Nuôi con Lươn Mỹ

Nuôi con Lươn Mỹ


Đây là hình con Lươn Mỹ:


American%2BEel%2B%2528USFWS%2BBiologist%2BSteven%2  BSmith%2Bhollding%2Beel%2Bcaught%2Bwhile%2Bnight%2  Belectrofishing%2Bfor%2Bsalmon%2Bin%2BWhallon%2BBa  y%2529.jpg



Con này có thể sống 80 năm. Kích cỡ lớn nhất chỉ 3 ký thôi.
Con cái lớn gấp đôi con đực, tới mét rưỡi. Nó là loài ăn
động vật khác, như ba ba, chứ không ăn thực vật, cám công
nghiệp. Muốn nuôi nó, chỉ có bắt ở hoang dã về nuôi. Luật
Mỹ chỉ cho phép bắt một ngày không quá 50 con, và con nhỏ
nhất cho phép bắt không ngắn hơn 15 centimet. Nó sống chủ
yếu ở miền sông hồ dọc bờ biển Đông Mỹ.


eel.gif



Con này từ lâu người ta không biết nó ở đâu ra, vì không
thấy có lươn đực, lưon cái, và lươn mới nở. Mãi sau này họ
mới biết lươn con mới nở lại là một giống động vật khác.
Theo con mắt thời đó, có thể hiểu là con chim sẻ lớn dần lên
thì thành con đại bàng. Bây giờ khoa học đã tìm hiểu ra, thì
con lươn này sống trong ao hồ nước ngọt, nhưng đến khi lớn
lên đến tuổi đẻ thì ra biển, cặp đôi, và đẻ trứng. Một con
lươn cái đẻ 20 triệu trứng, vì trứng chỉ nhỏ bằng hạt kê thôi.
Trứng nở ra hàng triệu con ngoài biển, bị chết và bị con khác
ăn gần hết, chỉ còn sót lại rất ít, lớn dần lên, bơi vào bờ,
từ một con bọ trong suốt, lên một con cá kim trong suốt, rồi
ra một con lươn kính trong suốt, lên ao hồ dần dần sẫm màu và
ra con lươn. Vì sông ngòi bị ngăn đập, nên lươn không đi lên
được, và lươn hoang dã ở Mỹ bị lâm vào tình trạng báo động
sách đỏ, và luật bắt lươn bị thắt chặt như đã kể trên. Lươn
ở hạ lưu và mật độ cao thường trở nên con đực. Lưon đi lên
thượng lưu và thưa thớt lươn thường trỏ nên con cái. Lươn ở
nước lợ thì chóng lớn hơn lưon ở nước ngọt, và phát dục thì
cũng theo cỡ, chứ không theo tuổi. Lươn cái 4 tuổi trở lên thì
mới trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi lươn này đẻ là rất khó.


7661979102467822.jpg



Trong hình này, nửa phải là ở nước ngọt, nửa trái là ở biển cả.
Bên trái bắt đầu từ trứng, ấu trùng, lươn Kim (trên cùng), Lươn
Nhỏ, Lươn Vàng, Lươn Bạc (dưới cùng), Cặp Đôi, và đẻ trứng.
Người ta bắt chúng ở giai đoạn Lươn Kim, Lươn Nhỏ để nuôi, và ăn
chúng ở giai đoạn Lươn Vàng, Lươn Bạc. Đây là Lươn Nhỏ:


7635855349633963.jpg



Giá rao bán Lươn Kim là 5 nghìn đôla 1 ký, có chừng 5 nghìn con.


7661979102563348.jpg



Coi Video này, đưa lên từ năm 2012, nói rằng giá mua của Trung
Quốc đã đẩy giá Lươn Kim bắt ở Mỹ (cách nhà tôi nửa ngày đi xe)
lên hon 2 nghìn đô một pound, tức là 4-5 nghìn đô 1 ký Lươn Kim.


Chính phủ Mỹ đang hạn chế việc đánh bắt Lươn Kim này, làm những
người làm nghề bắt lươn Kim tức giận. Họ nói, "Mấy ông bàn giấy
bày đặt ra chuyện tuyệt giống lươn. Họ tháng tháng lĩnh lương,
còn chúng tôi phải bắt được lưon mới có tiền." Bang Main này có
kinh tế một phần nhờ ngành bắt Lươn Kim, có 700 người làm nghề
này, và chỉ có mùa Xuân, bắt đầu từ tháng Tư.


