nuôi lươn trong bể xi măng hiệu quả thế nào bà con nhỉ

  • Thread starter nongdan-nghean@
  • Ngày gửi
bà con ai đã từng nuôi lươn tron bệ ximang chưa ,minh doc nhiều thông tin nhưng chưa thấy một thông tin nào báo cáo cụ thẻ năng suất của mô hình xin anh em chỉ jum với
 


xin có thể hướng dẫn đầy đủ cách nuôi lươn trong ni lông không ạ ? vì không thấy nhắc đến việc thay nước cấp nước như thế nào là hợp lý cả, e đang thắc mắc, xin các bác giúp em. thanks.
 


Chuyện nuôi lươn thời bao cấp ở miền bắc (năm 1962-1964)
đài báo ầm ỹ, cổ động, khuyến khích nuôi lươn, nhưng sau
đó dẹp hẳn. Tự nhiên dẹp, vì lươn bay hơi, không để lại
xác. Cho đến nay, chưa thấy ai ở miền bắc nuôi lại lươn
cả . Có lẽ những người còn sống - như tôi bây giờ đang ở
Mỹ chẳng hạn - kể lại cái ngày nuôi lươn huy hoàng trên
báo và đài truyền thanh ấy.
*
Báo chí truyền thông vốn có ý tốt, nhưng họ không phải là
người làm nghề, không thực sự bỏ vốn.
*
 
Cám ơn bác anhmytran,
Nhưng tui không đồng ý câu chót của bác. Báo đài tửng-tửng, xúi con nít, à không, xúi dân ăn cứt gà thì "Tốt 1, mà xấu 10"!
Bác đọc mấy dòng của bạn thu na trên. Bạn thu na cần ngay cái điều cốt lõi đó mà có Báo, Đài nào nói tới không? Có thể có. Nhưng có mà tại sao bạn ấy còn muốn biết?

Bệnh "thành-tích" của báo đài khiến chúng ta phải khấu-trừ độ chính-xác y hệt như chúng ta nuôi trồng mà rủi-ro "thất-bại đến 3/4".
Bác có thấy vậy không?
Thân.
 
Đọc từ đầu đến đây thì e vẫn chưa thấy được bài nào là KỸ THUẬT nuôi lươn cả! Thật sự thì e cũng rất muốn nghiên cứu và học hỏi lại kinh nghiêm của các bác nào từng nuôi, đặc biệt là những kinh nghiệm bổ ích mà được rút ra từ những thất bại của người đi trước! Chứ còn mấy bài báo kiểu " phóng sự đại" thì e chẳng màng!
Cũng như câu hỏi của chủ topic thì e cũng hy vọng rằng có bác nào từng nuôi hay là có kỹ thuật về giống vật nuôi này thì giúp chúng e với!
Thân!
---------------
Kĩ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt​
Lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew 1793)​

