Nuôi lợn không phân

Nhà tôi nuôi lợn từ khi tôi chưa ra đời, từ đời ông tôi cho chí đời cháu,
tức là tôi, thì mới thôi, vì chị em chúng tôi đã ra Hà Nội, SaiGon và Mỹ,
không còn có đất vườn nữa. Chúng tôi nuôi lối cổ truyền, chẳng bao giờ tắm
cho lợn cả, cho đến khi chúng được chọc tiết rồi cạo lông. Lúc tôi còn học
cấp 2, Chính phủ cũng cho cán bộ đi dạy và tuyên truyền cho lợn ăn phân
trâu bò, nhưng sau đó đành phải thôi, vì phải nấu thật nhiều cám ngon đắt
tiền, và cho rất ít phân trâu bò thì lợn mới chịu ăn, công của bỏ ra không
bù lời lãi. Ngoài ra, lợn cũng rất thích ăn phân người mới ỉa ra. Chúng hoàn
toàn không chịu ăn phân các vật nuôi khác như gà vịt ngan ngỗng và bồ câu.
*
Khi tôi lớn, nhà không nuôi lợn nữa, thì trong làng xóm có người tắm cho lợn
(thỉng thoảng thôi) và bật quạt máy cho lợn những ngày nóng nữa . Việc đó làm
xôn xao một dạo, nhưng bà con đều khen, vì ai mà chẳng thích quạt máy ngày hè
chứ. Còn người ta tắm và quạt cho lợn mà lợn lớn nhanh, có lãi, thì người ta
làm. Mình không tắm cho lợn, và không quạt cho lợn, thì không bằng người ta,
đâu có ai dám chê?
*
Đọc mấy bài trên các bác bàn về nuôi lợn lót chuồng dày và có men, rồi cũng nói
không phải lợn ăn lại cứt của nó, thì tôi thấy có lý. Nhưng chỉ có lý với nước
đái lợn thôi, vì nó thấm xuống nên chuồng có lót và có xử lý men . Ngoài ra,
không có lý với phân lợn, vì chắc chắn nó không dũi phân nó ỉa ra đâu, và phân
này không thể được men phân giải, và cũng rất lâu mới được sâu bọ như Ruồi Lính
Đen phân giải . Tôi biết có loại ruồi muỗi bọ rất nhỏ sống trong phân lợn, nhưng
lợn không dũi vào đống phân mà ăn những con giòi nhỏ li ti này. Vì vậy, lý thuyết
xử lý phân lợn trong cách này chỉ là tưởng tượng và né tránh sự thật thôi. Nếu
chúng ta chịu khó suy nghĩ thì sẽ thấy ngay. Không có chỗ nào nói về phân lợn
sau khi ỉa ra thì từng ngày giờ sẽ biến đổi ra sao.
*
Kết luận: nuôi lợn không tắm, và chủ nuôi phải dọn phân lợn, là có lý, có thực
hành, có kinh nghiệm từ nhiều đời nay. Nhưng vấn đề phân lợn phải giải quyết
bằng người dọn, hay máy chạy, phải có nơi xử lý, chứ không thể cùng nơi lợn
nằm được. Nuôi hàng nghìn con, mà chỉ có 1 hố xử lý phân, thì cũng tốt chứ, mặc
dù hố đó phải to, hay phải lên men để lấy hơi đốt?
*
 


Hôm nay 15/01/2011 VTV2 phát liên tục trong chuyên mục Bạn của nhà nông chương trình Chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men vào lúc 5h30, 11h30, 17h00
 
Hôm nay 15/01/2011 VTV2 phát liên tục trong chuyên mục Bạn của nhà nông chương trình Chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men vào lúc 5h30, 11h30, 17h00

Vậy là đã có người để hỏi trực tiếp rồi nè.
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Tuấn
ĐT :0983 097 660

chuyên mục Bạn của nhà nông chương trình Chăn nuôi lợn trên đệm lót lên men sẽ được tiếp tục phát vào ngày 17 tháng 01
 
Last edited:
Sao hôm nay vẫn chưa thấy bác thanhnhon77 up hình nuôi thực tế và có một số hướng dẫn cụ thể về phương pháp nuôi này ha!
 
