nuôi còng lột bằng cách nào?

  • Thread starter Cuốc lủi
  • Ngày gửi
Nuôi còng lột.
Còng đây là còng nước ngọt, sống ở mé sông chứ không phải còng biển nhe các bác!
Chỗ e người ta mua còng lột để làm mồi câu cá ngát, giá mỗi con là 3000đ. Nhưng rất khó kiếm còng lột ngoài tự nhiên. Bác nào có cách nuôi còng lột chia sẽ với e và bà con nhe. E cũng là dân ghiền đi câu nhưng luôn gặp khó khăn trong vụ kiếm mồi.
 


Bác Thuy canh tinh ý thật, Chủ thớt muốn lột xác vài con Còng có nghĩa là chỉ cần vài trăm cc dung dịch Saponin nồng độ 0,05ppm, lấy cái gì để đong đo chính xác lương Saponin cần dùng, ý em nói hên xui là chỗ đó, hihi!?
Hì hì, khucthuydu vung Cẩu-đầu-đao 1 phát, làm đứt cái vòi voi, làm bà con mất một cách ấp lạ. Nhưng mà chém cũng đúng thôi! Hì hì...

Bây giờ tui hỏi em,
1 cc thuốc tím, tím xẫm trong 1 lít nước. Chia lít nước đó làm 2, châm nước đầy lên. Rồi chia lít nước làm 2, châm nước đầy lên.
Em làm như vậy, thì đến lấn thứ mấy sẽ hết còn thuốc tím trong nước pha đó?
 


Bác banmatchodat nói chuyện không có…vì làm gì có cái hàm lượng 0,05ppm ( không phẩy không năm phần triệu) saponin trong nước là cua sẽ lột ?!
Vì như thế 1 bó cỏ mực…1 bó rau má , 1 miếng cam thảo ( những thứ này nhung nhúc Saponin) rớt xuống eo biển là tất cua của eo biển đó lột xác hết !?
Và làm gì có cái vụ pha ra tỉ lệ “không phẩy không năm phần triệu” thật chính xác chỉ để lột …vài con còng…
Và cũng chẳng bao giờ có cái vụ cho 1 giọt nước cốt cây cỏ mực vào 1 khối nước để có cái tỉ lệ 1 phần triệu Saponin là nước ấy phải đổ đi….vì nhiễm độc !!
Lão muốn nói nữa nhưng tại cái “vòi con voi” của Ma Đầu Thủy Canh ấp mới nở ra bị nhà bác KTD chặt đứt mất rồi. nên bị cụt….. hứng

“Giải lao giữa giờ” :

by TC : .... 1 cc thuốc tím, tím xẫm trong 1 lít nước. Chia lít nước đó làm 2, châm nước đầy lên. Rồi chia lít nước làm 2, châm nước đầy lên.
Em làm như vậy, thì đến lấn thứ mấy sẽ hết còn thuốc tím trong nước pha đó?


Link : http://agriviet.com/home/threads/127171-nuoi-cong-lot-bang-cach-nao-/page2#ixzz2IhvgSRCK

Câu trả lời đúng nhất :có làm 1 triệu lần cũng Không hết thuốc tím dù mắt không thấy màu tím nữa

Vậy hỏi lại ma đầu : 1 mũi tên muốn đi trúng đích…nó phải đi nửa con đường…sau đó đi nửa con đường còn lại..rồi lại phải đi nửa nữa…v..v. cứ thế nó đi tiếp 1 nửa
Vậy mũi tên đó có đi tới đích được không ?..

Nếu ma đầu nói là không ! vậy dám đứng làm bia cho người khác bắn không ?
 