Cho đến nay, Mỹ là nước thu vớt Lươn Bột (như bà con Sông Hồng
vớt Cá Bột) bán cho Trung Quốc Nuôi lớn, rồi Nhật ăn (80% lươn
ăn trên thế giới). Nhật chưa nuôi thành công con này. Vậy thì
Việt Nam cũng có thể nuôi được con này để cạnh tranh với Trung
Quốc chứ?

Giá lươn thịt ở Trung Quốc là 100 Nguyên 1 ký.

--------

Video này ở Đài Loan, kể rằng 20 năm trước, thôn làng này đã làm
nghề nuôi lươn, giá lươn giống 20 Nguyên một con. Dần dần giá lươn
giống càng ngày càng cao. Cho đến nay đã hơn trăm Nguyên một con.
Trong khi đó tình hình ô nhiễm cũng tệ hơn, nên kinh doanh luôn lươn
không mấy lời nữa. Người ta đã bỏ hoang nhiều ao nuôi lươn, hay nuôi
trồng thứ khác.


 


Last edited:
Người Mỹ ko biết ăn cá chình, còn ở châu Á coi cá chình là đặc sản, ở Việt Nam cũng mắc nữa chứ đừng nói chi ở nhật bản, trung quốc
 


Tôi đã nói không muốn bàn đến tên nó mà. Muốn gọi là gì,
tôi cũng đồng ý. Riêng con này, chỉ khi nó lớn đến tuổi
đẻ, mới ra biển. Thuở nhỏ và thanh niên, nó ở nước ngọt,
ở sông, suối, hồ, đầm, nên gọi là "swamp eel" dịch ra
tiếng Việt là "lươn đầm lầy" thì cũng có khác chi "lươn?"


Về chuyện nuôi, tôi mới vỡ lẽ ra bọn Nhật nó nuôi được lời,
vì nó thiếu gì tiền vốn? Còn ta thì thiếu vốn, nên khó nuôi
được nó. Xưa kia ai chẳng biết lươn ta chui trong bùn, thế
mà bây giờ nuôi không bùn lại là kỹ thuật hơn hẳn. Vậy con
chạch, con chình này cũng có thể nuôi không bùn, càng dễ nuôi
hơn. Có thể thấy sau này chăn nuôi không còn được là nghề
nông nữa, mà phải là công nghiệp, nhà máy, xưởng hết.
 
Tôi đã nói không muốn bàn đến tên nó mà. Muốn gọi là gì,
tôi cũng đồng ý. Riêng con này, chỉ khi nó lớn đến tuổi
đẻ, mới ra biển. Thuở nhỏ và thanh niên, nó ở nước ngọt,
ở sông, suối, hồ, đầm, nên gọi là "swamp eel" dịch ra
tiếng Việt là "lươn đầm lầy" thì cũng có khác chi "lươn?"


Về chuyện nuôi, tôi mới vỡ lẽ ra bọn Nhật nó nuôi được lời,
vì nó thiếu gì tiền vốn? Còn ta thì thiếu vốn, nên khó nuôi
được nó. Xưa kia ai chẳng biết lươn ta chui trong bùn, thế
mà bây giờ nuôi không bùn lại là kỹ thuật hơn hẳn. Vậy con
chạch, con chình này cũng có thể nuôi không bùn, càng dễ nuôi
hơn. Có thể thấy sau này chăn nuôi không còn được là nghề
nông nữa, mà phải là công nghiệp, nhà máy, xưởng hết.
nhất trí với anh
 
hay tranh xa voi dam tui nay

Xin canh bao moi nguoi: dung tin ke mang Danh la Giang Vien va duoc VTV lam phong su "Sinh ra tu làng". Thực chất chỉ là Con Buôn. Tôi và 1 số người nuôi đã bị mắc lừa do viễn cảnh họ vẽ ra lời 1 gấp đôi mà tin, đâu có ai hướng dẫn kỹ thuật nuôi trong vòng 5 phút rồi bỏ mặc họ. Mua lươn với giá 370 ngàn/1kg, nhưng bán ra bị áp giá chi được 110 ngàn/1kg( khi mình mua họ nói không cần phải mua lươn giống vàng, đến khi thu mua lại thì đòi hỏi phải vàng đẹp không thi ep gia xuống 18-20 ngàn/kg, thử hỏi ra chợ mua có ai mua được lươn vàng đẹp). Đặc biệt khi mua lươn giông kích thước rất không đồng đều, lươn về ko chịu ăn (trai sonca va vua dang khoi)
 
