Nuôi lươn!

  • Thread starter dinhdac48k
  • Ngày gửi
có ai biết nhiêu về tài liệu nuôi lươn không bày cho tui biết với di.
Tình hình là dạo ni đang làm đề tài về lươn mà tìm không thấy có cái nào cho chi tiết cả
Chán thật!
Ai biêt bày cho tui với nha
Cảm ơn nhiều!<_<
 


Hôm nay mình có đọc 1 bài viết về lươn giống đây các bạn:
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi lươn thương phẩm tương đối lớn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Người dân vùng ĐBSCL bắt đầu nuôi từ những năm cuối của thế kỷ 20. Riêng diện tích nuôi của An Giang dao động từ 80.000–120.000m<sup>2</sup>/năm trong 3 năm trở lại đây. Với mật độ thả 50 - 70 con/m<sup>2</sup>. Số lượng con giống đáp ứng cho diện tích nuôi trong tỉnh lên đến 5 - 10 triệu con giống/năm.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Điều này có nghĩa lượng giống cần khai thác cung cấp cho nhu cầu hộ nuôi lươn thương phẩm trên địa bàn khoảng 80 – 130 tấn đã dẫn đến việc khai thác lươn giống với nhiều hình thức “tận thu tận diệt ”. Việc khai thác “vô tội vạ” này không những làm suy giảm sản lượng ngoài tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Từ nhiều năm nay, hộ nuôi trong vùng thường tận dụng diện tích đất quanh nhà xây bể và lợi thế của mùa nước nổi, khai thác một số giống loài thủy sản như ốc bươu vàng, cua, cá tạp… làm thức ăn cho lươn đồng nhằm giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi lươn thương phẩm dao động từ 40- 60%. Đây còn là mô hình nuôi thủy sản có ý nghĩa xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và dễ thực hiện. Mặc dù nghề nuôi này đã phát triển hơn 10 năm nhưng con giống chủ yếu vẫn phải thu gom ngoài tự nhiên và hiện nay trong cả nước, chưa có cơ sở chuyên sản xuất loại con giống này, do lươn đồng có đặc điểm sinh sản tương đối đặc biệt so với những loài thủy sản khác.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tháng 9/2009, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp nhận công nghệ sản xuất giống bán nhân tạo từ đề tài “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng (Monopterus albus)” từ Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II) và đến tháng 11/ 2010 đã nghiệm thu kết thúc. Xuất phát từ việc bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên quý báu này và nhu cầu giống lươn đồng của các nông hộ, Trung tâm Giống thủy sản An giang triển khai tổ chức các lớp dạy nghề về sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo, từ nguồn kinh phí của Sở Lao động Thương binh & Xã hội. Năm 2010, Trung Tâm đã tổ chức được 13 lớp, tại huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, TP Long Xuyên và Tân Châu, thu hút hơn 300 nông dân tham gia lớp học. Phối hợp cùng Hội Nông Dân, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông Nghiệp & PTNT các huyện thị chiêu sinh nông dân có nhu cầu học nghề. Ngoài phần tập huấn lý thuyết, học viên còn được hướng dẫn thực hiện mô hình để ứng dụng quy trình vào thực tiển. Khi thực hiện mô hình, chủ hộ được hỗ trợ kinh phí nhất định và một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ mô hình như máy sục khí, test đo yếu tố môi trường, thuốc… từ nguồn kinh phí của chương trình dạy nghề.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Sau 1 năm triển khai tại huyện Châu Thành, Tân Châu và Thoại Sơn, một số mô hình thực hiện đạt hiệu quả nhất định. Riêng mô hình của hộ anh Nguyễn Ngọc Hân ngụ ấp Phú Hùng xã Tây Phú huyện Thoại sơn với số lượng 20kg tương đương 200 con, sau 6 tháng, ông Hân đã thu được 4.000 lươn giống với kích cỡ 10gam/con (đạt kết quả tương đương với kết quả tiếp nhận công nghệ của Trung tâm). Đây là mô hình sản xuất giống lươn đồng đầu tiên tại An Giang đã ứng dụng thành công. Tuy số lượng lươn chưa lớn lắm nhưng cũng là bước chuyển mình mới cho nghề nuôi lươn thương phẩm.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nguyễn Ngọc Hân, 31 tuổi, là thanh niên chưa học hết cấp 2 nhưng có tinh thần tiến thủ, ham học hỏi, đã tham gia nhiều khóa tập huấn về sản xuất nông nghiệp nhưng tâm đắc nhất sản xuất lúa và nuôi lươn. Trong quá trình nuôi lươn thương phẩm, anh cảm nhận nỗi vất vã khi thu gom giống tự nhiên, tỷ lệ sống lươn nuôi không cao, do hao hụt lúc nhập giống. Từ đó, anh có ý nghĩ muốn nghiên cứu để sản xuất giống lươn. Tháng 7/2010, vào đúng dịp Trung tâm Giống thủy sản An Giang triển khai mở lớp dạy nghề sản xuất giống lươn đồng, anh mừng “như mình bắt được vàng” và đăng ký tham gia lớp. Sau khi tham khảo ý kiến của lớp và địa phương, Ban Tổ chức lớp quyết định chọn anh Hân là chủ hộ thực hiện mô hình thực hành.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Từ kết quả của mô hình thực hành, vợ chồng anh (thuộc diện hộ nghèo) tích cóp số vốn ít ỏi cùng với vốn vay từ nguồn Ngân Hàng Chính sách, anh đầu tư mở rộng mô hình với diện tích 100m<sup>2</sup> và bố trí 45kg lươn bố mẹ (476 con) vào tháng 12/2010. Với vốn kiến thức đã được trang bị tại lớp cùng đức tính cần cù sáng tạo và đam mê, anh đã cải tiến một biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện của gia đình và địa phương, giúp cho mô hình đạt được kết quả tốt. Đến thời điểm hiện nay, anh đã sản xuất được hơn 30.000 lươn bột và đang ương dưỡng 20.000 lươn hương - giống. So với nhu cầu lươn giống hiện nay (4- 6 triệu/ năm), đây chẳng qua chỉ là hạt muối bỏ vào biển cả nhưng đã nêu được tấm gương thanh niên nghèo vượt khó ham học hỏi, đam mê sáng tạo và biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hy vọng rằng công việc sản xuất của anh Nguyễn Ngọc Hân ngày càng phát triển và nông thôn Việt Nam có càng nhiều và càng nhiều nữa những tấm gương vượt khó nhiều sáng tạo như thế.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Bà con nông dân có nhu cầu mua lươn giống xin liên hệ :[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Cô Y Vanne, Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống thủy sản An Giang. Điện thoại 0939450770 [/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Hoặc: Anh: Nguyễn Ngọc Hân, ấp Phú Hùng, xã Tây Phú huyện Thoại sơn tỉnh An Giang[/FONT]
 