Last edited by a moderator:
Đó là Toán về Giới Hạn, hình như lớp 8 lớp 9 gì đó.
Toán đó nói rằng Giới Hạn là một con số đặt ra cho biết
không thể đi quá cột mốc đó, nhưng không có nghĩa đúng
bằng con số đó.
*
Trường hợp pha dung dịch hoá học để làm việc nhà Nông,
cứ pha loãng mãi thì đến một giới hạn ta cần. Vẫn tiếp
tục pha loãng nữa, thì loãng quá giới hạn đó, không có
tác dụng nữa, chứ theo lý thuyết thì không phải bằng Zero.
*
Ví dụ pha chất Saponin như chúng ta bàn, thì nhất định
được nồng độ như ý, mà ta cho rằng sẽ làm Còng lột. Nồng
độ này không bắt buộc phải là nồng độ độc hại môi trường,
mặc dàu cũng có thể độc hơn mức độ đó. Cứ tiếp tục làm
loãng ra, thì không còn độc hại nữa. Cũng vì lý do ấy mà
các nhà máy phải có nơi xử lý nước thải, làm chất độc loãng
ra dưới mức pháp luật cho phép chảy ra khỏi nhà máy.
*
Theo cách của bác Thuỷ Canh là cách truyền thống: lấy một
ít rồi pha loãng đủ xài, chứ không làm 1 tấn thuốc để xử
lý vài con Còng quèn.
*
 
Theo em thì cả 2 bác Mục và Thủy đều đúng. Bác Mục nói cho trường hợp nuôi số lượng lớn, bác Thủy nói cho trường hợp nuôi thử nghiệm nhỏ. Đâu có bác nào sai . Ai nói bác Mục hay bác Thủy sai thì chỉ ra được em phục sát đất. 2 cách ấy hòan toàn cùng 1 bản chất. Chỉ là nếu chủ topic rơi vào trường hợp nào thì sử dụng cách pha của 1 trong 2 bác. Đơn giản như đang giỡn. :approve:

Con còng bây giờ cũng hiếm thiệt. Cách đây 30 năm thì nó khá nhiều. Hồi đó em hay bắt chúng rang muối ăn ngon dễ sợ. Bây giờ ở saigon em đi tìm mua cũng không có. Chỉ thấy ở chợ bán rạm chứ không bán còng. Dân miền tây ngày xưa chê con còng ăn khai nước đái nên họ ít ăn. Chỉ dùng làm mắm còng.
 
Theo em thì cả 2 bác Mục và Thủy đều đúng. Bác Mục nói cho trường hợp nuôi số lượng lớn, bác Thủy nói cho trường hợp nuôi thử nghiệm nhỏ. Đâu có bác nào sai . Ai nói bác Mục hay bác Thủy sai thì chỉ ra được em phục sát đất. 2 cách ấy hòan toàn cùng 1 bản chất. Chỉ là nếu chủ topic rơi vào trường hợp nào thì sử dụng cách pha của 1 trong 2 bác. Đơn giản như đang giỡn. :approve:


Con còng bây giờ cũng hiếm thiệt. Cách đây 30 năm thì nó khá nhiều. Hồi đó em hay bắt chúng rang muối ăn ngon dễ sợ. Bây giờ ở saigon em đi tìm mua cũng không có. Chỉ thấy ở chợ bán rạm chứ không bán còng. Dân miền tây ngày xưa chê con còng ăn khai nước đái nên họ ít ăn. Chỉ dùng làm mắm còng.
Theo tui thì bác TC và bác Mục điều sai vì :
Bác TC không đưa ra nồng độ của 1ml thuốc tím là bao nhiêu .
Còn cái sai của bác mục là : thuốc tím có tính oxy hóa cao , nếu pha vào nước thì 1 thời gian thuốc tím sẽ bị o xy hóa hết .

--------

Rất hợp lí….vì khi cua cần lột…nó cần 1 lượng calsi lớn..nó phải tích trữ được đủ vôi thì nó sẽ lột
Bây giờ bất ngờ có vôi bên cạnh…dại gì nó không lợi dụng ngay để lột xác lớn nhanh

Cách bẻ càng đặt vô hang kín…có… cưỡng bức quá…vì nếu ngay lúc bị bẻ càng nó chưa đủ vôi tích trữ thì làm sao ?..
Nếu nó lột được thì nhất định cũng kiệt sức…hoặc nhỏ đi thay vì lớn hơn thêm
Bài viết này của bác Mục em thấy mắc cười quá ... giống như là con cồng nó lấy calcum đúc thành cái vỏ để nó chui vào vậy
 
Last edited:
Đọc bài của bạn cũng tức cười luôn.
Bạn và bác Mục Tử có khiếu chọc cười.
Nó làm người bị phản bác cũng phải vui.
*
 
Ậy ậy, đừng có hiểu lầm vụ thuốc tím. Thôi để tui thay bằng mực tàu, đen thùi-lùi cho dễ thấy. Điều tui muốn nói là cái màu để quan-sát thôi! Nhưng cứ pha hoài, thì trong đó còn 1 chút... sát-na, ni-nô mựa tàu nào không?

