Nuôi cua công nghiệp trong ..thùng..cho cua ở tù nè!@@

  • Thread starter daicavoi
  • Ngày gửi
<table class="contentpaneopen"> <tbody><tr> <td class="contentheading" width="100%"> Nuôi cua biển trong thùng nhựa </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> <td class="buttonheading" width="100%" align="right"> </td> </tr> </tbody></table> <table class="contentpaneopen"> <tbody><tr> <td class="createdate" valign="top"> Thứ tư, 25 Tháng 8 2010 16:58 </td> </tr> <tr> <td valign="top"> Từ những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp, anh Nguyễn Văn Nguyên cải tiến thành thùng nuôi cua biển. Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 700 thùng cua biển, đạt hiệu quả rất khả quan, thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng. Đây là mô hình đầu tiên khá thành công ở huyện Thạnh Phú.

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Theo truyền thống của nghề nuôi cua biển, nông dân thường thả nuôi trong ao, hồ, đầm theo kiểu quảng canh. Nhưng anh Nguyễn Văn Nguyên ở ấp Giao Tân (Giao Thạnh-Thạnh Phú), đã chuyển hình thức nuôi quảng canh cua biển theo mô hình công nghiệp.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]
cuabien.jpg
[/FONT]​
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Anh Nguyên kiểm tra thùng nhựa chuẩn bị cho vụ nuôi cua biển năm 2010.[/FONT]​
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Người nuôi tôm sú công nghiệp thường sử dụng thùng đựng oxy để làm trái nổi, nâng giàn quạt nước trong vuông tôm. Mỗi thùng rộng 4 tấc vuông, dài 6 tấc. Từ những cái thùng nhựa này, anh Nguyên khoan thủng nhiều lỗ (để nước dễ ra vào trong thùng nhựa khi thả xuống ao), mỗi lỗ có đường kính 12mm, mỗi lỗ cách nhau 5cm. Phần đáy thùng thì khoan ít lỗ để hạn chế thức ăn rơi xuống đáy ao.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Trước khi nuôi trong thùng nhựa, cua biển con còn gọi là “cua nhướng” được anh Nguyên nuôi trong ao theo hình thức quảng canh. Khi cua được 1 tháng tuổi, trọng lượng khoảng 35gram/con, chiều dài mai cua đạt khoảng 4cm, anh Nguyên thu hoạch cho vào thùng nhựa để nuôi thành cua thương phẩm. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Anh Nguyên vừa kiểm tra lại các thùng nhựa, vừa cho biết kinh nghiệm, thời gian tôi nuôi cua biển từ tháng 9 (âl) đến hết tháng 1(âl) năm sau. Đấy là vụ nghịch (vụ nghịch, cua biển thương phẩm mới có giá cao từ 100 đến 170 ngàn đồng/kg). Trước khi nuôi phải chuẩn bị ao, bằng cách tháo cạn nước, vét hết bùn. Bón vôi xuống đáy ao để khử phèn. Lượng vôi bón tùy độ pH trong đất. Phơi đáy ao từ 5 đến 7 ngày. Sau đó, cho nước vào ao ngâm thêm 3-5 ngày. Khoảng 10 ngày sau, tảo sẽ phát triển, cho nước vào thêm khoảng 30cm. Để có nguồn thức ăn tự nhiên cho cua, nên bón phân U-rê và phân tổng hợp NPK liên tiếp khoảng 5 ngày. Sau khi bón phân khoảng 7 ngày, thì thả cua vào các thùng nhựa đã được kết thành bè để nuôi. Cứ 10 thùng kết thành 1 bè. Miệng thùng phải được nâng lên cách mặt nước khoảng 7cm. Bè phải được cố định trên mặt nước, không được để bè trôi nổi lung tung. Cua thả vào nuôi phải chọn những con có kích cỡ đồng đều. Chọn nhiều cua đực càng tốt, vì cua đực phát triển nhanh hơn cua cái. Chọn cua có phản xạ tốt, định hướng nhanh, vận động tốt, không có dấu hiệu lạ trên thân, cua nguyên vẹn, vỏ cứng, màu sắc tươi tự nhiên, không bị các sinh vật bám trên thân. Trước khi thả cua vào thùng nhựa, phải kiểm tra độ mặn của ao nuôi, nếu độ mặn chênh lệnh quá 5‰ thì phải thuần dưỡng cua giống để phù hợp với môi trường nước trong ao. Nếu độ mặn chênh lệch không đáng kể thì khỏi thuần dưỡng (cứ thả vào thùng nhựa để nuôi). Miệng thùng nhựa phải cột chặt để cua không thoát ra ngoài. Để cua mau lớn, cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thùng nhựa, bằng cách dùng bàn chải nhựa chà nhẹ mặt ngoài thùng, tránh làm cua sợ và đục nước trong ao nuôi cua. Luôn thay nước trong ao nuôi (theo thuỷ triều), nhưng phải bảo đảm màu nước trong ao nuôi. Thường xuyên kiểm tra độ mặn trong ao nuôi. Thức ăn cho cua có 2 loại (thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du được tạo bằng cách bón phân gây màu nước và thức ăn chính được chế biến từ cám, bột, cá, tép, ruốt, trùn quế…).[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Muốn nuôi cua biển lên gạch đều, trong thời gian nuôi thì thức ăn cho cua hằng ngày phải lớn hơn 20% trọng lượng của cua, mỗi ngày cho cua ăn 2-3 lần vào sáng sớm, chiều mát và lúc nửa đêm. Khi cua đạt trọng lượng từ 200gram/con trở lên thì thu hoạch. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Càng nói về kinh nghiệm nuôi cua biển trong thùng nhựa, anh Nguyễn Văn Nguyên càng phấn khởi: “Nuôi cua biển trong thùng nhựa, thành công rất nhiều so với nuôi thả tự nhiên trong ao. Với cách nuôi này, người nuôi dễ quản lý, dễ chăm sóc và cũng thu hoạch, ít thất thoát trong quá trình nuôi. Còn nuôi cua biển thả tự nhiên trong ao thì gặp nhiều khó khăn ngay cả khi thu hoạch. Năm 2009, nuôi 700 con cua biển trong thùng nhựa, sau khi trừ chi phí tôi còn lợi nhuận gần 50 triệu đồng. Năm 2010, tôi sẽ tăng lên 1.000 thùng nuôi cua biển. Cũng như năm qua, mỗi thùng nuôi 1 con, ước tính thu hoạch gần 1.000 con trên diện tích 5.000m<sup>2</sup>”. [/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Bài, ảnh: Hoàng Vũ[/FONT]​
</td> </tr> </tbody></table>



