Nuôi giun quế đỉnh cao !

  • Thread starter motnua
  • Ngày gửi
Có một cách nuôi giun quế rất hay mà tôi đã từng đọc ở trên agriviet.com này .
- Đó là với lượng phân trâu bò có sẵn thì ta xây bể nuôi với diện tích rộng 3 m dài 6 m và cao 0,7 m
- Bên trong bể chính được chia thành 9 bể nuôi phụ ( thành bể cao 0,4 m ), thành bể có chừa đoạn trống để giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 .

Còn đây là bản vẻ bể nuôi .
be-nuoi-giun-2-png.3069


be-nuoi-giun-1-png.3068

Về việc cho giun quế ăn thì ta chỉ cho giun quế ăn ở 7 ô nuôi và bỏ trống 2 ô liền kề với lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày .
5 ngày sau ta bỏ trống 2 ô tiếp theo và cho giun quế ăn một lượng thức ăn vừa đủ cho giun ăn 5 ngày ở 5 ô + 2 ô bỏ trống trước đó .
5 ngày tiếp theo ta lại bỏ trống 2 ô liền kề tiếp theo và cho ăn 7 ô còn lại một lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày
Cách cho ăn như thế sẽ bắt giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 -
Ô thứ 9 này là nơi ta định lỳ thu hoạch giun 5 ngày 1 lần . Khoảng 5 % giun thu được ở ô thứ 9 được thả lại vào ô thứ 1
2 ô bỏ trống sau 5 ngày ta có thể định kỳ lấy phân giun


Về kỹ thuật nuôi ta có thể lưu ý mấy điểm sau :

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã ủ, vỏ trái cây…Cụ thể chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân hay bất cứ phân động vật nào khác.

Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ theo kinh nghiệm và kiến thức của mình làm sao để bạn có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế.

CHÚC MỌI NGƯỜI LUÔN VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG NUÔI GIUN !


 


Last edited by a moderator:
bác Thủy canh ơi! bác có thể chi sẽ cách nuôi trùn của bác được không? biết đâu qua cách của bác mọi người sẽ hiểu thêm con trùn này và hoàn thiện được quy trình của riêng mình.
theo con biết con trùn sống trong môi trường có độ ẩm cao nhưng cũng phải có đầy đủ oxy, với lại môi trường của nó rất nhiều vi sinh nên con cho là thật phí khi dùng phân bò để nuôi nó.
ý kiến riêng cá nhân con mong được bác và mọi người chia sẻ thêm.
trân trọng!
 


Tôi đang ở Huế, đến mùa này nó lạnh kinh, có năm phải may áo mưa cho trâu bò mặc chứ không nó lạnh chết, cho hỏi có cách nào giữ ấm cho trùn trong mùa lạnh ở Huế nói riêng và ở miền Bắc nói chung???
 
Cách của tôi là đổ thức ăn nối tiếp, liền nhau,
làm giun lớn cứ chạy theo thức ăn mới, để lại
giun con và trứng chạy theo sau. Chỗ ban đầu là
nơi không có giun, chẳng có trứng, để xúc đi lấy
chỗ cho vòng đua của thức ăn mới và giun tiếp
tục chạy đến đây.

Cách làm của bạn cũng là cho thức ăn bên cạnh,
dụ cho giun chạy đi. Có khác là giun chỉ chạy đi
đến chỗ tận cùng, chứ không chạy vòng liên miên
không tận như cách của tôi. Còn khác ở chỗ là
tôi cho giun chạy theo đường hẹp, mà bạn thì cho
giun đi giàn trải trên một diện rộng.

Như vậy, không phải lo đến giun con, giun mới nở
và trứng giun bị lãng phí, cũng không mất công
làm việc với chúng. Xúc chất thải cũng dễ. Giun
chạy hẹp một quãng dài, thì thời gian dài, khoảng
cách phân loại giữa giun to, giun nhỏ, trứng, và
cứt giun cũng thừa thời gian khỏi lẫn vào nhau.

Việc thu hoạch giun to, bạn lecongtuananh đã nói
rồi: Sau khi đổ thức ăn mới, giun lớn sẽ đến ăn.
Ta xúc riêng chỗ này lên sàng mang đi chỗ khác có
ánh sáng. Giun sẽ chui xuống dưới sàng. Cụ thể ra
sao, tôi không rõ, nhưng giun sẽ đông đặc ở đây,
dễ thu hoạch hơn so với phân tán thức ăn rải rác
trên mặt nơi nuôi giun.

