Nuôi bồ câu công nghiệp

CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN NUÔI BỒ CÂU CÔNG NGHIỆP

Ngoài vấn đề con giống, kỹ thuật chăn nuôi, thì vấn đề chuẩn bị các điều kiện để nuôi bồ câu công nghiệp cũng là yếu tố quan trọng, góp phần vào thành công của mô hình này.
Bài viết này - theo kinh nghiệm của trang trại bồ câu Ngọc Điền, hy vọng sẽ giúp cho chúng ta hình dung về những điều kiện cơ bản nhất trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp (xin lưu ý đây là kinh nghiệm trong chăn nuôi bồ câu công nghiệp).

1. Địa điểm chăn nuôi: Nên chọn địa điểm yên tĩnh, thoáng mát nhưng không quá lạnh (vì bồ câu chịu lạnh kém). Nếu ở quê thì tốt nhất là nên chọn nuôi ở đồng ruộng, vườn cây vì như vậy không khí sẽ trong lành, không ồn ào giúp cho quá trình sinh trưởng của bồ câu tốt hơn. Nếu nuôi trong không gian hẹp, cần chú ý là bồ câu thường hay vỗ cánh, gây ra bụi, tiếng ồn,... có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính chủ trại và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nếu nuôi ở địa điểm có nhiều tiếng ồn, thì nên nuôi bồ câu giống từ 2,5 - 3 tháng tuổi, vì lúc này chúng có thể từ từ quen với môi trường sinh sống.

img0638.700x0.jpg

Đây là địa điểm mình chuẩn bị xây thêm trại mới

img0532.700x0.jpg

Hình ảnh cánh đồng ruộng mênh mông phía trước cửa chính đi vào trại

Bà con cũng có thói quen sử dụng nhà bếp hoặc chuồng heo để tận dụng làm trại chăn nuôi. Tuy nhiên, cần lưu ý là khoảng không gian phải rộng, không chật chội, không có lợi cho việc quan sát, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại,...

Ngoài ra, nếu có điều kiện thì chúng ta cần bố trí thêm xung quanh trại nuôi bồ câu những ao, hồ,... vừa để không khí thoáng mát, vừa làm dịu bớt sức nóng do bồ câu thảy ra (bồ câu là loài có thân nhiệt khá cao, kể cả bồ câu con, phân bồ câu cũng đều có nhiệt độ cao)
img0098.700x0.jpg


Khung cảnh trại bồ câu Ngọc Điền vào buổi sáng tinh sương

2. Xây dựng chuồng trại: Tùy vào số lượng bồ câu mà mình sẽ quyết định diện tích và cách thức để xây dựng chuồng trại. Ngoài ra, 01 vấn đề nữa cũng ảnh hưởng đến diện tích chuồng trại nữa, đó là diện tích ô chuồng nuôi bồ câu.
ap_20100223115950744.jpg


v_bcngocdien3.jpg


Cách thức xây dựng:

- Phần mái: Chuồng trại nuôi công nghiệp được thiết kế xây dựng theo kiểu nhà xưởng, lợp mái tôn (bên Trung Quốc thường lợp bằng mái lá vì nhiệt độ bên đó cao hơn mình; lợp mái lá thì chi phí rẻ, giúp giảm nhiệt độ nhưng sau này khi thay lá thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến bồ câu nuôi trong chuồng), chiều cao khoảng 4 - 5 mét (tính từ đỉnh xuống mặt đất). Phần mái tôn khi thiết kế chú ý không để có khoảng trống phía trên, vì như vậy các chú chuột có thể chui vào trại của chúng ta.

- Phần bên hông: Xung quanh xây gạch lên cao khoảng 0,6 mét (phần diện tích còn lại dùng lưới để bao bọc - thiết kế theo dạng có thể kéo lên kéo xuống được khi thời tiết thay đổi).