các bác dùm cho em ý kiến nhé! thấy cũng ngộ ngộ! em đinh bắc chước làm theo nhưng khong biết nuôi trong thùng nước tinh khiết được không nhỉ! vì nó dễ kiếm và rẻ tiền hơn nhiếu so với mấy cái thùng kồng kềnh kia!!!
 


thử làm cái phép tính thế này :
nuôi 700con,trọng lượng thu hoạch là 200gr trở lên...vị chi thu hoạch được khoảng 150kg....với giá từ 100-170k thì ta thu được bao nhiêu đồng mà phán là lời tới 50 triệu sau khi trừ chi phí....đúng là bó tay thật...hic...hic....
 
15 bình phương là 225, thêm 2 số Không nữa là 22500K,
tính tròn lên là 23 triệu chưa trừ vốn và công.
*
Hãy coi như thành công đi, vì không thấy tỷ lệ chết là
bao nhiêu. Tôi có thắc mắc là vì sao anh ta phải để
bình thò miệng lên khỏi mặt nước? Tôi có đề nghị là
nuôi cua bể trong chuồng, chuồng có đáy liền để giữ thức
ăn, và có thể thả nhiều tầng chuồng để tiết kiệm diện
tích. Tuỳ theo nước thay đổi mà điều chỉnh mật độ đặt
chuồng. Nước cháy mạnh thì đặt chuồng sát nhau, nhưng
nước chảy lờ đờ thì đặt chuồng thưa ra để khỏi ô nhiễm.
*
 
tôi chưa có nuôi cua biển. theo trình bày ở trên chỉ có thể nuôi từng thùng riêng lẻ từng con khó có thể nuôi chuồng vì tập tính cua sẻ ăn nhau khi cua lột.
 
Cách nuôi cua này là trong ao chứ ko phải nuôi trên biển vì vậy ko có dòng chảy của nước .

Cách nuôi này giống với cách nuôi cua ,ghẹ lột . Cách làm của người nuôi cua ghẹ lột là họ cho vào một chiếc hộp nhưa đục lỗ . Sau đó buộc nhiều hộp nhựa lại với nhau bằng một chiếc dây to có gắn vật nặng để nhấn chìm . Sau đó họ thả những chiếc hộp này xuống đáy biển . Cua vẫn có thể lọc sinh vật phù du trong đáy biển để ăn . Khi cho ăn người nuôi cầm dây nhấc từng đoạn lên một . Sau đó bỏ vào hộp một miếng cá . Cứ như thế cho đến hết .

