những người như 2 sư thầy trên có thể tụng cho người sao ? Họ chỉ có thể tụng cho ... bản thân mình và đó là điều họ cần làm .
 
Last edited:
Hì hì ...

......... Những người như 2 sư thầy trên có thể tụng cho người sao ? Họ chỉ có thể tụng cho ... bản thân mình và đó là điều họ cần làm .

Hay...bình chọn đoạn trích dẫn trên là câu hay nhất trong chủ đề này
 
Tui nói vầy coi đúng hôn nghe:
Hãy mở cho 2 Sư Thầy con đường. Đừng ngăn họ bằng cách bảo họ tự tụng cho mình. Họ cứ tụng cho tha-nhân, không nghĩ gì đến mình, thế là đạt đường tu rồi!
Phải không nào?
Hay là theo gương 2 Sư-Huynh nầy:
BanThoXuongDuong.jpg
 
Last edited:
@ Ái chà ... Bác Mục đừng đưa Mây lên Mây nhe ! hi hi

@ Lần này thì Lão Ma Đầu lại nói đúng Phật Pháp quá . Có lẽ ý MT không được rõ , vậy MT nói lại nhe

- Có rất nhiều người lầm tưởng khi tụng kinh thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mình ( Đơn giản là vì họ chỉ biết tụng và ... tụng ) . Họ quên mất 1 điều là sau khi đọc kinh xong đều đọc phần Hồi hướng . Nghĩa của Hồi hướng đại khái là tặng lại toàn bộ công đức cho chúng sanh chứ chẳng giữ cho mình . Đó cũng chính là tinh thần Từ Bi Hỉ Xả của Đạo Phật . Vì vậy , phải hiểu là Tụng chẳng phải để cho riêng mình .

- Còn điều MT đã nói ở trên , phải nói là ... sám hối . Các sư Thầy nên Sám hối để hoàn thiện bản thân . Hoàn thiện bản thân rồi mới Tụng độ cho người được .
 
Last edited:
* DVH là một cs nổi tiếng nhưng có vẻ sự nổi tiếng chưa đủ đối với bản thân anh ta, vì thế a ta luôn muốn làm 1 cái gì đó khiến tất cả mọi người chú ý tới mình mà ko cần biết họ nghĩ gì, riêng tôi, tôi chưa bao giờ thích DVH và ko muốn nói là ghét là DVH quá nhãm.
* Sư bây giờ thực sự tôi thấy rất biến thái, các bác có bao giờ thấy 1 sư ngồi ăn 1 mình 1 bàn lớn chưa ko khác 1 vị vua ngày xưa, thuốc lá hút cả ngày.
- Cách đây khoảng nữa năm lúc đang chạy trên ĐL Bình Dương gặp 4 "thằng" sư chạy 2 con Ex 1 xanh 1 đỏ 1 cái bs quận 1, cái kia tôi ko nhớ, 1 thằng quay sang hỏi tôi: Đại Nam đi đường nào?. dkm chẳng lẽ tôi đạp xe cho nó té chết pà nó đi, đi ngoài đường ở Q12, gò vấp thì gặp sư chạy ex phóng ầm ầm, chạy Sh leo lên lề chạy....
Xin lỗi các bác tôi hơi bức xúc, nhưng tực sự sư bây giờ ko còn là sư nữa, đồng tiền đã làm mờ mắt những đứa con của phật, ai có tiền bỏ tiền ra xây chùa, tháp, các tín đồ khi bần cùng hay lúc hưng thịnh điều tìm đến phật và đặc biệt là ko ai tiếc tiền phúng viếng mà ko quan tâm tiền của mình sẽ đi về đâu?
 
Cuộc đời sắc sắc không không.
Là sư nhưng không phải là sư. Học pháp nhưng không hề hiểu pháp. Khi công phu tu tập chưa đủ thì giới luật là chỗ nương mình. Khi đã đủ công đức thì có thể bỏ giới luật nếu cần. Hai vị sư kia công phu tu tập còn quá ít mà đã phá bỏ giới luật thì e là...

Họ cần phải sám hối !
 
