Nuôi chuột làm thức ăn cho rắn?

  • Thread starter baotoanchemical
  • Ngày gửi
có bà con nào có kinh nghiệm nuôi chuột chưa? xin chỉ giáo cho em với
tôi thấy mô hình nuôi rắn rất hiệu quả và tôn ít thời gian. nhưng rắn chỉ ăn các động vật còn sống: chuột, cóc, ếch, nhái ... mà các loại này ở quê tôi thì thiếu cho người ăn nửa đâu có dư cho rắn ăn.
tôi biết chuột là loài ăn tạp thức ăn dễ tìm, sinh sản nhanh, mau lớn. tôi định nuôi các loại như: chuột đồng, chuột bạch, chuột nhắt, bọ ... để chủ động nguồn thức ăn khi nuôi rắn với số lượng lớn.
bà con thấy ý tưởng của tôi có khả thi không? nếu bà con nào đã từng nuôi các loại kễ trên xin chi sẽ kinh nghiệm cho mọi người tham khảo với.
xin bà con cho ý kiến nên nuôi loại rắn nào cho hiệu quả kinh tế nhất (dể nuôi, đầu ra ổn định).
cám ơn bà con chia sẽ!
 


hiện giờ ở Tây Ninh nuôi rắn long thừa là phổ biến nhất đó bạn.
 
hiện giờ ở Tây Ninh nuôi rắn long thừa là phổ biến nhất đó bạn.
Rắn long thừa đã nuôi nhiều nơi rồi, không những ở Tây Ninh không đâu .............................
---------------
.Nếu nuôi chuột cho rắn ăn thì đúng là 1 việc làm rất tốt , trong chăn nuôi rắn. Nhưng chưa thấy có mô hình nuôi chuột nào lớn hết, theo mình con chuột nó ăn dơ, nhưng chổ ở phải sạch sẽ và khô ráo. Cái khó của chuột là con đực không thể sống chung với nhau, trên 1 lảnh thổ hẹp, nếu bạn có nuôi chuột thì nghỉ ngay vấn đề này nhé. Có thể cho 1 con đực với nhiều con cái trong 1 khu vực. Chuột đồng ( chuột vàng) là đối tượng nuôi tốt nhất, vì nó mắn đẻ và trọng lượng cơ thể trung bình. Chuột bạch thì quá nhỏ so với rắn lớn, đẻ ít . Chuột cống quá lớn cũng ít đẻ. Chuột nhắt thì tí hon và đẻ cũng không nhiều. Con rắn bạn có thể tập cho nó ăn mồi chết được, mồi đông lạnh, mồi nấu chín v v
 
Last edited by a moderator:
Tại cháu thấy anh baotoanchemical ở Tây Ninh nên nói vậy. Sorry nhen chú Xuân Vũ
---------------
Chú Xuân Vũ ơi có ai nuôi chuột đồng vàng thành công ko chú?cho cháu xin địa chỉ đi. Tại vì cháu có mấy người bạn định nuôi chuột đồng. Mình nuôi chuột từ con chuột mẹ bắt ngoài ruộng hay từ con chuột con vậy chú? Thiết kế chuồng như thế nào vậy chú? Thanks chú nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Trong diễn đàn này cũng đã thảo luận khá nhiều về nuôi chuột rồi.
Nói tóm lại, nuôi chuột rất dễ, và đã có người thành công rồi.
Chuột có thể nuôi trong chuồng nhỏ hẹp 1 đực vài cái, cũng có thể
nuôi trong trại rộng nhiều đực nhiều cái. Chỉ cần có chỗ kín đáo
cho chuột cái làm ổ cho con bú thôi. Nuôi chuột dễ vì con to không
ăn con nhỏ như các con vật máu lạnh.
Một con chuột cái, sau 6 tháng sẽ có 2 nghìn con, cháu, và chắt.
*
Tôi nghĩ cần nuôi mấy loại chuột như chuột nhắt, chuột đồng để cho
từng cỡ rắn ăn, như rắn vài tuần tuổi, rắn 1 năm tuổi, vân vân.
*
Xin tham khảo Video clip sau:
*
Nghịch chơi nuôi chuột thành nạn ở Florida:
*
http://www.youtube.com/watch?v=2JsiA4L3gEs
*
Đền chùa ở Ấn độ:
*
http://www.youtube.com/watch?v=ACzWdSfZXmw
*
Chuột ngoài đền thì thiếu ăn, bệnh tật, xấu xí hơn chuột trong đền,
nhưng chúng không thể vào được trong đền, vì chuột trong đền là một
nước khác, tự nhiên thành một biên giới kỳ thị lẫn nhau .
*
Bài và ảnh ở website
http://cj_whitehound.madasafish.com/Rats_Nest/Ship_Rats/Deshnok.htm
*
priest_with_lapful_of_rats.jpg
* * * *
rats_around_milk-dish.jpg

