Nuôi gà bằng phân giun

  • Thread starter baongulon
  • Ngày gửi
Em nghe nói, người ta có thể chế biến phân giun quế thành thức ăn nuôi gà. Bác nào biết xin hướng dẫn cụ thể cho em với. Xin cám ơn các bác rất nhiều!:huh:
---------------
Vâng. cám ơn bác, năm nay em suýt "lục tuần" rồi không biết có nhằn được món ấy không? Em sẽ thử xem.
 


Last edited by a moderator:
Ngày xưa, chừng năm 1960, chính phủ hô hào trên đài báo
nuôi lợn bằng phân trâu bò trộn thêm rau cám. Một thời
gian ngắn sau, thì phong trào đó xẹp, vì bà con làm thất
bại.
*
Theo nghiên cứu không đầy đủ, thì bộ tiêu hóa trâu bò
có thể tiêu hóa được cellulo trong rơm rạ, và cứt trâu
bò thì rất ít dinh dưỡng chưa tiêu hoá hết. Bộ tiêu hoá
của lợn thì không tiêu hóa được mạnh như thế, và cứt nó
còn rất nhiều dinh dưỡng chưa tiêu hoá hết. Vậy thì có lẽ
Lợn Heo không đủ tài ăn lại được dinh dưỡng đã qua bộ tiêu
hoá của Trâu Bò.
*
Coi chuyện xưa để ngẫm chuyện nay: bạn coi bộ tiêu hoá của
gà tiêu hoá được bao nhiêu dinh dưỡng, và cứt gà còn bao
nhiêu dinh dưỡng chưa tiêu hoá hết, rồi so sánh với cứt giun
xem sao. Tôi nghĩ rằng - cái nghĩ của tôi bị người ta cho
rằng cảm tính - cứt gà có thể nuôi giun được, chứ cứt giun
cho gà ăn thì nó gầy đi hay là nó không chịu ăn đâu. Mà chẳng
cần hỏi cho khó khăn, vì bạn cứ ra trại giun trại gà của bạn
mà làm thử, không đầy 1 ngày là biết ngay kết quả mà.
*
 
mình cũng mới nghe vấn đề này ... nếu phân trùn quế cho gà ăn dc thì mình nghĩ chỉ có người nuôi trùn mới cho ăn thôi .. nên cũng ít người cho ăn theo kiểu này lắm
 
Tôi nghĩ rằng - cái nghĩ của tôi bị người ta cho
rằng cảm tính - cứt gà có thể nuôi giun được, chứ cứt giun
cho gà ăn thì nó gầy đi hay là nó không chịu ăn đâu.

Thật xin lỗi bác . Nhưng đúng là bác lại cảm tính nữa rồi.
Con giun trong quá trình sinh sống trong đống sinh khối là phân hữu cơ . Nó thải ra trong đó rất nhiều chất dinh dưỡng . Dịch nhày của giun có chứa Đạm ,trong phân giun cũng lẫn nhiều trứng và giun mới nở . Vì vậy dùng phân giun nuôi gà là có thật. Ngoài ra trong phân giun còn nhiều chất khoáng vi lượng rất hữu ích cho Gà

Rất nhiều nơi tại Việt Nam đã áp dụng . Và sự thực là Gà cực kỳ khoái mòn này . Nhà nuoide cũng có nuoi gà bằng giun và giòi đó bác anhmytran
 
Last edited by a moderator:
Thật xin lỗi bác . Nhưng đúng là bác lại cảm tính nữa rồi.
Con giun trong quá trình sinh sống trong đống sinh khối là phân hữu cơ . Nó thải ra trong đó rất nhiều chất dinh dưỡng . Dịch nhày của giun có chứa Đạm ,trong phân giun cũng lẫn nhiều trứng và giun mới nở . Vì vậy dùng phân giun nuôi gà là có thật. Ngoài ra trong phân giun còn nhiều chất khoáng vi lượng rất hữu ích cho Gà

Rất nhiều nơi tại Việt Nam đã áp dụng . Và sự thực là Gà cực kỳ khoái mòn này . Nhà nuoide cũng có nuoi gà bằng giun và giòi đó bác anhmytran

Vậy bác nuoide chỉ giùm em cụ thể hơn đi. Khổ, nhà em vừà nghèo lại vừa chật. Nuôi được hơn m2 giun quế, bọn gà nhà em đợi hàng tuần mới đươc nếm vài con chẳng bõ gì. Cám ơn bác nhiều !
 