- Phần nền: ta sẽ dùng gạch tàu hoặc lát bê tông cho phần nền của chuồng trại. Cũng giống như phần mái, ta cũng phải chú ý sử dụng vật liệu chắc chắn để không để hư, vì từ đó những chú chuột cũng có thể đào hang, sinh sống và làm hại đến bồ câu của chúng ta.

ap_20100223120842115.jpg


- Hệ thống chiếu sáng: thiết kế hệ thống chiếu sáng rộng khắp cả chuồng trại, đặc biệt là ở bốn gốc của trại, vì như vậy sẽ đủ ánh sáng cho quá trình chăm sóc, quá trình thăm trứng (thường bồ câu đẻ trong thời gian từ 17g - 18g hàng ngày). Cần lưu ý là buổi tối chúng ta không mở đèn, để bồ câu ngủ, nghĩ.

- Hệ thống nước: Nếu nuôi số lượng từ 1.000 cặp bố mẹ trở lên nên thiết kế hệ thống dẫn nước uống và thoát nước. Mỗi dãy chuồng nên có 01 nơi để lấy nước và 01 nơi thoát nước (vì khi thay nước uống, chúng ta có thể dễ dàng lấy nước và đổ nước thừa trong ly uống nước). Cách làm này rất tiện lợi, giúp giảm thời gian đi thay nước, quản lý nguồn nước thải.

- Thiết kế hệ thống treo lồng nuôi bồ câu: chúng ta đều biết người nuôi thường sử dụng loại ô lồng có diện tích 50 x 50 x 50, mỗi dãy chuồng chúng ta thiết kế treo 3 tầng (như hình bên dưới, giới thiệu kỹ hơn ở phần chuẩn bị ô chuồng), do đó tổng trọng lượng của các ô chuồng khi có thêm bồ câu và hệ thống máng ăn, máng uống sẽ rất lớn. Vì vậy, nên sử dụng các ống thép có độ lớn đủ sức để chịu được trọng lượng (một số bà con vì điều kiện kinh phí hạn hẹp nên sử dụng các loại gỗ thông thường, do vậy phải lưu ý tính chịu lực của loại gỗ mà mình sử dụng).

- Ngoài ra, chúng ta còn chuẩn bị thêm ly uống nước (là ly nước để trong tủ lạnh bằng nhựa tốt), máng ăn, cửa (sử dụng bằng giấy cạc tông, vừa để ghi chú ngày đẻ trứng, ngày nở con, vừa để người chăm sóc có thể dễ dàng thăm trứng bắt chim non,..., diện tích khoảng 3 x 5) (xem thêm hình bên dưới), ly đựng khoáng,...

img0538.700x0.jpg


img0573.700x0.jpg


Ô chuồng: thường sử dụng loại sắt có phi 2,2 ly (sắt nhúng tĩnh điện) để sau đó hàn thành từng mảnh ghép.

img0627.700x0.jpg


Ổ đẻ: dùng lưới mành mành, cắt ra với diện tích khoảng 4 x 6 (phụ thuộc vào diện tích mỗi ô chuồng) để làm ổ đẻ. Thường ổ đẻ nên để phần trung tâm của ô chuồng, để có khoảng không phía dưới ô chuồng cho bồ câu bố mẹ sinh hoạt. Tuy nhiên, cũng có thể thiết kế thêm 01 ổ đẻ phụ (bằng rổ nhựa hoặc rổ làm bằng tre) trong trường hợp chim bố mẹ không ấp ở ổ đẻ phía trên.

img0540.700x0.jpg


img0670.700x0.jpg


img0674.700x0.jpg


Mỗi ô chuồng bao gồm 3 mảnh ghép: phần trên, phần đáy và phần ngăn giữa. Diện tích là 50 x 50 x 50 (hoặc có thể lớn hơn, tùy điều kiện mỗi người). Từ những mảnh ghép này chúng ta ghép thành từng ô chuồng. Sau khi ô chuồng, chúng ta tiến hành trên ô chuồng, bổ sung thêm cửa, ly uống nước, ly đựng khóng, máng ăn, miếng nhựa thu phân bồ câu là chúng ta có 01 dãy chuồng nuôi bồ câu công nghiệp hoàn chỉnh.

v_bcngocdien37.jpg


img0031.700x0.jpg


img0030.700x0.jpg

img0537.700x0.jpg




img0541.700x0.jpg


ap_20100404025331247.jpg


v_bcngocdien27.jpg


v_bcngocdien29.jpg


* Khu vực nuôi bồ câu thịt: khi số lượng bố mẹ đủ lớn, chúng ta sẽ xây dựng thêm 01 khu nuôi bồ câu thịt (nếu số lượng nhiều có thể trang bị thêm máy vặt lông bồ câu thịt), bồ câu giống để dễ quản lý và hiệu quả chăm sóc sẽ tốt hơn.