*
Ăn chung với chuột:
*
man_sharing_food_with_rats.jpg

*
 
Trong diễn đàn này cũng đã thảo luận khá nhiều về nuôi chuột rồi.
Nói tóm lại, nuôi chuột rất dễ, và đã có người thành công rồi.
Chuột có thể nuôi trong chuồng nhỏ hẹp 1 đực vài cái, cũng có thể
nuôi trong trại rộng nhiều đực nhiều cái. Chỉ cần có chỗ kín đáo
cho chuột cái làm ổ cho con bú thôi. Nuôi chuột dễ vì con to không
ăn con nhỏ như các con vật máu lạnh.
Một con chuột cái, sau 6 tháng sẽ có 2 nghìn con, cháu, và chắt.
*
Tôi nghĩ cần nuôi mấy loại chuột như chuột nhắt, chuột đồng để cho
từng cỡ rắn ăn, như rắn vài tuần tuổi, rắn 1 năm tuổi, vân vân.
*
Xin tham khảo Video clip sau:
*
Nghịch chơi nuôi chuột thành nạn ở Florida:
*
http://www.youtube.com/watch?v=2JsiA4L3gEs
*
Đền chùa ở Ấn độ:
*
http://www.youtube.com/watch?v=ACzWdSfZXmw
*
Chuột ngoài đền thì thiếu ăn, bệnh tật, xấu xí hơn chuột trong đền,
nhưng chúng không thể vào được trong đền, vì chuột trong đền là một
nước khác, tự nhiên thành một biên giới kỳ thị lẫn nhau .
*
Bài và ảnh ở website
http://cj_whitehound.madasafish.com/Rats_Nest/Ship_Rats/Deshnok.htm
*
priest_with_lapful_of_rats.jpg
* * * *
rats_around_milk-dish.jpg

*
Ăn chung với chuột:
*
man_sharing_food_with_rats.jpg

*
Khủng khiếp và quái dị. Nuôi Chuột làm thức ăn cho loài khác thì được chứ sống chung với nó thì không nên.
 
Chuột đồng(chuột vàng) bây giờ trở thành món ăn đặc sản ở các quán đó.bây giờ không đủ cung nữa. Con chuột sinh sản nhiều và nhanh lắm mà con chuột con lớn rất nhanh. Nếu nuôi thành công thì lời lắm đó vì tốn vốn ít. Nó chỉ ăn rau và cây cỏ,lúa thôi.
 

nuôi chuột làm thức ăn cho rắn....

đến chợ này (chợ đặc biệt nhất nam á ) mặc sức mà lựa chuột..đem về nuôi


<table class="contentpaneopen"><tbody><tr><td class="contentheading" width="100%">Chợ chuột lớn nhất Việt Nam </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> </tr> </tbody></table> <table class="contentpaneopen"><tbody><tr> <td class="createdate" valign="top"> Thứ hai, 28 Tháng 9 2009 09:33 </td> </tr> <tr> <td valign="top"> Đây là phiên chợ kỳ khôi ở An Giang, chuyên bán mấy "anh tý" phá hoại ruộng đồng mà nông dân trên khắp mọi miền hễ nghe tên là “sợ”.
"Chợ đầu mối" chuột của cả nước

Trên đường đưa tôi đến đại bản doanh của mấy “anh tý”, bác tài xe ôm tên Bình giọng hào hứng: “Chợ chuột Phù Dật tọa lạc tại ấp Bình Chiến, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Từ nơi đây, chuột “chạy” loạn xạ, chạy liên tỉnh, chạy xuyên quốc gia mà cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi với khối lượng ước tính khoảng 5 tấn/ngày.
<table align="center" border="0"> <tbody style="text-align: left;"> <tr style="text-align: left;"> <td style="text-align: left;">
chuot1-2.jpg
Chuột được bày bàn như một loại thực phẩm thông thường​
</td> </tr> </tbody> </table> Nằm bên dòng kênh Phù Dật rộng lớn ven Quốc lộ 91 đông người lại qua, chợ chuột diễn ra vô cùng nhộn nhịp. Trên bến dưới thuyền, cảnh vận chuyển, mua bán chuột làm huyên náo cả một vùng quê.

Vừa đặt chân vào Phù Dật, chúng tôi gặp nhiều thanh niên khệ nệ, tíu tít ôm khiêng những chiếc lồng, giỏ sắt đựng đầy chuột đi nghênh ngang khắp mọi ngóc ngách.

