Nuôi gà chọi và cách huấn luyện cho gà như thế nào

  • Thread starter gachoi123
  • Ngày gửi
Gà có rất nhiều dòng giống, chủng loại khác nhau, để có một con gà chọi chiến thật sự ưng ý ( gà kết ) thì cũng vô cùng khó khăn.
Cách nuôi gà chọi, nòi !!!
Gà chọi vốn dĩ nuôi được cũng đòi hỏi người nuôi ( Sư kê ) cũng phải am hiểu và biết cách phòng chống các bệnh thường gặp.
Nuôi gà chọi chiến khó hay dễ ?
Trả lời câu hỏi này Nguyễn Nghĩa cũng xin nói với các chú, các anh em rằng khó với người chưa biết và dễ những người biết nhưng chăm sóc được một con gà gọi là gà chiến thì cũng rất khó có người chăm sóc 2 năm, 3 năm cũng chưa chắc đã nắm hết được kỹ thuật chăn gà,
Nói tóm lại chăm sóc, nuôi dưỡng được 1 em gà chọi chiến được vô cùng công phu và phải có nhiệt huyết, đam mê.



Đã nuôi được 1 con gà trưởng thành làm cách nào cho gà khỏe ?
Nguyễn Nghĩa muốn nói đến chế độ chăm nuôi gà của bạn. bạn đã nuôi như thế nào ?
Chăm sóc vần vỗ, chế độ đã tốt chưa ?
Với kinh nghiệm của mình Nghĩa xin gửi đến các bạn một số thông tin hữu ích cho những ai nuôi gà như sau:
Chăm gà cốt yếu phải hiểu được chú gà chọi của mình tính cách, ưa thích cái gì.
Hiểu được con gà là cả một vấn đề mang yếu tố quyết định sự tốt, đẹp hay xấu xa của một con gà.
Ví dụ luôn cho các bạn nhé: cùng một dòng giống chân thanh, chân đẹp nhỏ đòn lối tốt nhưng có 2 người chăm sóc, mỗi người nuôi một em.
Người biết nuôi sẽ cho gà ăn thóc, chế độ ăn uống tập luyện đúng cách. Sẽ thu được con gà có sức bền dẻo và sức khỏe tốt.
Người không biết chăm sẽ cho ăn linh tinh, mồi nhiều hoặc không cho ăn mồi, không có chế độ nuôi dưỡng cho đá lúc nào mình muốn, như vậy gà sẽ dễ hỏng lông, có tốt cũng khó ra trường được và dễ hỏng.



Vậy chế độ chăm sóc là gì ?
Chăm sóc gà mới lớn, mới trưởng thành bạn nên cắt lông ( tùy thuộc vào từng mùa )
Tập cho gà ta làm như sau :
Lần đầu bạn nên cho gà đá đòn khoảng 2 – 3 phút. Lần 2 nâng lên 5 phút.
Lần 3 bạn nên bịt mỏ đẩy hơi ( sổ gà ) bạn nên cho gà vần hơi khoảng 15 phút và 2 phút mở mỏ.
Lần 3 bạn tăng lên khoảng 40 phút và cũng cho 2 – 3 phút đòn.
Cứ như vậy tăng dần tùy thuộc vào sức khỏe và gân cốt của gà mà cho gà đánh.
Nhưng bạn chú ý khi đá gà song nên lau rửa sạch sẽ, và nên xoa bóp massager cho gà mọi lúc bạn rảnh, xoa cần, hông, đùi gà, phần trái chanh ( đầu cánh )
Nhớ là phun nước chè rồi xoa, có thể xoa cả rượu trắng cũng được rồi bạn phơi nắng cho gà khoảng 2 tiếng đồng hồ. sáng khoảng 9h bạn cho gà ăn và phơi gà.
Chú ý mỗi lần gà chọi đi chọi về nên cho nghỉ 10 ngày cho lần 1, 2
15 ngày cho lần 3, 4
Và càng vần khuya càng cho gà nghỉ nhiều. kì vần trước cách kì vần sau dựa vào sức khỏe của gà.
Các bạn càng yêu gà, càng đụng vào gà nhieuf sẽ càng tốt cho bạn, cho gà.
 


Chưa thấy đấm đá thế nào nhưng nhìn gà đẹp đó bạn.
Chúc bạn có những chiến kê xuất sắc.
 
Tôi thì nuôi và luyện gà theo Y học Thể Thao.

Phần nuôi, thì phải cân đối: Đạm, Đường, Khoáng
và Vitamin. Cụ thể là: Đỗ, Thóc, Sạn, Nhái, Cào
cào, Dế, Giun, Cua, Tép còn sống.

