Nuôi động vật hoang dã thương mại: Coi chừng vỡ mộng

  • Thread starter nuoide
  • Ngày gửi
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td class="atc_hl" valign="top">Nuôi động vật hoang dã thương mại: Coi chừng vỡ mộng bài viết trích trừ báo Lao động điện tử
</td></tr><tr><td valign="top"><table class="atc_imgWrap" align="left" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td>
avatar.aspx
</td></tr><tr><td>Trại nhím của ông Lê Văn chỉ có lãi nhờ bán con giống.</td></tr></tbody></table>(LĐ) - Trên website mua bán các sản phẩm nông nghiệp Agriviet.com, nhiều ông chủ rao bán thịt heo rừng lai thương phẩm chỉ với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg (hơi) mà chẳng thấy ai mua.
Còn ông Lê Văn - chủ một trang trại nuôi nhím ở Đắc Nông - thừa nhận: "Chỉ bán con giống với giá cao mới lãi, còn nuôi nhím để bán thịt thì... xin chuyển nghề". Có thể đây là lời cảnh báo cho phong trào gây nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại đang diễn ra khá rầm rộ.
Chủ yếu bán con giống

Khi các vật nuôi truyền thống gặp khó, nhiều nông dân ở Tây Nguyên đã chuyển sang nuôi các loại động vật hoang dã (ĐVHD) và không ít người trong số họ đã thành công với lựa chọn này. Tuy nhiên, do chủ yếu chỉ bán con giống nên đầu ra của ĐVHD gây nuôi không bền vững. Trong khi đó, nguồn giống trên thị trường đã dần dần bão hoà, còn người tiêu dùng thì không mấy mặn mà với sản phẩm ĐVHD gây nuôi.

Sau mấy năm nuôi heo thua lỗ, ông Lê Văn hùn vốn với một số người ở TPHCM cùng thả nuôi 120 con nhím sinh sản tại xã Nghĩa Thắng, huyện Đắc R’lấp, Đắc Nông. Mỗi năm, nhóm của ông xuất bán 100 cặp nhím giống, thu về gần 1 tỉ đồng (9 - 10 triệu đồng/cặp). Ông Trần Đại Huệ (xã Đắc Wer, Đắc R’lấp) thì nuôi đàn heo rừng lai trên 100 con, mỗi năm xuất chuồng 30 - 40 con giống, thu lãi hơn 150 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Huệ còn nuôi 1.000 con ba ba, 35 con đà điểu, 30 con nhím, 500 con gà Mông v.v ... Theo ông Huệ, lợi thế của mô hình này là mới lạ, dễ nuôi, con giống dễ tiêu thụ. Tại Đắc Lắc, ĐVHD là cứu tinh cho làng gà Cư Êbur (thành phố Buôn Ma Thuột) - nơi từng có 106 trang trại nuôi gà công nghiệp quy mô lớn đã hết thời hoàng kim. Từ năm 2008 đến nay, gần như cả xã ồ ạt chuyển sang nuôi nai, nhím, ba ba, heo rừng ... Bước đầu tuy có lãi, song cũng chủ yếu bán giống nên đầu ra không thực sự bền vững.

Ông Vi Văn Na (xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắc Nông) khởi nuôi 6 con rắn (hổ trâu, hổ chúa, bành đen) với giá 9 triệu đồng hồi giữa năm 2007, nay đàn rắn siêu đẻ lên tới 600 con, trong đó có 300 con đến thời kỳ xuất bán (khoảng 2kg/con). Tuy nhiên, hiện ông Na vẫn đang lúng túng trong việc xuất bán.

Chẳng phải “dễ ăn”

Các chủ trang trại nuôi ba ba ở Đắc Lắc tính toán: Thời gian nuôi ba ba thương phẩm là 24 tháng, khi đó mỗi con đạt trọng lượng 1kg và phải bán được giá 200.000 đồng thì mới có lãi. Trong khi đó, giá ba ba thịt hiện chỉ có 100.000 đồng/kg. Chưa hết, người nuôi chỉ bán lai rai cho các nhà hàng khi họ có nhu cầu, chưa ai xuất bán được số lượng lớn vào kỳ thu hoạch rộ.