Được cả làng tôn là “vua chuột” vì có thời gian gắn bó với nghề lâu và bắt được nhiều chuột nhất, anh Khánh Duy, kể chuyện: “Gia đình bên vợ vốn là khách hàng chung thủy của vựa chuột nhà tôi. Sau nhiều năm giao chuột, thấy bả (chị Thu Giang) nhanh nhẹn, tháo vát, tui kết.

Lấy nhau rồi, hai đứa đứng ra thuê xe tải thu gom chuột từ các tỉnh về Phù Dật. Đến nay tính ra cũng đã có 16 năm tuổi nghề rồi. Ngày cao điểm, vợ chồng tôi thu gom 2-3 tấn chuột là bình thường”.

Theo chị Mình, một trong những “đại gia” chuyên thầu chuột ở chợ: “Mức giá trung bình 20.000 đồng/kg chuột hơi là khoản thu lý tưởng thôi thúc ngày càng nhiều nông dân ở khắp Đồng bằng sông Cửu Long đổ xô săn chuột. Có nhiều người thậm chí vượt sang biên giới Campuchia tuyển chuột về”.

“Vua chuột” Khánh Duy từng có thời gian dài sống ở Campuchia, thành thạo tiếng bản địa và đường đi lối lại nên anh cũng thường xuyên sang tận Công Pông Chàm và thủ đô Phnôm Pênh để thu mua chuột. Anh bật mí mỗi ngày, mùa cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch), bạn hàng ở Campuchia cung cấp cho Phù Dật từ 1,5 - 2 tấn chuột sống.

Từ Phù Dật, chuột được xé lẻ lạ khắp các chợ nhỏ, hàng quán đặc sản trên khắp cả nước.

Cuộc sống trông cả vào... chuột

Dân xóm chuột cũng rành đặc tính của từng giống chuột, rành giá cả lên xuống nhưng khi hỏi thăm “Chợ có từ bao giờ?” thì chẳng ai trả lời cụ thể. Một bà cụ lúc đang mổ chuột thuê cho một chủ vựa bộc bạch: “Ông già tui trước cũng làm nghề này, bây giờ đám con cháu cũng gắn đời, sống nhờ chuột. Tính ra vùng này có ít nhớt 4 đời được chuột nuôi ăn nuôi lớn rồi đấy”.
<table align="center" border="0"> <tbody style="text-align: left;"> <tr style="text-align: left;"> <td style="text-align: left;">
chuot2.jpg
Nếu khách có nhu cầu, người bán sẽ đập chết chuột giao cho bộ phận “hậu cần” mần thịt​
</td> </tr> </tbody> </table> Sau khi được gom về Phù Dật, chuột sẽ được làm thịt. Việc “mần” thịt chuột hoàn toàn thủ công. Người thợ kinh nghiệm có thể bắt đầu bằng việc loại đầu, tứ chi, rạch bụng, lột da, bỏ ruột và làm sạch hoàn tất một con chỉ trong vòng chưa đầy một phút.

Chị Bình, một “công nhân” chuyên mổ chuột, tâm sự: “Nghề này thu nhập không cao nhưng được cái quanh năm suốt tháng lúc nào cũng có việc làm. Thu nhập của dân mổ chuột không phải tính ký mà tính con. Tụi em làm ăn theo sản lượng, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Dân chuyên làm thịt chuột như em kiếm mỗi ngày bốn, năm chục ngàn. Cũng sống được”.

Thu nhập của dân săn chuột cao hơn dân mổ chuột rất nhiều. Ông Sáu Xẹm, có thâm niên hơn 20 năm rập chuột, cười khà khà khi nói về thu nhập: “Ai có sức khỏe, có kinh nghiệm và chịu khó thì một ngày thu vô vài ba trăm ngàn dễ như cạn ly rượu đế”.

Tính, một thợ săn chuột sau khi rít điếu thuốc cháy dở e hèm: “Lúc chuột vãn mùa (mùa lũ, chuột rủ nhau “di cư” sang các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn hoặc các vùng có nhiều đê bao), nếu có sức chạy theo nó thì thu nhập khá lắm. Khổ nổi chạy theo chuột cực lắm”.