trời ơi mọi người hiểu nhàm hết rùi
mình vừa thử nghiệm khá thành công, đây là một số hình ảnh mô hình của minhd, có gì liên lạc vơis mình mình sẽ cho thong tin chi tiết hon
---------------
sao mình ko cho ảnh lên dc nhỉ mình chụp rất nhìu mô hình này, bác nào cần mail cho em, em gủi cho nhìu nhìu ảnh và hướng dẫn luôn ha, mial của mình là thientuett@gmail.com
 
Last edited by a moderator:
mình ko up dc
neu ai can thiet thuc su thi mail cho minh ha
 

Qui trinh su dung men u nuoi lon khong phan ba con nao can thi xem ha

Qui trình kỹ thuật sử dụng men sinh học làm chất độn lót chuồng trong chăn nuôi:
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu (tính cho 10 m2 chuồng):
- Men ủ vi sinh loại 100gr/gói (mùa hè 1 gói, mùa đông 2 gói);
- Ngô bột 10kg;
- Mùn cưa 6m<SUP>3</SUP>.
2. Tiến hành:
a. Chuồng nuôi:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Yêu cầu chuồng nuôi nền phải là nền đất và tuyệt đối không để nước vào chuồng.
Vậy đối với chuồng cũ đã có nền gạch hoặc nền xi măng thì chúng ta phải khoan mỗi m<SUP>2</SUP> nền chuồng từ 10-12 lỗ có đường kính 2-3 cm, hoặc mỗi m2 chúng ta đập ra 3-4 hố bằng bàn tay. Đối với chuồng làm mới thì chúng ta không lát gạch hoặc láng xi măng.
Nên bố trí cho ăn khô, máng uống nên bố trí van tự động tránh khi ăn, uống nước làm ướt chất độn chuồng.
b, Trộn và rải chất độn<o:p></o:p>
Bước 1: Trộng đều men với 10 kg bột ngô;
Bước 2: Rải đều 20 cm mùn cưa trên nền chuồng, sau đó rắc men và dùng cào trộn đều; cứ làm như vậy 3 lần, khi đó nền chuồng cao 60 cm
Bước 3: Dùng bình ô doa tưới nước đều lên mặt (nắm mùn cưa thành từng nắm không vỡ ra cũng không chảy nước là đạt yêu cầu).
Bước 4: Dùng bao tải phủ kín mặt chuồng, hàng ngày mở ra tưới nước đủ ẩm, sau 1 tuần có thể thả lợn vào.
Những ngày trời nắng nóng dùng bình ô doa tưới bổ sung nước có tác dụng vừa làm mát vừa hạn chế bụi.
Sau khi sử dụng 1 năm cần bỏ 20 cm lớp chất độn chuồng trên cùng thay vào đó là lớp mùn cưa mới, bổ sung 1/2 lượng men vi sinh so với lượng men ban đầu. Làm như vậy chất độn chuồng có thể sử dụng 4 năm mới phải thay.
Chú ý: Lợn có thói quen thải phân 1 chỗ để tránh hiện tượng ứ đọng phân ở nền chuồng nên thường xuyên san đều lượng phân ra khắp nền chuồng
 
Chú ý: Lợn có thói quen thải phân 1 chỗ để tránh hiện tượng ứ đọng phân ở nền chuồng nên thường xuyên san đều lượng phân ra khắp nền chuồng

Xem ra kỹ thuật này chỉ có thể tiết kiệm nước chứ còn công lao động thì chưa chắc đã tiết kiệm hơn cách thông thường.!!!
 
cách này chủi yếu là tiết kiệm công lao động chứ nứoc cũng tiết kiệm nhưng ko mang ý nghĩa nhiều lắm. Bạn cứ tham khảo chỗ nào nuoi qua rùi sẽ thấy, vì mình đã thử nghiệm rùi mà
 
Trong hình thì không thấy cứt lợn đâu .
Trái lại, lợn rất sạch sẽ.
Tác giả chỉ nói đến làm nền, và cho hình,
nhưng không kể tình hình lợn ỉa đái và
tự trộn phân xuống nền ra sao.
Không tự tay làm, chỉ coi, thì cũng như
coi ảo thuật vậy.
 