5214526476_22e1e607f7_z.jpg


img0661.700x0.jpg


img0652.700x0.jpg


img0649.700x0.jpg


img0629.700x0.jpg


img0259.700x0.jpg


img0610.700x0.jpg


img0641.700x0.jpg


img0640.700x0.jpg


Trại bồ câu Ngọc Điền, số nhà 24, tỉnh lộ 8 ấp 3 xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi, TP. HCM. Điện thoại: 0907.622.562. Chuyên cung cấp bồ câu Pháp giống, bồ câu ra ràng, số lượng lớn và ổn định. Đặc biệt tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bồ câu, cách thức làm chuồng trại, kỹ thuật nuôi dưỡng, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho quí khách hàng.
 


nếu bồ câu bị trường hợp đó thì theo bạn nên xử lý như thế nào. cho vô nồi được ko?

--------

Theo các bác, chế độ ăn uống như thế này đã hiệu quả chưa ạ, 1 thời gian dài e bỏ bê không chăm sóc, chỉ cho ăn lúa, ngày 1 lần, nên nó nín đẻ nhiều giờ em muốn khắc phục lại và dành thời gian cho em nó nhiều hơn.
-Sáng 6g30 cho ăn ( 50% cám cò loại 40 ngày tuổi hình như C235 gì đó + 50% gạo lức )
-Chiều 13gio chăm thêm thưc ăn nếu hết
-Nước sạch - thỉnh thoảng pha thêm vitamin ADE | men tiêu hóa.

Tuy nhiên đến hôm nay vẫn xảy ra trường hợp phân lỏng, ỉa nhiều trong ổ đẻ. -> hư trứng -> thất vọng

ah chế độ ăn của bồ câu mình cũng như bạn nói vậy đó. nhưng mình ko nuôi nhốt như bạn ma mình nuôi theo bán công nghiệp mình cho ăn tập trung ngày 2 lần sáng 6h và chiều 2h. uh bạn ở đâu vậy ? bạn nuôi lâu chưa? mong làm wen với bạn để chia sẻ nhiều trong nghề nuôi bồ câu.
 


Last edited by a moderator:
dạ em cũng mới nuôi khoản 6 tháng nay, em ở Cao Lãnh ĐT anh à. Hân hạnh biết anh
 
dạ em cũng mới nuôi khoản 6 tháng nay, em ở Cao Lãnh ĐT anh à. Hân hạnh biết anh



uh bồ câu bạn đẻ sai chứ mình cũng nuôi lau rồi nhưng giải nghệ rồi mới nuôi lại khoảng 5 thang nay thôi ah
 
da trước đây em cũng bỏ bê nó nhiều lắm, hiện mới chăm sóc lại, đẻ cũng lai rai, nhưng có thể em bồi dưỡng và chăm sóc nó sẽ hiệu quả hơn, em mới thay đổi từ lúa qua thức ăn + gạo lức, thay đổi vệ sinh chuồng được chưa 1 tuần mà hôm nay đã đẻ được hơn 15 cặp, và còn những cặp còn lại đang nằm ổ chắc cũng 1-2 ngày nữa rớt trứng.

E đang phân vân chuyện này, số là trước mua giống nhiều chỗ, 1 thời gian không chăm nổi nên cho vào chuồng tập thể, giờ mấy con nâu socolate nó lại cặp kè với mấy em trắng nhỏ con quá, e định tách ra trống mái nâu còn trắng làm thịt, nhưng bỏ chung nó đánh nhau trọc đầu chảy máu.

