NUÔI CÁ TRẤM CỎ BẰNG LỤC BÌNH

  • Thread starter dungcagion
  • Ngày gửi
D

dungcagion

Guest
Bèo Lục bình còn có nhiều tên khác như Bèo Lộc bình,Bèo Nhật Bản, Bèo Tây, Bèo Sen... Đây là loài thực vật thủy sinh có tên khoa học là Eichhornia crassipes, thuộc họ Bèo Tây (Pontederiaceae). Đây là loài bèo có xuất xứ từ Nam Mỹ và năm 1905 được đem vào trồng làm cảnh ở Hà Nội. Về sau đã lan rộng ra khắp nơi một cách nhanh chóng

Tốc độ tăng quá nhanh này dẫn đến tình trạng nếu không biết tận dụng thì chắc chắn bèo Lục bình sẽ trở thành mối nguy hại lớn. Bèo Lục bình có thể phủ kín ao hồ hoặc cả một khúc sông hay kênh mương. Nếu không trục vớt bớt đi thì bèo có thể kết thành mảng dày tới 1-1,5 m (!). Người ta có thể đi lại trên các mảng bèo này và mảng bèo có thể làm tắc dòng chảy của cả một khúc sông, làm cản trở giao thông đường thủy . Do tắc nghẽn sông ngòi mà gây ra ngập lụt, làm hư hại nghiêm trọng đến mùa màng của nông dân. Có khi bèo tràn hết vào ruộng mới cấy làm nông dân phải tốn công sức và tiền bạc để trục bỏ bèo và cấy lại lúa. Có nơi người dân cho biết chỉ 1/1000 lượng bèo theo nước lũ tràn vào ruộng lúa đã có thể làm mất trắng hàng trăm ha lúa (!). Khi mảng bèo quá dầy bèo sẽ chết thối, gây ô nhiễm nguồn nước và tạo ra mùi hôi rất khó chịu cho cả một vùng. Sự ô nhiễm này gây nên việc làm chết hết tôm cá và mọi nguồn thủy sản khác. Ngoài ra dưới mảng bèo dày đặc này là nơi trú ngụ lý tưởng của đàn chuột nước. Bèo Lục bình ngăn cản hoạt động của các trạm bơm nước tưới tiêu và làm nông dân phải tốn rất nhiều công sức để duy trì mặt nước cho máy bơm hoạt động. Rất nhiều khi bơm tắc chỉ vì mắc nghẹt bởi bèo.
Thành phần dinh dưỡng của bèo chẳng khác gì mấy so với các loại rau xanh. Cụ thể là trong bèo Lục bình tươi có chứa Nước - 92,6%, protein (đạm hữu cơ)- 2,9%, hydrat carbon (đường bột)- 0,9%, cellulose (chất xơ)- 22 %, khoáng tổng số- 1,4 %, trong đó calcium (Ca)- 40,8mg%, phosphor (P)- 0,8mg %, về vitamin có caroten (tiền vitaminA) 0,66mg% , vitamin C 20mg%

Bèo là thức ăn xanh chủ lực trong chăn nuôi lợn (heo ) ở quy mô gia đình .Với trâu bò, dê cừu, ngựa và gia cầm ...cũng có thể dùng bèo tươi làm thức ăn xanh bổ sung .Cá trấm cỏ có nguồn gốc từ Hắc Long Giang Trung Quốc mặt dù về địa lí cá trấm cỏ và lục bình cách xa nhau nhưng cũng có thể tập cho cá trấm ăn lục bình bằng cách tạo ra nhiều thế hệ ép cho chúng ăn lục binh để giải quyết nạn ô nhiễm do lục bình gây ra.Chuyện nầy chắc phải cần các nhà khoa học vào cuộc
 


Đây là một hướng mới nhung cũng cần có sự tìm hiểu vì khi nuôi đến khi thu hoạch thì bắt hơi khó đấy, lục bình nhiều cá sễ chui vào trong đó mà
 
Cá trắm cỏ hay cá trấm cỏ? Giống mới hay vẫn giống ở miền Bắc vân hay nuôi?
 
cá trắm này ăn rất nhiều loại thức ăn, nhưng không biết là cá sẽ ăn bộ phận nào trên cây bèo nhỉ? nhà mình cũng có ao cá, thả rất nhiều bèo ( lục bình) mà không hiểu cá ăn phần nào?
 