Bạn hỏi như thế thì khó trả lời quá.
Xin hỏi cụ thể như thế này:
- Cho gà ăn bao nhiêu phần trăm phân giun trong tổng số thức ăn cho gà thì tốt nhất?
- Nếu để gà tự ăn không hạn chế, suốt 1 tuần thí nghiệm, thì gà đã ăn bao nhiêu phần
trăm phân giun so với tổng số thức ăn gà đã ăn?
 
Vậy bác nuoide chỉ giùm em cụ thể hơn đi. Khổ, nhà em vừà nghèo lại vừa chật. Nuôi được hơn m2 giun quế, bọn gà nhà em đợi hàng tuần mới đươc nếm vài con chẳng bõ gì. Cám ơn bác nhiều

Chào bạn . Mình chỉ nuôi chơi mấy con gà lấy trứng chứ ko phải nuôi kinh doanh . Giun mình nuôi trong thùng xốp xếp chồng lên nhau . Mình nuôi vài thùng chủ yếu để xử lý chất thải hữu cơ trong nhà mình để lấy ít phân bón cây cảnh ,rau ăn .
Bạn nuôi có hơn mét vuông giun thì ít quá . Tốt nhất bạn nên nhân giống cho nhiều rồi mới cho gà ăn giun . Mình cho gà ăn phân giun chủ yếu ở những thùng xốp quá dày . Mình dùng phân rác mục đổ vào một phần ba thùng xốp khi đó giun sẽ tập trung về phía đó để ăn . Sau vài ngày mình xúc phần còn lại của thùng xốp cho vào một chiếc xô . Thi thoảng mình xúc vài bay vào máng ăn cho gà mổ tự nhiên. Thường thì nó bới và ăn hết

Cho gà ăn bao nhiêu phần trăm phân giun trong tổng số thức ăn cho gà thì tốt nhất?

Đối với người nuôi gà thả vườn " Mô hình đang áp dụng phổ biến nhất tại việt nam" Các loại thức ăn giàu đạm như giun quế ,giòi ,đầu tôm thừa mua ở chợ ,bã cá khô ,bã mắm . Được người nuôi cho ăn bổ xung và thường ko tính toán lắm . Người nuôi chỉ tính toán lượng cám ngô,Lúa theo đầu gà tùy theo kinh nghiệm của mỗi gia đình
VD: một đàn gà thả vườn 100 con người ta chỉ cho ăn lúa ,ngô vào buổi chiều tầm 5h khi gà chuẩn bị lên chuồng . Số thóc,ngô sẽ vào khoảng vài bò sữa . Số thức ăn còn lại bao gồm rau cỏ,côn trùng ,giun,dế .... gà tự kiếm ăn hàng ngày.
Với lối ăn thả vườn như trên . Nếu có ý định bổ xung giun ,phân giun . Thi thoảng người nuôi cho ăn thêm vài thùng phân giun và giun . KHối lượng nhiều ít tùy vào khả năng sản xuất giun của nông hộ.

Nếu để gà tự ăn không hạn chế, suốt 1 tuần thí nghiệm, thì gà đã ăn bao nhiêu phần
trăm phân giun so với tổng số thức ăn gà đã ăn?

Như đã nói ở trên . Mô hình gà thả vườn không bao giờ người nuôi mang giun hoặc phân giun cho gà ăn không hạn chế.

Có thể bác anhmytran vẫn không tin điều tôi nói . Hi vọng bác nào đó đang nuôi gà thả vườn góp thêm cho bác ấy tin ...
 