45kg lươn bố mẹ (476 con)
lươn bố mẹ gì mà sao mỗi con chưa được 100g vậy nè....hôm bữa coi trên Discovery thấy có loài lươn vây dài to kinh khủng....dài gần 2met,nặng hơn 20kg...hichic...không biết ở việt nam ta có loại lươn này không ta.....
 
Năm ngoái, ở cửa tiệm bán rau có thịt cá của người Việt, có dán
một bảng bằng tiếng Anh, nói rằng xin học nghề đan hom đặt trúm
bắt lươn, sẽ trả tiền công cao . Tôi thì biết cái hom như thế
nào, nhưng chưa học đan bao giờ, lại không có lạt tre ở Mỹ,
cũng không biết con lươn Mỹ nó to cả chục ký thì phải làm hom ra
sao . Kể ra nếu có kinh nghiệm rồi, thì hợp tác với tay này có lẽ
cũng kiếm bộn tiền.
*
 
Loài lươn nầy mình màu xanh lá cây, có khi hơi đậm. Tình-cờ tui khám phá sau 1 trận mưa, nước trên vùng đồi cao chảy xuống, chảy rất mạnh con suối sau nhà Vậy mà lươn sắp hàng đi ngược dòng lên trên.

Tui leo lên cây chồm ra suối nhìn xuống. Chúng rất cảnh-giác. Hơi nghi-ngờ là dừng lại, hay trở lui liền. Tui và 1 thằng bạn dùng lưới kẻm thả xuống đáy suối, chỗ hẹp, núp chờ. Nhiều con tới đó trở lui. Rồi một con vẫn tới. Một hai ba, 2 thằng ra sức giật thật nhanh tấm lưới. Lươn văng lên bờ, lớn bằng bắp tay. Cả 2 nhào vô chụp, trơn vô cùng. Tui lấy 1 khúc cây đập. Lươn há họng cắn liền. Chúng tôi chịu thua, phải để cho lươn thoát xuống nước. Khúc cậy bị cắn có 3 dấu răng sâu.

