Nuôi lươn!

  • Thread starter dinhdac48k
  • Ngày gửi
có ai biết nhiêu về tài liệu nuôi lươn không bày cho tui biết với di.
Tình hình là dạo ni đang làm đề tài về lươn mà tìm không thấy có cái nào cho chi tiết cả
Chán thật!
Ai biêt bày cho tui với nha
Cảm ơn nhiều!<_<
 


rất cám ơn xuân vũ về cách nuôi lươn thế nầy .cũng bởi trước đây tôi cũng đã nuôi theo đúng như vũ nói,chỉ thả bùi nhùi dây nylon vì nghỉ như thế sẻ dể vệ sinh,nay có thể không dùng đất mà chỉ thả lục bình ủ dầy được không xuân vũ.còn việc nầy nữa có người chỉ tôi ,lục bình thả trong bồn lươn sau thời gian mục hoai vớt ra phơi khô trộn cùng vỏ sơ dừa,1 ít đất phân,1 ít rơm mục,đậy kín khoảng 10 ngày lấy ra làm thức ăn cho trùn quế,theo vũ như thế có ổn không vậy?
-mong được các anh chị em cùng đóng góp.
thân
 


rất cám ơn xuân vũ về cách nuôi lươn thế nầy .cũng bởi trước đây tôi cũng đã nuôi theo đúng như vũ nói,chỉ thả bùi nhùi dây nylon vì nghỉ như thế sẻ dể vệ sinh,nay có thể không dùng đất mà chỉ thả lục bình ủ dầy được không xuân vũ.còn việc nầy nữa có người chỉ tôi ,lục bình thả trong bồn lươn sau thời gian mục hoai vớt ra phơi khô trộn cùng vỏ sơ dừa,1 ít đất phân,1 ít rơm mục,đậy kín khoảng 10 ngày lấy ra làm thức ăn cho trùn quế,theo vũ như thế có ổn không vậy?
-mong được các anh chị em cùng đóng góp.
thân
Lục bình hay cây cỏ loại thấp và mềm điều xài được hết anh à. Còn trùn quế cho ăn kiểu đó thì không phát triển bằng cho ăn phân tươi anh à
 
biết vậy nhưng bởi đang bị động,không có nguồn phân tươi ,xuân vũ ơi
 
thế bác mua 1 con trâu về nuôi đi. vừa được nguồn phân tươi vừa có cái để cưỡi mà không tốn tiền xăng. ra đường là oách nhất luôn he he.
 
thế bác mua 1 con trâu về nuôi đi. vừa được nguồn phân tươi vừa có cái để cưỡi mà không tốn tiền xăng. ra đường là oách nhất luôn he he.
bạn ơi !như vậy thì ta làm luôn khâu trồng cỏ dể nuôi trâu.
còn nữa...
 
Anh Xuân-Vũ ơi,
Trong 1 bồn nước cạn, ví-dụ 1 tấc, thì chung quanh phải cao bao nhiêu để ngăn không cho lươn leo ra.
Thân.
 
---------------
Anh Xuân-Vũ ơi,
Trong 1 bồn nước cạn, ví-dụ 1 tấc, thì chung quanh phải cao bao nhiêu để ngăn không cho lươn leo ra.
Thân.
Lươn không tính mặt nước,( trừ trường hợp nước tràn), tính từ đáy hồ hay điểm tựa để lươn bò ra, chiều cao của thành hồ hơn chiều dài của lươn 20cm, là lươn không bò ra được.
 

Last edited by a moderator:
lươn giống

Xin chào mấy Bác! Nhà em củng có nuôi Lươn nhưng tìm con giống chất lượng thì cực quá! Có Bác nào biết kinh nghiệm sản xuất và nhân giống Lươn không chỉ em với?????
 
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=TitleNewsDetail colSpan=2>
Phienban01_03.jpg



Kinh nghiệm nhân giống lươn đồng

</TD></TR><TR><TD colSpan=2 height=4></TD></TR><TR><TD vAlign=top width="20%"><TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD align=middle>
25022009144020.jpg
<SCRIPT language=javascript> showpicphoto("http://222.255.28.57/NongnghiepVN//Upload/Image/2009/2/25/25022009144020.jpg","print29066",120,120,true); </SCRIPT> </TD></TR><TR><TD class=image_caption align=middle warap></TD></TR></TBODY></TABLE></TD><TD class=detail_sampo vAlign=top width="80%">Mới đây ông Nguyễn Văn Đực (ấp Cái Tắc, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã thành công trong việc nhân giống lươn đồng.</TD></TR><TR><TD colSpan=2>
25022009144020.jpg
Hiện nay phong trào nuôi lươn đồng phát triển khá phổ biến nhưng hầu hết chưa chủ động được nguồn con giống, vẫn phải mua giống được đánh bắt ngoài thiên nhiên. Loại giống này thường bị câu hay chích điện dẫn tới tỷ lệ hao hụt cao, lươn sinh sản kém, chậm lớn… Mới đây ông Nguyễn Văn Đực (ấp Cái Tắc, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã thành công trong việc nhân giống lươn đồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đực cho biết, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương ông làm ruộng, nuôi cá tra, cá rô đồng, rắn ri voi. Năm 1997 ông chuyển qua nuôi lươn đồng, tuy nhiên lúc đầu do thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ thuật, lươn bị chết hết. Không nản chí, ông lại lăn xả đi tìm lươn giống về nuôi và cải tiến phương pháp cho phù hợp hơn. “Lần này may hơn, tỷ lệ lươn sống cao, phát triển tốt, con nào con nấy to gộc, vàng ươm” – ông Đực nói. Tuy nhiên, thành công vẫn chưa đến khi ông chưa thể nhân giống được. Thế là ông lại tiếp tục vất vả, mày mò tìm kiếm thông tin trên sách, báo, học hỏi kinh nghiệm, quyết tâm nhân giống lươn đồng bằng được. Từ chịu khó cần cù, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT vào chăn nuôi, ông đã thành công. Kinh nghiệm nhân giống lươn của ông như sau:
Nguồn lươn giống: Bắt trực tiếp lươn sẵn có trong tự nhiên, hàng năm từ tháng 4 – 10, có thể dùng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, ao hồ… Lươn bắt theo cách này thường không bị thương, khoẻ mạnh, tỷ lệ sống cao. Không nên mua ở chợ, lươn dễ bị chích điện hay bị câu, lươn bị thương, dễ sinh bệnh nấm thuỷ mi, có con không ăn gầy yếu dẫn tới tử vong. Nên chọn lươn giống có màu vàng, có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh.
Chọn lươn nuôi đẻ: Sau khi đã nuôi lươn thuần hoá, cuối năm thu hoạch, chọn những con nặng từ 150g – 200g, thân vàng óng, khoẻ mạnh, không bị trầy xước.
Cách nhận biết khi lươn gần đẻ: Bắt lươn ra, lật ngửa lên thấy bộ phận sinh dục to ra, ửng hồng, ta dùng hai ngón tay vuốt nhẹ thấy chất nhờn, có màu hơi vàng chảy ra từ bộ phận sinh dục. Đây là biểu hiện lươn sắp đẻ.
Thức ăn: Chủ yếu là động vật như cá, tôm con, ốc bươu vàng, ếch nhái (xay nhỏ). Khi thiếu thức ăn động vật, lươn có thể ăn rau, bèo tây, mảnh vụn thực vật. Trước khi lươn chuẩn bị đẻ (khoảng 30 ngày) cần bổ sung thức ăn trộn thêm các loại vitamin B1, B12… Trong thời kỳ sinh sản phải đặc biệt chú ý đến trứng lươn đẻ ra, lươn con vớt ra kịp thời nuôi riêng ở bồn khác, phòng chúng ăn lẫn nhau.
<TABLE cellSpacing=2 cellPadding=2 width=285 align=right border=0><TBODY><TR><TD bgColor=#eeeeee>Lươn là động vật sinh sản lưỡng tính, bình thường lươn tròn 1 tuổi thân dài khoảng 20cm bắt đầu thành thục, lươn thành thục là lươn bắt đầu đẻ. Sau khi lươn đã đẻ lần thứ nhất thì lươn không đẻ được nữa, hình dạng lươn sẽ thay đổi như đầu to, thân dài ra (người dân thường gọi là lươn đực). Lươn ở giai đoạn này nên bán thịt, không làm giống sinh sản được.