Cách làm này, chỉ là suy luận từ các cách làm,
trong đó có cách làm của bạn, mà ra. Không có thí
nghiệm chứng minh sai đúng. Chúng ta, ai có điều
kiện thì làm, mới biết nó hay dở ra sao.
 
Các bác cho em hỏi chút, em cũng từng nuôi giun quế nhưng đã thất bại vì năng suất không như mong muốn, đọc bài viết của các bác em đang muốn khởi động lại thêm 1 lần nữa xem sao. Cụ thể:
1. Trước đây em nuôi ngoài ruộng, quây bằng bạt xanh và đóng bằng cọc tre, nền đất nện, cao 50cm. Có mái che mưa nắng cũng là bạt cao 1,2m.
2. Diện tích ban đầu là 200m2 chia làm 8 luống.
3. Dùng phân trâu + bò.
4. Cho ăn 3 ngày/lần đều đặn, và kiểm tra độ ẩm thường xuyên.
5. Có lưới dùng các phương pháp bảo vệ chuột, rắn, chim... tương đối ổn.
6. Mục đích nuôi: cho cá ăn dặm.
7. Thu hoạch mỗi 2 tháng/lần.
==> Sau 6 tháng nuôi thử nghiệm thì thấy mỗi lần thu hoạch được rất ít, và dường như giun không sinh sản được nhiều, không được bằng 1/3 trại giống đưa ra nữa. Nhất là tới mùa đông thì ăn cực chậm, có khi 5-6 ngày chưa thấy hết thức ăn so với mùa khác. Giun trông càng ngày càng còi cọc đi thì phải, kiểu như bị chột ấy.

Em đang muốn học hỏi mô hình hiệu quả nhất để tận dụng nguồn phân trâu bò tại địa phương, và giải quyết cho các lứa cá ở thời kì bổ sung đạm cao.

Xin cám ơn!
 
Các bác ơi? Em mới nuôi trùn lần đầu.e thả giống đc hơn 1 tháng rồi.ma dạo này xuất hiện sinh vật lạ trong luống giun rất nhiều vậy nên e nhờ các bác tư vấn giúp em.
Nó giống như con sâu ấy.và sống trong luống giun tạo thành nhiều kén lơn.e ko biết nó là gì? Và liệu có ảnh hưởng luống giun hay ko? Mà e thấy nó fát triển rất nhanh ạ.
 
Các bác ơi? Em mới nuôi trùn lần đầu.e thả giống đc hơn 1 tháng rồi.ma dạo này xuất hiện sinh vật lạ trong luống giun rất nhiều vậy nên e nhờ các bác tư vấn giúp em.
Nó giống như con sâu ấy.và sống trong luống giun tạo thành nhiều kén lơn.e ko biết nó là gì? Và liệu có ảnh hưởng luống giun hay ko? Mà e thấy nó fát triển rất nhanh ạ.
Bác đừng lo, bọ phân thì vô số, ở đâu cũng có cả thôi, nó là ấu trùng của bọ cánh cứng, không gây hại gì cho giun quế cả đâu nhé.
 

Theo thiển-ý, thì đây là góp ý của một người trong nghề nuôi trùn vừa kinh-nghiệm, vừa thấu đáo sinh-lý sinh-hoạt của loài trùn. Tui đã bày tỏ với bác anhmytran, tui sẽ, nếu cần, cải-biến mô-hình của bác anhmytran. Bởi, nếu không cải-biến được cho thích-hợp, thì tui vẫn nuôi theo cách cũ.
Cám ơn bài trên của bạn.
Thân.
Bác thủy canh có thể chia sẻ cách nuôi hiện tại của bác như thế nào đc ko ah. Cháu thấy nuôi như mô hình bác anhmytran thì tốn diện tích và khá phức tap
 
Càng nuôi giun càng ít, càng gầy đi là vì
thiếu ăn. Bạn nên ngâm đỗ rồi xay ra mà
trộn thêm vào cho giun ăn. Ngoài ra, còn
cho thêm rau củ quả loại ra ở chợ cho giun
ăn. Thật ra, chất bổ trong cứt trâu bò rất
ít, nên giun bị thiếu dinh dưỡng.

