nuoi bồ câu pháp nhu thế này có đạt ko

  • Thread starter tamnong
  • Ngày gửi
Gần đây, phóng viên đến thăm trại chăn nuôi của chị Diệp Thanh Phương, "Vua nuôi chim bồ câu" ở thôn Đông Vương Diên, thành phố Giao Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đứng trong khuôn viên rộng thênh thang, nhưng phóng viên không nhìn thấy một con chim bồ câu nào.

Trong lúc phóng viên còn đang ngỡ ngàng , chị Phương cười vui vẻ "Khoe" rằng: "Chim bồ câu nhà tôi từ nhỏ đến lớn đều ở trong nhà kính".

Vừa nói chuyện, chị Phương vừa đưa phóng viên đến thăm nhà kính nuôi chim của mình, chỉ thấy trong trại những ổ chim được xếp thành từng hàng ngay ngắn, những chú chim bồ câu trắng muốt hay màu ghi, màu đen đang đi lại trên sàn nhà, có chú đậu trên giá. Chị Phương cho phóng viên biết, nuôi chim trong trại có rất nhiều tiện lợi, không những thời gian có ánh nắng dài, mà còn có thể lợi dụng tia tử ngoại để diệt khuẩn, vừa tiết kiệm được khoản tiền phòng dịch, mà còn giảm bớt được dịch bệnh. Buổi đêm trong thời gian lạnh nhất của mùa đông, nhiệt độ trong trại vẫn có thể duy trì được 6-7 độ C, buổi trưa lên đến 15-16 độ C, thông qua khống chế nhiệt độ đã rút ngắn được thời gian thay lông của chim, giảm được rất nhiều tỷ lệ tử vong của chim.

Năm 1999, chị Phương đầu tư 6 nghìn Nhân dân tệ mua 120 đôi chim bồ câu giống, bắt đầu nuôi thả trong vườn nhà. Lúc đầu, chị không có kinh nghiệm về nuôi chim bồ câu, chị đặt mua nhiều loại sách báo, như: "Kỹ thuật nuôi chim bồ câu thịt", "Kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho chim bồ câu", chị vừa học vừa nuôi. Quy mô chăn nuôi từ lúc đầu 120 đôi, mở rộng đến gần 800 con.

Từ sự gợi ý qua kỹ thuật nuôi gà trong trại, năm 2004, chị Phương đầu tư 200 nghìn Nhân dân tệ nhận khoán đất mở trại chăn nuôi, đồng thời xây dựng một nhà kính với diện tích một mẫu đất để nuôi chim bồ câu, bắt đầu nuôi bồ câu thí điểm trong trại. Trong 7 năm qua, chị Phương vừa mò mẫm, vừa tổng kết và cải tiến từ chế biến thức ăn cho đến vệ sinh, phòng dịch bệnh và tiêu thụ, chị đã nắm được một cách thành thạo kỹ thuật nuôi chim bồ câu trong trại, như: Pha chế thức ăn, bảo vệ sức khỏe cho chim bồ câu giống, ấp theo phương pháp khoa học cũng như khử trùng và phòng chống dịch bệnh ... Thu nhập mỗi năm một tăng. Hiện nay, quy mô chăn nuôi ngày một lớn, trong trại chăn nuôi rộng một mẫu, chị đã nuôi 2500 đôi chim bồ câu giống.

Nói đến thói quen của chim bồ câu, chị cho phóng viên biết: "Khi ấp và nuôi chim con, chim đực và chim cái luân phiên nhau, từ 9 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều là công việc của chim đực, những thời gian khác thì chim cái phải đảm nhiệm". Do bình thường trong khi chăn nuôi chị Phương chú ý quan sát những thói quen sinh hoạt của chim bồ câu, nên chị chia chim ra làm hai loại, là chim đẻ trứng và chim nuôi con, những con đẻ trứng với sản lượng cao, nhưng lại thiếu trách nhiệm trong khi ấp thì chỉ phụ trách đẻ trứng, còn có những con thì chỉ phụ trách ấp và nuôi con, như vậy vừa nâng cao tỷ lệ đẻ trứng, lại nâng cao tỷ lệ trứng nở. Chị Phương vui vẻ cho phóng viên biết: "Cứ tính một đôi chim giống, một năm ấp được 20 con chim con, một con thu nhập ròng là 4 Nhân dân tệ, thì trại chăn nuôi trên diện tích một mẫu này một năm có thể sản sinh 50 nghìn con chim con, thu nhập lên đến hơn 200 nghìn Nhân dân tệ, it́ nhất thu nhập tăng gấp 3 lần so với nuôi thả. Ước tính, mỗi tháng một đôi chim giống có thể ấp được một đôi chim con, mà chỉ trong 24-26 ngày là chim con có thể nặng được 500 gam, như vậy, mỗi tháng đều bán được một đợt. Chim giống thường là nuôi từ 4 đến 5 năm, khi chim già vẫn có thể bán được, bán chim giống đã nuôi 6 tháng còn kiếm thêm được một khoản tiền.