Cách nuôi cua lột như trên . Hoàn toàn có thể áp dụng để nuôi cua biển vỗ béo . Nuôi trên biển có dòng chảy và sinh vật phù du vừa tiết kiệm lại ko phải bơm nước . chỉ có điều hàng ngày phải cầm từng hộp thả thức ăn cho cua thôi .Bác nào nhà gần biển có độ đốc vừa phải thử nghiệm nuôi kiểu này xem sao.
 
vào những tháng gần tết cua y và cua gạch có giá từ 120k-190k. thậm chí lên tới 170k-350k( giá tại huyện Đông Hải ngày 12/11/2010) nhưng tui nghĩ là bác này nuôi vỗ béo cua "sô" là cua y còn mềm vỏ giá 45k/kg, chưa cứng và cua "nhị" là cua cái đã giao phối có một chấm trắng nhỏ(hạt gạo)trong bụng , sẽ lên gạch son.( còn cua yếm vuông lên cua cái mà khi vạch bụng ra không thấy hạt gạo thì gần như không lên gạch) giá cua cái nhị giá cũng chỉ 50k. nên nếu nuôi vỗ béo thì trong thời gian khoảng 15 ngày sẽ lãi được gấp đôi , thậm chí gấp ba lần đó.
Tui vừa nuôi thử nghiệm vài thùng nước tinh khiết 21lit1 xem thử cua có sống được không? rùi sẽ bày mấy anh em gần chỗ tui nuôi cua vụ tết này...
 
nên nếu nuôi vỗ béo thì trong thời gian khoảng 15 ngày sẽ lãi được gấp đôi , thậm chí gấp ba lần đó.

bác có thể nói rõ hơn về chi phí đầu tư gồm vật dụng+giống+thức ăn(15 ngày thì không cần tính công chăm sóc các bác nhỉ)....để bà con tham khảo và áp dụng....nếu được như bác nói thì đây sẽ là mô hình hiệu quả nhất trong các loại mô hình chăn nuôi rồi đó(vì thời gian quá ngắn mà lợi nhuận lại quá cao)...thân.....
 

Tôi nói chuồng có nghĩa không phải bình, lọ, mà có chấn song hay lưới,
không có nghĩa là thả chung. Cho mỗi cua một chuồng, cùng cỡ với bình
nhựa anh này nuôi. Bà con nghề biển ở Mỹ tự đan chuồng, rọ cho mình,
mua dây thép bọc nhựa (để nước biển không ăn gỉ dây thép) về tự đan lấy.
*
Rọ đánh tôm hùm và cua biển giống nhau về thiết kế và kích thước. Nói
chung là đáy hình vuông, nhưng chiều cao thì thấp hơn, bề ngang vừa hay
tay bê tốt. 4 bề mặt, sát đáy đều có 1 cửa đặt hom cho tôm cua bò vào.
Trên nóc, chính giữa là một giỏ mồi thả từ trên xuống, có nắp đậy. Mỗi
rọ buộc một phao cỡ trái banh chơi đá banh, màu da cam, là màu cấp cứu,
để thuyền bè không cán phải. Khi đánh Tôm Hùm, Cua Bể, mở nắp rọ mồi,
cho vào một con cá mồi, thường là cá mối to bằng bắp tay, giá rất rẻ,
hay con cá to bằng bắp chân thì phải chặt ra làm đôi, rồi đậy nắp lại,
quẳng xuống bể. Bề nông lắm, chỉ vài mét nước thôi. Mỗi lồng cách nhau
chừng 2 chục mét. Rọ, lồng, hay chuồng này chìm xuống thì đáy nằm phẳng
trên mặt cát, hở 4 hom ra 4 phía, đón cua bể thấy mùi cá chết làm mồi
chui vào. Sáng hôm nay thả, thì sáng mai nhấc rọ lên. Trong rọ có chừng
2 chục con cua, thì có từ 2 đến 15 con đủ to, hợp pháp bắt. Mở khuy nắp
lồng, bắt ra 2 con to, còn đổ ào trở lại xuống biển, đậy nắp cài khuy
lai, mở nắp rọ mồi, cho mồi vào, đậy nắp, cài khuy rọ mồi, rồi quẳng
rọ xuống biển. Nếu 15 con to, thì quẳng 5 con nhỏ xuống biển, rồi đổ
cả rọ vào thùng chứa. Cứ như thế cả buổi từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều
thì được 1 tấn cua bể. Một người lái thuyền, vớt rọ, còn người phụ là
tôi thì mở rọ chọn bắt cua, thay mồi, và quẳng rọ xuống. Công việc phụ
rất đơn giản, 5 đôla một giờ, nhưng đàn bà và trẻ con thì không dủ sức
làm. Lúc ấy là 20 năm trước, bây giờ có lẽ gần 10 đôla một giờ, và giá
đôla ở miền Nam cũng cao hơn miền Bắc nơi tôi đang ở bây giờ. PhảI chịu
được sóng khá lớn, vì thuyền nhỏ, và phải đứng suốt ngày cho đến khi lên
bờ trở về nhà. Mang một lọ nhựa đựng cơm đi ăn trên thuyền.
*
Có thể đan rọ bằng cật nan tre thì không sợ nước biển ăn gỉ sắt đi.
Đan 6 mảnh hình vuông, rồi buộc 5 mảnh lại với nhau. Mảnh trên cùng là
nắp, có thể mở ra đóng vào dễ dàng. Dưới đáy đặt một khay nhựa hay
khay nhôm, hay sắt không gỉ để thả thức ăn. Đặt chuồng trên mặt đáy
biển, neo lại, và đặt giàn để làm nhiều tầng chuồng. Giòng nước biển
bao giờ cũng có, do sóng, gió, triều gây ra, nên rất tiện vệ sinh .
Chỉ khi nào cả làng làm nghề, diện tích đặt chuồng mỗi chiều hàng cây
số, thì mới lo ô nhiễm thôi.
*
 