Còn chuyện có nhiều sâu bọ lẫn với giun,
thì cũng là điều tốt. Có thể bạn nghiên cứu
tìm cách nuôi những sâu này cho gà cho cá
ăn còn hơn là nuôi giun quế. Lúc ấy, tiếng
của bạn còn lừng danh hơn những vua giun quế
nữa.
 
bán trùn quế giống,trun thương phẩm tại hà nam lh :0911.047.988 vận chuển toàn miền bắc , nhận bao tiêu đầu ra
 
Ai nuôi trùn. Nông dân.
Ai có thể nuôi số lượng lớn mà sử dụng cách của các bác. Toàn lý thuyết. Vào trại sfarm mà coi rồi học.
 
Có một cách nuôi giun quế rất hay mà tôi đã từng đọc ở trên agriviet.com này .
- Đó là với lượng phân trâu bò có sẵn thì ta xây bể nuôi với diện tích rộng 3 m dài 6 m và cao 0,7 m
- Bên trong bể chính được chia thành 9 bể nuôi phụ ( thành bể cao 0,4 m ), thành bể có chừa đoạn trống để giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 .

Còn đây là bản vẻ bể nuôi .
be-nuoi-giun-2-png.3069


be-nuoi-giun-1-png.3068

Về việc cho giun quế ăn thì ta chỉ cho giun quế ăn ở 7 ô nuôi và bỏ trống 2 ô liền kề với lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày .
5 ngày sau ta bỏ trống 2 ô tiếp theo và cho giun quế ăn một lượng thức ăn vừa đủ cho giun ăn 5 ngày ở 5 ô + 2 ô bỏ trống trước đó .
5 ngày tiếp theo ta lại bỏ trống 2 ô liền kề tiếp theo và cho ăn 7 ô còn lại một lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày
Cách cho ăn như thế sẽ bắt giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 -
Ô thứ 9 này là nơi ta định lỳ thu hoạch giun 5 ngày 1 lần . Khoảng 5 % giun thu được ở ô thứ 9 được thả lại vào ô thứ 1
2 ô bỏ trống sau 5 ngày ta có thể định kỳ lấy phân giun


Về kỹ thuật nuôi ta có thể lưu ý mấy điểm sau :

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã ủ, vỏ trái cây…Cụ thể chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân hay bất cứ phân động vật nào khác.

Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ theo kinh nghiệm và kiến thức của mình làm sao để bạn có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế.

CHÚC MỌI NGƯỜI LUÔN VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG NUÔI GIUN !

Nếu có video thì hay hơn! Tại vì mình chưa hiểu lắm về ô thứ 9 là ô giun thành phẩm,đó có phải là cách dử giun từ ô 1-7 về ô thứ 9 ? Ý của bạn có phải là hôm nay cho giun ăn ô 1 đủ ăn 5 ngày,5 ngày sau lại ô 2, tiếp theo 3,4,5 ...cuối là ô 9.
 
Các bác cho em hỏi chút, em cũng từng nuôi giun quế nhưng đã thất bại vì năng suất không như mong muốn, đọc bài viết của các bác em đang muốn khởi động lại thêm 1 lần nữa xem sao. Cụ thể:
1. Trước đây em nuôi ngoài ruộng, quây bằng bạt xanh và đóng bằng cọc tre, nền đất nện, cao 50cm. Có mái che mưa nắng cũng là bạt cao 1,2m.
2. Diện tích ban đầu là 200m2 chia làm 8 luống.
3. Dùng phân trâu + bò.
4. Cho ăn 3 ngày/lần đều đặn, và kiểm tra độ ẩm thường xuyên.
5. Có lưới dùng các phương pháp bảo vệ chuột, rắn, chim... tương đối ổn.
6. Mục đích nuôi: cho cá ăn dặm.
7. Thu hoạch mỗi 2 tháng/lần.
==> Sau 6 tháng nuôi thử nghiệm thì thấy mỗi lần thu hoạch được rất ít, và dường như giun không sinh sản được nhiều, không được bằng 1/3 trại giống đưa ra nữa. Nhất là tới mùa đông thì ăn cực chậm, có khi 5-6 ngày chưa thấy hết thức ăn so với mùa khác. Giun trông càng ngày càng còi cọc đi thì phải, kiểu như bị chột ấy.

Em đang muốn học hỏi mô hình hiệu quả nhất để tận dụng nguồn phân trâu bò tại địa phương, và giải quyết cho các lứa cá ở thời kì bổ sung đạm cao.

