Nuôi Dúi

Cám ơn anh thanhnhon77 và anh Phan Tùng đã đưa thông tin về nuôi dúi để mọi người tìm hiểu. Cho tôi hỏi: Khâu vệ sinh cho dúi thì mấy anh làm như thế nào? Dúi có ăn thức ăn như nhím không hay là chỉ ăn khoai, tre, mía, bắp.
 


Last edited by a moderator:
Cám ơn anh thanhnhon77 và anh Phan Tùng đã đưa thông tin về nuôi dúi để mọi người tìm hiểu. Cho tôi hỏi: Khâu vệ sinh cho dúi thì mấy anh làm như thế nào? Dúi có ăn thức ăn như nhím không hay là chỉ ăn khoai, tre, mía, bắp.

Vấn đề vệ sinh cho Dúi như sau:
Có điều kiện bác làm chuồng trại rộng rãi thì lâu phải dọn hơn, vì phân Dúi khô,nước tiểu ít, không có mùi nên không gây ô nhiễm, khi nào thấy nhiều phân trong chuồng thì hãy dọn, khoảng 1 hoặc 2 tháng dọn cũng được vì dọn nhiều làm Dúi sợ.
Vấn đề thức ăn
Dúi là loài gặm nhấm, tôi theo dõi thấy nó thích nhất loại thức ăn cứng như mía, tre . Còn thức ăn mềm nó không thích lắm, kể cả măng tre. Dúi cũng ăn các loại rau, củ và quả. Nếu cho ăn thức ăn mềm thì nên cho ăn xương đv hoặc cho các vật cứng vào chuồng để Dúi mài răng. Dúi ăn ít lắm, mỗi ngày tôi chỉ cho ăn 1 ngọn mía dài khoảng 20-30 cm/ con/ngày, 5 ngày mới cho ăn khoảng 30 hạt ngô, thi thoảng cho ăn một miếng khoai nho nhỏ mà chúng vẫn béo núc ních.
Vấn đề bệnh tật
Tôi chưa thấy Dúi bị bệnh gì. Yếu điểm lớn nhất của Dúi là chịu nóng kém lắm. Có nhà, Dúi bị chết, tôi nghĩ do thời tiết nóng quá nó không chịu được đấy thôi.
 
nuoi con này cực quá ,tốn nhiều công chăm sóc quá ,mà giá nó cũng đâu có cao mấy!!
 
Hình như con này là con "chuột tre" trên núi rừng Việt Bắc thì phải .
Chuột tre màu lông sẫm hơn, chuyên đào hang ăn măng tre, rất khó bắt
vì mình phải đào vào hang có nó mới được. Lúc tôi đi qua rừng vầu,
thấy rất nhiều hang, nhưng bà con bảo đó là những hang cũ, không có
chuột tre trong đó đâu. Lúc ấy tôi cũng thoáng có ý nghĩ nuôi chuột
tre, nhưng bà con nói con này tuy thịt nó ăn ngon, nhưng rất hiếm,
có lẽ vì đẻ ít. Bạn nói măng thì mềm có lẽ không đúng khi nói về củ
măng dưới đất. Ngọn măng trên cùng thì mềm, nhưng củ nó cứng như gỗ,
chuột tre mà ăn một miếng củ măng, thì no cả ngày trời, đừng nói nó
không thích ăn. Người còn thích ăn củ măng nữa là chuột?
*
Còn bạn nói nó thích ăn ngọn mía, thì lấy đâu ra ngọn mía cho nó ăn?
Cây mía phải trồng ít nhất 9 tháng mới chặt, chả lẽ mới cao ngang
ngực, nhạt toẹt, lại chặt đi lấy chỉ mỗi khúc ngọn nuôi Dúi sao?
*
 