Nuôi trong bể lót bạt là mô hình nuôi lươn phổ biến trong mùa lũ vì cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư ít, dễ quản lý, chăm sóc.
Mùa vụ:
Lươn sinh sản vào tháng 4 - 5 âm lịch nên có thể bắt giống thả nuôi lươn thịt từ giữa tháng 6 âm lịch. Nuôi 5-6 tháng thì thu hoạch.
Chuẩn bị bể nuôi:
  • Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát, dễ lấy nước vào và thoát nước ra, làm mái che hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió.
  • Cắm trụ, dùng bạt ni lông loại dày không thoát nước quây dựa các trụ tạo thành bể. Bể nhỏ: 6-10 m2, bể lớn: 30-80m2. Chiều cao mỗi bể 1 - 1,2 m
  • Lấy đất sạch, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, phơi nắng kỹ, rải 1 lớp dày 20-30 cm ở đáy bể. Nếu bể to, có thể rải 2/3 diện tích bể bằng lớp đất cao 40cm.
  • Cho nước qua lọc và đã diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng vào bể. Mực nước trong bồn: 20 - 30 cm. Mặt nước thấp hơn miệng bể 40-50 cm. Thả lục bình tạo bóng râm.
  • Nước trước khi thêm vào bể nuôi phải được diệt mầm bệnh, ấu trùng, ký sinh trùng
Con giống
  • Lươn giống khai thác trong tự nhiên. Ở miền Bắc lươn đẻ vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, và tháng 8-9 dương lịch.
  • Bắt lươn con về ương nuôi: cho mồi vào lờ, dùng đèn, đuốc soi, dùng vợt đón vớt ở các của hang ở mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Thường vớt lươn vào chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi.
  • Vớt trứng lươn về ấp: lươn đẻ trứng vào bọt do chúng phun trước tổ. Ở nhiệt độ 25-30 độ C trứng nở sau 7 ngày. Khi vớt trứng về, ngâm trứng vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần. Sau 10 ngày khi hết noãn hoàng, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho lươn ăn: lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun, ốc xay nhuyễn...
  • Ương nuôi lươn con trong xô nhựa, lu, khạp có thành trơn láng, mật độ 200-300 con/m2, treo các búi dây ni-lông để lươn bám vào thở. Thay nước hàng ngày sau khi cho ăn. Sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao nuôi lươn thịt.
Chọn giống
  • Chọn thả lươn đồng cỡ trong một bể nuôi tránh con lớn ăn thịt con nhỏ
  • Chọn lươn giống có da màu sáng, nhiều nhớt, hoạt động nhanh nhẹn, không xây xát, không đỏ rốn. Theo kinh nghiệm lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Lươn màu vàng xanh, phát triển bình thường. Lươn màu xám tro, chậm lớn.
  • Không chọn lươn câu bằng lưỡi câu, nhử thuốc, xiệc điện hay bị vuốt làm gãy sống lưng. Giống bắt được do xẹt điện, câu, trúm, mồi thuốc là giống yếu và hao hụt nhiều.
Thả giống:
  • Tắm lươn bằng nước muối 3-5% trong 3-5 phút trước khi thả để sát trùng và loại những con yếu.
  • Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2
  • Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 - 60 con/kg.
  • Mật độ ương: 60 - 200 con/m2 tùy kích cỡ giống.
Thức ăn
  • Tận dụng thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép...
  • Các loại thức ăn khác: trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả
  • Thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin để tăng sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm.
  • Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn cũ, ôi thiu.
Cho ăn
  • Cho ăn 1 hoặc 2 lần / ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4-6 g chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 tiến, phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh ô nhiễm môi trường. Khi trời âm u, mưa, lạnh: giảm bớt lượng thức ăn tránh dư thừa.
  • Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ để lươn thích nghi.
  • Lượng cho ăn: Lươn nhỏ: 3 - 4% trọng lượng lươn; lươn lớn: 5 - 8%.
  • Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau.
  • Có thể cho ăn cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi.
Chăm sóc:
  • Giữ nước sạch, hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/l. Khi lươn nổi đầu hàng loạt lên mặt nước để thở do thiếu oxy thì phải thay nước ngay.
  • 4 - 7 ngày thay nước 1 lần tùy theo mật độ thả và loại thức ăn, chất lượng nước. Theo Việt Linh, việc thay nước định kỳ là cần thiết để giúp hạn chế lươn bị bệnh.
  • Định kỳ diệt khuẩn
  • Khi trời nắng, nóng nâng mức nước đến 30 - 40cm
    Duy trì nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 23-28 độ C
  • Khi nhiệt độ thấp: tháo cạn nước trong bể, đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay cỏ, để giữ ấm cho lương mà vẫn thông khí cho lươn thở.
  • kiểm tra, gia cố bể thường xuyên, tránh lươn bò mất theo chỗ ni lông thủng, rách.
---------------
Phòng và trị bệnh cho lươn