Không thí nghiệm bằng cách cân đong, thì sao biết được có cảm tính hay không?
Nguyên việc bạn nói phân giun có trứng giun và giun nhỏ mới nở thì cũng chẳng
còn đúng nghĩa là phân giun nữa rồi. Phải có định nghĩa phân giun là thế nào,
thì mới nói được có nên cho gà ăn hay không, và gà có thích ăn hay không.
*
Tôi dám chắc rằng phân giun hay cứt giun ỉa ra mà cho gà ăn, thì nó không ăn
đâu. Vì thế, mới nói để tự do cho một đống cứt giun ỉa ra đã cân đong rồi, và
một đống thóc ngô cám cũng đã cân đong rồi, sau 1 tuần cân lại, mới biết gà
ăn cứt giun tỷ lệ là bao nhiêu.
*
Còn trứng giun, kén giun, và giun con mới nở, thì ắt hẳn gà thích ăn. Cảm tính
tôi chắc chắn là như thế.
*
 
Không thí nghiệm bằng cách cân đong, thì sao biết được có cảm tính hay không?
Nguyên việc bạn nói phân giun có trứng giun và giun nhỏ mới nở thì cũng chẳng
còn đúng nghĩa là phân giun nữa rồi. Phải có định nghĩa phân giun là thế nào,
thì mới nói được có nên cho gà ăn hay không, và gà có thích ăn hay không.
*
Tôi dám chắc rằng phân giun hay cứt giun ỉa ra mà cho gà ăn, thì nó không ăn
đâu. Vì thế, mới nói để tự do cho một đống cứt giun ỉa ra đã cân đong rồi, và
một đống thóc ngô cám cũng đã cân đong rồi, sau 1 tuần cân lại, mới biết gà
ăn cứt giun tỷ lệ là bao nhiêu.
*
Còn trứng giun, kén giun, và giun con mới nở, thì ắt hẳn gà thích ăn. Cảm tính
tôi chắc chắn là như thế.
*

Hì hì...!
Bác anhmytran nghĩ cũng phải thôi. Tôi khi chưa cho gà ăn thì cũng nghĩ vậy. Nhưng vì tôi vừa nuôi gà vừa nuôi trùn quế nên tôi chứng thực là gà ăn phân trùn là thật. Lại còn ăn mạnh nữa. Buồn cười nhất là các chú gà sao. Tôi trộn nửa phân trùn nửa cám thì các chú ấy ăn hết cám và phân trùn. Còn lại trơ ra con trùn thì các chú ấy sợ cứ vươn cổ nhìn mà không dám ăn. Gà tôi cho ăn phân trùn đã được trên 40 ngày tuổi.
 
Không thí nghiệm bằng cách cân đong, thì sao biết được có cảm tính hay không

Vậy bác đã thí nghiệm chưa mà dám khẳng định gà ăn phân giun nó gầy đi và không chịu ăn
chứ cứt giun
cho gà ăn thì nó gầy đi hay là nó không chịu ăn đâu

Tôi nuôi giun và nuôi gà . Tôi cho gà ăn phân giun nó ăn . Đó là kinh nghiệm thực tiễn của bản thân tôi . Nếu bác chưa nuôi bao giờ . Chỉ phán đoán đó là Cảm tính

Phải có định nghĩa phân giun là thế nào,
thì mới nói được có nên cho gà ăn hay không, và gà có thích ăn hay không

Phân giun theo tôi . Đó là phần dưới cùng của chuồng nuôi giun . Nơi đó tập trung phần lớn cứt giun ,một phần kén,giun con ....
Phân giun không chỉ tốt cho Gà và gà rất thích ăn mà người ta còn dùng nó để nuôi thủy sản nữa ."dùng để cải tạo môi trường nuôi thủy sản"

Tôi dám chắc rằng phân giun hay cứt giun ỉa ra mà cho gà ăn, thì nó không ăn
đâu.
Bác chưa thủ sao dám chắc chắn như thế ? Vậy bác về nuôi thử đi rồi tính tiếp nhé . Còn tôi thì tôi thử rồi .

mới nói để tự do cho một đống cứt giun ỉa ra đã cân đong rồi, và
một đống thóc ngô cám cũng đã cân đong rồi, sau 1 tuần cân lại, mới biết gà
ăn cứt giun tỷ lệ là bao nhiêu.