Phần nào ngon và dễ xơi thì chơi trước. Theo mình thì để cá đói đói rồi băm bèo, bỏ rễ rồi rải xuống ao cho cá ăn, ăn riết rồi ghiền thôi. Dẫu sao thì lục bình cũng ngọt và mềm hơn cỏ.
 
Last edited:
Có người gọi cá Trắm cỏ là: "Con Trâu nước" như thế có quá lắm không?

Cá trắm cỏ là một trong những loài cá nuôi phổ biến hiện nay. Lúc đầu, để phân biệt với cá trắm đen (chuyên ăn ốc, động vật đáy...) người ta gọi cá trắm cỏ là cá trám trắng (do vảy có màu sáng hơn). Nhưng rồi về sau do tính ăn đặc trưng của loài cá này mà người ta dễ dàng thống nhất gọi tên chúng là cá trắm cỏ. Khi cá này còn nhỏ (cỡ cá bột, cá hương) chúng ăn sinh vật phù du là chủ yếu, ngoài ra cá còn ăn thêm thức ăn tinh như cám, bột mì, bã đậu...

Khi cá lớn 8-12cm cá đã ăn được bèo tấm, bèo dâu, rau muống, lá sắn thái nhỏ và các lá cỏ non. Từ cỡ 12cm trở lên, cá ăn được các loại cỏ nước, rong, bèo và nhiều loại cỏ lá trên cạn; thức ăn của cá ngày một tăng (khoảng 15-20% khối lượng thân). Hệ số thức ăn của cá trắm cỏ là 38-40kg cỏ lá non hoặc 80-100 kg rong, cỏ nước các loại (tính theo số cỏ cá sử dụng hết).
Như nhiều người đã biết, Hồ Tây (Hà Nội) những năm trước đây mọc đầy rong, chỉ sau 2 năm thả cá trắm cỏ toàn bộ rong trong hồ đã được dọn sạch. Đầm Dưng (Vĩnh Phúc) cũng là một hồ lớn có diện tích hàng trăm hecta, đáy hồ có nhiều rong. Cơ sở quốc doanh Đầm Dung đã thuê canô để kéo cào phá rong, nhưng sau 3 tháng vẫn không có kết quả. Năm 1965 cơ sở đã thả xuống hồ 2000 cá trắm cỏ, cỡ 18-20cm. Sau 16 tháng (cá chỉ ăn rong của hồ) cá lớn bình quân 5kg/con, con lớn trội đạt 7kg! Trước đây mỗi năm Đầm Dưng chỉ thu được 20-25 tấn cá, đến năm ấy nhờ "được mùa cá trăm cỏ" đã thu được 40 tấn. Hồ Tuy Lai (Hoà Bình) cũng có tình trạng tương tự. Rong mọc thành từng lớp dày đặc, đến nỗi một chiếc thuyền gỗ trọng tải 3-5 tạ không thể nào đi lại được trên các ngách hồ. Chỉ sau 2 năm nuôi ghép cá trắm cỏ (thả cỡ cá 300 g/con) lượng rong trên hồ giảm hẳn, cá đạt bình quân 8-10 kg/con (mức tăng trọng 4-5 kg/con/năm). Khi nuôi trắm cỏ trong ao, cá ăn được tất cả các loại cây cỏ, trừ những cây đắng độc. Nói chung những loài cây cỏ mà trâu bò ăn thì cá trắm cỏ cũng ăn được. Vì tất cả những lẽ đó, người ta gọi cá trắm cỏ là "Con Trâu nước" cũng không ngoa.
(Nguồn: 30 câu hỏi đáp về nuôi cá ao nước ngọt / Phạm Văn Trang, Trần Văn Vỹ. - H. : Nông nghiệp, 2002. - 50 tr. ; 20.5 cm.- Đăng ký cá biệt: VB20031299)
 
Nói xấu bèo Tây thì đúng, nhưng khen thì sai. Bèo này là
bèo dở nhất trong các loại bèo để nuôi Heo. Nói về dinh
dưỡng thì nó kém nhất. Nói về thơm ngon ngọt thì nó cũng
dở nhất. Ai nói Bèo Tây ăn ngon hơn Cỏ?