</TD></TR></TBODY></TABLE>Chuẩn bị hồ để lươn đẻ:</I> Xây hồ diện tích lớn nhỏ tuỳ ý, có thể từ 2m<SUP>2</SUP> - 5m<SUP>2</SUP> trở lên, xung quanh xây gạch xi măng, tường bóng nhẵn, đáy tráng xi măng và đặt những ống để cấp thoát nước, có thể xây theo từng dãy rộng 2m, dài 4m, cao từ 80 – 100cm. Cho đất sét pha vào dày khoảng 30 - 40cm. Thành hồ cao hơn mặt đất 10 cm trở lên phòng nước mưa chảy trực tiếp vào hồ. Tháo nước vào ngâm hồ từ 2 – 3 giờ, pha thêm chút muối. Sau đó tháo nước ra, cho nước sạch vào ngâm tiếp, làm như vậy khoảng 3 - 4 lần để các chất có hại trong xi măng thôi ra.

Thả lươn cho vào đẻ: Trước khi thả lươn vào cần cho vào hồ một ít cây cải dầu, dây khoai lang, rơm khô hay sợi dây nilon tước nhỏ để lươn đẻ trứng. Khi lươn con mới nở vớt ra ra thả vào bể ương, tránh lươn mẹ ăn thịt lươn con.
Chăm sóc lươn con: Lươn nở được 5 ngày bắt đầu cho ăn con bo bo, lăng quăng. 10 ngày sau băm trùn quế, 15 ngày tuổi bắt đầu cho ăn cá xay nhuyễn. Lươn từ 30 ngày tuổi trở lên cho ăn ốc bươu vàng xay nhỏ. Sau khi nuôi lươn trong hồ ương, trọng lượng đạt từ 20 – 30g/con, dài từ 10 – 15cm ta xuất bán giống hoặc chuyển qua hồ nuôi thịt. Trung bình 1m<SUP>2</SUP> thả từ 50 - 60 con giống.
Qua nhiều năm vật lộn với nghề nuôi lươn thịt, ông Nguyễn Văn Đực đã mày mò nghiên cứu tìm ra cách cho sinh sản giống lươn đồng, gia đình ông đã chủ động được con giống, không phải mua giống trôi nổi ngoài thị trường. Tới đây ông sẽ kiếm mặt bằng để sản xuất con giống đại trà, cung cấp cho thị trường.

</TD></TR></TBODY></TABLE>
---------------
Vượt qua bóng đêm ma túy trở thành tỷ phú
( 11.16.2008, 11:40 am GMT-7 )



<TABLE width=100 align=left><TBODY><TR><TD>
u1_t1226860851_OnZE.gif
</TD></TR><TR><TD class=textbody>
Nguyễn Thái Bình với kỹ thuật nuôi lươn trong ống nhựa​
</TD></TR></TBODY></TABLE>Trước mặt tôi là một nông dân trẻ, tuổi vừa qua 30. Thoạt nhìn, ít ai nghĩ rằng anh là một nông dân thứ thiệt, nhưng Nguyễn Thái Bình đã một thời được nông dân xa gần phong cho anh lên các “ngai vua” như:
“vua trùn quế”, “vua ếch” và giờ đây là “vua heo rừng”… Và cũng ít ai biết bằng đằng sau cái cơ nghiệp bạc tỷ hiện nay, “ông vua” làm nông nghiệp này đã từng sa ngã vào bóng đêm của ma túy…

Lên rừng làm lại cuộc đời
Sinh vào năm đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 nên ba anh, đã đặt tên cho con là Nguyễn Thái Bình. Tốt nghiệp THPT, Bình sang Nga du học và tốt nghiệp Đại học Hàng hải Odecca, hệ chính quy.

Năm 1996, anh về nước, vào làm việc cho một công ty hàng hải. Gia đình khá giả cộng với những ưu đãi trong thương trường xuất nhập khẩu nên Bình nhanh chóng kiếm được rất nhiều tiền khi tuổi còn rất trẻ. Chính vì thế do không kềm chế, Bình nhanh chóng sa chân vào chốn nghiện ngập.

Để có tiền hút chích, từ một con người lao động năng nổ, hoạt bát, chân chính Bình đã từng bước len vào những móc ngoặc làm ăn mánh khóe. Khi cơn nghiện ma túy đến hồi kịch nặng thì cũng là lúc cơ quan phát hiện và sa thải anh.

Vừa thất nghiệp, vừa bị nghiện ma túy nên Bình tiếp tục sa đà vào giới làm ăn phi pháp như tổ chức thầu đề với quy mô lớn, tham gia vào các tổ chức gái gọi…

Thế nhưng những phi vụ làm ăn bất hợp pháp bao giờ cũng có hồi kết tàn nhẫn. Những mối hùn hạp làm ăn chung với Bình lần lượt bị phát hiện và vào khám.

Dù không phải vào tù nhưng từ một chàng kỹ sư trẻ có 4 năm du học ở nước ngoài về, có công việc đàng hoàng và nhiều tiền được nhiều người thầm mong… giờ bỗng trở thành kẻ trắng tay, vô công rỗi nghề lại còn nghiện ngập…

Anh quyết định bỏ phố lên rừng để cai nghiện. Được gia đình giới thiệu cho một trang trại chuyên sản xuất nông nghiệp của người quen ở Lâm Đồng, Bình nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới.

Bình tâm sự: “Ngày đêm sống âm thầm cam chịu sống cảnh hiu quạnh ở những cánh rừng. Mình vừa chống chọi lại cơn vã thuốc, vừa phải cật lực lao động cơ bắp để được ăn. Những giọt mồ hôi thường ngày thấm đẫm trên người dù giữa cái giá rét của đất trời vùng cao nguyên Lâm Đồng. Nhưng đó mới chính là những giây phút mình cảm thấy trân trọng sức lao động của chính mình mà trước đây mình chưa bao giờ và chưa lần nào nghĩ đến. Bù lại những tháng ngày ở đây lao động, cai nghiện mình tập làm quen được một số kiến thức cơ bản về làm nông nghiệp. Từ cánh tay gầy nhom teo tóp của một con nghiện, giờ nó rắn rỏi, săn chắc và mạnh mẽ hơn. Dù thời gian tự giam mình giữa những cánh đồng heo hút, giữa trang trại bạt ngàn của đồi chè không lâu, nhưng mớ kiến thức từ thực tiễn này đã giúp mình trở lại cuộc sống một cách vững tin hơn”.

