Nuôi "Chim Yến" Mô hình không mới nhưng hiệu quả thế nào???

  • Thread starter Duy Đạt
  • Ngày gửi
Tình hình là cháu đang chán con heo,tính làm cái gì đó khác.Mà tìm hiểu qua báo đài thì các bác biết rồi đấy :wacko: .Chiều nay đi chơi vô tình thấy có cái nhà cao tầng xây kỳ quặc mà lại có rất nhiều chim Yến bay lanh quanh.Về nhà tìm hiểu thì đọc được bài báo này:
Trong thời gian vừa qua, một số người dân ở TP Bảo Lộc nuôi chim yến. Và gần đây, ở xã Lộc Thành (Bảo Lâm) cũng có người đã mạnh dạn bỏ tiền tỷ ra xây nhà để “dụ” chim yến về làm tổ.
Cũng giống như ở các địa phương khác, mô hình nuôi chim yến ở xã Lộc Thành cũng theo phương pháp “dẫn dụ” (dùng máy phát ra âm thanh để gọi bầy, “dụ” yến về làm tổ). Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Văn Tèo (40 tuổi) quê gốc Bình Định vào sinh sống ở thôn 12, xã Lộc Thành, cho biết: “Ở quê Bình Định, nghề nuôi yến là nghề “gia truyền” của gia đình nhà tôi. Tôi vào đây cũng đã làm đủ các thứ nghề. Sau khi tìm hiểu, cách đây hơn 2 tháng, tôi mạnh dạn xây nhà để “dụ” chim yến về làm tổ”. Theo anh Tèo, điều quan trọng là người nuôi yến cần có kiến thức, tìm hiểu đặc điểm sinh học của loài chim yến. Nếu không nắm được đặc tính sinh học, đôi khi áp dụng đúng kỹ thuật nhưng “dụ” chim vẫn không vào nhà để làm tổ hoặc vào rồi lại bỏ đi. Anh Tèo cho biết thêm: “Không phải bỗng nhiên tôi mạnh dạn đầu tư gần 700 triệu đồng để xây nhà nuôi chim yến. Bởi vì tôi có người anh họ chuyên về ngành này và đang mang lại thu nhập rất cao ở TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Nhờ vậy, tôi có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm. Khi xây nhà gọi yến, anh trai tôi cũng là người trực tiếp hướng dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật làm sao gọi và “giữ được chân” yến cho tôi”.

Căn nhà gọi yến của anh Tèo được xây dựng theo hướng đông - bắc, cao khoảng 13m, với tổng diện tích hơn 110m2. Toàn bộ lỗ thông gió, cửa sổ được bít kín, chỉ để một khoảng trống lớn trên cao cho chim ra, vào. Tường, vách của nhà cũng được xây dựng kiên cố nhằm tăng độ cách âm. Hệ thống máy phun nước (dạng tia) được lắp đặt ở nhiều vị trí trong ngôi nhà và liên tục hoạt động, nhằm điều hoà nhiệt độ thích hợp... Cũng theo Anh Tèo, làm như vậy là do loài chim yến rất “khó tính”. Chim thường ưa bóng tối, thích hợp độ ẩm cao từ 80-95%, nhiệt độ từ 27-28 độ C. Hiện nay, nhà gọi yến của anh cũng đã có hơn 10 cặp yến đến ở và chúng còn dẫn hàng trăm con về bay lượn luẩn quẩn ra, vào trong ngôi nhà này… “Nếu gặp thuận lợi, yến về nhiều như hiện tại, chắc chắn cuối năm 2013, tôi sẽ có mẻ sản phẩm tổ yến thô đầu tiên cho ra thị trường. Nếu được thế, thì chỉ 3 năm sau sẽ thu lại vốn xây nhà và sau đó thoả sức hưởng tuổi già…”. Anh Ngô Văn Tèo kỳ vọng nói.

