Nuôi cá Rô phi đơn tính!!! Help

Hiện e đang định ngăn đôi cái ao, để 6000m2 nuôi cá rô phi đơn tính. Vậy ACE nào trong gđ Agri đã nuôi cho em hỏi:
1. Nuôi loại này có được hok? ưu nhược điểm?
2. Nên nuôi loại nào trong mấy loại hiện nay ( Vằn, Gif, Đường Nghiệp..)
3. Cơ sở giống nào cho giống tốt ở khu vực quanh Hà Nội?
Thansks all.
 


Hiện nay ở nhiều địa phương đang nuôi phổ biến hai loại cá rô phi: rô phi đen giống cũ (tên khoa học là oreochromis mossambicus) và rô phi vằn giống mới đưa từ miền nam ra miền Bắc năm 1977 (tên khoa học là oreochromis niloticus). Hình dạng hai loài cá khá giống nhau. Riêng rô phi giống mới thường có kích thước lớn hơn, ở ngang thân có 6 – 8 vạch và khi cá lớn ở mép vây có viền màu đỏ sặc sỡ. Cả hai loài cá rô phi đều ăn tạp,sinh sản tự nhiên, có thể nuôi đơn hoặc nuôi kép cũng với những loài cá khác trong ao hồ. Nhược điểm chịu yếu kém của cá rô phi dần dần được khắc phục theo mức độ thuần hóa nên mấy năm gần đây ở các tỉnh đồng bằng và ven biển ít có hiện tượng cá rô phi bị chết rét hàng loạt.
Sự sai khác về đặc điểm sinh vật học giữa hai loại này đang được những người nuôi cá lưu tâm. Cá rô phi đem giống cũ cỡ lớn nhất chỉ đạt 1,7-2 kg/con, sinh sản tự nhiên rất nhanh và nhiều (có thể đẻ 10 lần/con ). Chính vì thế rất khó khống chế mật độ nuôi rô phi loại này trong ao. Mật độ cá cao và cung cấp thức ăn không đủ trong ao đã làm cho cá chậm lớn, cỡ cá nhỏ, năng suất thấp và giá trị thương phẩm thấp. Còn cá rô phi vằn giống mới cỡ lớn nhất đạt 4-5 kg/con, lớn nhanh cả trong giai đoạn sinh sản. Nói chung cá rô phi vằn lớn gấp hai lần cá rô phi đen. Mặt khác, vì cá rô phi vằn có nhịp điệu và sức sinh sản thấp hơn nhiều so với giống cũ nên người nuơi có thể chủ động về mật dộ nuôi; cá không bị cạnh tranh thức ăn một cách gay gắt.

Không nên nuôi cùng lúc 2 loại rophi đen và vằn trên. Nếu nuôi lẫn hai loại rô phi trong cùng một ao tất yếu sẽ dẫn đến lai hỗn hợp tự nhiên, không thể kiểm soát nổi: cá lai tạp như thế không thể hiện ưu thế lai một cách rõ rệt và ít lâu sau lại trở lại những đặc tính của giống cũ; cá rô phi đen sẽ phát triển lấn át và chiếm ưu thế .

Bạn còn có thể chọn cá lai ở thế hệ thứ nhất (f1) của hai loại cá rô phi này để nuôi thành cá thịt (khi cá đực và cá cái đều thuần chủng, rô phi lai có khả năng tăng trọng gần gấp đôi giống cũ ). Một điều lý thú là khi lai giữa cá đực cá rô phi đen giống cũ vói cá cái rô phi vằn còn làm chuyển dịch giới tính ở cá lai: 70 – 80% cá lai sinh ra là cá đực (nhờ thế bạn có thể dễ dàng lựa chọn cá đực để nuôi riêng, nhanh có cá thịt đạt qui cỡ lớn). Ngược lại, nếu lai cá rô phi đen với cá đực rô phi vằn chỉ thu được 27 – 32% con lai là cá đực

Sưu tầm giúp bạn!
 
@kutyhn: Chào bạn, hiện tại khu vực quanh Hà Nội có Vĩnh Phúc, Phú Thọ cung cấp cá rô phi đơn tính và rô phi Đường Nghiệp mà hợp tác xã mình thường lấy, đã nuôi 2 năm nay và hiệu quả kinh tế cao.