“Vua” nuôi trùn, ếch, heo rừng

Ngày trở về, Bình không về lại ngôi nhà cao tầng ở trung tâm quận 1, TPHCM mà Bình quyết định định cư ở vùng nông thôn ngoại thành: thuộc xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Thấy con mình tu chí làm ăn nên gia đình đã mua cho Bình một miếng đất khoảng 4.000m2 ở đây và giao cho anh tạo dựng “cơ ngơi” mới.

Gần cả năm trời làm bạn với nhà nông, Bình đúc kết được một kinh nghiệm: Đã làm là làm cho tới, làm cho khác người, không ngừng nghỉ thì mới thành công. Vì vậy, mới dọn về nhà mới một ngày là Bình đã lang thang khắp xã và kể cả các vùng lân cận để tìm hiểu môi trường sản xuất nông nghiệp và hướng tiêu thụ cho riêng sản phẩm của mình.

Những năm này, ở Củ Chi đang rộ lên phong trào nuôi bò sữa. Phân bò thì nhiều nhưng người chăn nuôi chỉ đem bỏ hoặc bán lại với giá rẻ rề cho nông dân làm phân bón. Trong khi đó đây là nguồn nguyên liệu vô giá để nuôi trùn quế mà ở Lâm Đồng người ta bán với giá 25.000đ/kg. Có được nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng vì kiến thức về nuôi trùn quế còn lơ tơ mơ, Bình quyết định khăn gói ra Hà Nội, tìm gặp cho bằng được Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Giám đốc Trung tâm thực nghiệm sinh học, để thọ giáo về cách nuôi cũng như mua giống đem về.

Không ngờ chuyến “tầm sư học làm ăn” lần đầu tiên bước vào làm nông này đã giúp Bình nhanh chóng thành công. Bình trở thành người nông dân trẻ nuôi trùn số 1 ở Củ Chi lúc bấy giờ. Thấy Bình làm ăn được, cả xã bắt đầu làm theo, một thời gian sau toàn khu vực rộ lên phong trào nuôi trùn quế. Nhắm thấy nghề bị cạnh tranh và không còn ngon ăn như trước nữa, Bình quyết định chuyển đổi hướng làm ăn mới.

Trong mỗi lần đi đám tiệc, hay vào các nhà hàng sang trọng, người dân thành phố thường rất thích món ăn cá rô kho tộ. Nhưng nguồn cung cấp cá rô đồng đang dần bị cạn kiệt vì nạn lạm sát … Bình nảy sinh ý định nuôi nuôi cá rô đồng với quy mô lớn. Có được chút vốn liếng từ việc nuôi trùn quế, Bình lên Dầu Tiếng (Bình Dương) thuê đất, đào ao nuôi cá rô đồng. Có ai dè người tính không bằng trời định. Chỉ vì coi sóc không thường xuyên, sau một đêm ngủ dậy cả ao cá được gầy dựng gần 2ha ở đây của anh chết không còn một con vì dịch bệnh và ô nhiễm.

Trong những tháng ở trang trại Lâm Đồng, Bình có tiếp cận với một nông dân người Thái sang đây làm ăn nên khi thành phố đang rộ lên phong trào nuôi ếch Thái, một mô hình chăn nuôi mới chợt xuất hiện trong đầu. Suy nghĩ lóe lên: “Ếch Thái thì phải sang Thái Lan mới biết rõ được tường tận, nguồn gốc của giống ếch này thì mới mong chăm sóc, phát triển cho tốt”.
Chớp lấy thời cơ ngay, Bình đi thẳng qua Thái hơn 1 tháng trời nghiên cứu, nghiền ngẫm và cuối cùng thì anh cho nhập ếch giống về nuôi và bán lại cho nông dân trong vùng. Chỉ trong một năm, Bình trúng đậm ếch Thái và liên tục đầu tư chuồng trại, bể nuôi. Với ếch giống giá 800đ/con, ếch thịt 35.000đ/kg, anh dần dần trả hết nợ và bắt đầu có vốn gối đầu. Trúng đậm ếch nuôi và cả ếch nhập khẩu, Bình có trong tay vài trăm triệu đồng.

“Làm nông nghiệp, mỗi loại cây con chỉ được một thời. Nếu không biết tính toán, xoay trở thì rất dễ bị vỡ nợ” – lời dặn dò của GS.TS Nguyễn Lân Hùng luôn được Bình mang theo gối đầu nằm. Anh nhận ra nghề nuôi ếch “suy tàn” và chuyển sang nuôi heo rừng. “Nhưng đã nuôi thì phải nuôi “công nghiệp” quy mô lớn mới có ăn” – Bình khẳng định.

Trong những lần sang Thái nhập ếch, Bình phát hiện ra nông dân ở đây đang “mặn” với việc nuôi heo rừng. Thế là anh lại lên đường sang Thái học cách nuôi heo rừng và nhập heo giống mang về. Hiện trại heo rừng của anh có khoảng 100 – 200 con, trong đó có hàng chục nái heo rừng thuần chủng.

“Mình mới mở rộng đầu tư thêm trang trại rộng 1,5ha chuyên nuôi heo rừng ở xã Tân An Hội (Củ Chi). “Hướng sắp tới, mình sẽ phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm sinh học Hà Nội (ĐH Sư phạm Hà Nội) để mở rộng việc nhân giống, bơm tinh giống heo rừng thuần chủng tại đây để cung cấp heo rừng giống với số lượng lớn cho bà con nuôi” – Bình tiết lộ.

Từ Bình “trùn quế”, qua Bình “cá rô”, rồi Bình “ếch” và giờ đây là Bình “heo rừng”, những biệt danh mà người dân ở xã Tân Thông Hội đặt cho chàng nông dân trẻ luôn đi đầu trong các phong trào chăn nuôi ở Đất Thép.

Những người nông dân chất phác ở đây chẳng những khâm phục bản tính của anh là một nông dân thời đại, biết thức thời mà họ còn cảm phục sự bản lĩnh vượt qua bóng đêm của cuộc ma túy, của cờ bạc… để trở thành một nông dân gương mẫu điển hình với cơ ngơi bạc tỷ trong tay.

Bà Lê Thị Huệ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố nhìn nhận: “Tôi đánh giá cao sự tìm tòi và năng động của Bình để làm giàu chính đáng. Khi gặp thất bại, Bình đã không nản chí mà quyết tâm vượt qua trở ngại để vươn lên. Bình rất chịu khó học hỏi. Với những bạn trẻ có khát vọng làm giàu bằng con đường nông nghiệp, có thể nói Nguyễn Thái Bình là một thanh niên điển hình”.

QUANG ĐẠT/SGGP
---------------
http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/ky-thuat-nuoi-luon/view

Kỹ thuật nuôi lươn

<HR style="MARGIN-TOP: 0px; MARGIN-BOTTOM: 0px" align=left width=250 SIZE=0>Cập nhật : 06/03/2009 10:06


<!--- Bỏ:/image/image_view_fullscreen trong tal:attributes="href string:$here_url-->

Lươn là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ của môi trường nước xung quanh. Nhiệt độ môi trường sống từ 15 - 30 độ C, thích hợp nhất 24 - 28 độ C. Dưới 10 độ C chúng rúc tận đáy bùn, sống dựa vào nguồn thức ăn tích trữ trong cơ thể, trên 32 độ C sức ăn giảm đi.

