Nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao

  • Thread starter dinhngocsonle@gmail.com
  • Ngày gửi
Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

Anh Lê Đình Ngọc Sơn ở ấp Phú Hưng là người nuôi lươn không bùn đầu tiên ở xã An Sơn từ năm 2012. Trước đây anh Sơn chăn nuôi heo nhưng không hiệu quả do giá cả không ổn định và hay bị dịch bệnh. Trong thời gian này anh Sơn đã đi tham quan nhiều nơi để tìm kiếm, học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi mới. Sau nhiều chuyến tham quan anh đã mạnh dạn chọn mô hình nuôi lươn không bùn. Tận dụng những dãy chuồng heo sẵn có anh Sơn đã xây thành 10 hồ xi măng, mỗi hồ có diện tích 6m2để chuyển qua nuôi lươn. Hiện anh Sơn đang nuôi 400kg lươn giống với nhiều kích cỡ, đã có một số lượng lươn lớn có thể xuất bán. Dự tính từ 400kg lươn giống này sau 6 -7 tháng nuôi anh sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Để nuôi lươn không bùn, trong những hồ xi măng anh Sơn đặt vào vỉ tre và những chùm dây ni lông để tạo môi trường sống cho lươn. Anh Sơn cho biết, lươn là loài sống ở bùn ngoài tự nhiên nên khi đem lươn vào nuôi trong hồ xi măng không phải là chuyện dễ. Điều khó nhất khi nuôi lươn không bùn chính là nguồn nước phải sạch, độ pH và lượng oxy trong nước phải được xử lý phù hợp thì lươn mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Giai đoạn đầu mới thả con giống (trong vòng 1 tháng đầu) là giai đoạn quan trọng quyết định thành công. Giai đoạn này lươn tiếp xúc với môi trường mới nên dễ bị sốc nước, nếu người nuôi không có kinh nghiệm thì lươn có thể bị chết nhiều, có khi chết đến 90%. Thức ăn cho lươn là cá biển, cá tạp và cám công nghiệp, mỗi ngày cho lươn ăn một cữ vào một giờ nhất định vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Sau khi cho lươn ăn khoảng 3 giờ thì phải thay nước.

Trong quá trình nuôi lươn còn có thể bị bệnh đường ruột và bệnh ghẻ nên ngoài việc xử lý oxy và độ pH thì anh Sơn còn cho muối và vitamin C hòa tan vào hồ để tăng cường sức đề kháng cho lươn. Cứ sau một tháng nuôi thì phải phân loại riêng từng kích cỡ để lươn phát triển được đồng đều. Sau 6 - 7 tháng nuôi thì lươn bắt đầu xuất bán, lúc này lươn đạt trọng lượng khoảng 3 con được 1kg. Hiện giá bán cho thương lái là 120.000 đồng/ kg và đầu ra được tiêu thụ dễ dàng.

Tháng 12-2013 anh Sơn được Hội Nông dân xã An Sơn cho vay 30 triệu đồng, anh đã có điều kiện thả thêm con giống và mua thức ăn phát triển trại nuôi lươn của mình. Được biết hiện nay tại xã An Sơn đã có 17 hộ được vay vốn từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân của tỉnh, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư vào mô hình nuôi lươn không bùn. Một khi người nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi lươn không bùn thì đây là một mô hình chăn nuôi cho giá trị kinh tế cao cần nhân rộng.
Đức Lê Báo Bình Dương
 


Và đây cũng là 1 bài báo ở Bình Dương nè,
Nhiều nông dân ở huyện Phú Giáo đã đầu tư hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi lươn không bùn. Tuy nhiên, sau đợt nuôi đầu tiên chừng vài tháng, không ít người lao đao vì lỗ nặng, nợ tiền vay ngân hàng. Nhiều người bức xúc cho rằng: Mình đã bị lừa!
t10.jpg

Bà con nông dân “nuôi lươn không bùn” đang thấp thỏm lo âu bị lỗ nặng! Ảnh: Q.ĐIỀN


Nuôi đạt, vẫn lỗ!