Chào các bạn! Có bạn quan tâm đến vấnđề chất thải (phân) đây là hình thức nuôi không phân nên không có phân trong chăn nuoi như thế này. Chắc các bạn không tin nhưng khi lợn thải phân ra chúng sẽ dùng mõm, chân đảo lộn mùn cưa, phân sẽ theo đó dc vùi xuống, qua 1 tg (2-3 ngày phân sẽ bị VSV phan hủy hết) ko có mùi! Các bác cứ thử đi có gì ll với em em sẽ giúp đỡ. Trân trọng!
 
Sao hôm nay vẫn chưa thấy bác thanhnhon77 up hình nuôi thực tế và có một số hướng dẫn cụ thể về phương pháp nuôi này ha!

Xin lỗi các bác, thời gian này ngoài Miền Bắc đang rét đậm, rét hại ,chuồng trại đang phải che chắn rất kỹ, cộng thêm trại đang trong giai đoạn cách ly nên chủ trại chưa cho vào, tôi đã đến máy lần rồi. Hẹn một ngày gần nhất tôi sẽ có ảnh post lên cho các bác. một lần nữa mong các bác thứ lỗi. Chúc các bác và G Đ chuẩn bị tết nguyên đán vui vẻ và đầm ấm.
 
Các bác ơi, ngoài Chế phẩm sinh học Balasa N01 của Bác Tuấn (Có giá đắt và thực hiện phức tạp) thì có thể mua gói men (Sử dụng trong hình) ở đâu ạ?
Ai có thể chỉ giúp em địa chỉ và giá cả được không ạ?
Em xin vô cùng cám ơn...
 
Qui trình kỹ thuật sử dụng men sinh học làm chất độn lót chuồng trong chăn nuôi:
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu (tính cho 10 m2 chuồng):
- Men ủ vi sinh loại 100gr/gói (mùa hè 1 gói, mùa đông 2 gói);
- Ngô bột 10kg;
- Mùn cưa 6m<sup>3</sup>.
2. Tiến hành:
a. Chuồng nuôi:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Yêu cầu chuồng nuôi nền phải là nền đất và tuyệt đối không để nước vào chuồng.
Vậy đối với chuồng cũ đã có nền gạch hoặc nền xi măng thì chúng ta phải khoan mỗi m<sup>2</sup> nền chuồng từ 10-12 lỗ có đường kính 2-3 cm, hoặc mỗi m2 chúng ta đập ra 3-4 hố bằng bàn tay. Đối với chuồng làm mới thì chúng ta không lát gạch hoặc láng xi măng.
Nên bố trí cho ăn khô, máng uống nên bố trí van tự động tránh khi ăn, uống nước làm ướt chất độn chuồng.
b, Trộn và rải chất độn<o:p></o:p>
Bước 1: Trộng đều men với 10 kg bột ngô;
Bước 2: Rải đều 20 cm mùn cưa trên nền chuồng, sau đó rắc men và dùng cào trộn đều; cứ làm như vậy 3 lần, khi đó nền chuồng cao 60 cm
Bước 3: Dùng bình ô doa tưới nước đều lên mặt (nắm mùn cưa thành từng nắm không vỡ ra cũng không chảy nước là đạt yêu cầu).
Bước 4: Dùng bao tải phủ kín mặt chuồng, hàng ngày mở ra tưới nước đủ ẩm, sau 1 tuần có thể thả lợn vào.
Những ngày trời nắng nóng dùng bình ô doa tưới bổ sung nước có tác dụng vừa làm mát vừa hạn chế bụi.
Sau khi sử dụng 1 năm cần bỏ 20 cm lớp chất độn chuồng trên cùng thay vào đó là lớp mùn cưa mới, bổ sung 1/2 lượng men vi sinh so với lượng men ban đầu. Làm như vậy chất độn chuồng có thể sử dụng 4 năm mới phải thay.
Chú ý: Lợn có thói quen thải phân 1 chỗ để tránh hiện tượng ứ đọng phân ở nền chuồng nên thường xuyên san đều lượng phân ra khắp nền chuồng

Men vi sinh BALASA N1 này có dùng cho trại vịt được ko bác, em ở TP.hồ chí minh, có thể mua men này ở đâu vậy ? Giá cả khoảng bao nhiêu các bác ?
Chân thành cám ơn các bác !
 
- Công ty thiết bị công nghệ Hoa Kỳ - AET; địa chỉ 3A/273 Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Đây là đại chỉ đã cung cấp mem cho chúng tôi các bác quan tâm liên lạc nha
 


Back
Top