Hiện nay, xã Lộc Thành đã có 2 hộ gia đình nuôi chim yến; song, chưa có hộ nào có tổ yến khai thác. Do còn mới mẻ, chưa nắm bắt được kỹ thuật nên việc gọi yến còn gặp không ít khó khăn. Trong suy nghĩ của họ thì trước mắt nuôi yến là chờ vào “thời vận”. Gia đình ông Lê Văn Thảo (45 tuổi) ở thôn 8, xã Lộc Thành, là một trong những gia đình có kinh tế khá giả ở địa phương, đã bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng để thuê chuyên gia từ TP Hồ Chí Minh về xây nhà “dụ” chim yến. Anh Thảo cho biết: “Gia đình tôi mạnh dạn đầu tư xây nhà gọi yến cũng ví như mua một chiếc xe hơi để đi chơi vậy. Thay vì không đi, mình “trùm mền” để đó, biết đâu may mắn, thời vận đến, lúc đó yến đẻ ra “tiền” tha hồ mà nhặt!…”.

Trên thực tế, tại TP Bảo Lộc, hiện nay giá yến thương phẩm thô khoảng 35-40 triệu đồng/kg. Nếu qua sơ chế, giá thành sẽ cao hơn nhiều (bình quân 80 tổ yến được 1 kg yến thô). Được biết, hiện nay trên toàn TP Bảo Lộc đã có khoảng 10 nhà “dụ” chim yến được xây dựng. Việc nuôi chim yến chỉ mới “tự phát”, nên chính quyền và ngành chức năng ở địa phương chưa quản lý, chưa quy hoạch vùng nuôi. Ông Dương Hoài Xuân - Chủ tịch UBND xã Lộc Thành, cho biết: Do có khí hậu tương đối mát mẻ, nguồn phù du và côn trùng rất phong phú, có hệ thống sông suối, hồ nước nhiều (như sông Đồng Nai, Đại Bình, hồ thuỷ điện Đa Mi - Hàm Thuận…) là điều kiện Lộc Thành (nói riêng) có thể nuôi được chim yến. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao “gọi” được chim yến về và “giữ” được chim yến ở lại. Nguồn: Báo LĐ


-Cá nhân cháu thì thấy cũng hay hay.Nên cháu đăng bài này mong bác nào có kinh nghiệm thì chia sẽ với cháu chút.Bác nào chưa có kinh nghiệm thì thảo luận cho vui.Nói thật, đọc vài dòng chia sẽ của các bác còn tốt hơn xem vài chương trình VTV2 lù đạn <_<
-Bảo Lộc là nơi cháu đang ở.khí hậu,địa hình,thức ăn khá phù hợp.(tìm hiểu qua sách)
-thăm dò vài người thì công việc nay ko mất nhiều công sức,có thể làm 2 vệc cùng lúc.Đặc biệt là hợp với bố mẹ cháu hưỡng già,vừa nghĩ ngơi,vừa có tiền:lol:
-thị trường thì rất tiềm năng:
+35-40 tr 1kg thì nghe rất là khó nuốt.Nhưng mà ai lại ăn 1 lần 1 kg :blink:,có chăng thì 0,5 lặng đã qua chế biến,làm quà biếu=>ko quá khó bán.
+Đài loan,HôngKông,hàn quốc và đặc biệt là anh TQ tiêu thụ cái này khá là ghê:5^:
-Cái này bán trực típ cho cty nên sẽ hạn chế khâu trung gian của thương lái
* cháu có khá nhiều yếu tố thuận lợi để làm cái này rồi.Nhưng cháu vẫn chân thành cần tư vấn thêm kinh nghiệm nông nghiệp của các bác,để cháu"thi hành án với con chim Yến này".
cảm ơn bác đã đọc:wub:
 


ôi bác Nuoide làm cháu mất cả hứng với thú :wacko: .Nhưng dù sao cũng cảm ơn bác về bài báo.Nhưng cháu thấy có chút vấn đề
4.000 em chết nhưng có 1 em chết do cúm :mellow: tỉ lệ này có vấn đề
chim sống ko nhiễm bệnh chỉ chim chết mới có => sống ko bệnh thì làm sao mà chết vì cúm dc :wacko: trong khi con chết rồi thì thì dương tính với cúm:7^:
cháu nghi máy bố thú y này ko phân biệt dc Yến và én:blush:
Con Yến rất thính, có mùi lạ là nó sẽ bỏ đi ko ở nửa.Vậy bác thú y nói "tiêu độc khử trùng" thế thì làm xong còn con Yến nào ở nữa ko??? cái tập tính này thú y ko biết nên cháu nghi cũng ko phân biệt dc YẾn và én luôn
*Kết luận:cháu vẫn bảo lưu ý kiến.Chim Yên ko thể lây lan cúm dc vì nó ko bi lây chứ ko phải là miễn dịch.
thank bác
 