Ông Nguyễn Văn Tâm, một cựu chiến binh ở ấp 1B, xã Phước Hòa, cho biết khoảng nửa năm trước, khi xem truyền hình thì biết được trại lươn S.C ở TP.HCM có bán lươn giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn không bùn. Cái hấp dẫn nhất là trại lươn này nhận bao tiêu luôn lươn thương phẩm. Thế là ông Tâm và bà con trong xã tìm đến trại S.C để tham quan, học tập kinh nghiệm nuôi lươn theo kỹ thuật mới. Tháng 8-2013, ông Tâm đầu tư gần 30 triệu đồng xây dựng chuồng trại, sau đó nhập về 120kg lươn giống của trại S.C, với giá 270.000 đồng/ kg. Sau thời gian nuôi tuân thủ quy trình kỹ thuật, ông Tâm thu được 180kg lươn thương phẩm, đem bán cho trại S.C với giá 115.000 đồng/kg. Tính cả tiền lươn giống, thức ăn sau 4 tháng nuôi, ông Tâm đã lỗ hơn 20 triệu đồng; đó là chưa tính khoản tiền đầu tư chuồng trại, điện, nước và công chăm sóc! Trao đổi với chúng tôi, ông Tâm bức xúc: “Tôi đã bỏ ra trên 32 triệu đồng để mua lươn giống, nhưng đem bán chỉ thu được hơn 20 triệu đồng lươn thương phẩm. Lúc đầu, khi chúng tôi đến mua lươn giống thì trại S.C hứa sẽ bao tiêu với mức giá từ 120 - 140 ngàn đồng/ kg. Nhưng khi đưa đến bán, họ chỉ trả 105.000 đồng/kg. Năn nỉ dữ lắm họ mới trả cho chúng tôi với giá 115.000 đồng/kg. Sau 4 tháng chăn nuôi, lươn của tôi đạt khoảng 300gr/con, nhưng vẫn lỗ nặng. Chúng tôi lên tiếng để bà con có ý định nuôi lươn không bùn của trại S.C lưu tâm cảnh giác”.

Mấy ngày gần đây, vợ chồng ông Huỳnh Ngọc Chánh cũng buồn rầu khi xuất bán lứa lươn đầu tiên và lỗ hơn 50 triệu đồng. Ông Chánh than thở: “Gia đình chúng tôi rất khó khăn, hai vợ chồng làm thuê kiếm từng đồng để nuôi 2 đứa con đang học đại học và 2 đứa đang học phổ thông. Tình cờ tôi xem truyền hình thấy trại lươn S.C bán giống, chỉ cho cách nuôi lươn không bùn khá thành công nên chúng tôi mạnh dạn nhờ người anh cột chèo vay tiền ngân hàng hơn 70 triệu đồng để xây chuồng trại nuôi lươn, mong kiếm lời nuôi con. Theo cách tính của trại S.C thì bỏ ra 1 đồng vốn nuôi lươn có thể kiếm được 4 đồng lời. Nghe qua cũng ham, tôi nghĩ tệ lắm thì mình cũng thu được vốn nhưng không ngờ lại lỗ nặng nề như vậy! Giờ thì lo quá, không biết đến bao giờ chúng tôi mới trả được khoản nợ vay này”!
t10l.jpg

Cách đây hơn 4 tháng, ông Chánh mua về 240kg lươn giống với giá gần 65 triệu đồng. Mới đây, khi đem bán cho trại S.C ông chỉ thu được 380kg lươn thương phẩm với giá gần 44 triệu đồng. Chỉ tính riêng tiền mua lươn giống, ông Chánh đã lỗ trên 20 triệu đồng. “Vợ chồng tôi cần cù chịu khó, chăm sóc lươn nuôi cả ngày lẫn đêm nên chúng lớn rất mau. Khi đến thu mua lươn của tôi, nhân viên của trại S.C còn ngạc nhiên, nhận xét “lươn nuôi quá đạt”, bởi trung bình chỉ đạt từ 300gr/con trở lên, còn tôi nuôi không ít con nặng đến 500gr. Tôi dám nói chắc dù ai nuôi lươn tốt cách mấy cũng không thu đủ tiền con giống, chúng tôi đã bị lừa”!, ông Chánh bức xúc.
Bỏ trống chuồng trại

Ngày ông Tâm, ông Chánh thu hoạch lứa đầu tiên sau 4 tháng nuôi lươn, không ít nông dân trong huyện Phú Giáo đã tìm đến tham khảo thông tin và họ đã thở phào khi cho rằng mình đã vượt qua “cạm bẫy”. Ông Chánh tâm sự: “Nhìn thấy trại lươn của mình nuôi quá đạt nên bà con ai cũng thích, vậy là họ bỏ tiền xây trại để nuôi. Nhưng đến khi biết tôi nuôi lươn bị lỗ nặng, họ thà bỏ không chuồng trại”. Điển hình như ông Đoàn Minh Châu, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo đã đầu tư cả trăm triệu đồng vào việc xây trại; đồng thời dự tính sẽ bỏ ra nhiều chục triệu đồng mua lươn giống về nuôi, nhưng nay thà bỏ trại trống còn hơn…

Một số bà con nông dân khác ở huyện Phú Giáo hiện cũng đang phập phồng nỗi lo khi họ đang nuôi lươn không bùn của trại S.C. Ông Lê Văn Long ở ấp Lễ Trang, xã Vĩnh Hòa là người đang nuôi lươn với số lượng lớn. Cách đây khoảng hơn 4 tháng, ông Long đã đầu tư gần trăm triệu đồng xây 100m2 chuồng trại, nuôi 600kg lươn giống và thuê công nhân chăm sóc trại lươn hàng ngày. Ông Long chia sẻ: “So với lươn của ông Tâm hay ông Chánh thì lươn của tôi không bằng. Hiện đã gần đến ngày thu hoạch nhưng mỗi con chỉ đạt trọng lượng hơn 200gr. Tôi chăm sóc lươn khá tốt, nhưng không hiểu sao chúng vẫn chậm lớn. Tôi biết chắc chuyến làm ăn này mình lỗ nặng, chỉ mong vớt vát được đồng nào hay đồng đó”.