Còn cái vụ lột sớm! Cua "muốn" lột, bỏ cái áo cũ, thì nó phải có sẵn cái áo lụa bên trong. Áo lụa thay-thế thành áo dùng chính-thức luôn, rất nhanh sau khi lột.

Cái điều tui không hiểu, là thúc cho nó lột sớm! Áo lụa chưa có, lột ra... nấu súp sao? Chừng nào mình mới cho rắn lột sớm đây?
Nói vậy chứ có khi bà con mình làm được, chứ không phải chơi! Bởi trước đây, người ta đã làm được vụ nầy: Cho gà đẻ sớm!
Họ tính như thế nầy: Đồng-hồ sinh-thái khiến con gà cứ 24 giờ thì ị ra 1 trứng. Mà cái đồng-hồ nầy chạy bằng ánh-sáng và bóng tối xen kẻ: Hễ cứ 12 giờ sáng, 12 giờ tối là thành 1 ngày, vậy là chị ta ị 1 trứng.
Nên, mấy cha nội ma-mảnh mới chơi khăm, lừa con gà: Họ cho chuồng gà sáng 10 giờ, tối 10 giờ. Vậy là gà đẻ 20 giờ, thay vì 24 giờ, được 1 trứng.
Nhưng sau đó thì... dẹp! Không nói tại sao? Mà tui biết tại sao! Giỏi hôn?
 

....................................
Còn cái vụ lột sớm! Cua "muốn" lột, bỏ cái áo cũ, thì nó phải có sẵn cái áo lụa bên trong. Áo lụa thay-thế thành áo dùng chính-thức luôn, rất nhanh sau khi lột.

Cái điều tui không hiểu, là thúc cho nó lột sớm! Áo lụa chưa có, lột ra... nấu súp sao? Chừng nào mình mới cho rắn lột sớm đây?
Nói vậy chứ có khi bà con mình làm được, chứ không phải chơi! Bởi trước đây, người ta đã làm được vụ nầy: Cho gà đẻ sớm!
................................


Chuyện này cũng dễ hiểu : khi tạo hóa tạo ra vạn vật..ngài cũng dự bị sẵn những sự cố..có thể xảy ra nên đã dự bị sẵn cho con người và… con cua 1 số trường hợp nếu có rủi ro rồi thí dụ :
2 mắt…2 tai..2 tay…để lỡ nếu có 1 tai…1 mắt..v.. v vì sự cố mà hư đi thì cũng còn lại 1 cái để mà sài

Nhưng trái tim và cái đầu thì chỉ có 1 ( do đó con người phải có vợ hoặc chồng để có 2 cái đầu hoặc 2 trái tim..vì thế Kinh Thánh gọi 2 vợ chồng thực sự chỉ là 1… và người bạn đời 1 nửa của mình)

Trở lại vấn đề : vì lí do nào đó bị lột da nhẹ ( phỏng vừa phải) sẽ thấy dưới làn da thật bị tróc đi là 1 làn da non. như vậy thiên nhiên cũng đã dự bị sẵn cho con người 2 làn da ngay từ lúc làn da thật được tạo thành )

Ngay đến thực vật.. vỏ cây cũng có 2 lần vỏ…
Vì thế con cua nhất định nó phải cũng có 2 lần vỏ ngay từ lúc vỏ thật được tạo thành..( 1 vỏ cứng bên ngoài và vỏ lụa bên trong
Tạo hóa không bất công khiến con cua chỉ có 1 lần vỏ…để rồi lang thang đi kiếm ăn cho có đủ chất mới tạo vỏ lụa sau

Túm lại con cua luôn luôn có 2 lần vỏ…
Nhưng điều khiển để nó lột lúc nào cho hợp lí…chứ không nên ;muốn nó lột lúc nào cũng được

--------

Quan sát trong thiên nhiên cũng thấy..xác rắn hay vỏ cua lột tự nhiên bỏ lại rất mỏng
Nhưng nếu ta luộc cua ăn hoặc lột da rắn sẽ thấy vỏ và da rất dày..
Như vậy có thể kết luận…cua và rắn khi lột nó chỉ lột bỏ phân ngoài cùng mỏng và cứng
Phần bên trong của vỏ hay da được giữ lại mềm nên thân nó sẽ phình to ra được để lớn lên
 
Last edited by a moderator:
Có lý! ............
Vậy:
- Cần mồi, thì "bắt" lột sớm!
- Cần Cua Tôm lớn lên, thì chờ cho nó... mập! Lột sớm nó... nhỏ lại!
Lão thấy tui nói vậy có lý hôn?
 