Cấu tạo của lươn dễ cho việc trốn lủi, nhất là lúc đói. Ngày có mưa sấm, lươn bỏ đi hàng loạt, ngoi theo lạch nước chảy, nếu xung quanh có đất cứng có thể dùng đuôi cựa để lách đi.

Nếu trong ao có hang hốc, có dòng nước chảy thì toàn bộ lươn nuôi bỏ đi. Đây là nguyên nhân thất bại trọng yếu nhất của việc nuôi lươn. Vì vậy khi nuôi phải đặc biệt chú trọng đến đề phòng lươn bỏ đi. Ngoài ra việc chuẩn bị thức ăn cũng rất quan trọng, cần căn cứ vào lượng thức ăn để quyết định lượng lươn nuôi.

* Nguồn lươn giống: Đây là vấn đề đầu tiên được giải quyết khi nuôi lươn. Lươn giống thu được từ các nguồn sau:

- Bắt trực tiếp từ lươn sẵn có trong tự nhiên: Hàng năm từ tháng 4 - 10 có thể dùng lồng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, ở các mương rãnh... lươn bắt được theo cách này thương không bị thương, khoẻ mạnh tỷ lệ sống cao.

- Mua lươn ở chợ: Cần chọn con khoẻ mạnh, không bị thương, lươn giống câu bằng lưỡi câu sẽ bị thương dễ sinh bệnh nấm thuỷ mi, có con bị đau không ăn được nên gầy yếu, không thể dùng làm lươn giống được.

Có thể phân lươn giống làm 3 loại:

- Loại 1: Thân mầu vàng có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh.
- Loại 2: Thân màu vàng xanh, loại này sinh trưởng trung bình.
- Loại 3: Mầu xám tro, chậm lớn.

Kích thước lươn giống tốt nhất là cỡ 30-50 con/1kg, nếu lươn quá nhỏ tỷ lệ sống sẽ thấp, cỡ quá lớn thì hiệu quả kinh tế thấp.

- Chọn lươn nuôi cho đẻ:

Vào cuối năm, trong số lươn thu hoạch được chọn những con nặng từ 100-200g, thân màu vàng trơn bóng, nuôi qua mùa đông trong ao giầu dinh dưỡng tới mùa xuân cho sinh đẻ nếu nước trong ao trên 15 độ C.

Trong thời kỳ sinh sản phải đặc biệt chú ý đến trứng lươn đẻ và lươn con để vớt ra kịp thời nuôi ở các ao đề phòng chúng ăn lẫn nhau.

Bón phân ở ao để gây nuôi thức ăn động vật phù du, khi thiếu thức ăn phải cho thêm lòng đỏ trứng gà luộc chín cho lươn ăn. Nếu lươn dài cỡ 3-5cm, có thể cho ăn giun, cá tạp băm nhỏ.
Nếu trứng lươn thu ở ngoài thiên nhiên (như ở các bờ ruộng lúa, sau lúc mưa rào)thì chú ý cách nhận biết trứng lươn như sau: trước khi lươn đẻ trứng, lươn cái thường phun bọt rồi đẻ trứng vào đó, nếu thấy những đám bọt này có thể vớt trứng về ấp trong khay.

* Phương pháp nuôi lươn

- Điều kiện và yêu cầu cơ bản:

Khi nuôi lươn cần chọn nguồn nước đầy đủ, không ô nhiễm, nơi dễ thay tháo nước, nơi nước chảy quanh năm càng tốt.
Diện tích nuôi to nhỏ tuỳ ý, từ 3-5 m<SUP>2</SUP> tới hàng chục, hàng trăm m<SUP>2</SUP>. Đất hoang trước hay sau nhà, khe nước đều có thể làm nơi nuôi lươn.

- Cách làm ao nuôi lươn:

Gia đình nuôi lươn nên xây ao ở gần nhà, thoáng gió, hướng về phía mặt trời, nguồn nước thuận tiện, dễ trông coi.
Diện tích ao nuôi to nhỏ tuỳ ý, hình dạng ao có thể hài hoà với cảnh quan.

Ao nuôi tốt nhất là xây gạch. Thành ao nên nghiêng về phía lòng ao để đề phòng lươn móc đuôi lên thành trốn thoát. Ở mặt bên cách đáy ao 0,5m nên có cửa tháo nước ra, có tấm chắn che lại.

Ao nuôi sâu từ 1 -1,5m, đáy ao phủ một lớp đất màu có nhiều bùn dầy khoảng 20 cm. Trong ao thả những hòn đá, mảnh ngói, cành cây tương đối lớn tạo thành những hang hốc. Trong môi trường như vậy, lươn rất ít khi đào lỗ trên nền ao mà thường ẩn nấp trong những hốc do người tạo nên. Vào mùa đông khi lật mở những vật che phủ có thể thấy rất nhiều lươn chui rúc cùng một chỗ rất dễ bắt.

Sau khi đổ lớp bùn đáy, có thể tháo nước vào, mức nước sâu khoảng 10cm. Trong nước có thể tạo các thực vật thuỷ sinh (như cây niễng) để cải thiện môi trường. Mùa hè có thể che bớt nắng, giữ nhiệt độ đáy nước. Ở các ao rộng có thể thả các đám cỏ, lươn rất thích rúc vào bên trong, đồng thời các búi cỏ nát có thể tạo ra một lượng lớn động vật phù du cung cấp thức ăn cho lươn

Trước khi thả giống 7-10 ngày, dùng 0,2kg vôi/1m<SUP>2</SUP> để khử trùng, diệt mầm bệnh.

- Chuẩn bị con giống:

Lươn con phải không có bệnh, không bị thương, lưng mầu vàng sẫm, có những chấm đen, mỗi con nặng từ 20 đến 30g. Loại lươn này sinh trưởng nhanh. Kích thước lươn nuôi trong ao phải đồng đều để tránh ăn thịt lẫn nhau. Trung bình 1m<SUP>2</SUP> thả 50-60 con có độ dài 10-15cm.

Trước khi thả, cần tắm lươn giống trong dung dịch CuSO4 nồng độ 1 phần triệu, nhiệt độ của dung dịch là 24-26 độ C, ngâm trong 25-30 phút, hay dùng nước muối nồng độ 4% tắm trong vòng 4-5 phút để phòng nấm thuỷ mi rất có hiệu quả, đồng thời có thể diệt trừ ký sinh trùng lên lươn giống.

Khi tắm nếu nhiệt độ nước thấp nên để thời gian dài hơn một chút, nếu nhiệt độ nước cao thì rút ngắn thời gian đi. Do thể chất các loại lươn giống khác nhau, sức chịu đựng các loại thuốc cũng khác nhau, vì vậy trong quá trình ngâm rửa phải quan sát phản ứng của lươn giống, phát hiện mức độ phản ứng mạnh trong thời gian tương đối dài hoặc lươn nổi lên là dấu hiệu không bình thường thì phải vớt lươn ra ngay. Lươn giống sau khi khử trùng phải đem thả ngay, nếu không thả ngay thì phải dùng nước sạch rửa 1-2 lần.