Bạn có thể xem qua bài viết của mình: kỹ thuật nuôi cá rô phi Đường Nghiệp

Chỗ mình đã nuôi cá rô phi thương phẩm thành công và nuôi quanh năm, nếu bạn cần tư vấn kỹ thuật thì post tại đây hoặc email mình tư vấn kỹ thuật nuôi thực tế (nhiều cái trên mạng không chỉ những thủ thuật và phòng trị bệnh đâu). Loại rô phi đường nghiệp thì nó hấp thụ thức ăn tới 70% lận, nên lớn rất nhanh, thậm chí bằm rau muống nhỏ ra cho nó ăn 2 lần/tuần nó cũng xử đẹp. Và thêm nữa nó chịu được sốc nước, sốc bùn (như vụ lũ vừa qua ở mình nhiều cá chết do sặc bùn, riêng 5 lồng rô phi không chết dù chỉ 1 con).

Chúc bạn thành công!
 
Last edited:
Chào a Quang Húc. E đang có cái ao >1ha. E định ngăn đôi ( có gân bờ sẵn chỉ việc xây tường) 1 phần e nuôi cá truyền thống phần còn lại tầm 5000m2 sâu 3m e tính nuôi rô phi Đường Nghiệp. A cho em hỏi nuôi mật độ thế nào? Chỗ e có thức ăn của Lái Thiêu Vs Con cò thì dùng cái nào? Nuôi chính xác thì bao nhiêu tháng đc xuất và trọng lượng bình quân khi thu là bao nhiêu ạ? Phòng tránh những bệnh gì? Có đôi điều e mún biết trc như thế để hạch toán thử a ạ. E cảm ơn anh!
 
rô phi đơn tính người ta nuôi nhiều và nuôi lâu rùi,nuôi loại này tôi thấy hay đấy,thịt nó rất ngon,bán lại được giá nuôi nhanh lớn...
 
Chào a Quang Húc. E đang có cái ao >1ha. E định ngăn đôi ( có gân bờ sẵn chỉ việc xây tường) 1 phần e nuôi cá truyền thống phần còn lại tầm 5000m2 sâu 3m e tính nuôi rô phi Đường Nghiệp. A cho em hỏi nuôi mật độ thế nào? Chỗ e có thức ăn của Lái Thiêu Vs Con cò thì dùng cái nào? Nuôi chính xác thì bao nhiêu tháng đc xuất và trọng lượng bình quân khi thu là bao nhiêu ạ? Phòng tránh những bệnh gì? Có đôi điều e mún biết trc như thế để hạch toán thử a ạ. E cảm ơn anh!
@kutyhn: Mình đã viết riêng 1 bài chuyên về vấn đề này rồi, bạn có thể ghé thăm website của hợp tác xã Quang Húc xem nhé: Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp
 

@kutyhn: Mình đã viết riêng 1 bài chuyên về vấn đề này rồi, bạn có thể ghé thăm website của hợp tác xã Quang Húc xem nhé: Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp
ngày trước đi tập huấn cho nông dân mình có viết 1 bài về nuôi cá rô phi thâm canh. bài này của bác HTX Quang Húc giống của mình đến 99%. không biết bác viết hay lấy ở đâu nhưng nếu chỉ tư vấn cho người nuôi có thế thì chưa được đâu ạ. khi nuôi con cá rô phi mà mật độ, thức ăn, môi trường, tỉ lệ ghép,,,mà làm theo bài này thì lỗ chắc. kính mong các bác xem lại, sao cho thực tế một chút. thân
 