Sau nầy thì tui câu. Nhưng dây câu đứt hoài. Thay dây lớn hơn thì hoác lưỡi câu. Những con nhỏ thì dính.
Dây câu chừng 3m, móc mồi thả xuống bỏ đó, lâu lâu ra thăm, hoặc thay dây câu khác, hoặc thay mồi.

Lươn nầy cắt khứa thì giống như cá ngát, nhưng vòng bụng xương nhiều hơn (khác với lươn đồng, chỉ có xương sống). Thịt cứng, dai nên nấu chua cũng không ngon, chỉ có kho tiêu theo kiểu hầm lâu cho mềm thì rất ngon.

Người Âu-châu rất thích ăn loại lươn nầy, nhưng chì ăn con cở bằng cổ tay thôi. Trong lúc tui làm ở hảng Thép, thì người cùng ngồi ăn chung bàn với tui là một người Đức. Tui thấy ông ăn lươn nầy hoài. Lươn ông mua ở Siêu-thị đã làm chín sẵn, gia-vị, hấp chín xong bỏ vào bịch nylon, hút chân-không, ép kín. Mỗi lần ăn, ông xé bao lấy khúc lươn ra, lột da, cắn ăn ngon lành. Có lần tui xin ăn thử 1 miếng. Thịt mềm, bùi. Ngon!

Tui nghĩ giống lươn nầy có tập tính của Cá Hồi. Trở về nơi cũ để sinh-sản chăng?
 
mình cãm ơn anh xuân Vủ nha?
nhưng mình hiện đang ở kiên Giang giáp ranh với Cần Thơ nên muốn cần lươn giống để vận chuyển gần ít làm cho con giống tốt .
anh xuân vủ biết không chỉ mình với????
ai có biết chỉ mình với nha?
thanks!!!!!
---------------
:9^:làm ơn chỉ mình cách nuôi chuột đồng??????????
con giống
mình ở kiên giang
hotline: 01282.911.911
 
Last edited by a moderator:
mình cãm ơn anh xuân Vủ nha?
nhưng mình hiện đang ở kiên Giang giáp ranh với Cần Thơ nên muốn cần lươn giống để vận chuyển gần ít làm cho con giống tốt .
anh xuân vủ biết không chỉ mình với????
ai có biết chỉ mình với nha?
thanks!!!!!

hỏi lại cho rỏ:
bạn cần mua lươn giống .vậy bạn cần giống hoang dã hay giống đã thuần ?nếu giống đã thuần bạn thử liên hệ trung tâm giống thủy sản AN GIANG. nếu giống hoang dã bạn đến KINH ĐÀO cũng thuộc địa phận tỉnh AN GIANG nơi nầy rất nhiều người nuôi lươn thả bồn. giống thì họ cũng mua từ nguồn xúc mô
 
mình thì chọn lươn đã thuần chủng, vì lươn đồng mình sợ lươn bắt đồng dể bị bệnh và không đồng bộ,
uhm, để mìn liên hệ trung tâm bên an giang
thanks maquemau nha?
uhm,mà maquemau dùng cây thuốc nam trị bệnh gì mới được??????
thuộc nam củng tốt, nhưng khoa học tiên tiến hiện nay you nên điều trị theo y bác sỉ sẽ an tâm hơn.
---------------
:5^: maquemau tham khảo nha?
http://thuocnam.vn/
---------------
 

Last edited by a moderator:
con lươn là một loài lưỡng tính tiền cái, nên với cỡ trọng trên 200g /con la đã chuyển sang lươn đực rồi. nên thông thường trong sản xuất giống thì chỉ chọn con giống bố mẹ khoảng 100g/con thôi.
khi cho đẻ thì cũng cần có con đực con cái riêng chứ không phải chỉ một con cái là có thể đẻ được. bây giờ chắc là đề tài của bác kết thúc rồi đúng không? chúc bác thành công
 
Tình cờ dạo quanh mấy trang web thấy ở Thái có mô hình nuôi lươn khá lạ nên up lên cho bà con tham khảo.
Dùng ruột xe cũ và một cái nối PVC chữ thập nối lại với nhau để làm chỗ ở cho 1 cá thể lươn. Nuôi kiểu này tiết kiệm diện tích, kiểm soát được thức ăn và tình trạng của từng em một, hay đó chứ pà kon. Nhưng tui thắc mắc không biết tại sao người Thái họ lại dùng nối PVC chữ thập thay vì dùng nối PVC chữ T ??? Mí lại để vậy rồi cho ăn seo ta?