Hình như con này là con "chuột tre" trên núi rừng Việt Bắc thì phải .
Chuột tre màu lông sẫm hơn, chuyên đào hang ăn măng tre, rất khó bắt
vì mình phải đào vào hang có nó mới được. Lúc tôi đi qua rừng vầu,
thấy rất nhiều hang, nhưng bà con bảo đó là những hang cũ, không có
chuột tre trong đó đâu. Lúc ấy tôi cũng thoáng có ý nghĩ nuôi chuột
tre, nhưng bà con nói con này tuy thịt nó ăn ngon, nhưng rất hiếm,
có lẽ vì đẻ ít. Bạn nói măng thì mềm có lẽ không đúng khi nói về củ
măng dưới đất. Ngọn măng trên cùng thì mềm, nhưng củ nó cứng như gỗ,
chuột tre mà ăn một miếng củ măng, thì no cả ngày trời, đừng nói nó
không thích ăn. Người còn thích ăn củ măng nữa là chuột?
*
Còn bạn nói nó thích ăn ngọn mía, thì lấy đâu ra ngọn mía cho nó ăn?
Cây mía phải trồng ít nhất 9 tháng mới chặt, chả lẽ mới cao ngang
ngực, nhạt toẹt, lại chặt đi lấy chỉ mỗi khúc ngọn nuôi Dúi sao?
*

Ở đồng bằng không kiếm được củ măng bác ạ. Thi thoảng Em mới kiếm được một cái ngọn măng nhưng đưa cả ngọn măng và ngọn mía vào thì nó ăn ngọn mía trước, nên Em nghĩ nó không khoái ăn măng lắm, tất nhiên là không có ngọn mía thì rau, cỏ , vỏ dưa nó cũng ăn huống chi đến măng.
Thực ra cho nó ăn ngọn mía vì nó rất rẻ tiền, bây giờ Em chỉ mua từ 200 đ - 300 đ / 1 ngọn. Khoảng 1 tháng nữa người ta còn gọi đến cho không vì lúc đó không còn người mua ngọn mía về trồng nữa, thời tiết nóng dần lên, nhiều người mua mía về ăn giải khát nên ngọn mía sẵn lắm. Cho ăn ngọn mía để giảm chi phí thôi chứ cả thân cây mía mà cho nó ăn thì nó thích quá đi chứ. Những lúc không mua được ngọn mía, Em cũng phải mua cả cây mía ngon về chặt ra cho mỗi con một miếng nhỏ và cho ăn thêm rau, củ khác.
 
Trước kia tôi ở ngoài bắc, ngọn mía đắt lắm, đắt hơn
thân cây mía.
*
Sau đây là tình hình ngọn mía ở miền nam, theo báo
SaiGonGiaiPhong: http://www.sggp.org.vn/ngoaithanh/2006/4/45227/
*
“Sốt” giống mía
SGGP:: Cập nhật ngày 14/04/2006 lúc 23:22'(GMT+7)
Bình Chánh là huyện có diện tích đất trồng mía cao nhất TPHCM (hơn 1.700ha),
tập trung tại xã Bình Lợi và 2 nông trường Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai
(nay là Công ty Cây trồng TPHCM). Mấy năm trước, cây mía liên tục rớt giá,
nhiều nông dân bỏ cây mía chuyển sang trồng lài, tràm, dứa cayen… nhưng
vẫn không khá hơn. Giờ đây khi giá mía tăng trở lại và cao gấp 3 lần so
với trước nên nông dân quay lại trồng mía, vì thế giá mía giống lên cơn “sốt”.
*
Trồng 1ha mía, mỗi năm cần 20 thiên giống (20.000 chồi), các năm trước giá
mỗi thiên trung bình 80.000 đồng - 90.000 đồng, tốn chừng 1,7 triệu tiền giống.
Năm nay giá mía giống lên gần 200.000 đồng/thiên
Nghiên cứu dinh dưỡng ngọn mía và thân mía thì thấy ngọn mía có nhiều chất
đạm hơn và ít chất đường hơn, nhưng thân mía thì nhiều đường, còn đạm thì hầu
như không có . Vì thế, nếu nuôi Dúi bằng thân mía thì Dúi sẽ bị suy dinh dưỡng
mà sinh bệnh rồi chết.
*
 

Bác thanhnhon77, bác nuôi Dúi bao lâu rồi? Em đang có hướng chăn nuôi ở gia đình mà chưa biết nuôi con gì. Bác có thể cho em tham khảo một chút về lợi thế và nhược điểm của việc chăn nuôi Dúi không? Em cảm ơn bác nhiều!
 