Nói về chăn nuôi, thì phần Xanh của bèo Tây là ăn được,
nhưng rễ thì chỉ khi nào sắp chết đói, cá hay heo mới ăn
mà thôi.
 
Bèo Lục bình còn có nhiều tên khác như Bèo Lộc bình,Bèo Nhật Bản, Bèo Tây, Bèo Sen... Đây là loài thực vật thủy sinh có tên khoa học là Eichhornia crassipes, thuộc họ Bèo Tây (Pontederiaceae). Đây là loài bèo có xuất xứ từ Nam Mỹ và năm 1905 được đem vào trồng làm cảnh ở Hà Nội. Về sau đã lan rộng ra khắp nơi một cách nhanh chóng
Tốc độ tăng quá nhanh này dẫn đến tình trạng nếu không biết tận dụng thì chắc chắn bèo Lục bình sẽ trở thành mối nguy hại lớn. Bèo Lục bình có thể phủ kín ao hồ hoặc cả một khúc sông hay kênh mương. Nếu không trục vớt bớt đi thì bèo có thể kết thành mảng dày tới 1-1,5 m (!). Người ta có thể đi lại trên các mảng bèo này và mảng bèo có thể làm tắc dòng chảy của cả một khúc sông, làm cản trở giao thông đường thủy . Do tắc nghẽn sông ngòi mà gây ra ngập lụt, làm hư hại nghiêm trọng đến mùa màng của nông dân. Có khi bèo tràn hết vào ruộng mới cấy làm nông dân phải tốn công sức và tiền bạc để trục bỏ bèo và cấy lại lúa. Có nơi người dân cho biết chỉ 1/1000 lượng bèo theo nước lũ tràn vào ruộng lúa đã có thể làm mất trắng hàng trăm ha lúa (!). Khi mảng bèo quá dầy bèo sẽ chết thối, gây ô nhiễm nguồn nước và tạo ra mùi hôi rất khó chịu cho cả một vùng. Sự ô nhiễm này gây nên việc làm chết hết tôm cá và mọi nguồn thủy sản khác. Ngoài ra dưới mảng bèo dày đặc này là nơi trú ngụ lý tưởng của đàn chuột nước. Bèo Lục bình ngăn cản hoạt động của các trạm bơm nước tưới tiêu và làm nông dân phải tốn rất nhiều công sức để duy trì mặt nước cho máy bơm hoạt động. Rất nhiều khi bơm tắc chỉ vì mắc nghẹt bởi bèo. Thành phần dinh dưỡng của bèo chẳng khác gì mấy so với các loại rau xanh. Cụ thể là trong bèo Lục bình tươi có chứa Nước - 92,6%, protein (đạm hữu cơ)- 2,9%, hydrat carbon (đường bột)- 0,9%, cellulose (chất xơ)- 22 %, khoáng tổng số- 1,4 %, trong đó calcium (Ca)- 40,8mg%, phosphor (P)- 0,8mg %, về vitamin có caroten (tiền vitaminA) 0,66mg% , vitamin C 20mg% Bèo là thức ăn xanh chủ lực trong chăn nuôi lợn (heo ) ở quy mô gia đình .Với trâu bò, dê cừu, ngựa và gia cầm ...cũng có thể dùng bèo tươi làm thức ăn xanh bổ sung .Cá trấm cỏ có nguồn gốc từ Hắc Long Giang Trung Quốc mặt dù về địa lí cá trấm cỏ và lục bình cách xa nhau nhưng cũng có thể tập cho cá trấm ăn lục bình bằng cách tạo ra nhiều thế hệ ép cho chúng ăn lục binh để giải quyết nạn ô nhiễm do lục bình gây ra.Chuyện nầy chắc phải cần các nhà khoa học vào cuộc
Beo nay bam ra cho vit an tot hon
 
Bèo này vẫn có thể cho cá ăn nhưng cần kết hợp thức ăn công nghiệp để đạt kết quả cao . hiện nay ở huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình bà con nuôi trắm cỏ bằng thức ăn công nghiệp kết hợp với bèo lục bình đạt kết quả rất khả quan
 
Cá trắm cỏ có ăn được rong đuôi chó không vậy các bác.

hydrotriche.jpg
 
bèo lục bình chứa và tiết rất nhiều độc tố gây hại cho thủy sinh các bạn nhé.
 