hay tranh xa voi dam tui nay

Xin canh bao moi nguoi: dung tin ke mang Danh la Giang Vien va duoc VTV lam phong su "Sinh ra tu làng". Thực chất chỉ là Con Buôn. Tôi và 1 số người nuôi đã bị mắc lừa do viễn cảnh họ vẽ ra lời 1 gấp đôi mà tin, đâu có ai hướng dẫn kỹ thuật nuôi trong vòng 5 phút rồi bỏ mặc họ. Mua lươn với giá 370 ngàn/1kg, nhưng bán ra bị áp giá chi được 110 ngàn/1kg( khi mình mua họ nói không cần phải mua lươn giống vàng, đến khi thu mua lại thì đòi hỏi phải vàng đẹp không thi ep gia xuống 18-20 ngàn/kg, thử hỏi ra chợ mua có ai mua được lươn vàng đẹp). Đặc biệt khi mua lươn giông kích thước rất không đồng đều, lươn về ko chịu ăn (trai sonca va vua dang khoi)
CHia buồn cùng bác. Đầu ra con lươn rất tốt nhưng ngặt lỗi hok có or cực ít ng sx đc con giống. Bản thân con lươn cũng chỉ sinh sản 1 lần trong đời nên rất khó. Dù sao chúng ta nên nghiên cứu xem làm thế nào cho lươn sinh sản đc thì tốt. :(
 
Nhiều người miền Nam đã nuôi được lươn đẻ và nuôi ra
được lươn bột bán giống. Người Bắc chưa có ai làm được.

Chịu khó lùng tìm đọc trên Internet, có rất nhiều tài
liệu giúp ta nuôi lươn đẻ, có thu hoạch lươn con, với
điều kiện ở miền Nam. Chỉ không chắc có làm được ở miền
bắc không thôi. Vì thế trùm nhà kính lên bể nuôi, và đốt
lò dìm trong nước có thể giải quyết chắc chắn được nỗi
lo lương giống.

Tôi đã thuộc lòng bí quyết nuôi lươn đẻ và gột lươn bột
theo cách miền Nam rồi. Chỉ chưa thí nghiệm và thực tập
thôi.
*
 
Miền bắc có Phú thọ,mình không biết chính xác địa chỉ nhưng thấy nhiều người nói thế,sinh sản nhân tạo đấy
 

Tôi đã nói không muốn bàn đến tên nó mà. Muốn gọi là gì, tôi cũng đồng ý. Riêng con này, chỉ khi nó lớn đến tuổi đẻ, mới ra biển. Thuở nhỏ và thanh niên, nó ở nước ngọt, ở sông, suối, hồ, đầm, nên gọi là "swamp eel" dịch ra tiếng Việt là "lươn đầm lầy" thì cũng có khác chi "lươn?"

Trong tiếng Anh "eel" và "swamp eel" có ý nghĩa rất khác nhau bởi chỉ về hai nhóm cá khác nhau.

Eel = cá chình (hay lịch) tức những loài trong bộ cá chình Anguilliformes http://en.wikipedia.org/wiki/Eel

Swamp eel = lươn (và cả chạch) tức những loài trong bộ mang liền Synbranchiformes http://en.wikipedia.org/wiki/Swamp_eel

Như vậy tuy con cá chình cũng sống trong đầm lầy ("swamp") nhưng khi nói "swamp eel" người ta sẽ hiểu là "con lươn".

Những loài cá chình được nuôi thương phẩm thuộc về họ cá chình nước ngọt Anguillidae, bao gồm:

*Cá chình Mỹ (American eel) Anguilla rostrata (chính là con bác đề cập ở đây)
*Cá chình Âu (European eel) Anguilla anguilla
*Cá chình Nhật (Japanese eel) Anguilla japonica. Tên gọi là vậy nhưng loài này phân bố rộng ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đây là loài mà bà con ta nuôi bắt cá bột ngoài tự nhiên, nuôi thương phẩm và xuất khẩu. Các nhà hàng đặc sản cũng thường bày bán loài này.

Xin liệt kê ra để thấy quan hệ giữa cá chình Mỹ và cá chình bên mình.
 