Trích:
Nguyên văn bởi anhmytran
Hình như con này là con "chuột tre" trên núi rừng Việt Bắc thì phải .
Chuột tre màu lông sẫm hơn, chuyên đào hang ăn măng tre, rất khó bắt
vì mình phải đào vào hang có nó mới được. Lúc tôi đi qua rừng vầu,
thấy rất nhiều hang, nhưng bà con bảo đó là những hang cũ, không có
chuột tre trong đó đâu. Lúc ấy tôi cũng thoáng có ý nghĩ nuôi chuột
tre, nhưng bà con nói con này tuy thịt nó ăn ngon, nhưng rất hiếm,
có lẽ vì đẻ ít. Bạn nói măng thì mềm có lẽ không đúng khi nói về củ
măng dưới đất. Ngọn măng trên cùng thì mềm, nhưng củ nó cứng như gỗ,
chuột tre mà ăn một miếng củ măng, thì no cả ngày trời, đừng nói nó
không thích ăn. Người còn thích ăn củ măng nữa là chuột?
*
Còn bạn nói nó thích ăn ngọn mía, thì lấy đâu ra ngọn mía cho nó ăn?
Cây mía phải trồng ít nhất 9 tháng mới chặt, chả lẽ mới cao ngang
ngực, nhạt toẹt, lại chặt đi lấy chỉ mỗi khúc ngọn nuôi Dúi sao?
*
Ở đồng bằng không kiếm được củ măng bác ạ. Thi thoảng Em mới kiếm được một cái ngọn măng nhưng đưa cả ngọn măng và ngọn mía vào thì nó ăn ngọn mía trước, nên Em nghĩ nó không khoái ăn măng lắm, tất nhiên là không có ngọn mía thì rau, cỏ , vỏ dưa nó cũng ăn huống chi đến măng.
Thực ra cho nó ăn ngọn mía vì nó rất rẻ tiền, bây giờ Em chỉ mua từ 200 đ - 300 đ / 1 ngọn. Khoảng 1 tháng nữa người ta còn gọi đến cho không vì lúc đó không còn người mua ngọn mía về trồng nữa, thời tiết nóng dần lên, nhiều người mua mía về ăn giải khát nên ngọn mía sẵn lắm. Cho ăn ngọn mía để giảm chi phí thôi chứ cả thân cây mía mà cho nó ăn thì nó thích quá đi chứ. Những lúc không mua được ngọn mía, Em cũng phải mua cả cây mía ngon về chặt ra cho mỗi con một miếng nhỏ và cho ăn thêm rau, củ khác.
Bác thanhnhon77 hiện tại bác đang nuôi con dúi (trên chôc em vẫn gọi là con chuột tre như bác nói đó). Bác có thể bật mía hiệu quả kinh tế mà bác đạt được ko ạ. Em đang nuôi thử nghiệm 2 đôi thôi. Em nghĩ con này cùng với con nhím sẽ là hàng hot đấy.
 
Bác thanhnhon77, bác nuôi Dúi bao lâu rồi? Em đang có hướng chăn nuôi ở gia đình mà chưa biết nuôi con gì. Bác có thể cho em tham khảo một chút về lợi thế và nhược điểm của việc chăn nuôi Dúi không? Em cảm ơn bác nhiều!

Nuôi Dúi.
ƯU ĐIỂM :
Chuồng trại nhỏ hẹp, đơn giản, chỉ cần kích thước là : 60 cm x60cm x 60 cm là vừa.
Thức ăn đơn giản dễ kiếm như : ngọn mía, khoai lang, ngô hạt, vỏ dưa.....
Vốn đầu tư ban đầu ít.
Rất ít công chăm sóc và dọn dẹp chuồng trại. Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi chiều tối, thi thoảng mới phải dọn chuồng vì phân khô, ít nước tiểu nên không gây ô nhiễm.
Bây giờ giá Dúi con là 350 .000 đ/ con 2 tháng tuổi. Một con Dúi Mẹ mỗi năm sinh 3 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Như vậy mỗi năm 1 con Dúi cái sinh ra khoảng từ 6 - 9 con giá như bây giờ sẽ thu về : 2. 100.000 đ - 3 .150.000 đ.
Chi phí thức ăn :
mỗi ngày 1 cái ngọn mía 300 đ x 365 ngày = 109.500 đ.
1 năm 3 kg Ngô x 7000 đ = 21.000 đ.
1 năm 10 kg khoai x 10.000 đ = 100.000 đ.( vừa ăn vừa vứt đi)
Tổng chi thức ăn là = 230.000 đ
Như vậy trừ chi phí thức ăn còn lại từ 1.870.000 đ - 2.920.000 đ. Lấy công làm lãi. Như vậy một con Dúi cái khi bắt đầu sinh sản sẽ cho thu về hằng năm là trên dưới 2 triệu VND. Siêu lợi nhuận phải không các bác.
So với vốn đầu tư thì hiệu quả rất cao.Dúi có sức đề kháng cao nên rất ít bệnh.
NHƯỢC ĐIỂM:
Dúi sinh sản ít và chịu nóng rất kém.
 