ngày trước đi tập huấn cho nông dân mình có viết 1 bài về nuôi cá rô phi thâm canh. bài này của bác HTX Quang Húc giống của mình đến 99%. không biết bác viết hay lấy ở đâu nhưng nếu chỉ tư vấn cho người nuôi có thế thì chưa được đâu ạ. khi nuôi con cá rô phi mà mật độ, thức ăn, môi trường, tỉ lệ ghép,,,mà làm theo bài này thì lỗ chắc. kính mong các bác xem lại, sao cho thực tế một chút. thân
@thuysanvp: Xin trả lời bạn như sau:
1. Bạn nói mình copy bài của bạn giống 99% thì xin bạn xem lại, nguồn của bạn như thế nào, vì: kỹ thuật thì sách tập huấn cho bà con nông dân thì đa phần lối hành văn là giống nhau. Còn về kỹ thuật thì rút từ kinh nghiệm thực tế của mỗi địa phương mà đưa ra cách xử lý khác nhau.
2. Mật độ thả nuôi bạn nói sẽ lỗ chắc: không hiểu bạn nuôi rô phi loại gì? cho ăn ra sao? hay bạn chỉ dựa vào sách vở để phán? nhưng trong bài viết Kỹ thuật nuôi cá rô phi Đường Nghiệp mình đã viết dựa hoàn toàn và kinh nghiệm và thực tế của địa phương. Trong diễn đàn AgriViet cũng đã có các bạn tới thăm mô hình nuôi này ở Hợp Tác Xã Quang Húc, hoàn toàn tai nghe mắt thấy, chứ không phán suông đâu.

Vì vậy, bạn @thuysanvp nên xem lại cách nuôi rô phi đơn tính Đường Nghiệp tại địa phương mình để sao cho hiệu quả nhất, tận dụng tối đa diện tích và nguồn thức ăn.
Thân!
 
@thuysanvp: Xin trả lời bạn như sau:
1. Bạn nói mình copy bài của bạn giống 99% thì xin bạn xem lại, nguồn của bạn như thế nào, vì: kỹ thuật thì sách tập huấn cho bà con nông dân thì đa phần lối hành văn là giống nhau. Còn về kỹ thuật thì rút từ kinh nghiệm thực tế của mỗi địa phương mà đưa ra cách xử lý khác nhau.
2. Mật độ thả nuôi bạn nói sẽ lỗ chắc: không hiểu bạn nuôi rô phi loại gì? cho ăn ra sao? hay bạn chỉ dựa vào sách vở để phán? nhưng trong bài viết Kỹ thuật nuôi cá rô phi Đường Nghiệp mình đã viết dựa hoàn toàn và kinh nghiệm và thực tế của địa phương. Trong diễn đàn AgriViet cũng đã có các bạn tới thăm mô hình nuôi này ở Hợp Tác Xã Quang Húc, hoàn toàn tai nghe mắt thấy, chứ không phán suông đâu.