Về tên Yến và Én, Nhạn, thì cổ truyền, ba âm này gọi chung cho nhiều
giống chim khác hẳn nhau, trong đó có giống Yến hay Én có tổ ăn
được. Gần đây, những người kinh doanh tổ Yến tổ Én mới đặt tên
lại cho gióng Yến Én có tổ ăn được là Yến, và không chấp nhận tên
cổ truyền là Én. Vì vậy, tùy người mình nói chuyện là ai mà xài
tên cho vừa tai họ. Trong giấy tờ chính thức, thì nên xài tên khoa
học cho có vẻ tân tiến, và chính xác. Nếu tiếng Việt phổ thông, thì
nói dài giòng là "Yến có tổ ăn được."
*
Chuyện nuôi Yến trong đất liền xa biển có tổ ăn được, nói lý lẽ thì
không đủ. Phải có thấy thật thì mới khỏi tranh cãi mất thì giờ.
*
Chuyện Yến có nhiễm dịch hay không, theo báo nói thì không thể có
kết luận chắc chắn, nhưng có thể chắc 50%. Chả lẽ người ta cho vi
trùng dịch vào chim chết sao? Vậy 50% nó bị bệnh rồi chết. Trường
hợp này cần thí nghiệm. Ví dụ ngày xưa người ta không làm lây bệnh
sởi cho gà được, nhưng nhà bác học Paster làm lây bệnh được bằng
cách đặt gà đứng ngâm chân vào nước lạnh, rồi chủng vi trùng sởi vào
chúng. Ngày nay người ta đã thí nghiệm rỏ nước có vi trùng H5N1 đậm
đặc vào miệng bồ câu mà chúng không bị bệnh. Tuy vậy, họ chưa thí
nghiệm để bồ câu đứng ngâm chân trong nước lạnh.
*
 
Agriviet.Com-11.jpg

Hình. Một trong số 217 nhà yến tại thị xã Gò Công - Tiền Giang (cách biển 12 km)
Bà con ở đây đang lo ngại đàn yến có thể bị nhiễm H5N1
 
Kính chào quý khách , chúc quý khách 1 ngày làm việc thật hiệu quả

Công ty Thái Dương chúng tôi chuyên xử lý khắc phục:
  • Hệ thống truyền hình cáp làm tivi mờ , nhiễu , hạt ...khi chia nhiều tivi trong nhà (khu vực nhà trọ , nhà nghỉ , khách sạn ...)
  • Hệ thống điện thoại nội bộ trong công ty gặp trục trặc như đứt dây , lỗi tổng đài , gián đoạn cuộc gọi...
  • Hệ thống internet , sửa lỗi máy tính cho những cửa hàng game hay hộ gia đình gặp sự cố không liên quan đến nhà mạng
  • Hệ thống camera trong nhà ngoài trời , thi công sửa chữa lắp đặt thẩm mỹ và phù hợp nhất với hiện trạng của ngôi nhà
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ chúng tôi có đủ kinh nghiệm để quý vị cảm thấy hài lòng nhất