- Thức ăn nuôi lươn:

Nên áp dụng phương pháp thích ứng với từng địa phương. Nếu ở khe nước, lạch nước, có thể bắt giun, côn trùng sẵn có, ở vùng núi đồi có thể bắt giun. Nơi nuôi tằm có thể cho lươn ăn nhộng tằm. Vùng có hồ có thể cho ăn cá con. Ở gần nhà máy chế biến thực phẩm có thể mua nội tạng động vật vứt bỏ làm thức ăn. Khi thiếu thức ăn có thể cho lươn ăn những thức ăn như cơm, mì sợi…, nhưng như vậy tốc độ sinh trưởng của lươn sẽ chậm. Cần chú ý không cho lươn ăn những thức ăn mục nát đã biến chất vì lươn dễ mắc bệnh hoặc chết.

- Quản lý nuôi dưỡng:

Mùa sinh trưởng của lươn thông thường từ tháng 4-10. Thời gian kiếm mồi và lớn nhanh từ tháng 5-9. Trong quá trình nuôi lươn cần chú ý những điểm sau:

+ Thả mồi phải định kỳ, định lượng:

Thức ăn cho ăn hàng ngày phải bằng 5-7% thể trọng lươn. Thức ăn quá nhiều, lươn tham ăn sẽ bị chết, nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng.

Căn cứ vào đặc điểm ăn đêm của lươn, thời gian cho ăn thường là từ 6-7h tối, mỗi ngày vớt thức ăn thừa một lần để tránh thức ăn rữa nát làm ô nhiễm nước.

Ở giai đoạn lươn giống cần làm tốt việc thuần hoá thức ăn. Mấy ngày đầu mới thả có thể không cho lươn ăn, sau cho cho ăn giun và các thức ăn khác. Hình thành tập tính ăn thức ăn hỗn hợp cho lươn giống. Nếu cho ăn một loại mồi trong một thời gian dài thì về sau tính ăn của lươn rất khó cải biến, không có lợi cho việc nuôi.

+ Giữ nước trong sạch:

Vào mùa nóng nên tăng số lần thay nước, kịp thời vớt hết thức ăn thừa. Ngoài ra, trồng thực vật thuỷ sinh trong ao có tác dụng hạ được nhiệt độ của nước, làm sạch nước. Sau khi mưa phải tháo nước kịp thời đề phòng lươn bỏ trốn. Mùa hè có thể dùng lều che nắng có lợi cho sinh trưởng của lươn.

+ Phân ao:

Trước khi lươn sinh sản có thể thả vào ao một ít cây cải dầu, dây khoai, rơm khô để lươn đẻ trứng. Lươn con mới nở vớt ra ngay thả vào ao ương tránh lươn mẹ ăn lươn con. Ao nuôi lươn con chủ yếu dựa vào màu nước sinh ra động vật phù du làm mồi cho lươn.

+ Thu hoạch

Thời gian đánh bắt lươn vào khoảng tháng 10-11. Khi nhiệt độ hạ xuống 10-15 độ C lươn bắt đầu dừng ăn và ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thấp, lươn ít hoạt động nên khi bắt ít bị thương và dễ cho việc vận chuyển. Phương pháp bắt có thể là câu, đánh lưới hoặc tát cạn ao.

+ Ngủ đông của lươn:

Cuối mùa thu, đầu mùa đông, lươn ngừng ăn rúc vào bùn ngủ đông. Đối với việc để giống lươn con qua đông, cần phải tháo cạn nước ao nhưng phải giữ cho lớp bùn luôn ẩm ướt. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, cần phủ một lớp cỏ lên mặt ao để giữ ấm chống lạnh. Có một số nơi có thể để nước qua mùa đông, nhưng phải để mực nước sâu một chút để tránh kết băng làm lươn chết cóng.

<!--Tac gia-->
Nguyễn Thu Hằng
 
Last edited by a moderator:
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=5 width="100%" align=left border=0><TBODY><TR><TD>http://longdinh.com/default.asp?act=chitiet&ID=4817&catID=1

Cập nhật: 21 tháng 10 năm 2007
</TD></TR><TR><TD>Kỹ thuật nuôi lươn </TD></TR><TR><TD>Nguồn: KS. Đoàn Kim Sơn – ĐH. Nông Lâm TP. HCM </TD></TR><TR><TD><TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width=200 align=right border=0><TBODY><TR><TD style="BORDER-RIGHT: #999999 1px solid; PADDING-RIGHT: 5px; BORDER-TOP: #999999 1px solid; PADDING-LEFT: 5px; PADDING-BOTTOM: 5px; BORDER-LEFT: #999999 1px solid; PADDING-TOP: 5px; BORDER-BOTTOM: #999999 1px solid">
Luon_01.jpg
</TD></TR><TR><TD style="BORDER-RIGHT: #999999 1px solid; PADDING-RIGHT: 3px; PADDING-LEFT: 3px; PADDING-BOTTOM: 3px; BORDER-LEFT: #999999 1px solid; PADDING-TOP: 3px; BORDER-BOTTOM: #999999 1px solid" align=middle>Mô hình nuôi lươn</TD></TR></TBODY></TABLE>Ngày nay mô hình nuôi lươn đang đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bà con nông dân. Qua tài liệu này chúng tôi mong muốn đem đến cho bà con nông dân những kỹ thuật cơ bản trong quá trình nuôi lươn.
Một vài đặc điểm sinh học của Lươn
Lươn là loài động vật lưỡng tính sống ở nước ngọt thuộc họ nhà cá (Anguillidae). Lươn đồng hay lươn nước ngọt có tên khoa học là Fluta alba (miền <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>) hay Monopterus albus (Ziew) (miền Bắc)
Lươn có cấu tạo hình thái và cơ quan hô hấp khá đặc biệt: da trơn bóng không có vảy, hình dạng như rắn, thân tròn, đường kính từ 2 – 3 cm, thân dài từ 30 – 60 cm, có thể hô hấp qua xoang hầu, da và đôi lỗ mũi. Trong tuyến sinh dục có cả tinh nang lẫn noãn sào. Do đó lươn còn được gọi là loài lưỡng tính, theo nghiên cứu cho thấy tất cả lươn con đều là lươn cái. Nhưng sau khi sinh sản thì lươn cái đó dần biến thành lươn đực.
Vì vậy có thể phân lươn đực và lươn cái dựa vào chiều dài thân lươn: lươn nhỏ hơn 20 cm thường là lươn cái, từ 22 cm trở lên bắt đầu chuyển giới tính dần, dài khoảng 35 – 45 cm thì số lượng đực nhiều hơn cái và dài hơn 55cm trở lên thì hầu hết là lươn đực.
Luon_02.jpg

Hình 1: Mô hình nuôi lươn bằng dây nylon và nuôi lươn trong đất
Sinh trưởng: Lươn ăn mạnh và lớn nhanh vào mùa hè. Mùa đông ít ăn hoặc ngừng ăn (đối với khí hậu miền Bắc), do đó vào mùa đông ở miền Bắc lươn sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ dưới 15<SUP>o</SUP>C thì bắt đầu bỏ ăn, lạnh dưới 10<SUP>o</SUP>C thì tìm chỗ có bùn, hang để tránh rét và nhịn ăn. Nhiệt độ thích hợp từ 22 – 28<SUP>o</SUP>C. Lươn sẽ chết khi nhiệt độ trên 36<SUP>o</SUP>C.
Lươn là loài ăn dơ nhưng ở sạch, pH thích hợp của lươn ở từ 6,2 – 6,5, nếu sống trong môi trường nước bẩn thì lươn dễ bị bệnh và chậm lớn.
Sinh sản: Khi 8 – 12 tháng tuổi lươn có thể sinh sản được, mỗi lần lươn đẻ được từ 400 – 600 trứng. Mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 5 âm lịch và kết thúc tháng 7 âm lịch, mùa kép rơi vào tháng 10 âm lịch (thường có ở lươn miền Nam).
Luon_03.jpg