Last edited by a moderator:
Cuộc đời sắc sắc không không.
Là sư nhưng không phải là sư. Học pháp nhưng không hề hiểu pháp. Khi công phu tu tập chưa đủ thì giới luật là chỗ nương mình. Khi đã đủ công đức thì có thể bỏ giới luật nếu cần. Hai vị sư kia công phu tu tập còn quá ít mà đã phá bỏ giới luật thì e là...


Họ cần phải sám hối !
Hi ... Lâu rồi mới gặp Bác

- Có đôi khi ta vẫn phá bỏ Giới Luật , mặc dù ... chưa đủ công đức . Nhưng mà chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp và cần thiết ( không còn cách khác )

- " Là sư nhưng không phải sư " Câu này thật chí lý . Cũng mong là qua câu chuyện này 2 vị sư ấy tiến nhanh trên con đường tu tập của mình . Không có gì là muộn
 
Đây là một dấu hiệu tốt, cho chúng ta nhiều hy-vọng. Bởi người phàm-tục như chúng ta(?), mà còn thấu hiểu được lẻ nhiệm-mầu, thì không có gì phải bi-quan.
Đạo, muôn đời vẫn là Đạo, người theo, phàm-nhân cùng tăng-lữ, thì có lúc tạo nên hưng-thịnh, lúc suy-đồi.

Còn tui? Nhìn lại, gần 70 năm cuộc đời? Than ôi, không thấy điều gì hay. Sai-phạm tiếp sai-phạm, vô-tình lẫn cố ý!

Nếu có nhận phạt ở kiếp sau, thì cũng xin được đón nhận với hết lòng thành.
 
Hồi học Trung-học, Trường tui sát bên nhà thờ, và đối-diện ngôi chùa. Tui thường qua chùa chơi, quen mấy Thầy, kính mấy Thầy lắm! Thay nào cũng hiền-hòa, nhưng nghiêm-túc. Khác xa mấy Thầy đời nay. Xin xem:



Háo hức, thêm một chút tò mò khi nhìn thấy chùa rộn ràng như ngày hội, chư Tăng các nơi tựu về, sân chùa rợp màu vàng y áo.
Phật tử thành kính đội trên đầu vật phẩm cúng dường, không khí tưng bừng, vui tươi. Thế nhưng, những hình ảnh trên sân chùa khiến lòng tôi chùng xuống, bỗng hoang mang, bỗng hồ nghi…
Sáng 3/11, lễ dâng y Kathina đã diễn ra trọng thể tại tổ đình Bửu Quang (Quận Thủ Đức, TPHCM). Đây là đại lễ hằng năm mà chư Phật thiết đặt sau mùa An cư Kiết Hạ đồng thời là một lễ hội thắng duyên cho cả hai giới xuất gia và tại gia.
Kathina trong tiếng Pali nghĩa là bền chặt, tượng trưng cho sự viên mãn của nghi thức cúng dường, ẩn chứa những giá trị cao đẹp về tâm thí, thời thí, vật thí, người thọ thí và cách cúng thí.
Tôi là một người Phật tử trẻ và sự hiểu biết về Nam tông vô cùng hạn hẹp. Một ngày cuối tuần, theo lời bạn rủ rê đến chùa dự Kathina, nghe bạn giải thích ý nghĩa buổi lễ, tôi hăm hở vô cùng, nhất là bạn còn hứa sẽ dẫn tôi đi viếng thăm bảo tháp, chiêm bái Xá lợi Phật.
Háo hức, thêm một chút tò mò khi nhìn thấy chùa rộn ràng như ngày hội, chư Tăng các nơi tựu về, sân chùa rợp màu vàng y áo.
Phật tử thành kính đội trên đầu vật phẩm cúng dường, không khí tưng bừng, vui tươi. Thế nhưng, những hình ảnh trên sân chùa khiến lòng tôi chùng xuống, bỗng hoang mang, bỗng hồ nghi…
Các sư khắp nơi tựu về, sân chùa rợp màu y áo…và một vài điếu thuốc lá


<tbody>
</tbody>

Chẳng hề e ngại, khói tỏa sân chùa


<tbody>
</tbody>

Tưởng đâu người trẻ, người già cũng thế


<tbody>
</tbody>
images1041666_7.jpg
Y áo hất ngược, điện thoại trên tay, môi ngậm điếu thuốc… ngay giữa sân chùa


<tbody>
</tbody>
images1041668_8.jpg
Thuốc ơi là thuốc


<tbody>
</tbody>

Bên cuộc chuyện trò, không quên màu khói!