Bà con có cách nào giúp e khắc phục, em mong muốn không lai giống trắng nhỏ con này. Hiện nâu đõ của em ra ràng nặng khoãn 650 gram là bình thường. Chỉ mua đc 1 cặp trắng như hình này là đc 650 gram.


Hinh0096.jpg
 
da trước đây em cũng bỏ bê nó nhiều lắm, hiện mới chăm sóc lại, đẻ cũng lai rai, nhưng có thể em bồi dưỡng và chăm sóc nó sẽ hiệu quả hơn, em mới thay đổi từ lúa qua thức ăn + gạo lức, thay đổi vệ sinh chuồng được chưa 1 tuần mà hôm nay đã đẻ được hơn 15 cặp, và còn những cặp còn lại đang nằm ổ chắc cũng 1-2 ngày nữa rớt trứng.

E đang phân vân chuyện này, số là trước mua giống nhiều chỗ, 1 thời gian không chăm nổi nên cho vào chuồng tập thể, giờ mấy con nâu socolate nó lại cặp kè với mấy em trắng nhỏ con quá, e định tách ra trống mái nâu còn trắng làm thịt, nhưng bỏ chung nó đánh nhau trọc đầu chảy máu.

Bà con có cách nào giúp e khắc phục, em mong muốn không lai giống trắng nhỏ con này. Hiện nâu đõ của em ra ràng nặng khoãn 650 gram là bình thường. Chỉ mua đc 1 cặp trắng như hình này là đc 650 gram.


Hinh0096.jpg


nếu bạn nuôi công nghiệp thì mình cần số lượng nhiều đi bạn ơi, nếu mấy em trắng của ban đẻ sai và nuôi con tốt thì mình cũng có thể để được mà. mình cũng như bạn vậy đó mấy anh xanh đen của mình cặp với mấy em trắng minh thấy ra ràng vẫn tốt và để giống vẫn to con đó chứ. bạn thấy hình ảnh ở trại ngọc điền ko toàn là pháp trắng ko đó chứ . vài lời góp ý cùng bạn
 
Video hướng dẫn cách nuôi bồ câu công nghiệp do Đài Truyền hình Bình Dương thực hiện:
[video=youtube;3jEPt6IulfM]http://www.youtube.com/watch?v=3jEPt6IulfM[/video]
 
có phải ông chủ mặc áo màu xanh hông ông chủ
 

Chào a.Thức em mơi bắt đầu nuôi bồ câu thịt anh ạ,niềm đam mê bắt đầu khi xem các mô hình nuôi bồ câu công nghiệp và nhất là mô hình của anh.Nhưng anh ạ làm cái gì băt đầu cũng khó không đơn giản như tham khảo trên diễn đàn.Đàn của em lúc đầu mới về đến lúc ổn định cũng đi tươm tươm.hic.Con thì do hen khẹc rồi xù lông mà chết,con thì đi phân xanh mà chết.Cũng nói luôn là em mua giống người ta thả về rồi nhốt theo cặp nuôi như trên diễn đàn ấy mà.Hiện giờ em cũng không biết phải phong bệnh thế nào cho tốt vì trên diễn đàn mọi người nói chung chung quá.Em muốn hỏi anh là nuôi chim bcau thi cần phòng bệnh như thế nào,khi bị hen khẹc thi cho uông thuốc hay tiêm thi hiệu quả hơn và dùng loai thuốc nào thi hiệu quả nhất,xin anh tư vấn dùm.Cảm ơn anh
 
Bồ câu NGọc Điền trên Tuổi trẻ TV:
 
Chào anh em cũng đam mê con chim bồ câu lắm.nhưng không biết đầu ra có ổn định ko.nghe nói anh bán ra 1 đôi là 110k vậy nếu bao tiêu sản phẩm cho những ai mua con giống tại trại của anh sẽ là giá bao nhiêu vậy?
 
theo em thì ấp đc bình thường nhưng nhớ bỏ chén nước vô để tạo độ ẩm, em cũng đang định mua 1 cái để ấp mấy trứng bc Pháp
 
Trứng bồ câu có thể ấp bằng máy ấp trứng gà được ko vậy anh em ?
Mình nghĩ không được, vì nhiệt độ ấp trứng bồ câu có thể không giống như nhiệt độ ấp trứng gà.