Hình 2: Lấy trứng cho thụ tinh nhân tạo
Xây dựng ao nuôi
Hiện nay nuôi lươn gồm có những mô hình cụ thể sau:
Nuôi lươn trong đất: Mô hình này là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vì lươn mau lớn do không bị thay đổi môi trường sống tự nhiên vốn có của nó. Ao nuôi có thể được xây bằng ximăng hoặc đóng cọc tre và trải bạt vào ao, sau đó cho đất vào.
Luon_04.jpg

Hình 3: Chuẩn bị bể nuôi bằng đất
Diện tích bể nuôi thường sử dụng là bể 4 x 10 m. Đối với bể này cần lót bạt nhựa khổ 6 m, dài 12 m. Với diện tích bạt như vậy sẽ tạo ra được một bể nuôi có diện tích 40 m<SUP>2</SUP>. Cần tạo lỗ thoát nước cho bể và cho đất vào bể. Đất cho vào bể nuôi lươn phải là đất sét hoặc đất thịt, không được cho bùn vào bể nuôi vì bùn sẽ làm cho lươn chậm lớn và hay mắc bệnh. Chiều cao của đất cho vào từ 0,4 – 0,6m, ụ đất được sắp cách bờ thành 0,5m để tạo rãnh thoát nước và là nơi cho lươn ăn. Mực nước cho vào bể thấp hơn đỉnh cao nhất của khối đất 0,2 m.
Vĩ ăn có thể dùng nia hoặc vòng sắt có bao lưới đặt chìm trong nước (cách mặt nước 10 – 15 cm).
Nuôi lươn bằng lục bình: Hình thức nuôi này cũng mang lại hiệu quả kinh tế nhưng thời gian xuất bán dài hơn so với nuôi đất từ 10 – 15 ngày. Điểm chú ý của mô hình này ta có thể tận dụng chuồng heo cũ trải bạt vào để nuôi hoặc trải bạt trong ao đất. Không nên trải bạt trên mặt đất như phương pháp nuôi trong đất vì nhiệt độ cao có thể làm lươn bị sốc nhiệt và chết. Cần tạo ống thoát nước có lỗ khoang nhỏ hơn thân lươn để khi thay nước lươn không ra ngoài được.
Nuôi lươn bằng dây nylon: Đây là mô hình đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả. Nhưng điểm cần chú ý là khi thả giống là: lươn nuôi bằng mô hình này phải được thuần hóa trước nếu đem lươn từ mô hình nuôi đất qua thì lươn dễ phát bệnh và bỏ ăn.
Nuôi Lươn bằng rơm: Đây là cách cổ truyền nhưng bà con cần chú ý là rơm phải được ngâm lâu ngày và xả sạch, xả đến khi nào rơm hết ra màu thì thôi. Ao nuôi cũng được xây dựng và như mô hình nuôi lươn trong dây nylon.
Nuôi lươn kết hợp với nuôi trùn quế: Đây là phương pháp nuôi theo cách của Thượng Hải - Trung Quốc. Phân bò được cho thành luống như luống khoai, để tránh phân bò không bị sạt lỡ ta có thể dùng gạch tấn sen kẽ xung quanh luống phân. Sau đó thả trùn quế vào, sau khi trùn phát triển thì thả lươn giống vào. Cách nuôi này cũng mang lại hiệu quả kinh tế vì không cần phải đầu tư chăm sóc. Nhưng thời gian nuôi rất dài vì trùn không sinh sản đủ cho lươn ăn. Có thể kết hợp cho ăn thêm thức ăn nhân tạo.
luon_05.jpg

Hình 4: Thu hoạch Lươn và mô hình nuôi
Kỹ thuật nuôi
Con giống: Đối với con giống lươn. Nếu lươn tự nhiên bị đánh bắt bằng cách chích điện hoặc dùng thuốc nhữ mồi thì lươn này nuôi không được. Lươn từ 20 – 30 con/kg thì thời gian nuôi từ 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch. Lươn từ 30 – 40 con/kg thì thời gian nuôi từ 4 – 5 tháng. Lươn từ 40 – 60 con/kg thì thời gian nuôi từ 5 tháng trở lên.
Thức ăn
Lượng thức ăn cho lươn ở giai đoạn đầu từ 3 – 4% trọng lượng, giữa vụ khoảng 7%. Nhưng có thể căn cứ vào lượng thức ăn dư thừa mà tăng giảm thức ăn cho phù hợp. Thức ăn của lươn có thể gồm: ốc, tép, cá tạp hay đầu cá, ruột cá mua ở các chợ, phụ phẩm của lò mổ. Ngoài ra, có thể cho lươn ăn thêm cám, bắp, khoai, đậu mì … trộn chung với thức ăn chính của lươn và cho ăn.
Đối với lươn giống của Trại thì lươn được thuần cho ăn 30% thức ăn viên, có thể ngâm thức ăn viên của cá da trơn vào nước cho mềm và xay chung với cá hay ốc rồi cho lươn ăn. Ngoài ra, cần phải có thêm bột gòn (hoặc bột keo) làm kết dính thức ăn để không làm rơi vảy thức ăn khi lươn ăn. Đồng thời cần bổ sung bột huyết và premix đặc chế dành cho lươn để giúp lươn mau lớn. Cho lươn ăn vào khoảng 17h – 20h đêm. Vì lươn thường ăn về đêm và nên đặt vĩ ăn ngập trong nước (ăn ngầm).
Luon_06.jpg