Tình trạng này khiến nhiều “tỉ phú ba ba” vỡ mộng, khả năng thu hồi cả tỉ bạc đã bỏ vào chuồng trại, thức ăn là rất thấp. Với con heo rừng lai, những người tham gia mua bán trên trang web chợ nông nghiệp Agriviet.com phân tích: “Heo rừng quý ở tính chất hoang dã. Một khi đã thuần dưỡng, hoặc lai tạo rồi thì giá cả chỉ nhỉnh hơn thịt heo ngoài chợ chút đỉnh thôi. Những ai muốn nuôi heo rừng lai thì nên biết điều này”.

Về khả năng tiêu thụ ĐVHD thương phẩm, một chủ nhà hàng ở Buôn Ma Thuột cho biết: “Đa số thực khách chỉ thích ăn ĐVHD ngoài tự nhiên, chứ ĐVHD gây nuôi họ rất ít khi xài. Lý do đơn giản là ĐVHD gây nuôi ăn không ngon, lại có nguy cơ lây bệnh do chuồng trại nuôi nhốt thường tù túng, không đảm bảo vệ sinh”. Trong khi đó, chỉ trừ con rắn là có thể bán sang Trung Quốc, còn lại các phẩm như heo rừng lai, ba ba, nhím, dúi, chồn đều chưa thấy xuất khẩu nên đầu ra càng bí.

Như vậy, ngoài lợi nhuận từ việc bán con giống vốn không bền vững, nuôi ĐVHD hiện chỉ góp một phần vào việc bảo tồn, giảm áp lực khai thác ngoài tự nhiên chứ chưa thực sự có hiệu quả về mặt kinh tế.

Đặng Trung Kiên

http://www.laodong.com.vn/Home/Nuoi...ng-mai-Coi-chung-vo-mong/20104/180155.laodong
</td></tr></tbody></table>
 


nghề nào cũng vậy thôi. có kẻ thành công cũng có người thất bại
ăn thua bản lĩnh của người thuyền trưởng có lái con tàu của mình vượt qua bão táp để cập bến an toàn hay chìm giữa chừng mà thôi
hahhahaahhhhaaaa
ví như đường đời bằng phẳng cả
thì sự anh hùng có hơn ai
 
Admin không thấy lạ trong thời gian gần đây sao? Số lượng truy cập tăng nhanh . Cứ 7h tối lượt truy cập đã quá 1500 . Trong khi mọi ngày chỉ tầm 250 -300 người là cùng . Bác Xuan vũ và mấy bác khác cũng ngạc nhiên về con số này và họ đếm từng phút trên shoutbox đó.
 
cảnh báo là tốt đấy nhưng có mấy ai sợ đâu nên giá con giống vẫn ở trên trời đó thôi còn trong làm ăn thì sao mà biết trước được điều gì phải không các bạn, có vậy thì mới là xã hội chứ
 
Bác NUÔI DẾ đã truyền tải một sự thật đâu lòng ai cũng biết nhưng lại không chịu tin là sự thật. chuyện vì sẽ xảy ra nếu con giống bão hòa.............. Bác NUÔI DẾ muốn ăn gì (đặc sản), em xin đãi bác một chầu nhé
 

Nói vậy là hiện giờ nhím chưa xuất khẩu hả các Bác? Có Bác nào biết nhím đi đâu thời gian gần đây không?
 
Trong làm ăn:
- Cần có lá gan, nhưng không liều mạng;
- Cần mạo hiểm, nhưng không phiêu lưu.
(nghĩ sao nói vậy, có sai xin đừng cười)
 
Theo mình bài viết phản ánh một quan điểm cá nhân của tác giả. Một con voi chỉ được hình dung hết khi các thầy bói rờ đủ các bộ phận. Nhưng rất tiếc ít người làm thầy bói có cơ hội rờ đủ các bạn ạ! Muốn làmnghề gì thì chúng ta hãy đi thực tế: xem, suy xét, rồi hãy quyết định. Hãy tin vào sự sáng suốt của chính mình. Chúc các bạn thành công!
 
Qua bài báo cũng như comment của các bạn tôi tạm hiểu rằng chúng ta không nên nuôi theo phong trào, hay thấy người ăn khoai ta vác mai đi đào. Mà nên tìm hiểu kỹ càng rồi mới bắt tay vào làm. He he như vậy dù có thất bại cũng vẫn cười (mà cười méo) hihi
 


Back
Top