thử làm cái phép tính thế này :
nuôi 700con,trọng lượng thu hoạch là 200gr trở lên...vị chi thu hoạch được khoảng 150kg....với giá từ 100-170k thì ta thu được bao nhiêu đồng mà phán là lời tới 50 triệu sau khi trừ chi phí....đúng là bó tay thật...hic...hic....
Chắc tính luôn tiền bán tôm! (Từ những cái thùng nâng giàn quạt nước trong vuông tôm công nghiệp...)
...nuôi vỗ béo thì trong thời gian khoảng 15 ngày sẽ lãi được gấp đôi...
Xem thông tin tại đây:
<table border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" width="100%"><tbody><tr><td>Nâng chất lượng cho cua </td> </tr> <tr> <td align="right" valign="top"> 10/29/2010 9:22:38 AM </td> </tr> <tr> <td> Năm 2008, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản Đại học Nha Trang, anh Nguyễn Trung Kiên (ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) về quê thực hiện ước mơ tìm giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa thủy sản. </td> </tr> <tr> <td align="center">
2910201092238.JPG
</td> </tr> <tr> <td align="center">
</td> </tr> <tr> <td>
Anh Nguyễn Trung Kiên đang chăm sóc cua trong thùng nhựa.
Anh trăn trở trước thực trạng quy trình sản xuất và giống cây trồng, vật nuôi ở địa phương hiện nay phần lớn còn cũ kỹ, lạc hậu nên sản phẩm làm ra chất lượng không đồng đều, giá cả thiếu ổn định, đặc biệt là con cua biển, một loài thủy sản có thể thả nuôi quanh năm cùng với con tôm trong ao đầm. Đối với người nuôi quảng canh truyền thống, khi xổ lú, tôm, cua con nào đã chạy ra cống thì dù lớn hay nhỏ đều gom hết đem bán.

Còn nếu bắt thả nuôi lại thường xảy ra sự cố. Trường hợp con cua còn ốp hay thường gọi là cua dạt, hoặc cua mới có gạch đém giá bán thường chỉ khoảng 50% so với loại chắc. Vì thế, khi thu hoạch được cua dạt, anh Nguyễn Trung Kiên không bán mà giữ lại nuôi tiếp. Ngoài ra anh còn thu gom thêm ở các hộ trong vùng để nuôi nâng lên thành phẩm.

Anh thả mỗi con trong một thùng nhựa, loại thùng đựng nước sơn, mỗi thùng đều có ống ôxy để chạy vào ban đêm và mỗi đêm cua đều được anh cung cấp cho một lượng ôxy cần thiết và một ít thức ăn (cá tạp hoặc ba khía, lịch, đẻn, tùy theo điều kiện thực tế). "Khoảng từ 10-15 ngày, cua từ hàng dạt sẽ nâng lên thành cua loại I.

Không như nuôi trong lồng hay trong lợp, nuôi cua trong thùng mình có thể theo dõi chính xác sức khỏe của cua hằng ngày. Mình biết con nào bỏ ăn, con nào ăn mạnh, yếu, hoạt động như thế nào, những con yếu mình bán, những con mạnh chừa lại, tuyển dần đi, lấp con khác vô, từ đó đàn cua phát triển đều, thu lợi nhuận ổn định, không sợ rủi ro, thất bát”, kỹ sư Nguyễn Trung Kiên đầy tự tin.