Hiện nay, chị Phương đã đăng ký thành lập Trung tâm Gây giống Chim bồ câu thịt Giống tốt, đồng thời còn tổ chức những hộ nuôi chim bồ câu cùng liên kết tiêu thụ, chỉ riêng việc làm này của chị đã dẫn dắt hơn 30 gia đình lân cận nhanh chóng đi lên con đường khá giả.
Lời lưu ký
 


Nói tới công nghệ chăn nuôi Bồ Câu thì ta phải học theo TQ, nó có kỹ thuật tiên tiến hơn nhiều lần VN, Số lượng nuôi thì phải tình bằng Ngìn và Vạn đôi, đặc biệt là năng suất thì cao vượt trôi 30ngày 1 lứa .
Các bác có tg thì tìm hiểu mô hình, kỹ thuật của TQ xem áp dụng thực tế tại VN được thì sẽ nhanh thành công .
Agriviet.Com-260571510_349913481.jpg
 
Bồ câu nuôi công nghiệp!

Hiện tại thì trong nước cũng có nhiều trại nuôi bồ câu công nghiệp quy mô không thua gì bên trung quốc như trại Ngọc Điền tại Củ Chỉ...Nhưng phương án nuôi trong lồng kính như bài đưa thì đúng là phương án hay đó chứ mọi người,trong nước ta hiện chưa ai thử đầu từ theo phương án này,mong sớm có một trại như thế để mọi người chăn nuôi trong nước được học hỏi!
 
Bồ câu nuôi công nghiệp!

Hiện tại thì trong nước cũng có nhiều trại nuôi bồ câu công nghiệp quy mô không thua gì bên trung quốc như trại Ngọc Điền tại Củ Chỉ...Nhưng phương án nuôi trong lồng kính như bài đưa thì đúng là phương án hay đó chứ mọi người,trong nước ta hiện chưa ai thử đầu từ theo phương án này,mong sớm có một trại như thế để mọi người chăn nuôi trong nước được học hỏi!
Nuôi trong nhà kính như nuôi gà trong nhà lạnh của mình đó, có gì xa lạ lắm đâu.
Ở TQ mùa đông có thể ấm vài chục độ, mùa hè nhiều khi hơn 40 độ, ở mình mà xuống đến 0 độ thì chim ấp có tốt ko. Họ làm nhà kính (nhà lạnh ở mình) thì trong nhà lúc rét nhất cũng dc 5-6 độ, mùa hè thì nhiệt độ giảm hơn ngoài trời khoảng 10 độ. Nói chung là như bên Mỹ hay châu âu (nơi có tuyết) mùa đông ngoài trời băng giá nhưng họ vẫn trồng được rau, củ vì họ trồng trong nhà kính..........
Nói tới công nghệ chăn nuôi Bồ Câu thì ta phải học theo TQ, nó có kỹ thuật tiên tiến hơn nhiều lần VN, Số lượng nuôi thì phải tình bằng Ngìn và Vạn đôi, đặc biệt là năng suất thì cao vượt trôi 30ngày 1 lứa .
Các bác có tg thì tìm hiểu mô hình, kỹ thuật của TQ xem áp dụng thực tế tại VN được thì sẽ nhanh thành công .
Agriviet.Com-260571510_349913481.jpg
Trong ảnh này ko thấy giữa tầng 2-3 không có khay hóng phân nhỉ, hay là đây là chim hậu bị nên nó ị nên đầu nhau cũng ko sao.
 
em chua tuong ruong duoc ra cach lam ntn..... the no van nuoi trong long ha
 
em chua tuong ruong duoc ra cach lam ntn..... the no van nuoi trong long ha
Hi, cũng giống như lồng của bạn đang nuôi đó. Chỉ có điều là trại của nó để chứa lồng nó không giống như trại hở (trại của bạn) ở mình thôi.
Trại lạnh là trại kín hoàn toàn, cuối trại có quạt hút gió để không khí lưu thông, đầu trại có giàn lạnh hoặc giàn nóng tùy theo mùa để điều khiển nhiệt độ trong trại.
Nuôi gà lạnh thì tỷ lệ hao hụt khoảng 5% sẽ thấp hơn khi nuôi ở trại hở, ít dịch bệnh hơn do nhiệt độ không thay đổi đột ngột như trại hở.
 
Vậy thì chi phí đầu vào sẽ tăng nhiều nhỉ?
E thấy trên toppic ghi là nuôi trong nhà kính mà...thấy tò mò..nếu giống nhà lạnh thì làm sao ánh nắng vào được...
Em đang nghĩ giả dụ như mình sẽ làm nhà kính và mình sẽ trồng cây xanh bên trong đó làm điều hòa nhiệt độ...k biết có ổn không?
 

Vậy thì chi phí đầu vào sẽ tăng nhiều nhỉ?
E thấy trên toppic ghi là nuôi trong nhà kính mà...thấy tò mò..nếu giống nhà lạnh thì làm sao ánh nắng vào được...
Em đang nghĩ giả dụ như mình sẽ làm nhà kính và mình sẽ trồng cây xanh bên trong đó làm điều hòa nhiệt độ...k biết có ổn không?
Trên vẫn có mái tre, cửa sổ thì bằng kính thì vẫn đủ sáng cho chim, còn trồng cây thì bên trên ko lợp tôn mà là nhựa trong suốt để lấy ánh sáng.
Ý tưởng làm nhà kính, trồng cây rồi nuôi chim trong đó của bạn rất hay, nhưng bạn hãy tưởng tượng xem phải rộng như thế nào để có thể trồng đủ cây để khử co2, tạo o2 cho chim sống bình thường. Chắc là phải bằng 1 cái sân bóng đá thì mới đủ để trồng số cây cho 100 đôi chim và nhà phải cao bao nhiêu cho cây khỏi đội nhà mọc lên trên. Liệu chi phí đó có rẻ hơn là quạt hút và tiền điện hàng tháng không.
 


Back
Top