Việc làm này của bác ko có ý nghĩa gì hết . Như bài trên tôi nói . Nghề nuôi gà thả vườn tai Việt Nam . Người ta chủ yếu cân đo đong đếm lượng ngũ cốc trên đầu gà mà thôi . Còn những thứ khác để cho gà tự tìm trong vườn ăn .... Chính vì lẽ đó việc bổ xung thêm nguồn thức ăn là phân giun có ý nghĩa rất quan trọng . Vì thực tế . Trong một mảnh vườn . Lượng rau cỏ,côn trùng chỉ có giới hạn nhất định . Do đó được bổ sung thêm thức ăn gà sẽ mau lớn..
 
Xin chào các bác. Chả là thế này, vừa rồi nhà em nghe các bác " Khoa học" nói : " Trong phân giun có kén giun và nhớt của con giun không những giàu chất dinh dưỡng mà còn có khả năng kháng bệnh tốt, nếu đem cho gà ăn với tỉ lệ 1/3 ( Phân giun/ cám ngô) thì gà rất mau lớn và ít bệnh dịch. Nhà em về cũng cho ăn thử , trộn đúng tỉ lệ 1/3 nhưng bọn gà nhà em nó không ăn, em thử nghiệm với tỉ lệ 3/3/3 ( sinh khối lẫn cả giun/ngô xay/cám gà loại bột) song nó chỉ chọn con giun ăn thôi. Vậy em nghĩ có lẽ cần cần thêm công đoạn chế biến nào đó hay còn thiếu kinh nghiệm gì mà em chưa biết nên mới viết bài làm phiền các bác. Cám ơn các bác đã quan tâm.Bác nào có kinh nghiệm gì xin cứ chỉ giáo cho em với nhé. Khi nào thành công em sẽ lựa những con gà to nhất mổ thịt mời các bác uống rượu cám ơn .
 
.....
Cho ăn
Thức ăn của gà thịt chủ yếu là ngô nghiền và phân giun được cho ăn một lần vào buổi sáng. Công thức chế biến thức ăn dùng trong 1 ngày cho 100 con gà là 30% phân giun quế (2 kg) và 70% ngô nghiền (4.6 kg), đem trộn với nhau, cho nước vừa đủ sao cho không quá ướt, không quá khô (gà không mổ được) và cho vào máng ăn. Chi phí thức ăn cho 1 con gà trong 1 ngày như vậy là khoảng 225đ, trong 2 tháng mất 13.500đ. Anh Lực cho biết trong phân giun có chất dịch nhầy do giun tiết ra; chất này rất nhiều đạm nên gà ăn nhanh no mà lâu đói. Một con gà khi anh xuất chuồng trên 2 kg trong khoảng 4 tháng. Với cách cho ăn này, anh tính chi phí cho 1 kg gà thịt giảm đi gần một nửa, lãi được ít nhất 65%. Để nuôi được 1 kg gà mất 5 kg thóc trong 2 tháng. Như vậy, tính theo giá thị trường thì người nuôi gà lãi được 50% cho 1 kg gà.....
http://www.rdscvn.org/Desktop.aspx/...UOI_GA_VA_GIUN_GIA_DINH_TAI_LAM_THAO_PHU_THO/
 
cám ơn bác trầnvi . nhà em nuôi giun mãi mà không biết dùg phân giun nuôi gà.dùng phân giun nuôi heo không biết co đươc không bác
 