Sau hơn 3 tháng nuôi thử nghiệm nâng chất lượng cho cua mang lại thành công, kỹ sư Nguyễn Trung Kiên đang tiếp tục nghiên cứu sâu về tập tính cũng như quy luật cung cầu của con cua trên thị trường xuất khẩu, để tính toán mở rộng đầu tư.

So với các huyện khác trong tỉnh Cà Mau, con cua Đầm Dơi có chất lượng và giá thành cao hơn. Khách hàng từ Trung Quốc trực tiếp thu gom để xuất khẩu. Điều kiện môi trường thổ nhưỡng nuôi cua ở Đầm Dơi khá thuận lợi, con cua nuôi được quanh năm, nguồn giống dồi dào từ sinh sản nhân tạo. Thành công từ mô hình nuôi cua trong thùng nhựa của kỹ sư Nguyễn Trung Kiên đã mở ra một cách làm mới cho bà con nông dân Đầm Dơi./.

</td> </tr> <tr> <td> Báo Cà Mau</td></tr></tbody></table>
http://www.pnn.vn/NewsDetails.aspx?id=6688&GroupID=112&Page=3
 
Last edited:
fvkmh1238597530.jpg


Khà khà! thế là có một bác cho em xem thông tin hữu ít nữa! bac ' anhmytran' nói la nuoi ngoai bien , thien nhien! con de tai o day la nuoi trong ao! nuôi kết hợp trong vuông tôm quang canh hay bán thâm canh.
theo tôi biết thì giá thành của một CÁI THÙNG BÊ
moz-screenshot-1.png

2910201092238.JPG

như hình trên giá rẻ nhất cũng 30k. còn cái thùng làm phao nổi cho giàn quạt nuôi tôm công nghiệp thì khó kiếm và giá chắc cũng không dưới 30k/cái cũ.
còn thùng nước tinh khiết cũ ở những cơ sở sx nước tinh khiết theo tôi hỏi thì khoảng trên dưới 5-7k ma thôi (giá phế liệu ) nhưng quan trọng phải chọn loại có nắp to vừa đủ để con cua <500g có thể chui ra vào dễ dàng.
nếu mua khoảng 100 cái thùng nước tinh khiết cũ giá chỉ vào khoảng 700k , chi phi vận chuyển..khoảng 1 triệu..( tốn diện tích) tóm lại là cho 2tr đó. nhưng có thể nuôi một thời vụ (15 ngày) lên tới 100 x 400g = 40kg cua. mỗi kg lời bèo gì cũng 30k.--> 1,2tr/vụ/100 thùng/15 ngày.
vì thức ăn để nuôi vỗ béo chỉ là cá tạp , cá vụn. loại cao cấp nhất... chính là con BA KHÍA , đảm bảo nuôi cua nhị mau lên gạch và cua xô mau cứng. má giá ba khía chỉ 7k còn cá tạp thì chỉ 2 k. trong 15 ngày thì đố con cua nào ăn được hơn 200% trọng lượng thân của nó!
Nói chung là nếu mô hình đạt hiệu quả thì bạn sẽ bèo lắm một lời một trong vòng 15 ngày. tùy theo quy mô và mức độ đầu tư của bạn.
Vì mình cũng đanh thử nghiệm nên chưa dám chắc cú. vì quan trong nhất là con cua phải phát triển và sinh trưởng bình thường , yếm cua phải sạch sẽ không được đóng rong , dơ bẩn sẽ bị mất giá. với lại giữa thùng nhựa , thùng bê , thùng nước tinh khiết có cường độ thu nhận ánh sáng khác nhau thì không biết cái nào là thích hợp nhất nữa!
thôi thì các bác cứ cho càng nhiếu ý kiến càng bổ ích vì nếu ok hết thì đấy có thể là mô hình xóa nghèo cho các hộ dân ít đất , ít vốn , ít kiến thức của bà con nông dân mình.
 