Chuột chữa lang ben, hắc lào


Trưởng “ấp chuột” Bình Chiến, ông Nguyễn Duy Lộc cho biết, chợ chuột Phù Dật nói riêng và làng chuột Phù Dật nói chung có tổng cộng 670 hộ dân, trong đó đã có trên 300 hộ chuyên sống bằng nghề săn bắt, mua bán, hoặc làm thịt chuột. Nhờ chuột mà tỷ lệ hộ nghèo cần giúp đỡ ở địa phương hầu như không đáng kể.
<table align="center" border="0"> <tbody style="text-align: left;"> <tr style="text-align: left;"> <td style="text-align: left;">
chuot4.jpg
Nghề “làm chuột” giúp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho phụ nữ địa phương​
</td> </tr> </tbody> </table> Với cư dân chợ chuột, chuột là đặc sản, tuy có “nhan sắc” gớm giếc nhưng nếu biết chế biến sẽ cho ra những món ngon nhớ đời như chuột luộc cơm mẻ, chùa khìa nước dừa, chuột nướng lu, chuột trộn mít non…

Người làng chuột còn truyền nhau bài thuốc “gia truyền” chữa lang ben, lác, hắc lào từ thịt chuột cống lang rất hiệu nghiệm, chỉ cần chế biến tùy thích và ăn vào là khỏi?!

Nhiều du khách khi đến tham quan Phù Dật thường tìm đến các quán đặc sản chuột thưởng thức món “chuột trinh nữ kén chồng”. Để làm món này, đầu bếp chọn ra những nàng chuột non tơ, làm thịt và ướp thịt với các gia vị.

Tiếp đó, lần lượt cho nấm mèo, thịt heo ba chỉ, gan heo, đậu xanh nguyên vỏ dồn vào bụng chuột rồi khâu lại. Công đoạn cuối cùng là chiên cho thật vàng rồi sắp vào nồi đất, đổ nước dừa tươi lấp xấp nấu cho đến khi sền sệt. Món ăn hoàn tất có hương vị thơm ngon, béo ngậy.
Nguồn: Tin Tức Online

</td></tr></tbody></table>
 
Rắn long thừa đã nuôi nhiều nơi rồi, không những ở Tây Ninh không đâu .............................
---------------
.Nếu nuôi chuột cho rắn ăn thì đúng là 1 việc làm rất tốt , trong chăn nuôi rắn. Nhưng chưa thấy có mô hình nuôi chuột nào lớn hết, theo mình con chuột nó ăn dơ, nhưng chổ ở phải sạch sẽ và khô ráo. Cái khó của chuột là con đực không thể sống chung với nhau, trên 1 lảnh thổ hẹp, nếu bạn có nuôi chuột thì nghỉ ngay vấn đề này nhé. Có thể cho 1 con đực với nhiều con cái trong 1 khu vực. Chuột đồng ( chuột vàng) là đối tượng nuôi tốt nhất, vì nó mắn đẻ và trọng lượng cơ thể trung bình. Chuột bạch thì quá nhỏ so với rắn lớn, đẻ ít . Chuột cống quá lớn cũng ít đẻ. Chuột nhắt thì tí hon và đẻ cũng không nhiều. Con rắn bạn có thể tập cho nó ăn mồi chết được, mồi đông lạnh, mồi nấu chín v v

cám ơn bác xuân vũ và các bác trong diễn đàn đã chi sẽ! cháu sẽ ghi nhớ điều này. chắc chắn cháu sẽ thực hiện ý tưởng này. cháu sẽ tự mày mò:2cat: tìm mọi cách thuần hóa con chuột vàng. hẹn một ngày không xa cháu sẽ mời các bác đến quê cháu cháu sẽ đãi các bác món rắn và cả món chuột vàng nướng y nữa.:10^:
 
Một con chuột cái, sau 6 tháng sẽ có 2 nghìn con, cháu, và chắt.

*

Bác anhmytran thân mến,

Rất cảm ơn bác có thông tin trên tuy nhiên bác có thể cho biết nguồn thông tin đó ko ?

Theo Em biết thì chuột vô cùng nhiều loài và được gây giống, chănnuôi phục vụ cho từng mục đích cụ thể, ví dụ để nhậu (với bia:lol:)... để cung cấp cho phòng thí nghiệm (ở bệnh viện, trường học)... hay chỉ để cho các trang trại nuôi rắn, kỳ đà :mellow:.

Nếu để nuôi rắn kỳ đà thì bên Âu Mỹ họ đã có giống phù hợp từ khuya rồi chỉ có điều ta đã hay chưa nhập khẩu hoặc đã nhập nhưng ít gây nuôi mà thôi. Yêu cầu của loài chuột cho trang trại rắn , kỳ đà... là phải ăn nhiều, lớn nhanh, đẻ khỏe, sức đề kháng tương đối tốt, khá hoặc đã rất thuần dưỡng...