Vì vậy, bạn @thuysanvp nên xem lại cách nuôi rô phi đơn tính Đường Nghiệp tại địa phương mình để sao cho hiệu quả nhất, tận dụng tối đa diện tích và nguồn thức ăn.
Thân!
mình đã nuôi rô đường nghiệp từ năm 2010. trong bài viết của bạn mình sẽ góp ý vài điểm như sau:
1. Về gây màu nước: bây giờ chả ai còn đi gây màu nước cho ao nuôi cá thịt nữa đâu, có điều theo lý thuyết thì phải cho vào thôi.
2. Về cỡ giống: tùy vào thời điểm thả giống mình mua đc cỡ nào là tốt thì thả. 200-300con hay 600-700con/kg cũng đc. nếu khoảng 650 con/kg sau 1 tháng đạt từ 16-20 con/kg là đc.
3. Về cá thả ghép: bác nên đưa vào mật độ thả ghép cụ thể chứ 5-10% thì ai biết là đâu. Đôi khi nuôi rô phi tiền lãi lại đến chủ yếu từ trắm và chép chứ rô lại chả đc mấy. nếu chép mà cứ thả cũng cỡ mới rô, trắm 5-6con/kg thì đến lúc bán rô lại để chép, trắm ở lại nuôi tiếp (bác nên viết rõ cỡ giống thả ghép).
4. Về thức ăn: chỉ có cá trắm là cho ăn thêm cỏ còn lại dùng thức ăn công nghiệp hoàn toàn. không ai kết hợp với thức ăn chế biến nữa. nếu có phân gia súc gia cầm thì cố gắng trong khoảng 2 tháng đầu (lúc đầu cá vẫn ăn thức ăn tự nhiên, rất đỡ tốn cám, tháng đầu nếu có phân hệ số thức ăn chỉ khoảng 0,55-0,6), còn sau đó phải cắt ngay nếu ko kiểu gì cũng sẽ bị bệnh.
- về thức ăn công nghiệp: bác nên ghi rõ vài loại để người ta còn chọn, cả độ đạm trong quá trình nuôi nữa (phải từ 42%-27,26%; chứ giai đoạn đầu mà nuôi 30% thì lớn thế nào đc).
- bây giờ ở đâu cũng có nhiều loại thức ăn chứ ko chỉ có lái thiêu và con cò(thoải mái cho bác Kutyhn chọn). vấn đề là đa số đều ko có vốn đầu tư nên phải lấy của một hãng để gối nợ (và vì quen biết nữa). nhưng chả có hãng nào là tốt hết cả: Cargill vẫn có cám miền nam và miền bắc chất lượng khác nhau,cám rô phi và điêu hồng khác nhau; ABC và Lái thiêu thì cùng một công nghệ, kích cỡ viên ko đa dạng; Con cò thì có những mã viên rất to (to hơn cả ABC) ko phù hợp với kích cỡ cá....
- ngay như ở Quang Húc các bác vừa rồi nếu Anh Lâm bên Minh Hiếu mà ko cho đồng chí Đăng nợ đến hơn 1 tỷ thì chắc ji đã bán được cám ở đó, cả CJ cũng thế .
- theo mình đã nuôi cám thì nên hạch toán cho kỹ về hiệu quả cuối cùng chứ ko nói suông được.
- ngay cả hệ số mà bác ghi từ 1-1,3 là em bái phục. kể cả có phân vào thì cũng chả ông nào dám khẳng định là nuôi hệ số đạt 1 cả.
5. về mật độ: nếu muốn đạt hiệu quả và chủ động được đầu ra thì chỉ nên nuôi từ 1-1,5con/m2. nếu nuôi từ 2-3 con thì kể cả có quạt nước cũng ko hiệu quả. Hải dương bây giờ chủ yếu 1 con thôi ạ.
Nhìn chung hiện nay các ao nuôi cám đều rất nhanh ô nhiễm nên điều quan trọng là phải xử lý môi trường (nước và đáy) định kỳ, kết hợp với quạt nước thường xuyên thì cá sẽ lớn nhanh hơn, ít bệnh. từ tháng thứ 3 trở đi nên bật quạt nước 4-5h/đêm.
- Năm 2010 và 2011 mình nuôi cám Cargill nhưng lúc đó còn bán được giá cao (trên 40). năm nay chuyển sang hoàn toàn Dehues vẫn ok mà rẻ hơn. sau 4,5 tháng cá đạt trung bình 700g, bán được 34.000đ/kg. Một số hộ nuôi đến 6 tháng đạt 8,5-9 lạng/con nhưng chỉ bán được 36000đ, trong khi hệ số thức ăn lên đến 1,5- 1,6, tính ra lại ko hiệu quả.
- Nếu các bác có điều kiện thì nên thay đổi một vài loại cám trong quá trình nuôi: cám cá giống có thể nuôi của Cargill, Ngọc long; cá thịt nuôi của CJ, Dehues, Lái thiêu,,,đều được. quan trọng là ổn định được môi trường thì cá sẽ lớn nhanh,ít bệnh.
một vài ý kiến của mình.thân
 
Vậy e kính nhờ các bác hướng dẫn e cách thả ghép con rô phi vs các loài cá khác trong điều kiện nuôi trong ao đất. E xin chân thành cảm ơn!!!
Thanks bác thuysanvp. E xuất thân học ngoại ngữ, học xong làm nvkd cám cty EH Bắc Ninh. Và giờ rút về làm trại, e cũng muốn thiên về con thủy sản. CŨng chưa đi đâu học hỏi đc nhiều. Toàn tham khảo trên mạng là chính. Do là dân ngoại đạo vào nghề nên cũng rất chân thành cảm ơn ý kiến của các bác. Ao e định nuôi rộng 6500m2, vậy e thả 6k5 con giống và thả ghép trắm vs chép như thế nào ạ??? Cỡ cá em muốn thả là trôi 1kg/3c trắm 0,7->1kg/ con( e nuôi giống đc) Thanks các bác.
 