Phần luyện: Cho đá con gà mồi. Đó là con gà làm
bằng vải bạt, nhồi cát bên trong, tô màu giống
như gà thật, nhưng chân chỉ là một miếng thép
lò xo, gắn chặt xuống đế thép, chôn dưới mặt
đất nện. Khi thả gà chọi của ta vào gần con gà
mồi này, thì nó xông vào đánh ngay, và đánh mãi
cho đến khi kiệt sức. Vì thế, ta phải khống chế
thời gian. Riêng cái đầu, mặt con gà mồi, thì
khâu bằng vải mỏng, mềm, dai, để gà chọi có thể
mổ và bấu chặt bằng mỏ. Đầu, cần cổ cũng có một
miếng thép lò xo bên trong gắn vào chân gà mồi.
Khi con gà chọi của ta đánh con gà mồi, thì cổ
con gà mồi cũng ngật ngưỡng cúi lên, ngửa xuống,
ngả nghiêng sang phải sang trái một chút, rất
giống gà chọi thật. Thân mình nó cũng vậy, ngả
nghiêng mọi chiều xung quanh cái chân lò xo.
Luyện một thời gian, thì cái mặt con gà mồi sẽ bị
rách nát, phải thay cái mặt khác rồi trùm lên đầu
gà mồi bằng vải bạt.

Lịch luyện đá gà mồi có thể như sau:
Sáng một buổi. Chiều một buổi. Mỗi buổi 20 phút,
chia làm 4 lần, mỗi lần 5 phút, gồm 3 phút đá,
và 2 phút nghỉ. Cuối buổi tập có thể 2 phút đá,
và 3 phút nghỉ.

Luyện đá gà mồi là luyện thể lực, cho gà chọi
của ta có sức bền tấn công, làm săn chắc gà,
và gà ăn được nhiều, vì đói hơn. Ăn nhiều thì
trao đổi chất tăng, thải ra chất không cần, và
giữ lại những chất tốt, phát triển cơ bắp, tim
phổi và gan để đấu lâu dài mà vẫn hăng khỏe.

Ngoài luyện thể lực, còn luyện đấu thật nữa.
Cách luyện đấu thật cũng không khó, nhưng tốn
kém hơn. Ấy là phải nuôi riêng chừng chục con
gà, có thể là gà chọi, nhưng cũng có thể chỉ là
gà Ri thôi, hay gà Lai. Giống Ri và Lai Ri rất
hăng, sẵn sàng đấu. Phải nuôi riêng, vì nếu nuôi
chung, chúng sẽ đấu, rồi phân thứ hạng, và không
đấu nữa.

Cách luyện đấu thật: Luyện cho con gà chọi sẽ
đi thi đấu của mình. Những con khác chỉ để phục
vụ cho nó thôi. Cứ đưa con gà khác vào cho đấu
với con gà chọi của mình, như một trận đấu thật,
nhưng chỉ cho đấu 2 hay 3 hiệp thôi. Mỗi hiệp
2 phút, nghỉ giữa hiệp 2 phút. Sáng một buổi tập.
Chiều một buổi tập. Thay các con gà phục vụ, để
con gà chọi của mình đấu với nhiều con khác nhau.

Cứ 3 đến 4 ngày, thì có một ngày đấu kiệt sức,
rồi ngày hôm sau thì nghỉ hẳn, không đấu, để phục
hồi sức khỏe. Sau đó thì mỗi ngày, nâng khối lượng
luyện lên cho đến ngày đấu kiệt sức. Cứ luyện
như thế sao cho ngày đem gà đi đấu đúng vào ngày
luyện kiệt sức, là ngày đỉnh của nó. Chu kỳ luyện
thì đấu như sau:

Ngày 1, ban sáng cho đấu thật với gà phục vụ 2 hiệp.
Sau đó cho đấu với gà mồi 2 hiệp. Ban chiều cũng thế.
Tập với gà mồi phải tập sau khi đấu với gà phục vụ,
vì đấu với gà phục vụ cần kỹ thuật hơn, phải luyện
lúc sung sức. Đánh gà mồi thì không cần kỹ thuật lắm,
nhưng tập sức bền, có thể luyện lúc đã mệt.

Ngày 2, cũng luyện như thế, nhưng 3 hiệp.

Ngày 3, cũng luyện như thế, nhưng 3 hiệp, mỗi hiệp 2
phút, rồi 2 hiệp nữa, mỗi hiệp 1 phút thôi. Luyện
với gà mồi không thêm khối lượng.

Ngày 4, luyện với gà phục vụ 4 hiệp, mỗi hiệp 2 phút,
rồi 3 hiệp nữa, mỗi hiệp 1 phút. Vẫn luyện với gà
mồi cùng khối lượng. Ban chiều không luyện với gà
phục vụ, mà chỉ đánh gà mồi thôi. Quá mệt rồi.

Ngày 5, không tập chi hết, để gà phục hồi sức khỏe.

Khi luyện thi đấu, ngày thứ 3 nhẹ hơn một chút, và
ngày thi đấu sẽ là ngày thứ 4.

Về lý thuyết thì như thế, nhưng phải coi gà của mình
có hăng không, và có sắc nước không, thì mới tăng
thêm khối lượng tập. Nếu thấy gà không hăng, không
sắc sảo, thì khối lượng tập đã bị quá nặng. Tập quá
nặng thì gà sẽ yếu mệt, ra trận sẽ bị đánh chết.
 
Chưa thấy đấm đá thế nào nhưng nhìn gà đẹp đó bạn.
Chúc bạn có những chiến kê xuất sắc.
Lâu wa giờ thấy bạn
dạo này làm ăn thế nào?
Bạn thích gà chọi hôm nào ra mình tặng cho 1 cặp. gà mình có thể nói chơi được
 


Back
Top