Tôi rất thích cách tính toán của bạn về mua thùng, nhưng ngoài bạn ra,
nhiều người cũng muốn mua thùng, thì nguồng thùng sẽ cạn, và giá thành
sẽ nâng lên, không biết sẽ là bao nhiêu.
*
Tiền thùng không phải quan trọng lắm vì làm ăn lâu dài thì khấu hao
rất ít, sẽ bù lại vốn bỏ ra mua thùng. Cái phí tổn nhất là chuyện cho
cua đủ Oxy. Xin bạn cho biết tiền chạy Oxy cho 100 thùng cua suốt 15
ngày từ lúc bắt đầu nuôi đến lúc bán là bao nhiêu tiền không?
*
Ánh sáng vào thùng có thể ngăn chặn được bằng che phủ bao giấy màu đen.
Không có ánh sáng lọt vào, thì rêu nghỉ cửa luôn, không thể bám vào
cua được.
*
Nuôi trên cạn, thì còn phải lấy nước biển sạch đổ vào, và thỉnh thoảng
thay nước, phải tìm đường cho nước chảy đi mà không ảnh hưởng môi
trường. Tiền nước ấy là bao nhiêu cho một lứa cua 100 con, và mỗi con
là bao nhiêu, để tính lời lãi?
*
Tiền mặt bằng cũng khẳm. Như bài báo trên cùng, nuôi cua ở Ao, thì ao
cũng là diện tích phải mua, được sở hữu. Ý kiến của tôi nuôi ngoài biển,
thì cũng phải xin phép, phải đóng tiền, mặc dù không lớn, nhưng nếu cả
làng cả huyện cùng nuôi, thì giá thành diện tích cũng nâng lên, và còn
cả vấn đề đi lại mà chăm sóc cua nuôi nữa. Trong bài này, thì nuôi cua
trên cạn, ngoài sân, ngoài vườn, thì cũng là trại nuôi cua trên cạn,
tiền diện tích không nhỏ. Nhà không có tiền mua đất kinh doanh thì cũng
không thể nuôi cua được. Khi có tiền, có đất, có trại, thì có thể nuôi
con khác lời hơn. Các bạn thấy thế nào?
*
 
không phải nuôi trên cạn mà chạy oxy bác anhmytran ơi! mà là kết thành bè treo lơ lửng trong ao nuôi. như vậy là có thể kết hợp nuôi trong khi diện tích ao vẫn nuôi các loại thủy sản khac`! như vậy thì con cua vẫn sống và hít thở với lượng nước và oxy hòa tan trong ao.
Cái vấn đề ở đây là khi treo lơ lửng thì lựơng ánh sáng hấp thụ vào thùng sẽ cao khi vào trưa nắng và sẽ làm tăng nhiệt độ trong thùng không biết có ảnh hưởng đến con cua không? nhưng vẩn có thể làm cái giàn và phủ lưới nilon đen cái loại hay làm giàn trồng hoa lan ấy. nhưng để chắc chắn thì phải có kết quả thực nghiệm cơ.
 
Tôi chưa từng được chạy oxy đế nuôi kinh doanh bao giờ,
nên nghe thấy đã sợ lỗ rồi.
*
Ngày xưa làng quê tôi có nuôi cá bột (cá nhỏ hơn đầu đũa
ăn cơm) thì khi gánh đi bán, đổ nước sắp sắp gần miệng
thúng sơn (bây giờ có thùng nhựa rồi), trên miệng thúng
là nắp đan như cái giần, vừa đi vừa lắc quang gánh để
nước sóng sánh trên mặt giần, sục oxy trong khí trời vào
nước để cá khỏi chết ngạt.
*
Khi tôi học cấp III, thì nghe nói Trại gây nuôi cá giống
của nhà nước chở cá giống bằng bao nilon to trên xe hơi
vận tải, có máy sục Oxi vào trong bao. Chỉ nghe thấy nhưng
chưa từng trông thấy bao giờ.
*
Bạn có thể cho biết tiền chạy Oxy nuôi cua và tiền thay
nước nuôi cua tốn phí ra sao không?
 
lâu lắm quay lại đề tài này chơi. em đã mua 8 cái thùng và đã cho ra lò được cua gạch son , cua y .ko có con nào 'die" cả. lúc thả vào là cua cái nhị bắt từ vuông lên ,cua y mềm chưa cứng vỏ . khì khì . 8 cái thùng với giá 240k , em đã dư vốn rồi . mà thời gian nuôi trên dưới 10 ngày hà! mỗi ngày cho ăn một miếng cá hay một chú ba khía. chẵng tốn công là mấy.
 