Liên Hệ : 0962.604.891 Mr.Tùng . Tôi sẵn sàng tư vấn những vấn đề bạn yêu cầu
 
Có thể nuôi yến ở Gia Lai hok mọi người. Sát biển hồ ấy ạ[/QUOT
Mình nghe nói có thể nuôi chim yến ở Gia Lai , nhưng không biết cụ thể vùng nào . Nhưng vì Gia Lai mùa đông khá lạnh , e rằng mùa này yến sẽ đi nơi khác . Nhiều lần định lên Gia Lai khảo sát chim yến nhân tiện đi du lịch luôn nhưng chưa đi đi được . Có một điều mà nhiều người còn ngộ nhận là yến chỉ ở ngoài đảo biển . hay ở những vùng gần biển ... nhưng sự thật là vùng phân bố của yến rất rộng , ví dụ như Bình Phước có gần biển đâu mà vẫn nuôi được chim yến . Và một điều nữa là tổ yến đảo dinh dưỡng cao hơn tổ yến trong nhà , tổ yến màu đỏ ( yến huyết ) tốt hơn tổ yến trắng .... Nhưng chưa có tài liệu nào chứng minh được những điều đó , theo tôi nghĩ thì tổ yến trong nhà hay ngoài đảo chỉ khác nhau về vị trí làm tổ , còn nó đều được hình thành từ dịch nước bọt của con chim yến . nều dinh dưỡng khác nhau thì có thể do vùn của chim yến sống , nơi nào có thức ăn dồi dào thì có thể tổ yến vùng đó lớn hơn chất lượng hơn vùng có thức ăn ít . Yến đảo sở dĩ có giá cao hơn rất nhiều so với yến nhà là do khai thác yến đảo rất khó khăn , nguy hiểm và một kg yến đảo phải đóng thuế tài nguyên cho nhà nước nghe nói tới hai mấy triệu/kg . Yến sào hiện nay trên thị trường giá rất là loạn xạ , nhiều khi từ một nguồn nhưng có nơi bán thấp , có nơi bán cao hơn gấp rưỡi , gấp đôi thậm chí gấp 3 . Còn về yến huyết thì vì sao có tổ yến huyết ( Màu đỏ ) thì ngay cả những chuyên gia lau năm trong ngành yến sào còn chưa thống nhất , có lúc bảo là do quá trình làm tổ yến bị thổ huyết ra nên có màu đỏ !? ( yến mà bị thổ huyết kiều đó liệu có sống được không ? ) . có người thì bảo là do yến là tổ trên đá vôi nên phản ứng hóa học với đá vôi nên sinh ra màu đỏ ( Nhưng yến trong nhà , làm tổ trên gổ vẫn có màu đỏ thì sao ? ) . Theo mình thì tổ yến có màu đỏ thì do những con yến đó bị đột biến gen nên hình thành ra những con yến có tổ màu đỏ , và tổ yến đỏ chưa chắc tốt hơn tổ yến trắng nhưng giá của yến huyết của yến sào Khánh Hòa bán tới 230 triệu/kg , trong khí 1 kg yến trắng của yến đảo Khánh Hòa bán tầm 70tr/kg . Góp chút xíu ý kiến trên diễn đàn cho vui , vì đâu là lần đầu tiên viết bài .
 

http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...-khong-ai-lam-nhu-ta-la-diet-tat-tan-tat.aspx
Việc tiêu hủy đàn chim yến bị nhiễm cúm A/H5N1 ở cơ sở Thanh Bình
(trên đường Thống Nhất, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận)
của Công ty CP Yến Việt đã hoàn tất theo yêu cầu của cơ quan thú y.
Ít nhất gần một nửa trong tổng số khoảng 100.000 con yến bị tiêu hủy.
*
chimyen.jpg

*
Cúm thì ít, nhưng chính phủ giết yến thì nhiều.
Một lệnh hô ra, thì bà con gánh chịu hết.
*
 
mọi người ơi!ai có kinh nghiệm tư vấn giúp mình. Hiện mình có một ngôi nhà mái bằng ở Quảng Ngãi diện tích 6m-21m.Nhà xây hướng bắc nam.Phía đông cách biển 500m,phía tây cách cánh đồng ruộng lớn 200m có nước quanh năm,phía nam có một cánh rừng nà. Vị trí như vậy có nuôi yến được không? Cách đó 5km về hướng nam và bắc có hai nhà nuôi yến đã thấy chim bây rất đông. ở tp Quảng Ngãi cách nhà tôi khoảng 20kms đường chim bay cũng có hàng chục nhà nuôi yến thấy chim bay rất nhiều. Mình đang có nhu cầu muốn nâng nhà lên 1 tầng để nuôi yến thì vốn đầu tư là bao nhiêu?ở đâu là nơi tư vấn bán dụng cụ dụ chim yến có uy tín ở quảng ngãi hoặc gần quảng ngãi xin chỉ giúp mình?
 


Back
Top