Hình 5: Vĩ cho ăn và mô hình nuôi lươn trong chuồng heo củ
Quản lý ao nuôi
Lươn mới thả vào bể nuôi thường không ăn, khoảng 3 – 4 ngày thì lươn mới bắt đầu ăn. Nên thay nước lươn ít nhất 1 lần/ngày, nếu nước bẩn dễ làm lươn nhiễm bệnh. Khi cho nước mới cần cho vào nước 0,5 ml Bio For Fish hoặc Iodine trên 1 m<SUP>3</SUP> nước để diệt khuẩn trong nước và thành bể (ngăn ngừa bệnh cho lươn). Nên canh mực nước trong bể nuôi, tránh trường hợp khi mưa lớn, nước dâng cao. hoặc bạt trải làm bể bị rách làm lươn thóat ra ngoài.
Bệnh và cách phòng trị
Lươn là loài rất khỏe, ít mắc bệnh. Nếu quản lý nguồn nước luôn sạch thì đảm bảo việc nuôi lươn luôn thành công.
Bệnh sốt nóng: Do nuôi lươn với mật độ dày, lươn quấn vào nhau, các dịch nhày tiết vào trong nước, lên men, độ nhớt tăng lên làm nhiệt độ nước tăng, hàm lượng oxy giảm. Đầu lươn phồng ta, lươn chết hàng loạt. Đối với mô hình nuôi lươn trong ống nhựa hoặc dây nylon thường hay gặp trường hợp này.
Phòng trị: Nếu thấy hiện tượng này cần san thưa bể nuôi và cho nước sạch chảy tràn liên tục vào bể nuôi từ 2 – 3 giờ. Sau đó ngưng xả, đánh 1 ml Iodin + 3 ml Bio For Fish cho 1 m<SUP>3</SUP> nước. Ngâm trong 3 giờ rồi xả ra, cho nước sạch vào. Sau đó dùng 7 g vitamine C/1 m<SUP>3</SUP> nước tạt đều vào bể để qua đêm rồi thay nước.
Bệnh lở lét: Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương do xay sát.
Triệu chứng: Trên mình lươn xuất hiện vết tròn màu đỏ, lươn bơi lội không bình thường.
Phòng trị: Đem lươn ra bể riêng và ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 0,5%, sau đó sát trùng toàn bể bằng Water Fresh theo liều của nhà sản xuất. Dùng 3 g Amoxilin/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày.
Bệnh nấm thủy mi: Do ký sinh trùng gây nên, nhìn thấy có sợi hình bông bám vào mình lươn để hút chất dinh dưỡng.
Phòng trị: Ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 5% trong 10 phút, sau đó thả lại bể. Nên dùng Bioxid For Fish sát trùng bể mỗi ngày.
Bệnh nhiễm giun (sán): Do lươn ăn thức ăn tươi sống, nên hay nhiễm giun. Ta phải định kỳ sổ giun cho lươn 3tuần/lần. Thuốc trị giun sán dành cho cá và liều theo nhà sản xuất.
Bệnh đỉa: do đỉa bám vào phần đầu lươn phá hoại mô và hút máu khiến lươn bị yếu kém ăn và vi trùng xâm nhập vào gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Phòng trị: Dùng dung dịch Sulphate đồng 100 ppm (2,5g sulphat đồng/25 kg nước) ngâm rửa 5 – 10 phút.
Bệnh tuyến trùng: do ký sinh trùng đường ruột gây ra, tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1 cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành các nang bào gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh trên ruột với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.
Phòng trị: có thể điều trị bằng Bio Benzol và phòng bệnh bằng Bio Green Cutlppm (1 lít/1.000 m<SUP>3</SUP> nước) cần diệt mầm bệnh, ấu trùng ký sinh trước khi thay nước.

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
mới đây ông nguyễn văn đực (ấp cái tắc,thị trấn phú mỹ,huyện phú tân tỉnh an giang)đã thành công trong việc nhân giống lươn đồng.
đây là một tin sốc cho người người nuôi lươn,nhiều năm vất vả và trăn trở về con lươn giống.
có bạn nào biết được số điên thoại của ông nguyễn văn đực,hoăc cách nào liên hệ dể dàng nhất thông báo dùm .rất cảm ơn
 
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=2 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=title1>http://www.setira.com/include/view.asp?FileName=bt071005/luong.htm

Một số kinh nghiệm nuôi lươn thịt đạt chất lượng cao
</TD></TR><TR><TD class=type><TABLE id=table18 cellSpacing=0 cellPadding=3 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD class=posted_date width="100%">
07/10/05
</TD></TR><TR><TD class=news_content><TABLE width=2 align=left border=0><TBODY><TR><TD>
43.jpg
</TD></TR><TR><TD align=left>Tác giả (trái) và ông Biết bên mô hình nuôi lươn.</TD></TR></TBODY></TABLE>Nuôi lươn trong bể lót bạt có ụ đất đã có ở nhiều nơi, riêng ở xã Vĩnh Trinh, (Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ) có khoảng 30 hộ nuôi lươn tập trung ở 2 ấp Vĩnh Long và Vĩnh Qui. Mỗi hộ có diện tích bồn nuôi từ vài chục đến 500m2. Những năm gần đây, nghề nuôi lươn đã tạo nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi lươn vẫn là quyết định sau cùng cho sản lượng cũng như chất lượng lươn thịt, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Ông Huỳnh Văn Phẩm là hộ khởi đầu nuôi lươn ở đây cho biết, ông bắt đầu nuôi lươn từ sau đợt nuôi tôm càng xanh bị thất bại. Hồi nuôi tôm, ông đốn toàn bộ tre làm bè, do làm bè bằng tre tươi nên nước lưu thông yếu, mật độ tôm cao, nên bị chết toàn bộ. Cái khó không bó cái khôn, ông dùng số tre bè nuôi tôm làm bồn nuôi lươn. Năm 1998, ông thả 30 kg lươn giống vào bồn nuôi 16m2, thu được 100 kg lươn thịt bán 1,8 triệu đồng. Năm 1999, thả 60 kg lươn giống (bồn nuôi 32m2), bán 180 kg lươn thịt được 4,2 triệu đồng, lời 2,1 triệu đồng. Những năm sau, ông tiếp tục nuôi lươn, đều có hiệu quả. Năm 2004, ông nuôi 10 bồn lươn 300m2, thả 300 kg lươn giống, thu 900 kg lươn thịt, lời 21 triệu đồng. Còn ông Trần Văn Biết, nuôi lươn 4 năm nay, riêng năm 2004 ông nuôi 8 bồn 4 x 10 m, thả 480 kg lươn giống, thu 1.000 kg lươn thịt. Ông cho biết chi phí cho mỗi bồn nuôi lươn như: vật tư, đất, lươn giống và cả tiền thức ăn tốn khoảng 5 triệu đồng/bồn, sau thu hoạch trung bình lời khoảng 3 triệu đồng/bồn. Nếu lươn không chết thì người nuôi 1 lời 1, còn bị chết thì lời 50%. Điển hình như ông Nguyễn Văn Ra, năm 2004 thả nuôi 110 kg lươn giống vào 60m2 bồn, chết còn 57 kg, cuối vụ thu hoạch 302 kg lươn thịt, trừ các chi phí và bỏ công, lời 11 triệu đồng. Năm nay ông thả nuôi 180 kg lươn giống trên diện tích bồn nuôi 120m2, do lươn bị chết khoảng 40 kg, dự kiến vẫn có lời tuy không nhiều.

Những hộ nuôi lươn ở Vĩnh Trinh đã rút ra một số kinh nghiệm: Lươn giống hao hụt cao 20-50%, thời gian hao hụt kéo dài 20-50 ngày, thời gian này không cho lươn ăn. Lươn chết trong đất làm ô nhiễm môi trường, hàng ngày phải thay nước rửa đất, có khi phải thay đất mới rất tốn kém. Lươn giống do bắt tự nhiên từ nhiều nguồn: lươn bị mồi thuốc, bị trầy vết lúc bắt và vận chuyển... Lươn đem về đều có xử lý nước muối, có nơi còn cho muối lên mô đất, nhưng lươn vẫn có thể chết. Trong khi nguồn lươn giống nhân tạo chưa có, phải cần tận dụng nguồn lươn giống tự nhiên để nuôi. Lươn mới đem về không nên cho vào bồn có mô đất nuôi mà nuôi ở bồn không có mô đất như: xô nhựa, lu, khạp có đáy láng, mật độ 200-300 con/m2, có treo dây ni-lông để lươn dựa thở khí trời. Hàng ngày sau khi cho lươn ăn, bắt lươn chết, thay nước mới vào. Lươn phát triển ổn định sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao đất. Như vậy, sẽ giảm lươn chết, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao.