Dúi thịt giờ ở chỗ bác thanhnhon77 giờ bán có chạy không. Đàn dúi của bác số lượng = ??. thansk
 
Dúi giống còn không đủ cung cấp thì tất nhiên chưa có Dúi thịt bạn ạ. Tôi được một chủ nhà hàng tư vấn cho là nên nuôi Dúi, hiện bây giờ có bao nhiêu người ta mua hết. Tôi cũng có 2 chục cặp thôi, mới bước đầu cũng có thành công nên tôi post hình ảnh lên cho bà con tham luận thôi. Đối với tôi khi nuôi con gì mà thấy nó sinh sôi nẩy nở là vui rồi, thành công đến đâu ta lại bàn tiếp đến đấy các bác nhỉ.
 
Tôi ngại nhất là nó phải ăn ngọn mía hay măng tre.
Nếu nó có thể ăn thức ăn thay thế khác, thì nuôi được lắm.
Tuy vậy, tương lai dài dài, thì giá cả sẽ khác.
Bạn thử nuôi con chuột lang xem sao? Guinea Pig (Cavia aperea f. porcellus):
*
guinea_pig1.jpg

*
NÓ cũng cùng cỡ, chỉ ăn thực vật thôi (rau, cỏ, trái, củ),
đẻ mắn, không trốn chạy, vì thuần hoá ngàn đời rồi.
*
guineapigcareA.jpg

*
Ngày xưa ở miền Bắc nuôi rất nhiều, thịt ăn cũng được.
*
 
anhmytran nói cũng có lý
nó sống ở rừng tre trút và đó là món khoái khẩu của nó
loài này không hiếm , sinh sản rất nhanh
thịt thì rất ngon(bắt ngoài tự nhiên).
tôi đã từng bắt đc mấy con , đen mun luôn
 
Nuôi Dúi.
ƯU ĐIỂM :
Chuồng trại nhỏ hẹp, đơn giản, chỉ cần kích thước là : 60 cm x60cm x 60 cm là vừa.
Thức ăn đơn giản dễ kiếm như : ngọn mía, khoai lang, ngô hạt, vỏ dưa.....
Vốn đầu tư ban đầu ít.
Rất ít công chăm sóc và dọn dẹp chuồng trại. Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi chiều tối, thi thoảng mới phải dọn chuồng vì phân khô, ít nước tiểu nên không gây ô nhiễm.
Bây giờ giá Dúi con là 350 .000 đ/ con 2 tháng tuổi. Một con Dúi Mẹ mỗi năm sinh 3 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Như vậy mỗi năm 1 con Dúi cái sinh ra khoảng từ 6 - 9 con giá như bây giờ sẽ thu về : 2. 100.000 đ - 3 .150.000 đ.
Chi phí thức ăn :
mỗi ngày 1 cái ngọn mía 300 đ x 365 ngày = 109.500 đ.
1 năm 3 kg Ngô x 7000 đ = 21.000 đ.
1 năm 10 kg khoai x 10.000 đ = 100.000 đ.( vừa ăn vừa vứt đi)
Tổng chi thức ăn là = 230.000 đ
Như vậy trừ chi phí thức ăn còn lại từ 1.870.000 đ - 2.920.000 đ. Lấy công làm lãi. Như vậy một con Dúi cái khi bắt đầu sinh sản sẽ cho thu về hằng năm là trên dưới 2 triệu VND. Siêu lợi nhuận phải không các bác.
So với vốn đầu tư thì hiệu quả rất cao.Dúi có sức đề kháng cao nên rất ít bệnh.
NHƯỢC ĐIỂM:
Dúi sinh sản ít và chịu nóng rất kém.
Em rất cảm ơn bác đã cho em ý kiến tham khảo về con dúi. Duy chỉ có việc nó ăn măng tre, ngọn mía và chịu nóng kém là thú thật, em cũng hơi ái ngại :D
 