vào những tháng gần tết cua y và cua gạch có giá từ 120k-190k. thậm chí lên tới 170k-350k( giá tại huyện Đông Hải ngày 12/11/2010) nhưng tui nghĩ là bác này nuôi vỗ béo cua "sô" là cua y còn mềm vỏ giá 45k/kg, chưa cứng và cua "nhị" là cua cái đã giao phối có một chấm trắng nhỏ(hạt gạo)trong bụng , sẽ lên gạch son.( còn cua yếm vuông lên cua cái mà khi vạch bụng ra không thấy hạt gạo thì gần như không lên gạch) giá cua cái nhị giá cũng chỉ 50k. nên nếu nuôi vỗ béo thì trong thời gian khoảng 15 ngày sẽ lãi được gấp đôi , thậm chí gấp ba lần đó.
Tui vừa nuôi thử nghiệm vài thùng nước tinh khiết 21lit1 xem thử cua có sống được không? rùi sẽ bày mấy anh em gần chỗ tui nuôi cua vụ tết này...
Chào bạn Daicavoi !
Đọc qua cách phân cở và tính giá cua mình biết bạn đúng là đang nuôi cua. Giá cua thường không ổn định thường hay sụt vào lúc con nước người dân thu hoạch cua nhiều và thứ bảy chủ nhật lái cân cũng sụt giá vì vậy ở chổ mình cũng nuôi dạng nhốt nhưng không cầu kỳ vậy đâu.
Chỉ cần đóng lồng ngang 1,5m dài 3m cao 1,2m đáy đóng thẻ tre xung quanh và ở trên bao lưới cho nhẹ ,chia 2 ngăn để nhốt cua đực mềm riêng tránh cho cua cái chấm ăn cua y mềm. Cua cái thì khi đủ yếm là nó đã bắt cặp lần 2 rồi , mình thu hoạch con nào đủ gạch hoặc y cứng thì bán, còn mới đủ yếm hoặc mềm thì cho vô lồng cho ăn đầy đủ hơn nữa tháng là đủ gạch hoặc cứng. Một lồng như vậy mình và dân ở đây thả khoảng 100 con cho ăn đủ là chúng chẳng cắn nhau đâu , chỉ khi để nó lột trong lồng mới bị ăn . Nếu vài con nuôi thử thì chỉ việc úp hai cái bội lựa tôm lại là nuôi được rồi.
Còn thức ăn mau lên gạch nhất là ốc đinh hơn cả ba khía.
Nuôi mà chạy oxy từng thùng là dùng để nuôi cua gạch lên cua ôm trứng bán cho các trại sx cua giống mà phải cắt 1mắt và chỉ cho ăn sò huyết thôi.
 
Chào bạn Daicavoi !
Đọc qua cách phân cở và tính giá cua mình biết bạn đúng là đang nuôi cua. Giá cua thường không ổn định thường hay sụt vào lúc con nước người dân thu hoạch cua nhiều và thứ bảy chủ nhật lái cân cũng sụt giá vì vậy ở chổ mình cũng nuôi dạng nhốt nhưng không cầu kỳ vậy đâu.
Chỉ cần đóng lồng ngang 1,5m dài 3m cao 1,2m đáy đóng thẻ tre xung quanh và ở trên bao lưới cho nhẹ ,chia 2 ngăn để nhốt cua đực mềm riêng tránh cho cua cái chấm ăn cua y mềm. Cua cái thì khi đủ yếm là nó đã bắt cặp lần 2 rồi , mình thu hoạch con nào đủ gạch hoặc y cứng thì bán, còn mới đủ yếm hoặc mềm thì cho vô lồng cho ăn đầy đủ hơn nữa tháng là đủ gạch hoặc cứng. Một lồng như vậy mình và dân ở đây thả khoảng 100 con cho ăn đủ là chúng chẳng cắn nhau đâu , chỉ khi để nó lột trong lồng mới bị ăn . Nếu vài con nuôi thử thì chỉ việc úp hai cái bội lựa tôm lại là nuôi được rồi.
Còn thức ăn mau lên gạch nhất là ốc đinh hơn cả ba khía.
Nuôi mà chạy oxy từng thùng là dùng để nuôi cua gạch lên cua ôm trứng bán cho các trại sx cua giống mà phải cắt 1mắt và chỉ cho ăn sò huyết thôi.

em có biết mô hình nuôi cua lồng này! nói chung la hiệu quả kinh tế thì như nhau cả . vì đều nuôi cua cái nhị và cua y mềm lên cua y cứng .
nhưng em thấy nuôi từng thùng thì lúc cho ăn nó hơi cực hơn , nhưng lúc thu hoạch sẽ dễ dàng hơn nhiều , vì cứ xem từng cái thùng , bắt từng con cua mà không làm ảnh hưởng lên con cua khác , với lại trong thùng thì những lúc thị trường hiếm cua cái nhị , cua mềm thì vẫn có thể nuôi cua tứ " cua y dưới 250g" cho nó lột lên y mềm và nuôi một thời gian nữa lên cua y.
em đang nuôi 500 thùng lận , kết quả cũng khá khả quan , với hình như nuôi cua lồng thì nó hơi đóng rong nhiều hơn cua nuôi thùng. " Ý KIẾN NÀY LÀ CỦA MẤY TAY LÁI CUA " nên giá có phần cũng nhích hơn.
cám ơn bác cho em biết về con ốc đinh , vì vu6ong em có nhiếu lắm , mà ốc bác nói là ốc đinh cỡ nhỏ dưới 2cm hay cỡ lớn >6cm . vì nhiều khi muốn diệt loại ốc này trong vuông tôm em dùng cả saponin tưới xuống mà chúng vẫn không xi nhê gì.để em về bắt thử vài em ốc đinh cho cua ăn thử mới được , nếu đúng vậy thí thanks bác hocnuoiran nhiều lắm.
 