mình đã nuôi rô đường nghiệp từ năm 2010. trong bài viết của bạn mình sẽ góp ý vài điểm như sau:
1. Về gây màu nước: bây giờ chả ai còn đi gây màu nước cho ao nuôi cá thịt nữa đâu, có điều theo lý thuyết thì phải cho vào thôi.
2. Về cỡ giống: tùy vào thời điểm thả giống mình mua đc cỡ nào là tốt thì thả. 200-300con hay 600-700con/kg cũng đc. nếu khoảng 650 con/kg sau 1 tháng đạt từ 16-20 con/kg là đc.
3. Về cá thả ghép: bác nên đưa vào mật độ thả ghép cụ thể chứ 5-10% thì ai biết là đâu. Đôi khi nuôi rô phi tiền lãi lại đến chủ yếu từ trắm và chép chứ rô lại chả đc mấy. nếu chép mà cứ thả cũng cỡ mới rô, trắm 5-6con/kg thì đến lúc bán rô lại để chép, trắm ở lại nuôi tiếp (bác nên viết rõ cỡ giống thả ghép).
4. Về thức ăn: chỉ có cá trắm là cho ăn thêm cỏ còn lại dùng thức ăn công nghiệp hoàn toàn. không ai kết hợp với thức ăn chế biến nữa. nếu có phân gia súc gia cầm thì cố gắng trong khoảng 2 tháng đầu (lúc đầu cá vẫn ăn thức ăn tự nhiên, rất đỡ tốn cám, tháng đầu nếu có phân hệ số thức ăn chỉ khoảng 0,55-0,6), còn sau đó phải cắt ngay nếu ko kiểu gì cũng sẽ bị bệnh.
- về thức ăn công nghiệp: bác nên ghi rõ vài loại để người ta còn chọn, cả độ đạm trong quá trình nuôi nữa (phải từ 42%-27,26%; chứ giai đoạn đầu mà nuôi 30% thì lớn thế nào đc).
- bây giờ ở đâu cũng có nhiều loại thức ăn chứ ko chỉ có lái thiêu và con cò(thoải mái cho bác Kutyhn chọn). vấn đề là đa số đều ko có vốn đầu tư nên phải lấy của một hãng để gối nợ (và vì quen biết nữa). nhưng chả có hãng nào là tốt hết cả: Cargill vẫn có cám miền nam và miền bắc chất lượng khác nhau,cám rô phi và điêu hồng khác nhau; ABC và Lái thiêu thì cùng một công nghệ, kích cỡ viên ko đa dạng; Con cò thì có những mã viên rất to (to hơn cả ABC) ko phù hợp với kích cỡ cá....
- ngay như ở Quang Húc các bác vừa rồi nếu Anh Lâm bên Minh Hiếu mà ko cho đồng chí Đăng nợ đến hơn 1 tỷ thì chắc ji đã bán được cám ở đó, cả CJ cũng thế .
- theo mình đã nuôi cám thì nên hạch toán cho kỹ về hiệu quả cuối cùng chứ ko nói suông được.
- ngay cả hệ số mà bác ghi từ 1-1,3 là em bái phục. kể cả có phân vào thì cũng chả ông nào dám khẳng định là nuôi hệ số đạt 1 cả.
5. về mật độ: nếu muốn đạt hiệu quả và chủ động được đầu ra thì chỉ nên nuôi từ 1-1,5con/m2. nếu nuôi từ 2-3 con thì kể cả có quạt nước cũng ko hiệu quả. Hải dương bây giờ chủ yếu 1 con thôi ạ.
Nhìn chung hiện nay các ao nuôi cám đều rất nhanh ô nhiễm nên điều quan trọng là phải xử lý môi trường (nước và đáy) định kỳ, kết hợp với quạt nước thường xuyên thì cá sẽ lớn nhanh hơn, ít bệnh. từ tháng thứ 3 trở đi nên bật quạt nước 4-5h/đêm.
- Năm 2010 và 2011 mình nuôi cám Cargill nhưng lúc đó còn bán được giá cao (trên 40). năm nay chuyển sang hoàn toàn Dehues vẫn ok mà rẻ hơn. sau 4,5 tháng cá đạt trung bình 700g, bán được 34.000đ/kg. Một số hộ nuôi đến 6 tháng đạt 8,5-9 lạng/con nhưng chỉ bán được 36000đ, trong khi hệ số thức ăn lên đến 1,5- 1,6, tính ra lại ko hiệu quả.
- Nếu các bác có điều kiện thì nên thay đổi một vài loại cám trong quá trình nuôi: cám cá giống có thể nuôi của Cargill, Ngọc long; cá thịt nuôi của CJ, Dehues, Lái thiêu,,,đều được. quan trọng là ổn định được môi trường thì cá sẽ lớn nhanh,ít bệnh.
một vài ý kiến của mình.thân