Tôi ngại nhất là nó phải ăn ngọn mía hay măng tre.
Nếu nó có thể ăn thức ăn thay thế khác, thì nuôi được lắm.
Tuy vậy, tương lai dài dài, thì giá cả sẽ khác.
Bạn thử nuôi con chuột lang xem sao? Guinea Pig (Cavia aperea f. porcellus):
*
guinea_pig1.jpg

*
NÓ cũng cùng cỡ, chỉ ăn thực vật thôi (rau, cỏ, trái, củ),
đẻ mắn, không trốn chạy, vì thuần hoá ngàn đời rồi.
*
guineapigcareA.jpg

*
Ngày xưa ở miền Bắc nuôi rất nhiều, thịt ăn cũng được.
*

Con này có phải là con chuột Hamter không bác anhmytran. Sinh vật ngoại lai này đang bị lên án mạnh mẽ lắm.Nhưng mà nhìn kỹ thấy nó giống con Chồn nhung đen hơn. Con này hình như là sinh ra trong phòng thí nghiệm phải không bác.Con này VN cũng nuôi nhiều lắm. Mỗi con cũng có những ưu khuyết điểm riêng bác ạ
 
Last edited:
anhmytran nói cũng có lý
nó sống ở rừng tre trút và đó là món khoái khẩu của nó
loài này không hiếm , sinh sản rất nhanh
thịt thì rất ngon(bắt ngoài tự nhiên).
tôi đã từng bắt đc mấy con , đen mun luôn

Con này có phải là con chuột Hamter không bác anhmytran. Sinh vật ngoại lai này đang bị lên án mạnh mẽ lắm.Nhưng mà nhìn kỹ thấy nó giống con Chồn nhung đen hơn. Con này hình như là sinh ra trong phòng thí nghiệm phải không bác.Con này VN cũng nuôi nhiều lắm. Mỗi con cũng có những ưu khuyết điểm riêng bác ạ

Con này là Bọ,chuột lang,gui nea pig,.... bạn vào chủ đề nuôi chồn nhung đen xem lại là cũng biết ngay thôi, Con này nuôi giống thỏ . Nhưng thị trường tiêu thụ không có nhiều ... Giá trị kinh tế ko cao .

Con Dúi ko đẻ nhiều đâu nhé bác ...
 
Em rất cảm ơn bác đã cho em ý kiến tham khảo về con dúi. Duy chỉ có việc nó ăn măng tre, ngọn mía và chịu nóng kém là thú thật, em cũng hơi ái ngại :D

Chẳng có việc gì dễ dàng cả bạn ạ. Muốn thành công phải chịu khó, chịu khổ thôi. Quan điểm của tôi là phải có lao động thì mới có sáng tạo được bạn ạ. Đâu có phải Dúi chỉ có ăn măng và ngọn mía nó cũng ăn những thứ khác nữa chứ. Tại sao con Chó, con Mèo nó là đv ăn thịt mà khi ta nuôi cho nó ăn cơm, cháo, rau , khoai nó vẫn ăn đấy thôi.
---------------
Con này là Bọ,chuột lang,gui nea pig,.... bạn vào chủ đề nuôi chồn nhung đen xem lại là cũng biết ngay thôi, Con này nuôi giống thỏ . Nhưng thị trường tiêu thụ không có nhiều ... Giá trị kinh tế ko cao .

Con Dúi ko đẻ nhiều đâu nhé bác ...

Cảm ơn bác nuôi dế. Dúi, Nhím đẻ chậm lại là ưu điểm của nó đấy bác nhỉ. Nó đẻ từ từ thì mới chậm bị bão hòa chứ, như vậy mới giữ được cái giá nó cao một chút chứ như Đẻ như Lợn , như Gà thì còn gọi gì là hàng "độc " nữa. Nó cũng có quy luật của nó đấy các bác ạ, ví dụ : con Nhím nó đẻ mỗi lứa từ 1- 3 con thôi nhưng số lượng con non sau khi đẻ ra rất ít bị hao hụt nhưng các bác để ý xem con Cá đầy một bụng trứng nhưng khi con Cá con trưởng thành thì còn bao nhiêu con sống sót.:D:D:D:D:D
 
Last edited:


Back
Top