Cá chạch, cá chình, lươn, vân vân trên thế giới
có hàng trăm loại. Trong từ điển Anh Việt và Việt
Anh thì chỉ dịch đại ra vài tên thôi, tôi cũng
chẳng tin từ điển dịch đúng. Tôi cũng không thể
bịa ra tên tiếng Việt để dịch tiếng nước ngoài
được. Ví dụ ta gọi là Lươn, thì Trung quốc nó gọi
tuốt luốt là CÁ. Mà gọi là Cá thì đúng. Cá có hàng
triệu loài, trong đó có lươn. Bọn Mỹ thì giống Việt
Nam, mà có từng tên một đẻ gọi, như Nghé thì là con
trâu non, Bê là con bò còn non, chứ Trung Quốc thì
cứ Ngưu hết. Bởi thế mà cứ lấy tên Mỹ mà dịch ra
tiếng Việt thì chỉ hiểu đại khái thôi. Không thể
dịch ra chính xác được.

Vì thế, tôi mới gọi tạm là "lươn Mỹ" và đã đưa hình
ảnh, cùng những lời mô tả để bà con biết nó không
phải con Lươn, con Chạch nhà ta, chứ không hẳn nó
chắc đã là con Chình nhà mình. Thật ra, tôi chưa từng
hiểu con Chình Việt Nam là con gì nữa kia. Con Chình
Việt Nam thì nó ở đâu, có ai ăn nó chưa?

Tóm lại, chuyện dịch tên động vật từ tiếng Mỹ sang
tiếng Việt thì cốt hiểu là được, không bị nhầm lẫn
con gà ra con vịt là xong, mặc dàu gà chín cựa thì
không phải gà Đông Tảo, cũng chẳng phải gà thả vườn.
Tôi không biết có tên là Cá Chình, nhưng nay bà con
thích gọi con này là Cá Chình thì chúng ta cùng đều
gọi là Cá Chình cho dễ bàn.
 
Tôi vừa mới tìm ra tin cá chình:

http://danviet.vn/kinh-te/phu-yen-ca-chinh-trang-xuat-hien-nhieu/20140108121748499p1c25.htm

Trích:
08/01/2014 10:38
Phú Yên: Cá chình trắng xuất hiện nhiều
Dân Việt - Các ngư dân khu vực xã An Thạch (huyện Tuy An) cho biết, khoảng nửa tháng qua, cá chình con xuất hiện dày đặc trên sông Cái, nhất là tại khu vực đập Tam Giang.
Mỗi đêm, có hàng trăm người dân dùng mành vớt được từ hàng chục nghìn con, giá bán 3.000 - 3.200 đồng/con. Nhiều người vớt cá chình có thu nhập từ 1 - 3 triệu đồng/đêm.

Đây là giống cá chình trắng (còn gọi là chình bông, chình hoa) có giá trị kinh tế cao, được nuôi thương phẩm phổ biến tại nhiều tỉnh Nam Trung Bộ.

Còn đây là hình cá chình:

ca_chinh.jpg
 
Con này chỉ có từ miền Trung trở xuống.
Vì vậy, tôi vốn là ngừoi Bắc chưa hề được
nghe tên. Mới tìm hiểu, thì con này ăn
ngon, thịt khá mắc, gần 5 trăm nghin 1 ký.

Nó sống trong sông, đẻ ngoài biển. Cá con
sống sót được thì lại lớn lên trong sông.
Phú Yên có mấy cửa sông nổi tiếng làm giàu
bắt cá con rồi bán cho bà con Cà Mau nuôi
cá thịt. Mỗi ngày đêm bắt cá bột ở cửa sông
Phú Yên có thể bán được tiền triệu. Bà con
Cà Mau nuôi cá chình thì 1 vốn, 1 công, và
1 lời. Tóm lại, bán cá chình thịt, thì trong
đó 1/3 giá tiền bán là tiền người nuôi bỏ
vốn, 1/3 là tiền công lao nuôi cá, còn 1/3
là tiền lời, hưởng lộc trời. Kỹ thuật mới
bây giờ cũng như nuôi lươn không bùn. Cá
Chình nuôi trong bể xi măng hay lót bạt,
cho ăn trên vỉ đặt ở mặt nước. Bên dưới sâu
có khay hứng thức ăn vụn. Cá tranh nhau ngoi
lên rỉa thức ăn trên vỉ. Rất sạch, ít phải
thay nước.

Cho đến nay, vẫn chưa nuôi cá chình đẻ được
ra trứng và cá chình bột.
 
@anhmytran: em chỉ muốn mọi người không nhầm lẫn giữ cá chình nước ngọt với con lươn. Và chủ đề này là nói cá chình. Cảm ơn bác, mong bác luôn mạnh khỏe để hỗ trợ cho thành viên diễn đàn.
 
vậy mình nuôi nó xuất qua Nhật cạnh tranh với trung quốc được không chứ để trung quốc nó độc quyền sao
 


Back
Top