<tbody>
</tbody>
images1041671_11.jpg
Phật tử thành kính, nhiễu quanh sân chùa, vật phẩm đội đầu, ca tụng Pháp Bảo… còn người tăng lữ…?


<tbody>
</tbody>

Chú tiểu này mấy tuổi?


<tbody>
</tbody>

Khói nhả từng vòng rất "lão luyện"...


<tbody>
</tbody>

Ánh mắt tinh anh, trốn đâu mất rồi?


<tbody>
</tbody>

Oai nghi, Oai nghi?


<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>
“Đẳng cấp”?

<tbody>
</tbody>

Gặp nhau châm thuốc thay búp sen chào.


<tbody>
</tbody>

Nhờ thầy tý lửa...


<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>
Hùn phước bằng tiền?

<tbody>
</tbody>

Đủ các mệnh giá tiền Việt, tiền Đô


<tbody>
</tbody>

Cây tiền.


<tbody>
</tbody>
Tôi tự hỏi và chính tôi cũng không có câu trả lời. Tôi không dám bất kính nhưng để mà ngưỡng vọng, học hỏi… sao mà khó quá!
Đã từng nghe nói về cây như ý, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tận mắt thấy “cây tiền”. Đủ loại mệnh giá, có đủ tiền Việt, tiền Đô. Tiền nhiều phước nhiều? Tiền ít phước ít? Vậy những người nghèo ra sao? Ai biểu sinh ra nghèo chi, đáng tội, phước ít?
Tôi mong một ngày bước chân đến chùa sẽ là khung cảnh yên bình, nhẹ nhàng, là lời kinh trầm hùng âm vang, là những bậc tu ánh mắt tinh anh, đi đứng nằm ngồi trong chánh niệm để tôi thôi băn khoăn, thôi ngập ngừng mà sung sướng quì xuống đảnh lễ để ngân nga lời kinh và để học học ăn học nói học gói học mở…
Hương Giang (Mùa Kathina tháng 9 âm lịch)
Trung Dung chuyển



 
Các vị trên là tu ngang ( chán thế tục đi tu) , hoặc tu theo...trào lưu..nên còn vương vấn cái phức tạp của bụi trần đã nhiễm lúc trước.
Tu từ nhỏ...sẽ không có chuyện trên đâu..
Nhưng nếu cho đi tu từ nhỏ sẽ bị vi phạm....nhân quyền
Do đó các bậc chân tu mới thật là hiếm và hết sức đáng trân trọng
 
Đây là một dấu hiệu tốt, cho chúng ta nhiều hy-vọng. Bởi người phàm-tục như chúng ta(?), mà còn thấu hiểu được lẻ nhiệm-mầu, thì không có gì phải bi-quan.
Đạo, muôn đời vẫn là Đạo, người theo, phàm-nhân cùng tăng-lữ, thì có lúc tạo nên hưng-thịnh, lúc suy-đồi.

Còn tui? Nhìn lại, gần 70 năm cuộc đời? Than ôi, không thấy điều gì hay. Sai-phạm tiếp sai-phạm, vô-tình lẫn cố ý!


Nếu có nhận phạt ở kiếp sau, thì cũng xin được đón nhận với hết lòng thành.
Biết ngay là Bác Thủy Canh giả nai mà hi hi . Chẳng phải đây chính là câu trả lời của câu hỏi mà bữa trước Bác nêu hay sao .
----------
Trích dẫn

" Tôi mong một ngày ...................... học ăn học nói học gói học mở "

Thật đáng thương cho tác giả bài viết . Nếu cứ nhìn bằng ánh mắt như vậy ... mãi mãi sẽ chẳng thể nào bước chân vào thềm Đạo .

Phật - Pháp - Tăng là không thể thiếu . Nhưng quan trọng nhất vẫn là : " Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi " ( Lời Phật dạy ) . Bởi vì ... mình tu ... để hoàn thiện mình . Trông chờ vào sự hoàn thiện của người khác rồi mình mới học theo , mới Tu thì e là ... đã hết kiếp này rồi còn đâu . hì hì
 


Back
Top