dsc03646bf7.jpg


dsc03647gy0.jpg


20081026230541.jpg


0027012.jpg
 
Last edited:
vụ nầy "độc" à nha !
nếu có thể bạn để lại địa chỉ trang nầy !
hoặc ai biết gì về cách nuôi nầy nói chi tiết dùm,cám ơn
 
(Thứ Tư, 20/04/2011-1:42 PM)
An Giang: Sản xuất lươn giống bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo
tr13p.jpg

Nuôi lươn đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.KTNT - An Giang là một trong những tỉnh có diện tích nuôi lươn thương phẩm tương đối lớn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm, một lượng lớn con giống từ tự nhiên bị tận diệt. Trước thực trạng này, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát triển mô hình “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng”, nhằm giúp bà con chủ động hơn trong sản xuất.
Tháng 9/2009, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp nhận công nghệ sản xuất giống bán nhân tạo từ đề tài “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng” từ Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II) và đến tháng 11/ 2010 đã nghiệm thu kết thúc. Xuất phát từ việc bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên quý báu này và nhu cầu giống lươn đồng của các nông hộ, Trung tâm triển khai tổ chức các lớp dạy nghề về sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo. Năm 2010, Trung tâm đã tổ chức được 13 lớp tại các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Tân Châu và TP. Long Xuyên, thu hút hơn 300 nông dân tham gia. Ngoài phần tập huấn lý thuyết, học viên còn được hướng dẫn thực hiện mô hình để ứng dụng quy trình vào thực tiễn. Khi thực hiện mô hình, chủ hộ được hỗ trợ kinh phí nhất định và một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ mô hình như máy sục khí, test đo yếu tố môi trường, thuốc… từ nguồn kinh phí của chương trình dạy nghề.

Sau 1 năm triển khai tại các huyện Châu Thành, Tân Châu và Thoại Sơn, một số mô hình thực hiện đạt hiệu quả nhất định. Riêng mô hình của hộ anh Nguyễn Ngọc Hân ngụ ấp Phú Hùng xã Tây Phú (Thoại Sơn) với số lượng 20kg, tương đương 200 con, sau 6 tháng, thu được 4.000 con lươn giống với kích cỡ 10g/con (đạt kết quả tương đương với kết quả tiếp nhận công nghệ của Trung tâm). Đây là mô hình sản xuất giống lươn đồng đầu tiên tại An Giang đã ứng dụng thành công. Tuy số lượng lươn chưa lớn lắm nhưng cũng là bước chuyển mình mới cho nghề nuôi lươn thương phẩm.

Từ kết quả đạt được, vợ chồng anh Hân đã vay thêm vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng mô hình với diện tích 100m2 và bố trí nuôi 45kg lươn bố mẹ (476 con) vào tháng 12/2010. Với vốn kiến thức đã được trang bị tại lớp cùng sự cần cù sáng tạo, anh đã cải tiến một biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện của gia đình, giúp mô hình đạt kết quả tốt. Thời điểm này, anh đã sản xuất được hơn 30.000 lươn bột và đang ương dưỡng 20.000 lươn hương giống.

Hy vọng rằng mô hình này sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho bà con nông dân.

Bà con nông dân có nhu cầu mua lươn giống xin liên hệ:

Cô Y Vanne, Phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống thủy sản An Giang. Điện thoại 0939.450.770.
Anh Nguyễn Ngọc Hân, ấp Phú Hùng, xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang.

Trí Hùng - Ivan
 
thế đầu ra có ổn định ko mọi người? có ai biết giá cả thương lái thế nào ko ạ?
 
o tiền giang có ai ban luon giong ko vay .co chi gup em voi em muon mua vai kg ve muoi thu
 
tim luon gjong

chào cả nhà.mình muốn biet kĩ thật nuôi luỏn trọng bạt ai biết chĩ mình vỏi.cám ỏn !!!!!!!

--------

ai o bao loc lam dong ban luon jong ko? chi minh voi.sdt minh la 0985.160.933 hoac 0908092258. cam on cac ban nhieu mong duoc chia xe va jup nhau phat trien.....
 
Last edited by a moderator:
Xin học nuôi lươn!