Topic nầy hữu-ích quá!
Riêng tôi, trước tôi có nuôi ít trùn và dùng cứt trùn hỗ-trợ cho lược sinh-học khi nuôi thủy-sản (không dè nuôide rành nhiều thứ quá!). Tôi cũng dùng cứt trùn giúp ngừa bệnh cây, nhưng vì lúc đó tôi không có nuôi gà nên không có dịp cho gà ăn. Cám ơn bác botienthi và tranvi cho thêm chi-tiết. Bạn nào cho gà ăn phân trùn mà chúng chê, thì xin thử lại cách cho ăn xem.
Theo sự hiểu biết của tôi, cũng như nuoide phân-tích trên, đó là trong sinh-khối có nhiều chất dinh-dưỡng. Nhưng tôi nghĩ cũng không nhiều, nhiều lắm là : - Bằng tổng-số của các thức ăn bỏ vào cho trùn - (trừ lại) một phần đã được trùn hấp-thụ.

Nhưng tôi nhìn thấy cứt trùn có một thứ rất quý, như trong thủy-sản có dạng "sinh-khối" (bio-floc) thì trong sinh-khối cứt trùn cũng có một lượng hùng-hậu các thứ vi-khuẩn hữu-ích. Chính các vi-khuẩn nầy đã giúp cho gà sau khi ăn chúng sẽ hấp-thụ được nhiều chất dinh-dưỡng từ thức ăn hơn, khiến hệ-số biến-dưỡng tăng, do đó gà vẫn tăng-trọng và lượng thức-ăn cho vào mỗi ngày ít hơn so với không có cứt trùn.

Tôi mạo-muội nghĩ, chúng ta không nên ngưng đề-tài nầy ở đây. Các ý-kiến phản-bác cũng là những chất xúc-tác nẩy sinh ra những đóng góp hữu-ích.
Thân ái.
 
Last edited:
Wow !! Bác Thủy Canh làm trọng tải giải thích " cốt lõi" của sự việc quá đúng. Con đọc cái topic này ban đầu cũng không tin và thấy buồn cười ( xin lỗi cho cái tội ngu). Nhưng nghe anh Nuoide đoan chắc thì lại bắt đầu nửa tin nửa ngờ. Bây giờ nghe Bác Thủy Canh nói thì con đã vỡ lẽ ra. Con cũng đã từng nghe mẹ con nói, khi nuôi..... con gì ( con quên mất tiêu, có lẽ là Thỏ) thì không được dọn chuồng quá sạch. Để tụi nó còn có thể ăn phân của nó nhằm cung cấp vi sinh vật tiêu hóa. Nếu không đuợc cho ăn phân thì chúng sẽ bị truớng ruột đầy hơi vì ăn không tiêu. Có lẽ lũ gà cũng nhìn đám cứt trùn như 1 loại " thực phẩm chức năng" chăng ?.
 
Gà không chịu ăn có lẻ cho ăn quá sớm (gà còn quá nhỏ) hoặc chưa quen với thức ăn mới, nên pha trộn với tỷ lệ thấp cho ăn, khi chúng quen rồi tăng dần lên
 