em có biết mô hình nuôi cua lồng này! nói chung la hiệu quả kinh tế thì như nhau cả . vì đều nuôi cua cái nhị và cua y mềm lên cua y cứng .
nhưng em thấy nuôi từng thùng thì lúc cho ăn nó hơi cực hơn , nhưng lúc thu hoạch sẽ dễ dàng hơn nhiều , vì cứ xem từng cái thùng , bắt từng con cua mà không làm ảnh hưởng lên con cua khác , với lại trong thùng thì những lúc thị trường hiếm cua cái nhị , cua mềm thì vẫn có thể nuôi cua tứ " cua y dưới 250g" cho nó lột lên y mềm và nuôi một thời gian nữa lên cua y.
em đang nuôi 500 thùng lận , kết quả cũng khá khả quan , với hình như nuôi cua lồng thì nó hơi đóng rong nhiều hơn cua nuôi thùng. " Ý KIẾN NÀY LÀ CỦA MẤY TAY LÁI CUA " nên giá có phần cũng nhích hơn.
cám ơn bác cho em biết về con ốc đinh , vì vu6ong em có nhiếu lắm , mà ốc bác nói là ốc đinh cỡ nhỏ dưới 2cm hay cỡ lớn >6cm . vì nhiều khi muốn diệt loại ốc này trong vuông tôm em dùng cả saponin tưới xuống mà chúng vẫn không xi nhê gì.để em về bắt thử vài em ốc đinh cho cua ăn thử mới được , nếu đúng vậy thí thanks bác hocnuoiran nhiều lắm.

Chào bạn ! Giữa nuôi cua lồng và thùng cái nào cũng có ưu thế riêng của nó. Ý mình nói đây là chủ yếu là số cua khi thu hoạch nếu thấy yếu gạch hoặc mềm thì mình mới cho vào lồng nuôi cho nó có giá, chớ dân biết nuôi cua thì đâu ai bán loại đó mà mình mua về nuôi được. Còn bạn hỏi ốc đinh thì ở đây toàn loại cở 2cm , vuông mình dưỡng cá phi rất nhiều , thông thường bắt cá lên cắt ra rãi xuống vuông cho cua ăn, nhưng nữa tháng nay mình bắt đầu đặt người ta xúc dưới sông mua lại 1800đ/kg để thúc kịp bắt bán đợt cua Noen và Tết dương lịch nè. Nếu vuông bạn có cua nhiều cứ xúc khoảng 5kg đổ đại tới sáng kiểm tra xem nó ăn nát như bột. Ở đây mình muốn mua nhiều cũng khó chỉ gần thu hoạch mình mới mua cho nó ăn. Chúc bạn thành công!
 
nuôi cua trong thùng minh cũng đã thử rối nhưng nó không cứng. người lớn nói không có đất nó không cứng. mình cũng không biết sao nhưng nuôi cũng khá vất vả đấy
 
nuôi cua trong thùng minh cũng đã thử rối nhưng nó không cứng. người lớn nói không có đất nó không cứng. mình cũng không biết sao nhưng nuôi cũng khá vất vả đấy

"cua không có đất thì không cứng " tui cũng nghe đại loại như vậy. nhưng chính xác là tui nuôi cua y mềm lên cua y thì chỉ mất khoảng 8 ngày mỗi ngày tốn một con ba khía .
hom nào tui pót hình lên cho các bác xem. vì vuông của tôi có thuê 2 công lao động .( cũng pà kon ) mỗi người mỗi năm 25tr . nhưng chỉ cần đầu tư 5tr tiền thùng và số vốn ban đầu khoảng 10tr tiền mua cua y mềm , cái nhị thỉ không lo tiền lương nữa . mà nuôi 500 thùng thì mỗi lao động của tôi chỉ làm việc khoảng 3h/ngày thôi.
 


Back
Top