Chào anh em cũng đam mê con chim bồ câu lắm.nhưng không biết đầu ra có ổn định ko.nghe nói anh bán ra 1 đôi là 110k vậy nếu bao tiêu sản phẩm cho những ai mua con giống tại trại của anh sẽ là giá bao nhiêu vậy?
Giá bồ câu ra ràng (trọng lượng từ 420gr trở lên) dao động trong khoảng 45 - 50 - 55.000đ/con (giá này thay đổi theo thị trường). Hiện nay mình đang thu của khách hàng là 45.000 đ/con và bán ra 50.000đ/con.
 
Trứng bồ câu có thể ấp bằng máy ấp trứng gà được ko vậy anh em ?
Hiện tại có một số trang trại đã áp dụng cách này rùi bác. E cũng đang tính làm thử sau khi cải thiện chuồng bồ câu cũ của em xong.
Bác cứ về ấp thử tuy nhiên do đặc tính của bồ câu là ko tự ăn được khi mới nở ra như gà (phải do bồ câu bố mẹ đúc).
Nên bác canh ngày trứng sắp nở và đổi những trứng mà bồ câu khác mới đẻ và đã ấp trứng được khoảng vài ngày cho nó ấp (Bác có thể chọn những cặp bồ câu nào ấp tốt để cho nó ấp những trứng sắp nở ) và sau khi nở bồ câu bố mẹ đó sẽ nuôi con luôn.

Làm theo cách này sẽ có thể giảm khả năng bồ câu đạp trứng bể hoặc ỉa vào tổ làm trứng hư .... và đồng thời cải thiện được năng suất cho bồ câu của đàn bồ câu nhà bạn
Tuy nhiên cách này thường áp dụng cho nhưng trang trại nuôi vài trăm cặp trở lên và nhưng chổ bồ câu kiểng
Còn nuôi vài chục cặp ko nên dùng cách này do tiền điện .... và vì số lượng ít nên bạn có thể kiểm tra thường xuyên bồ câu được nên nếu chăm sóc kỹ thì sẽ không ảnh hưởng gì nhiều về năng suất nên không cần thiết phải ấp bằng máy ấp trứng .
 
Last edited by a moderator:
Mua bồ câu giống

Mình cũng đang định mua bồ câu giống về nuôi thử khoảng 10 cặp. Cho mình hỏi bồ câu ra ràng mua về đẻ liền thì bn tiền/cặp.thông tthường thì bc từ khi sinh ra đến mấy tháng thì đẻ dc?LH 0909 159 685 gặp Sa. Cảm ơn nhiều.
 
Cho mình hỏi bồ câu ra ràng mua về đẻ liền thì bn tiền/cặp.
Bồ câu ra ràng thì sao đẻ liền được bác? :D
Nếu bác muốn mua bồ câu giống về đẻ liền thì bác tìm bên mua và bán có nhiều người bán bồ câu sẽ cho giá cụ thể.
thông tthường thì bc từ khi sinh ra đến mấy tháng thì đẻ dc?
Thông thường từ lúc sinh ra thì khoảng từ 4,5 tháng đến 6 tháng là nó sẽ đẻ được rùi bác.
 
chào bác bocaungocdien. e nge danh bác đã lâu và rất hâm mộ về tài thao lược của bác. em dang có dự dịnh nuôi bo cau để học hỏi bác. và e cũng dang xây chuồng rùi. dt của e là 6*20m
theo bác e có thể nuoi dc bao nhieu chim bố mẹ. và bác vui lòng cho e giá chim biết tự ăn hiện giờ là bao nhiêu ko ah. cám on bác
 
Nuoi bo cau phap

cho em hoi ae nào nuôi BC phap hay BC lai phap thi dat hieu qua kt cao hon , co bác nào biết chỉ giùm em voi
 


Back
Top