Qua ghi nhận thực tế trên, thiết nghĩ bà con nông dân cần cẩn trọng khi lựa chọn mô hình “nuôi lươn không bùn” đề đầu tư. Chọn mô hình này bà con phải bỏ ra khá nhiều vốn đầu tư cho chuồng trại, con giống nhưng hiệu quả thì chẳng xứng đáng với công sức, tiền bạc đã bỏ ra! Hơn nữa, bà con cần hết sức cẩn thận khi chọn mua con giống ở các trang trại, cũng như tìm hiểu kỹ cách thu mua, nhận bao tiêu thương phẩm của các trại này. Nếu không cảnh giác, thiệt hại kinh tế vẫn thuộc về người nuôi.

QUẢNG ĐIỀN
Báo Bình Dương
 
Và đây cũng là 1 bài báo ở Bình Dương nè,
Nhiều nông dân ở huyện Phú Giáo đã đầu tư hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi lươn không bùn. Tuy nhiên, sau đợt nuôi đầu tiên chừng vài tháng, không ít người lao đao vì lỗ nặng, nợ tiền vay ngân hàng. Nhiều người bức xúc cho rằng: Mình đã bị lừa!
t10.jpg

Bà con nông dân “nuôi lươn không bùn” đang thấp thỏm lo âu bị lỗ nặng! Ảnh: Q.ĐIỀN


Nuôi đạt, vẫn lỗ!

Ông Nguyễn Văn Tâm, một cựu chiến binh ở ấp 1B, xã Phước Hòa, cho biết khoảng nửa năm trước, khi xem truyền hình thì biết được trại lươn S.C ở TP.HCM có bán lươn giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn không bùn. Cái hấp dẫn nhất là trại lươn này nhận bao tiêu luôn lươn thương phẩm. Thế là ông Tâm và bà con trong xã tìm đến trại S.C để tham quan, học tập kinh nghiệm nuôi lươn theo kỹ thuật mới. Tháng 8-2013, ông Tâm đầu tư gần 30 triệu đồng xây dựng chuồng trại, sau đó nhập về 120kg lươn giống của trại S.C, với giá 270.000 đồng/ kg. Sau thời gian nuôi tuân thủ quy trình kỹ thuật, ông Tâm thu được 180kg lươn thương phẩm, đem bán cho trại S.C với giá 115.000 đồng/kg. Tính cả tiền lươn giống, thức ăn sau 4 tháng nuôi, ông Tâm đã lỗ hơn 20 triệu đồng; đó là chưa tính khoản tiền đầu tư chuồng trại, điện, nước và công chăm sóc! Trao đổi với chúng tôi, ông Tâm bức xúc: “Tôi đã bỏ ra trên 32 triệu đồng để mua lươn giống, nhưng đem bán chỉ thu được hơn 20 triệu đồng lươn thương phẩm. Lúc đầu, khi chúng tôi đến mua lươn giống thì trại S.C hứa sẽ bao tiêu với mức giá từ 120 - 140 ngàn đồng/ kg. Nhưng khi đưa đến bán, họ chỉ trả 105.000 đồng/kg. Năn nỉ dữ lắm họ mới trả cho chúng tôi với giá 115.000 đồng/kg. Sau 4 tháng chăn nuôi, lươn của tôi đạt khoảng 300gr/con, nhưng vẫn lỗ nặng. Chúng tôi lên tiếng để bà con có ý định nuôi lươn không bùn của trại S.C lưu tâm cảnh giác”.