Xin cám ơn!
Kính thưa các bạn quan tâm nghề nuôi giun,
Tôi học công nghiệp nặng,nhưng nay về vườn bốc cứt bò và vớt bèo tây ủ nuôi giun.
Tôi nuôi giun vừa là làm kinh tế, vừa là niềm vui. Hàng ngày nhìn các chuồng giun phát triển tốt, mình rất thích. Nuôi giun không khó,nhưng cũng cần có hiểu biết về loài giun và kinh nghiệm thực tế. Nếu có nguồn thưc ăn dồi dào thì nuôi giun có hiệu quả kinh tế cao. Con giun có các điểm ưu việt mà it loài động vật khác có là hàm lượng đạm và các axit amin cao, điều này nhiều người biết, nhưng còn 2 ưu điểm nữa ít được biết là có kháng sinh thiên nhiên cao, có lẽ ở nhớt giun, và có khả năng cải tạo ,bồi bổ đất rất tốt. Người ta đã gọi loài giun đất là "bác sĩ vĩ đại" của đất.
Về ý tưởng lọc giun bằng sàng, theo tôi không được đâu, vì khi thu và lọc giun, chúng cứ quấn với nhau thành búi chứ không chui lọt qua sàng, nên tôi vẫn lọc bằng ánh sáng mạnh, nếu tối thì dùng đèn điện công suất lớn một chút.
Cám ơn các bạn nhiều vì trên Diễn đàn,đã bổ xung nhiều kiến thức quý.
 
Ai nuôi trùn. Nông dân.
Ai có thể nuôi số lượng lớn mà sử dụng cách của các bác. Toàn lý thuyết. Vào trại sfarm mà coi rồi học.
Bạn ở gia lai là ở đâu thế?bạn đã từng nuôi giun chưa? Bạn có bán giun giống không
Mọi người cho mình hỏi tý? hiện tại nhà mình có nuôi một ít gà và vịt. nên mình cũng tính nuôi trùn quế cho chung ăn.Nhưng k biết nếu mình mới tạp nuôi thì nên nuôi bao nhiêu sinh khối? nên nuôi như thế nào vậy mọi người
Và cho hỏi luôn hiện tại khu vực tỉnh Kon Tum hay vùng lân cận có ai nuôi chưa? cho mình học hỏi kinh nghiệm và mua giống luôn được không?
 
Bạn ở gia lai là ở đâu thế?bạn đã từng nuôi giun chưa? Bạn có bán giun giống không
Mọi người cho mình hỏi tý? hiện tại nhà mình có nuôi một ít gà và vịt. nên mình cũng tính nuôi trùn quế cho chung ăn.Nhưng k biết nếu mình mới tạp nuôi thì nên nuôi bao nhiêu sinh khối? nên nuôi như thế nào vậy mọi người
Và cho hỏi luôn hiện tại khu vực tỉnh Kon Tum hay vùng lân cận có ai nuôi chưa? cho mình học hỏi kinh nghiệm và mua giống luôn được không?
Sợ bạn ko có tiền mua giống thôi. Nuôi giun chẳng có gì là khó
 
Sợ bạn ko có tiền mua giống thôi. Nuôi giun chẳng có gì là khó
Mình cũng muốn nuôi thử nghiệm nên chắc chưa dám nuôi nhiều.maf giá giống bn vậy bạn?có thể bán cho mình 1 ít để nuôi thử nghiệm được không
 
Mình cũng muốn nuôi thử nghiệm nên chắc chưa dám nuôi nhiều.maf giá giống bn vậy bạn?có thể bán cho mình 1 ít để nuôi thử nghiệm được không
giá giống thì tùy nơi thôi.nếu bạn không vội vàng thì cứ mua chục cân về gây đàn dần, cũng nhanh thôi mà, đỡ tốn tiền, chắc 10 cân hết khoảng 200k là cùng
 
Nếu có video thì hay hơn! Tại vì mình chưa hiểu lắm về ô thứ 9 là ô giun thành phẩm,đó có phải là cách dử giun từ ô 1-7 về ô thứ 9 ? Ý của bạn có phải là hôm nay cho giun ăn ô 1 đủ ăaan 5 ngày,5 ngày sau lại ô 2, tiếp theo 3,4,5 ...cuối là ô 9.
Anh có thể cho ô 9 nhiều gấp đôi so với các ô khác. Có nhược điểm đó là ô quá rộng rất khó cho ăn. Cải tiến bằng cách Chiều rộng có thể làm bé hơn đủ vừa với cán gáo.
 
Last edited:


Back
Top