Bèo Lục bình còn có nhiều tên khác như Bèo Lộc bình,Bèo Nhật Bản, Bèo Tây, Bèo Sen... Đây là loài thực vật thủy sinh có tên khoa học là Eichhornia crassipes, thuộc họ Bèo Tây (Pontederiaceae). Đây là loài bèo có xuất xứ từ Nam Mỹ và năm 1905 được đem vào trồng làm cảnh ở Hà Nội. Về sau đã lan rộng ra khắp nơi một cách nhanh chóng
Tốc độ tăng quá nhanh này dẫn đến tình trạng nếu không biết tận dụng thì chắc chắn bèo Lục bình sẽ trở thành mối nguy hại lớn. Bèo Lục bình có thể phủ kín ao hồ hoặc cả một khúc sông hay kênh mương. Nếu không trục vớt bớt đi thì bèo có thể kết thành mảng dày tới 1-1,5 m (!). Người ta có thể đi lại trên các mảng bèo này và mảng bèo có thể làm tắc dòng chảy của cả một khúc sông, làm cản trở giao thông đường thủy . Do tắc nghẽn sông ngòi mà gây ra ngập lụt, làm hư hại nghiêm trọng đến mùa màng của nông dân. Có khi bèo tràn hết vào ruộng mới cấy làm nông dân phải tốn công sức và tiền bạc để trục bỏ bèo và cấy lại lúa. Có nơi người dân cho biết chỉ 1/1000 lượng bèo theo nước lũ tràn vào ruộng lúa đã có thể làm mất trắng hàng trăm ha lúa (!). Khi mảng bèo quá dầy bèo sẽ chết thối, gây ô nhiễm nguồn nước và tạo ra mùi hôi rất khó chịu cho cả một vùng. Sự ô nhiễm này gây nên việc làm chết hết tôm cá và mọi nguồn thủy sản khác. Ngoài ra dưới mảng bèo dày đặc này là nơi trú ngụ lý tưởng của đàn chuột nước. Bèo Lục bình ngăn cản hoạt động của các trạm bơm nước tưới tiêu và làm nông dân phải tốn rất nhiều công sức để duy trì mặt nước cho máy bơm hoạt động. Rất nhiều khi bơm tắc chỉ vì mắc nghẹt bởi bèo. Thành phần dinh dưỡng của bèo chẳng khác gì mấy so với các loại rau xanh. Cụ thể là trong bèo Lục bình tươi có chứa Nước - 92,6%, protein (đạm hữu cơ)- 2,9%, hydrat carbon (đường bột)- 0,9%, cellulose (chất xơ)- 22 %, khoáng tổng số- 1,4 %, trong đó calcium (Ca)- 40,8mg%, phosphor (P)- 0,8mg %, về vitamin có caroten (tiền vitaminA) 0,66mg% , vitamin C 20mg% Bèo là thức ăn xanh chủ lực trong chăn nuôi lợn (heo ) ở quy mô gia đình .Với trâu bò, dê cừu, ngựa và gia cầm ...cũng có thể dùng bèo tươi làm thức ăn xanh bổ sung .Cá trấm cỏ có nguồn gốc từ Hắc Long Giang Trung Quốc mặt dù về địa lí cá trấm cỏ và lục bình cách xa nhau nhưng cũng có thể tập cho cá trấm ăn lục bình bằng cách tạo ra nhiều thế hệ ép cho chúng ăn lục binh để giải quyết nạn ô nhiễm do lục bình gây ra.Chuyện nầy chắc phải cần các nhà khoa học vào cuộc
Cây bèo tây ( bèo lục bình) nó dùng nuôi cá trắm cỏ từ lâu rồi
 
cá trắm ao nhà tôi ( 400con x 2kg) chúng đói meo vậy mà thả bèo lục bình xuống ko ăn tẹo nào. hiiii. chỉ khi cho bèo vào máy thái nhỏ chúng mới ăn. vì thế theo suy nghĩ của tôi bèo lục bình chỉ giải quyết nạn đói cho cá trắm khi không kiếm được cỏ thôi.
 