Last edited by a moderator:
Chủ topic cần lột con còng để làm mồi câu mà bác. Vậy thì chuyện con còng mập hay ốm sau khi lột em thiết nghĩ đâu ảnh hưởng gì nhiều. Cái vấn đề chính vẫn là làm sao cho nó lột theo ý muốn. Vậy thì làm sao đây ta?
 
...................... Cái vấn đề chính vẫn là làm sao cho nó lột theo ý muốn. Vậy thì làm sao đây ta?


Bắt từng con cua, dùng kìm bẻ nhẹ đôi càng, những đôi chân bò, chỉ để lại chân bơi. Chú ý khi bẻ dùng kìm kẹp bẻ phần khớp giữa của càng hoặc chân và thao tác nhẹ nhàng, không được kẹp sát mai hay bẻ quá mạnh làm tổn thương đến việc tái sinh càng và chân. Tiếp đó đặt cua vào lồng nuôi

vài ngày sau cua sẽ tự rụng phần càng chân còn lại để chuẩn bị mọc "nu"

. Thay nước cho ao nuôi hàng ngày theo lịch thuỷ triều.
- Cho cua ăn cá tạp hoặc đầu tôm, nhuyễn thể, rau củ băm nhỏ, trộn đều. - ngày ăn 2 lần lúc sáng và chiều theo dõi cua lột xác.

7-10 ngày sau , kiểm tra cua nếu thấy càng và chân đã tái sinh nhú mầm (mọc nu), Khi thấy càng, chân tái sinh hoàn chỉnh, mai cua khô giòn có vết nứt vòng quanh mai là cua chuẩn bị lột xác.
- Sau khi cua lột xác 1-2 giờ phải nhanh chóng đem cua vào hộp bảo quản.
- Dụng cụ bảo quản cua lột gồm: hộp hoặc thùng , trong thùng có lót lớp vải thấm ướt để giữ ẩm.
- Khi xếp cua vào thùng không để ánh sáng chiếu vào cua và gió lùa vào thùng.
Nếu điều kiện bảo quản tốt thì cua có thể để được trong 92 giờ.


http://thuysan.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=453&articleId=2221
 
Last edited by a moderator:
Làm cách này thì em nghĩ khó áp dụng cho con còng vì nó nhỏ hơn con cua nhiều lắm đó bác Mục. 3k 1 con còng lột thì giá đó đáng để tìm hiểu công nghệ này.
 
Bài viết quá hay, nên khó tin là thật.
*
Thứ nhất, cua bẻ càng, thì người nuôi phải đút thức ăn
vào miệng nó chứ nó làm sao ăn được?
*
Thứ hai, "nếu bảo quản tốt" thì cụ thể như thế nào?
Bài trước tôi đã nói, còng lột đêm và sáng, đến gần trưa
thì cứng lại. Điều đó không có nghĩa nó phơi ra nắng gió
cho chóng cứng, mà nó tự cứng lại trong hang tối không có
gió. Bị người bắt, nhốt trong giỏ, tuy không tối như mực
và kín như bưng, nhưng nắng và gió hấu như rất yếu, mà nó
vẫn cứng kia mà. Vì thế kinh nghiệm nhà quê mới nói phải
bóp mắt cho nó chết. Khi còng chết, thì sự nghiệp cứng vỏ
lột lại mới ngưng nghỉ. Chuyện bảo quản này, để chục năm
nữa, tôi về Việt Nam làm thí nghiệm mới rõ thực hư.
*
 
..................
Thứ nhất, cua bẻ càng, thì người nuôi phải đút thức ăn
vào miệng nó chứ nó làm sao ăn được?
.....................
*
nó vẫn ăn được sinh vật phù du đấy bác ah...bẻ hết càng que rồi quăng đấy mà nó vẫn sống và mọc lại bình thường....
 


Back
Top