Xin chào các anh và các bác, hiện em có ước nguyện làm được mô hình nuôi lươn. em muốn được học cách nuôi lươn. Trong những toppic trên, em thấy có bài chỉ cách nuôi lươn, nhưng "trăm nghe không bằng một thấy", em muốn đến một mô hình nuôi lươn đã thành công để học hỏi kinh nghiệm. Vậy ai có thể chỉ giúp cho em địa chỉ và số điện thoại được không ạ, hiện nay em đang ở Đà Nẵng. hoặc có mô hình nào ở miền Bắc thì xin chỉ giúp cho em được không ạ. Mong các anh và các bác chỉ giúp ạ, em xin chân thành cảm ơn
 
"trích từ 1 web thái"
Cá trong lốp xe.

Tôi ... cuộc sống của một người đàn ông đã đấu tranh để làm việc trong đức tin tốt. Và một thu nhập đáng kể, tùy thuộc vào năng khiếu của học sinh trong mỗi. Hai bên, nhưng có một số những người như nông nghiệp. Đặc biệt là trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để mang lại doanh thu chiếm đóng. Gia đình của cá là một loại tiêu thụ nổi tiếng và phổ biến kinh tế. Rộng rãi trên khắp đất nước. Đây cũng là nhu cầu thị trường. Loài này có thể được địa phương và nó không phải là "cá chình" mà bạn sẽ có một số tin tức được thức ăn cho cá không bị. Thành công như mong đợi. Các cá thích ăn thịt lẫn nhau. Vì lý do này, tôi đề nghị. Nuôi cá tăng trưởng nhanh nhất trong lốp xe là một tỷ lệ sống cao. Bạn nên tránh các loại và thân thiện. Hãy thử để làm điều đó.
Lươn là một người ăn cá. Tôi ăn thịt mùi của thực phẩm. Cuốn sách cá Thái Lan lươn như sau.
Thái Lan tên của dòng chảy trong chuỗi.
Tên tiếng Anh Swamp Eel.
Tên khoa học Monopterus albus.
Nói chung trông giống như một con rắn. Lươn là loài cá có cùng giới tính. Trước khi đẻ trứng cá, cá đẻ trứng Nước bọt phun với một bong bóng không khí trong một nhóm nhỏ. Eels hút trứng được thụ tinh với tinh trùng và sau đó phun đẻ trứng cá Và sẽ chăm sóc nó cho đến khi nở trứng.
Môi trường sống được tìm thấy dọc theo các đầm lầy, mà vẫn còn nước. Các đơn vị có thể được tìm thấy trong ruộng lúa trong vùng lân cận của vũng lầy.
Thực phẩm và động vật sống và xác động vật thối rữa.
Chiều dài 29-150 cm.
Cá chình. Hương vị cá tốt hơn. Nấu canh hoặc xào vv cay Một số loài cá phổ biến nhất để xua đuổi.
Hiện nay, nuôi cá và các hình thức rộng rãi khác nhau như ao cá trong xi măng. Cá trong các căn hộ. Và cá trong lốp xe. Bởi mỗi bên không phải là cùng một phong cách, vật liệu và chi phí sản xuất khác nhau. Tôi sẽ đưa bạn cố gắng để nâng cao nó với bất kỳ hình thức mất và chi phí sản xuất. Tuy nhiên, có một thu nhập cao hơn để xem tất cả ba định dạng ở đây.
A. cá trong ao, bạn cần thiết bị cụ thể trong cá. Bao gồm một ao xi măng 4x4 cm-mét, cao 70 thạch cao trong ao nên trơn tru, và nước. Một lỗ nhỏ trên nắp ra khỏi dòng nước khoảng 50 cm trên cùng của lưới nên được đóng lại để ngăn chặn thoát của cá. Đối với các giếng mới là chuối, cắt thành từng miếng, đưa vào nước ao trong khoảng 3-4 ngày, sau đó đặt dưới đất sét, Phó Thủ tướng bò tươi hoặc da trâu để đặt một lớp thứ hai của rơm rạ. lớp phủ là một lớp 3 và lớp 4 là một lớp trên cùng của đất là rất trơn tru. Sau đó, lục bình. Hoặc Lmehiik đã được đặt trong ao cá vàng. Và gỗ trụ ใผ e một lỗ và đặt nó vào nước chảy vào nhà ở và sau đó đặt cá vào cùng một kích thước.
Diện tích ao nuôi của 50 mét vuông và 4x4 mét để đưa cá vào ao khoảng 800 cho mỗi.