Cá trắm cỏ ăn rong đuôi chó chứ.
Rong này là món ăn dở nhất trong
các loại rong, tức là cá không thích
ăn nhất. Nó chỉ ăn rong này khi đói
quá mà không còn gì khác ngon hơn để
ăn thôi. Nó không có rễ như lục bình,
không ngứa như lục bình, nhưng nó dai
hơn, và cứng hơn lá lục bình. So với
lục bình, thì rong đuôi chó chẳng hơn
tẹo nào.

Có nhiều loại rong ngon hơn rong đuôi
chó. Ví dụ loại Rong Hẹ. Nó giống hẹ
nhưng dài hơn nhiều. Có thể dài cả mét
nếu độ sâu của nước là 1 mét. Rong này
mềm, xốp. Chỉ có dở là nhiều nước quá.
Nói tóm lại, các loại rong bèo mà so
với cỏ, chẳng loại nào ngon bằng cỏ cả.
Điều dễ hiểu là ta không cho cá ăn rễ
cỏ. Rễ là bộ phận dở nhất. Lá là phần
ngon nhất.

Nếu có cùng một diện tích trồng gây bèo,
sao không trồng Bèo Cái - là giống bèo
ngon nhất, và Bèo Hoa Dâu - là giống bèo
kém ngon hơn, nhưng nhiều dinh dưỡng nhất.
Bèo Lục Bình là bèo dở nhất trong các loại
bèo, thì lại được chọn và tôn vinh? Phải
chăng muốn chơi trội, giật tít, câu like?
 
Cá trắm cỏ ăn rong đuôi chó chứ.
Rong này là món ăn dở nhất trong
các loại rong, tức là cá không thích
ăn nhất. Nó chỉ ăn rong này khi đói
quá mà không còn gì khác ngon hơn để
ăn thôi. Nó không có rễ như lục bình,
không ngứa như lục bình, nhưng nó dai
hơn, và cứng hơn lá lục bình. So với
lục bình, thì rong đuôi chó chẳng hơn
tẹo nào.

Có nhiều loại rong ngon hơn rong đuôi
chó. Ví dụ loại Rong Hẹ. Nó giống hẹ
nhưng dài hơn nhiều. Có thể dài cả mét
nếu độ sâu của nước là 1 mét. Rong này
mềm, xốp. Chỉ có dở là nhiều nước quá.
Nói tóm lại, các loại rong bèo mà so
với cỏ, chẳng loại nào ngon bằng cỏ cả.
Điều dễ hiểu là ta không cho cá ăn rễ
cỏ. Rễ là bộ phận dở nhất. Lá là phần
ngon nhất.

Nếu có cùng một diện tích trồng gây bèo,
sao không trồng Bèo Cái - là giống bèo
ngon nhất, và Bèo Hoa Dâu - là giống bèo
kém ngon hơn, nhưng nhiều dinh dưỡng nhất.
Bèo Lục Bình là bèo dở nhất trong các loại
bèo, thì lại được chọn và tôn vinh? Phải
chăng muốn chơi trội, giật tít, câu like?
Béo cái là bèo gì hả bác? Có phải cây bèo nhỏ như hạt thóc không bác?. Lục bình nó nhiều bác à. Nếu tận dụng được nó thì rất tốt. Còn mấy cái loại kia nó rất ít.
 
Nói xấu bèo Tây thì đúng, nhưng khen thì sai. Bèo này là
bèo dở nhất trong các loại bèo để nuôi Heo. Nói về dinh
dưỡng thì nó kém nhất. Nói về thơm ngon ngọt thì nó cũng
dở nhất. Ai nói Bèo Tây ăn ngon hơn Cỏ?

Nói về chăn nuôi, thì phần Xanh của bèo Tây là ăn được,
nhưng rễ thì chỉ khi nào sắp chết đói, cá hay heo mới ăn
mà thôi.
Ông anh này nói chuẩn. Nếu nuôi lợn sinh sản ăn thêm bèo rất tốt. Đặc biệt vào mùa hè. Còn với cá trắm cỏ thì khi đói quá mới ăn. Sẽ ăn rễ trc ăn thân sau
 


Back
Top