Còn nếu bàn về chuột vàng chuột cơm chuột đồng chuột cống chuột nhà ... thì có lẽ ta đang lao vào ngõ cụt vì sẽ phải nuôi thử nghiệm, theo dõi, tổng hợp, phân tích... cứ như lập phòng nghiên cứu vũ trụ... đối ACE mình thì như vậy rất, rất vô tích sự.

Bạn baotoanchemical nêu vấn đề rất rõ. Bạn có thể thử liên hệ theo link dưới thì có lẽ đến đích rất nhanh... Nếu may mắn...:rolleyes:

http://agriviet.com/home/showthread.php?t=25294

Thân,
 
Nếu nuôi Chuôt chỉ để làm thức ăn cho Rắn thì theo tôi nuôi Thỏ dễ hơn và kinh tế hơn .Thỏ cũng là loài găm nhắm đẻ như Chuột , nuôi nhiều còn có thể bán được ....
 
Nếu nuôi Chuôt chỉ để làm thức ăn cho Rắn thì theo tôi nuôi Thỏ dễ hơn và kinh tế hơn .Thỏ cũng là loài găm nhắm đẻ như Chuột , nuôi nhiều còn có thể bán được ....
Chuột nuôi nhiều mình cũng có thể bán được vậy.bây giờ là 40 000 đ/kg đó. Mà thỏ to quá rắn ăn không nổi đâu. Thỏ ko đẻ nhiều bằng chuột đâu và cũng ko lớn nhanh bằng chuột nữa.
 
có bà con nào có kinh nghiệm nuôi chuột chưa? xin chỉ giáo cho em với
tôi thấy mô hình nuôi rắn rất hiệu quả và tôn ít thời gian. nhưng rắn chỉ ăn các động vật còn sống: chuột, cóc, ếch, nhái ... mà các loại này ở quê tôi thì thiếu cho người ăn nửa đâu có dư cho rắn ăn.
tôi biết chuột là loài ăn tạp thức ăn dễ tìm, sinh sản nhanh, mau lớn. tôi định nuôi các loại như: chuột đồng, chuột bạch, chuột nhắt, bọ ... để chủ động nguồn thức ăn khi nuôi rắn với số lượng lớn.
bà con thấy ý tưởng của tôi có khả thi không? nếu bà con nào đã từng nuôi các loại kễ trên xin chi sẽ kinh nghiệm cho mọi người tham khảo với.
xin bà con cho ý kiến nên nuôi loại rắn nào cho hiệu quả kinh tế nhất (dể nuôi, đầu ra ổn định).
cám ơn bà con chia sẽ!
Chào baotoanchemical!
Mình cũng có ý tưởng giống bạn, mình định thực hiện mô hình hày mấy năm rôi mà chưa thực hiện được. Nuôi chuột không những cho rắn ăn mà còn cho kỳ đà, trăn ...nữa. Mình thuần hóa được nhím, heo rừng... thì chuột đồng mình nghĩ không phải là vấn đề. Nhưng công việc hiện tại mình không có điều kiện thực hiện. Chúc bạn thành công. Chờ tin vui từ bạn.
Phan Đặng Huệ. 0978792744
 
Nuôi Chuột đi Rồi Trong Ban Kính Vài Km Vuông Bị Dịch Bệnh Hết.
Lúc đó Người Chết La Liệt đào Hố Quăng Xuống Rắc Vôi Như Trong Chiến Tranh Vậy.
 
Nuôi Chuột đi Rồi Trong Ban Kính Vài Km Vuông Bị Dịch Bệnh Hết.
Lúc đó Người Chết La Liệt đào Hố Quăng Xuống Rắc Vôi Như Trong Chiến Tranh Vậy.
Chuột giờ ko có đủ mà ăn nữa chứ ở đó dịch bệnh. Chuột này là chuột đồng(chuột vàng) chỉ ăn cỏ và lúa thôi ngon lắm.. Nướng lu,chấy xả,nướng muối ớt,..vài xị đế :eek: thèm quá
 
em lạy bác CTCG.......em lạy bác. Mong hương hồn bác sớm siêu thoát !!.
@ vuabocap: bạn có chắc con chó con mèo nhà bạn không bao giờ là nguồn trung gian lây bệnh dịch hạch không ?
 
- Chó : Thì chó dại.
- Heo : Thì heo gạo.
- Chuột : Thì dịch hạch.
Cho dù là có dịch-hạch trong vùng, nếu chuột nuôi không tiếp-xúc với chuột hoang để lây bọ chét, thì chuột nuôi vẫn không hề-hấn gì. Quý bạn đừng lo.
 


Back
Top