Các nước được đặt trong ao không nên sử dụng nước máy có mùi clo, có thể gây ra cái chết của cá chình cung cấp thức ăn cho cá. Tự nhiên cá như ăn cả thực vật và động vật, cá thích để ăn thức ăn có mùi tanh như sâu, vv ... Nếu 1 cá vỏ, cua và cắt nhỏ thành những miếng nhỏ và đặt các thùng chứa dọc theo nước khoảng 2 ngày, cá sẽ ăn nó lên và Bạn nên cung cấp cho một số thức ăn vì lươn. Tăng trưởng nhanh hơn sẽ tăng khoảng 8-12 tháng để cá chình kích thước 4-5 mg / kg trong giá thị trường là khoảng 150 baht cho mỗi kg.
Hai cá trong căn hộ. Cá trong condo từ quyền mua lại. Tờ mồi nhựa để ngăn chặn cá cảnh chỉ đơn giản là thoát ra ngoài. Trước khi lốp không sử dụng một lớp phủ nhựa với một không gian. Lốp xe. Nước sau đó được thêm vào một bánh xe với bùn và nước lục bình đã được lưu giữ đến nhà ở. Tương tự như tự nhiên nhất có thể. Và sau đó đặt các lốp xe lên đến khoảng 3-4 và sau đó đưa cá trở lại vào căn hộ trong chung cư là khoảng 30-50 cá vào cá là hai ngày cuối cùng. các loại thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, hến muốn ăn cá chết và tôi có con lươn này là một tinh vi của nó. Cá nên sạch sẽ và chất dinh dưỡng chảy vào làm cho nó phát triển dòng chảy nhanh hơn. Nước cần được thực hiện mỗi tuần một lần. Mỗi khi bạn thêm nước vào bánh xe cao như hydrat hóa để chảy ra. Hãy bánh xe. Khi nước trong căn hộ đã được sạch sẽ, nước trong cá. Căn hộ mất khoảng 6-12 tháng để cá chình với một con cá 2-3 / kg.
Ba. Cá trong lốp xe. Cá bánh xe trong bước đầu tiên để chuẩn bị nguyên liệu cho nghề nuôi lươn. Lốp xe trên một xe gắn máy. Tôi đã nghỉ ngơi để ngâm trong nước để giảm mùi cao su gắn liền với khuôn mặt. Rửa sạch và cắt kim loại nên được loại bỏ để ngăn ngừa ăn mòn. Sau đó, PVC doanh đường ống, đường kính 4-cách của một inch và một nửa để giữ cho lốp xe trong một vòng tròn như một cái loa cho thực phẩm trước khi nó được kết nối để kết nối các lỗ trên dưới cùng trong nước. kẹp sau đó được nung nóng trong 3 phút với một tấm ván băng tần hẹp. Để ngăn chặn thoát của cá vào một chảo và thực phẩm. Doanh ống nhựa PVC trên lỗ khoan lỗ 2-3 2-3 để xả chứng khoán. Ống nhựa PVC được sau đó cắt thành miếng 1 inch dài 10 cm, nước nóng trong khoảng 3 phút, sau đó kẹp các hội đồng để chấm dứt bệnh. Sau đó đặt trong lỗ. Để ngăn chặn thoát của cá. Sau đó, các bánh xe để treo hoặc đặt nằm ngang mực nước quá cao. Một nửa của ống PVC được sử dụng chủ yếu trong nhựa 20 lít ngang qua bánh xe nước trên một xe gắn máy được trang bị với một ống nhựa PVC. Treo một chùm treo các lốp xe. Sau đó, thêm nước gần như là một bánh xe cao su, đặt cá là chỉ có một bánh xe của nhiều cá sẽ ăn thịt lẫn nhau. Chế độ ăn của cá, vịt, cá chình được nghiền hoặc cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ một thời gian vào buổi tối và kích thước của cá thị trường.
Khi bạn có thể. Biết các loại cá, bạn có kế hoạch để câu cá suối, nhưng nó không phải là. Tôi biết các bên tốt nhất. Tôi khuyên bạn nên bạn. Cá trong lốp xe với năng suất tốt hơn và bởi vì văn hóa này. Cá tăng trưởng và tỷ lệ sống không cao văn hóa thời gian quá dài. Đối với những người làm một công việc tuyệt vời ... lươn con vật cưng của tôi.

Các Nicaonline.com.
 
Nhờ giúp đỡ

Em ở HN chuẩn bị vào SG có chơi. Nhân tiện muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi Lươn cũng như nhân giống Lương đồng bán nhân tạo mà Trung tâm giống An Giang mới triển khai thành công. bác nào có thế giúp em với. Xin cám ơn. Mọi thông tin xin gửi về hòm thư: ctbl83@gmail.com. Thx
 


Back
Top