Wow !! Bác Thủy Canh làm trọng tải giải thích " cốt lõi" của sự việc quá đúng. Con đọc cái topic này ban đầu cũng không tin và thấy buồn cười ( xin lỗi cho cái tội ngu). Nhưng nghe anh Nuoide đoan chắc thì lại bắt đầu nửa tin nửa ngờ. Bây giờ nghe Bác Thủy Canh nói thì con đã vỡ lẽ ra. Con cũng đã từng nghe mẹ con nói, khi nuôi..... con gì ( con quên mất tiêu, có lẽ là Thỏ) thì không được dọn chuồng quá sạch. Để tụi nó còn có thể ăn phân của nó nhằm cung cấp vi sinh vật tiêu hóa. Nếu không đuợc cho ăn phân thì chúng sẽ bị truớng ruột đầy hơi vì ăn không tiêu. Có lẽ lũ gà cũng nhìn đám cứt trùn như 1 loại " thực phẩm chức năng" chăng ?.
Chậc chậc,
Nuôi thỏ mà "không nên dọn chuồng quá sạch" thì phải hỏi mấy bạn đang nuôi công-nghiệp xem! Chứ tôi nghĩ là chăn nuôi, bất cứ nuôi con gì, điều-kiện tiên-quyết phải là vệ-sinh. Có bạn nào đang nuôi thỏ góp ý dùm!
Riêng nuôi cá thì có người nói (nhiều người nói) là nếu sạch quá thì cá chết! Bởi rõ-ràng là sau khi rửa sạch hồ nuôi thì cá chết sạch! Hầu như khó tránh khỏi như vậy, nên khổ-chủ kêu trời, do cái kết-quả thê-thảm mà không xét cái uyên-nguyên của nó. Chính vi-sinh giữ nhiệm-vụ cân-bắng sinh-thái của hồ cá bị tiêu-diệt khi bồn cá được rửa sạch, nên cá trong bồn chết hết. "Bồn sạch cá chết, bồn dơ cá sống bình-thường".... giải-thích theo kiểu nầy để nuôi thỏ thì, hì hì, nguy tai! Bạn ngnvhung ráng chờ, thế nào cũng có bạn đang nuôi thỏ tiếp tay.
Thân ái.
 
Last edited:
Về dinh dưỡng trong cứt giun, chúng ta thừa biết là không đáng kể rồi,
không thể đọ với thức ăn bình thường ta vẫn nuôi gà.
*
Về chất bổ đặc biệt của cứt giun đối với gà, cũng chưa có nghiên cứu
khoa học nào sáng tỏ, mà chỉ qua kinh nghiệm của một số người. Cũng
như tôi đã kể, thời 1950-1960, khi một số cán bộ đứng ra hô hào nông
dân áp dụng kỹ thuật mới của họ như nuôi heo bằng cứt trâu bò, trông
khoai lang bằng cách đôn ụ đất cao 2 mét, cuối cùng tốn bao công sức
của báo chí và đài phát thanh, bao nhiêu cán bộ về nông thôn xắn tay
áo nấu cám trộn cứt trâu bò cho lợn, phong trào cũng phải dẹp.
*
Kỹ thuật có thứ thay đổi và cải tiến, ví dụ nhung hiêu làm chất bổ,
ai ăn vào thì mập thù lù, tai to mặt lớn, ngày nay chỉ còn có thể bán
cho người ở ViệtNam, chứ người ViệtNam ở Mỹ thì sợ béo chết mẹ, còn
ai dám mua nhung hiêu? Ví dụ mật gấu làm chất bổ, uống vào thì tim mạch
đập giần giật, huyết áp tăng cao, người như tràn đầy sức sống. Thứ đó
quả là có lợi khi chúng ta leo lên mái giọi lại mái gianh giột chẳng
may bị té, thập tử nhất sinh, trong uống ngoài xoa. Thế nhưng người
Việt ở Mỹ dù có bị té, cũng chẳng ai dám uống mật gấu, vì bệnh cao huyết
áp là bệnh phổ biến ở Mỹ. Ai cũng thừa ăn, thừa huyết áp, chỉ muốn giảm
chứ ai muốn tăng? Vì thế mật gấu cũng không chạy hàng ở đây. Nghe đồn
có bọn săn trôm gấu lấy mật bán về Trung Quốc thì có.
*
Vì vậy, bạn muốn tăng năng suất gà mà đỡ tốn thức ăn, thì có thể thử
cho ăn cứt giun, nhưng đừng vội áp dụng ngay cho làm ăn đại trà nhé .
Hãy thử cho 1 chục gà xem sao. Kể cũng tội cho chúng phải ăn độn cứt
giun mà chúng không thích. Đói quá cũng phải ăn thôi. Nhưng mà gà đói
thì khó tăng ký lắm. May mà có phép thần, chúng to béo hơn gà khác,
thì lúc ấy hãy bắt cả trại gà phải ăn cứt giun hết.
*
 


Back
Top