Các nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn:
  • Con giống yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Môi trường nước ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng, hoặc dư thừa thức ăn.
  • Cho lươn ăn thức ăn ôi thiu.
  • Nuôi mật độ dày.
Theo Việt Linh, nên định kỳ thay nước trong bể, quản lý tốt và tránh dư thừa thức ăn là các yếu tố quan trọng nhất mà người nuôi lươn cần chú ý.
Bệnh sốt nóng
  • Triệu chứng: Nhiệt độ nước tăng lên, nước nhớt do lương tiết dịch nhờn. Lươn quấn vào nhau, đầu sưng phồng, chết hang loạt.
  • Nguyên nhân chính: Do mật độ dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm.
  • Phòng và xử lý, điều trị: Giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát, thả cá trê để ăn thức ăn thừa. Phun dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5ml/m3 nước. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh tuyến trùng
  • Triệu chứng: lươn yếu, nếu ký sinh nhiều sẽ làm hậu môn sưng đỏ, chết từ từ.
  • Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ.
  • Phòng và xử lý, điều trị: Thay nước. Dùng thuốc trị ký sinh trùng chuyên dùng. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.
Bệnh lở loét
  • Triệu chứng: mình lươn xuất hiện nhiều lở loét hình tròn, hoặc bầu dục. Bơi lội khó khăn. Nổi đầu lên khỏi mặt nước. Rụng đuôi.
  • Nguyên nhân chính: Do ký sinh trùng, vi trùng.
  • Phòng và xử lý, điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Khi mắc bệnh phun thuốc diệt khuẩn (streptomycin) và trộn thuốc kháng khuẩn bệnh trị nội ký sinh chuyên dùng vào thức ăn. Bôi thuốc tím vào vết loét trong 5-7 ngày liên tục. Tắm lươn.
Bệnh nấm thuỷ mi
  • Triệu chứng: các đám sợi hình bông bám vào mình hay trứng.
  • Nguyên nhân chính: do ký sinh trùng.
  • Phòng và xử lý, điều trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4 phần ngàn, tưới khắp bể nuôi. Tắm lươn bằng nước muối. Ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen.
Bệnh đỉa bám:
  • Triệu chứng: lươn yếu, kém ăn
  • Nguyên nhân chính: Do đỉa bám vào phần đầu lươn và hút máu làm vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Phòng, trị: Dùng dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 100 ppm ngâm rửa 5-10 phút. Dùng các sản phẩm phòng trị ngoại ký sinh trùng.
 
Last edited by a moderator:
cũng đã lâu rồi hình như tôi có viết bài đóng góp về đề tài nuôi lươn.
-nơi quê tôi trước đây cũng khá nhiều bà con nuôi lươn trên bể bạt cao su(trong đó có tôi)nhưng giờ đây không còn ai nuôi nữa.
tôi viết bài về kinh nghiệm "xương máu" và nổi ám ảnh bà con xem rồi rộng đường suy xét:
vì nguồn lươn giống đa phần mua gom từ đánh bắt hoang dã,(chưa có lươn giống nhân tạo)đánh bắt bằng nhiều cách như:
-xiệt điện
-xúc mô
-đặt dớn
-đặt trúm...vv..
nhưng nhìn chung khi mua giống từ nguồn nầy rất không thuận lợi cho người nuôi,xiệt điện thì không bàn nữa,xúc mô và đặt trúm đa phần người đánh bắt hay dùng thuốc dẩn dụ "ông mỳ"(thuốc bắc)nên khi mua về nuôi thường hao hụt 80-90 o/o còn đặt dớn do cọ xát lươn rất yếu. chính tôi đây thả 3 đợt giống
-đợt 1 thu gom mua tại địa phương khoảng 50 kg giống ...thất trắng
-đợt 2 xuống HẬU GIANG đặc giống 48kg giống....thất trắng
-đợt 3 lên KINH ĐÀO AN GIANG mua 60 kg giống...thất trắng luôn
thường khi thả giống cho đến 7 ngày lươn bị sưng bụng,bầm xanh...chết
*nếu có nguồn giống tốt nuôi bể cao su theo tôi khá hiệu quả vì có một số bà con hiện vẩn còn duy trì nuôi do họ tự đi đặt trúm mang về nuôi không dùng thuốc dẩn dụ
 
Chuyện nuôi lươn thất bại 4 chục năm về trước là một
câu hỏi bí hiểm, nhưng nay đã được trả lời.
*
Dù sao, nếu có tiền vốn đầu tư, tôi cũng không dám mạo hiểm.
*
 
Tôi nghe nói là nuôi lươn cần phải có thuốc trị ghẻ cho nó nếu ko là thua.
 

ai cho em hỏi dùng thuốc xanh methylin xong có đánh men vi sinh được không
thân
 
theo hiểu biết của em thì sau khi dùng methylin khoảng 3 ngày thì bạn có thể đánh men vi sinh được....
 
giá con giống 1000\1con là sai rồi làm gì có giá rẽ bèo như thế
 


Back
Top