- Lươn chết một phần còn do không cho lươn ăn kéo dài khi nuôi có mô đất. Nếu nuôi dưỡng giống lươn không mô đất sẽ kiểm tra được tình trạng lươn hàng ngày và cho chúng ăn nên giảm tỷ lệ lươn chết, lươn khỏe đưa vào nuôi lươn thịt sớm. Thức ăn của lươn hiện tại là ruột ốc bươu vàng xay nhuyễn lẫn với thức ăn viên của cá, thêm premit, vitamin C cho vào sàn để lươn ăn. Khởi đầu cho ăn 3-4 kg thức ăn/ngày, khi lươn phát triển ổn định cho ăn 10 kg/ngày/bồn. Lươn ăn mạnh nhất vào chiều tối.

- Bồn nuôi lươn có mô đất cao hơn mặt nước 0,3 - 0,5 m, nước trong bồn sâu 0,3 - 0,4 m. Các mô đất đang nằm rải ra để lươn trú, một phần lươn chết dễ bắt và xả nước rửa mô đất khi lươn chết trong đất, nhưng lươn vẫn còn chết trong mô đất. Nếu mô đất bị sụp do lươn đào hang cũng bị thất mùa lươn. Nếu như nuôi dưỡng giống lươn riêng, lươn khỏe mới nuôi ở bồn đất, nên làm mô đất ở một phía ao, đầu ao thấp dành cho lươn ăn, thay nước, vệ sinh. Ở mô đất tập trung một phía có thể nuôi trùng trên mô, tạo thêm thức ăn tại chỗ cho lươn, lươn phát triển mạnh đất không bị sụp ảnh hưởng đến đời sống bình thường của lươn.

- Hàng ngày, sáng lấy sàng thức ăn ra khỏi bồn, loại bỏ thức ăn dư làm ô nhiễm nước nuôi. Tốt nhất chỗ nuôi lươn nên có điện và nguồn nước sạch để thay nước hàng ngày. Có thể thay nước khi nước trong bồn có hiện tượng dơ để tránh lươn chết, ổn định môi trường sống của lươn.

Lươn có giá cao vào tháng 2 - 4 âm lịch, có năm lươn loại 1 mua tại chỗ giá 80.000 đồng/kg, loại 2 có giá 64.000 đồng/kg. Hiện nay, lươn đã có thị trường trong và ngoài nước khá mạnh, cung chưa đủ cầu nên giá còn khá cao. Do vậy, người nuôi lươn cần rút kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi để phát triển nuôi lươn ổn định, không sử dụng hóa chất kháng sinh cấm, để lươn đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới.

Bài, ảnh: DƯƠNG TẤN LỘC
</TD></TR></TBODY></TABLE></TD></TR></TBODY></TABLE>
 
Những năm 1961-1964, ngoài bắc cũng nở rộ phong trào nuôi Lươn.
Báo Nhân Dân đăng những nông dân nuôi Lươn thành công . Báo Khoa
Học Thường Thức đăng những kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi Lươn .
Thế rồi hàng trăm bể nuôi lươn xây lên. Lúc ấy tôi đang học cấp
3, và nhà trường tôi cũng xây một bể nuôi Lươn khá lớn.
*
Lúc ấy có lẽ kỹ thuật không bằng bây giờ, tiền vốn bỏ ra ít để
thay nước chống ô nhiễm, nên phong trào chỉ nở rộ đúng 1 năm thì
tắt ngóm. Các chủ bể Lươn âm thầm phá bể đi lấy chỗ làm việc khác.
Có người lấy đất ra để làm bể nuôi cá, cũng còn có lãi. Không ai
biết vì sao nuôi Lươn thất bại, nhưng có lẽ bị ô nhiễm, và cộng
thêm mùa đông lạnh lẽo không được dễ dàng như miền Nam.
*
Ý kiến riêng của tôi là, cùng một diện tích, bạn hãy thử so sánh
nuôi Lươn, và đào sâu thả cá, thì cách nào nuôi thả được nhiều
hơn, đỡ công chống ô nhiễm hơn, và năng suất cao hơn?
 
Quê con ở phú lâm ,an giang,gần ông Đực,chú 3 vĩnh đi tham quan mô hình ko? Con chạy xe ôm chở chú 3 đi! Hehe
 
Ý kiến riêng của tôi là, cùng một diện tích, bạn hãy thử so sánh
nuôi Lươn, và đào sâu thả cá, thì cách nào nuôi thả được nhiều
hơn, đỡ công chống ô nhiễm hơn, và năng suất cao hơn?

Nuôi lươn không phải lo về đầu ra . Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại
Vì những khó khăn về con giống ,mật độ thả ko hợp lý ,chết do dịch bệnh vv . Nuôi lưon chỉ phát triển thành phong trào rồi lại tịt . trong khi nuôi cá nước ngọt giá cả bèo lắm . Có những loại cá nước ngot chỉ bán được giá từ 20000-30000 /KG . Trong khi Lươn giá thấp nhất cũng phải trên 70.000. Trong nam do điều kiện khí hậu thuận lợi hơn và giống lươn của ĐBSCL có thể trọng to hơn lươn miền bắc đến 3 lần . Vì vậy giá lươn trong Nam cũng rẻ hơn lươn ngoài bắc..
 
Con lươn nuôi có 1 vài điểm mà chúng ta cần phải lưu ý . Như các bạn nói con giống, và kỷ thuật nuôi.... đây là khâu mấu chốt đầu tiên. Nếu đã đạt được mấu chốt này rồi , sẽ còn 1 vài điểm nhược cần quan tâm và khắc phục.
1- lươn nuôi phải có màu vàng đông nhất, Không bông, đen, và màu khác...
2- chất lượng, lươn nuôi nếu làm thức ăn tránh các món nấu có thời gian lâu như; lẩu, náu cháo, nấu canh, ... Vì thịt lươn nuôi rất bở, khi nấu những món này nó rả ra không ngon. Còn chiên, nướng, làm khô thì rất tốt.
Một điểm lo ngại nhất cho con lươn nuôi , tránh làm sao đừng cho nước ô nhiểm, nếu nước ô nhiểm, khi ăn thịt lươn sẽ có mùi hôi thúi
Hiện nay lươn nuôi chưa phổ biến và chưa có số lượng nhiều, nên thương lái không phân biệt, vì số lượng thấp, thương lái trộn lẩn với lươn đồng bán = giá như nhau. Nếu các bạn đem bỏ cho 1 nhà hàng nào đó, toàn là lươn nuôi thì họ chỉ nhận 1 làn thôi, vì đã phát hiện ra lươn nuôi có những khuyết điểm trên, thì họ không nhận hàng bạn nửa. Người nuôi lươn tránh được những khuyết điểm này, thì lươn nuôi và lươn đồng tương đương giá với nhau
 
thân chào ACE mình đang tìm mua giống lương đễ vek nuôi , mình có ra chợ mua máy kg vek nuôi mà sao nó k lớn nỗi , nghe ng` ta nói lương , cá mà bị điện dí rồi thì về nuôi nó k lớn mà mình k tin nên mua về nuôi mà đúng là sự thật nó chẵng lớn nỗi , vậy ỡ đay ACE nào biết chỗ nào gần huế xin chĩ giùm mình với mình thanks trước nha !!!
 
anh Xuan Vu kể tui củng thấy thích thích...có lẻ anh củng có khiếu kể chuyện nên kể củng khá hay?
nhưng anh có biết nơi nào bán lươn giống không?chỉ tui zới??
 
mình cần tìm mua lươn giống gấp!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
ai biết chỉ mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 


Back
Top