@thuysanvp: cám ơn bác đã chia sẻ thêm về kinh nghiệm nơi bác nuôi trồng, nếu có thời gian bác viết một bài để update tình hình hiện tại ở địa phương chỗ bác cho bà con nông dân được biết thêm nhé.
- Về kỹ thuật thì em không dám bàn thêm nữa, vì em đi sau bác tới 2 năm nuôi, nên không dám "múa rìu qua mắt thợ" :). Bài viết của em chỉ là chia sẻ thực tế địa phương chỗ em, có thể là lạc hậu so với chỗ bác chăng?
- Quan điểm của em là không nói xấu hay lôi đời sống riêng tư của ai lên đây, nên bác cũng không cần đưa thông tin của cá nhân nợ cám (ở đây là thành viên htx), vì họ nợ là quyền của họ, và không phải tất cả mọi người trong htx bên em đều đi nợ đâu. Bác làm vậy chẳng khác nào đang bôi nhọ và đấu đá với em trên diễn đàn. Mục tiêu cuối cùng của các bạn tham gia vào diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, nếu kinh nghiệm đó lỗi thời ở chỗ bác mà vẫn hiệu quả chỗ em thì mọi người có thể xem xét và học hỏi nơi nào họ muốn.

@kutyhn: như bác thấy đấy, 1 vấn đề nhưng rất nhiều ý kiến, để có được kinh nghiệm thì có lẽ phải mất một vài thứ ban đầu, nên bác chịu khó tới trực tiếp liên hệ tới tận nơi nuôi cá như ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương ... tham quan và tìm tòi thêm, từ đó rút ra được bài học riêng cho mình, địa phương mình.

Thanks!
 
Các bác cho em hỏi. nếu tự làm thức ăn công nghiệp cho cá thì có hiệu quả không. Em đang tính nuôi ao khoảng 2.000 m2. Đã ai nuôi cá rô phi mà tự làm thức ăn dạng viên từ máy ép viên dạng nổi với thành phần dễ mua tại địa phương như cám gạo, ngô, bột cá ?
 
Nếu bác nhắm tìm được nguồn thức ăn: bột cá, đầu cá, các loại đậu, ngô, khoai sắn... phối hợp, và quan trọng nhất là công sức nữa, làm ít còn được, làm nhiều nản lắm, bên em giờ chỉ có thỉnh thoảng có nguyên liệu thì xay tươi luôn cho cá trê, cá lăng ăn liền thôi. Chứ hầu hết là ăn cám công nghiệp là chính. :)
 
Mình định nuôi khoảng 2.000 m2 nên theo bạn tự làm hay cho ăn cám công nghiệp. Vì mình thấy nuôi cám công nghiệp phụ thuộc nhiều và giá thức ăn.
Em nghĩ bác làm cả 2:
- Vẫn có máy xay ép cám, tận dụng tối đa được nguồn thức ăn tự chế, phơi khô được và bảo quản là tốt nhất (mà miền Bắc thì đang rét lắm), cho ăn dần, không trộn vitamin gì vào đây nhé bác, khi nào cho ăn thì trộn sau.
- Khi nguồn thức ăn tự chế giá thành cao hoặc khó kiếm thì lại quay ra dùng cám viên nổi.
 
Bạn cho mình hỏi sau lại khonong trộn Vitamin ngay từ lúc đầu. Nếu khi khi cho ăn thì cách trộn như thế nào vì lúc đó thức ăn đã được ép rồi mà?
 
Bạn cho mình hỏi sau lại khonong trộn Vitamin ngay từ lúc đầu. Nếu khi khi cho ăn thì cách trộn như thế nào vì lúc đó thức ăn đã được ép rồi mà?
Vì một số Vitamin sẽ biến chất khi gặp nhiệt độ cao bác ạ, nên khi cho ăn thì bác trộn men vi sinh, kháng sinh hoặc Vitamin là tốt nhất.
 


Back
Top