Mấy ngày gần đây, vợ chồng ông Huỳnh Ngọc Chánh cũng buồn rầu khi xuất bán lứa lươn đầu tiên và lỗ hơn 50 triệu đồng. Ông Chánh than thở: “Gia đình chúng tôi rất khó khăn, hai vợ chồng làm thuê kiếm từng đồng để nuôi 2 đứa con đang học đại học và 2 đứa đang học phổ thông. Tình cờ tôi xem truyền hình thấy trại lươn S.C bán giống, chỉ cho cách nuôi lươn không bùn khá thành công nên chúng tôi mạnh dạn nhờ người anh cột chèo vay tiền ngân hàng hơn 70 triệu đồng để xây chuồng trại nuôi lươn, mong kiếm lời nuôi con. Theo cách tính của trại S.C thì bỏ ra 1 đồng vốn nuôi lươn có thể kiếm được 4 đồng lời. Nghe qua cũng ham, tôi nghĩ tệ lắm thì mình cũng thu được vốn nhưng không ngờ lại lỗ nặng nề như vậy! Giờ thì lo quá, không biết đến bao giờ chúng tôi mới trả được khoản nợ vay này”!
t10l.jpg

Cách đây hơn 4 tháng, ông Chánh mua về 240kg lươn giống với giá gần 65 triệu đồng. Mới đây, khi đem bán cho trại S.C ông chỉ thu được 380kg lươn thương phẩm với giá gần 44 triệu đồng. Chỉ tính riêng tiền mua lươn giống, ông Chánh đã lỗ trên 20 triệu đồng. “Vợ chồng tôi cần cù chịu khó, chăm sóc lươn nuôi cả ngày lẫn đêm nên chúng lớn rất mau. Khi đến thu mua lươn của tôi, nhân viên của trại S.C còn ngạc nhiên, nhận xét “lươn nuôi quá đạt”, bởi trung bình chỉ đạt từ 300gr/con trở lên, còn tôi nuôi không ít con nặng đến 500gr. Tôi dám nói chắc dù ai nuôi lươn tốt cách mấy cũng không thu đủ tiền con giống, chúng tôi đã bị lừa”!, ông Chánh bức xúc.
Bỏ trống chuồng trại

Ngày ông Tâm, ông Chánh thu hoạch lứa đầu tiên sau 4 tháng nuôi lươn, không ít nông dân trong huyện Phú Giáo đã tìm đến tham khảo thông tin và họ đã thở phào khi cho rằng mình đã vượt qua “cạm bẫy”. Ông Chánh tâm sự: “Nhìn thấy trại lươn của mình nuôi quá đạt nên bà con ai cũng thích, vậy là họ bỏ tiền xây trại để nuôi. Nhưng đến khi biết tôi nuôi lươn bị lỗ nặng, họ thà bỏ không chuồng trại”. Điển hình như ông Đoàn Minh Châu, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo đã đầu tư cả trăm triệu đồng vào việc xây trại; đồng thời dự tính sẽ bỏ ra nhiều chục triệu đồng mua lươn giống về nuôi, nhưng nay thà bỏ trại trống còn hơn…

Một số bà con nông dân khác ở huyện Phú Giáo hiện cũng đang phập phồng nỗi lo khi họ đang nuôi lươn không bùn của trại S.C. Ông Lê Văn Long ở ấp Lễ Trang, xã Vĩnh Hòa là người đang nuôi lươn với số lượng lớn. Cách đây khoảng hơn 4 tháng, ông Long đã đầu tư gần trăm triệu đồng xây 100m2 chuồng trại, nuôi 600kg lươn giống và thuê công nhân chăm sóc trại lươn hàng ngày. Ông Long chia sẻ: “So với lươn của ông Tâm hay ông Chánh thì lươn của tôi không bằng. Hiện đã gần đến ngày thu hoạch nhưng mỗi con chỉ đạt trọng lượng hơn 200gr. Tôi chăm sóc lươn khá tốt, nhưng không hiểu sao chúng vẫn chậm lớn. Tôi biết chắc chuyến làm ăn này mình lỗ nặng, chỉ mong vớt vát được đồng nào hay đồng đó”.

Qua ghi nhận thực tế trên, thiết nghĩ bà con nông dân cần cẩn trọng khi lựa chọn mô hình “nuôi lươn không bùn” đề đầu tư. Chọn mô hình này bà con phải bỏ ra khá nhiều vốn đầu tư cho chuồng trại, con giống nhưng hiệu quả thì chẳng xứng đáng với công sức, tiền bạc đã bỏ ra! Hơn nữa, bà con cần hết sức cẩn thận khi chọn mua con giống ở các trang trại, cũng như tìm hiểu kỹ cách thu mua, nhận bao tiêu thương phẩm của các trại này. Nếu không cảnh giác, thiệt hại kinh tế vẫn thuộc về người nuôi.

QUẢNG ĐIỀN
Báo Bình Dương
Hiện nay rất nhiều cơ sở bán lươn giống nhưng người dân không biết nên cứ đến trại SC ở TPHCM nên bị lừa bán với các chiêu thức bao nuôi không hao, bao đầu ra và bán với giá cắt cổ nên nuôi lỗ là chắc. Thực tế mua lươn giống với giá hợp lý thì nuôi vẫn có lời, vì vậy bà con nên cảnh giác nếu không chủ động được con giống, thức ăn, đầu ra thì cẩn thận khi quyết định nuôi.
 


Back
Top