Nuôi chim sẻ - sparrow - Passer montanus saturatus

Nuôi chim sẻ - sparrow - Passer montanus saturatus.
Chim sẻ có chừng 15 giống khác nhau, rất khó phân biệt,
nhưng phổ biến nhất là chim sẻ nhà:
*
housemale.jpg

*
Chim sẻ này có khắp các thành phố trên thế giới.
Thịt nó rất ngon, nên mặc dàu bé nhỏ, chim sẻ rất có giá.
Tôi rất thích ăn chim sẻ, già hay non đều không rõ phân biệt.
*
Trung quốc cũng nuôi chim sẻ trong Website Kinh làm giàu của nông dân
http://www.zhifujing.org/yzjs/tz/201102/10278.html
麻雀养殖方法 - Cách nuôi chim sẻ
*
Tôi không đọc bài báo này, nhưng tôi nghĩ chưa ai nuôi chim sẻ,
mà chỉ nuôi dúi, rắn, dế, bò cạp, vân vân, trong đó chì có rắn
hổ trâu là dễ ăn dễ bán thôi. Cũng có người nuôi Thỏ, Dê, Chim
Câu, là những thứ dễ ăn dễ bán hơn. So sánh với Chim Câu, có thể
chim sẻ còn dễ ăn dễ bán hơn.
*
Tôi lại nghĩ, chim sẻ có thể nuôi nhốt, cũng có thể nuôi thả.
Nuôi thả thì tình hình cũng như nuôi én lấy tổ, là nó có thể bỏ
đi, nhưng cũng có thể tìm đến trại nuôi của mình. Nếu không có
ai nuôi sẻ ở gần, cũng như không có ai nuôi én ở gần, thì chắc
là chũng không bỏ đi, và chỉ làm tổ ở trại nuôi của mình thôi.
*
Tôi tưởng tượng trại nuôi chim sẻ của tôi như sau:
Đó là nóc nhà của trại chăn nuôi của tôi. Có thể đó là trại nuôi
bò, heo, gà, rắn, vân vân, nhưng nóc nhà là trại nuôi Sẻ. Dưới
mái nhà là các tổ chim Sẻ. Mỗi tổ có chiều dài, rộng, cao là
1 gang tay - 20 cm, có đục lỗ tròn đường kính 4 cm ở trên cùng.
Thành của tổ bằng gỗ dày 1 cm. Tường thành đằng trước nơi có
khoét lỗ thì có thể mở ra được để coi xét và thu hoạch. Các tổ
liền vách nhau, nên một mái diện tích 1 mét vuông có 25 tổ chim
sẻ. Diện tích mặt bằng là 1 mét thì diện tích mái hơn 1 mét,
có thể 36 tổ chim sẻ. Ngoài tổ chim lợi dụng mái nhà ra, trong
khoảng trống hình tam giác, ta còn đặt các sào để chim đậu. Đó
là những chim chưa có đôi, đang cặp đôi, sắp làm tổ. Cho chim
sẻ ăn thì rắc thức ăn trên mặt đất, ở ngòai sân, chứ không cần
trong nhà. Chỉ cho ăn trong nhà khi nuôi kín, không thả hoang.
Tôi biết chim sẻ thường đẻ 2 đến 4 trứng, và 2 lứa 1 năm, nhưng
cũng có thể 4 lứa hay hơn nếu ta cho ăn tốt. Tôi biết 2 lứa 1
năm vì đó là sẻ hoang, không ai cho ăn. Thu hoạch Sẻ, thì có thể
thu hoạch Sẻ mới vỡ bọng cứt, đang mọc lông cánh, sắp tập bay,
hay bắt sẻ lớn đậu ngủ ở ngoài, cũng có thể bắt sẻ đang đẻ và ấp
trứng trong tổ vào ban đêm.
*
Chỉ là tưởng tượng, nên không thể có con số cụ thể, nhưng tôi
chắc có thu hoạch một năm ít nhất 2 lứa, tổng cọng 4 con chim
non. Nó ăn các loại hạt và sâu bọ, và giá bán khá cao.
*
Các bạn chịu khó nuôi thử xem sao, không lãi nhiều thì lãi ít,
chư không thể lỗ.
*
 


Tôi không đọc bài báo này, nhưng tôi nghĩ chưa ai nuôi chim sẻ,
mà chỉ nuôi dúi, rắn, dế, bò cạp, vân vân, trong đó chì có rắn
hổ trâu là dễ ăn dễ bán thôi. Cũng có người nuôi Thỏ, Dê, Chim
Câu, là những thứ dễ ăn dễ bán hơn. So sánh với Chim Câu, có thể
chim sẻ còn dễ ăn dễ bán hơ

cháu nuôi rồi đấy bác....

thức ăn cho sẻ thì quá dễ dàng,cơm gạo thừa,khoáng,thóc,... chim chỉ ăn sâu bọ khi mớm cho con .vì vậy chỉ cần một thùng sâu nho nhỏ,hoặc một thùng giòi là đủ cho cả trăm con...

Nhưng .... sẻ bị một bệnh là: chết hàng loạt và ra đi rất nhanh :7^: ... triệu chứng bệnh tích rất khó phát hiện .nó không có những biểu hiện đặc trưng về hô hấp khò khè.hay đi ỉa mùi tanh như bồ câu ... chết là chết chả hiểu nguyên nhân do cái gì nữa . một đêm sáng dậy rơi lả tả chả hiểu mô tê gì luôn


Nhân tiện có bác nào bán chim sẻ ở miền bắc cho mình cái giá nhé . Em trai làm nhà hàng cần nhập bồ câu mà mình chưa tìm ra nhiều nơi cung cấp cho nó.
 
Last edited by a moderator:
1 ý tưởng hay đây.................. có thể tận dụng mái nhà chăn nuôi để nuôi se sẽ
 


Back
Top