nuôi ong vò vẽ : nghề mới

  • Thread starter vi ngay mai
  • Ngày gửi
Nhắc tới đuôn dừa, đuôn chà là thì ai cũng biết đó là đệ nhất đặc sản miền nam , nhưng nói đến trứng ong vò vẽ có lẽ nhiều người còn chưa biết , trứng hay gọi là ấu trùng ong vò vẽ thì có hình dạng gần giống như đuôn dừa nhưng thon và nhỏ hơn có thể chế biến được nhiều món ăn nhưng ngon nhất là nầu cháo và chiên giòn,món ấu trùng này có vị béo ngậy giống như đuôn dừa nhưng có mùi đặc trưng riêng, thơm ngon và ăn nhiều không thấy ngán..

32011a1299591722cxhaoon.jpg



Thức ăn của ấu trùng là các l'oại côn trùng khác nên rất giàu đạm.hiện nay đã có nhiều người nuôi loại ong này kết hợp với trồng rừng .
Điển hình là ông Vũ Phi Phụng ở phú thọ:
32011a1299591683cnhrung.jpg



Dựa vào địa hình đồi núi trung du, khí hậu ổn định, sau nhiều trăn trở về lựa chọn cách làm kinh tế, ông Phụng đã quyết tâm đi theo nghề nuôi ong rừng ngay tại vườn nhà dưới chân núi Buộm. Đây là một nghề khá mạo hiểm mặc dù vốn đầu tư ban đầu không lớn mà chủ yếu là nhờ vào sự may rủi của thiên nhiên, thời tiết nhưng ông Phụng vẫn quyết tâm theo đuổi. Là một loại vật nuôi có nguồn gốc từ núi rừng và là ấu trùng nên việc nhân giống ban đầu hết sức tỉ mỉ và khó khăn.
32011a1299591903ong2.jpg


Ngay từ những ngày đầu, ông Phụng phải lặn lội lên rừng sâu để tìm bắt những tổ ong đang chuẩn bị xây tổ mang về vườn nhà để nhân giống mùa sau. Khi đã có một vài tổ, đến mùa thu hoạch, vào mùa đông, ông có cách duy trì giống và nhân giống rất đặc biệt. Dùng rơm, rác phủ kín tổ ong tạo nơi trú ngụ mùa đông cho ong trưởng thành và giữ chân ong tại vườn nhà. Đến mùa sinh sản và xây tổ, mỗi con trưởng thành sẽ tự tách đàn và tự xây thành tổ riêng ngay trong vườn nhà và xung quanh ruộng lúa, ven rừng. Từ đó, ông Phụng có thể có được hàng trăm tổ ong.



Cùng với việc tự nhân giống, gia đình ông Phụng còn cất công lên Yên Bái, Lào Cai để mua những tổ ong mới xây về nuôi tại vườn của gia đình để tăng số lượng đàn ong. Trong quá trình nuôi và nhân giống, ông Phụng cũng gặp không ít những khó khăn về con giống. Nếu thời tiết không thuận lợi cộng với việc bị nhiễm độc thì ấu trùng có thể bị hỏng hay ong chúa kém thì ong thợ có thể bỏ tổ bay đi nơi khác.

32011a1299592150ong3.jpg


Với diện tích vườn khoanh nuôi khoảng hơn 3 sào cộng với đồi cây và chia làm 3 khu nuôi, ông Phụng đã nuôi hai giống ong chính mang lại hiệu quả kinh tế cao là ong vò vẽ và ong bầu đất. Đây là hai loại ong được thị trường tiêu thụ ưa thích. Trong đó loại ong bầu đất có giá trị kinh tế cao hơn nhờ giá trị dinh dưỡng của nó nhưng khó nuôi hơn. Kiên trì và bền bỉ, đến nay, vườn ong nuôi của ông Phụng đã lên tới hơn 300 tổ cộng với hơn 20 tổ ong bầu đất đang đến thời gian cho thu hoạch.

Thời gian nuôi loại ong rừng này không dài chỉ khoảng 3 tháng là cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm trong điều kiện thời tiết ấm áp. Vào vụ thu hoạch lúa tháng 9, ông Phụng cắt các tổ ong đã cho thu hoạch và cho vào lưới sắt mang bán tại thị trường trong tỉnh rồi Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Dương...Mỗi tổ ong vò vẽ bình thường cũng bán được từ 70 đến 100.000 đồng. Đặc biệt, giống ong bầu đất có thể cho giá từ năm trăm đến một triệu đồng. Loại nhộng ong dùng làm thực phẩm với giá 100.000 đồng/ 1 kg. Kiên trì bền bỉ với nghề nuôi ong rừng tương đối mạo hiểm này, mỗi năm vườn ong rừng đã mang lại cho gia đình ông Phụng thu nhập từ 30 đến 35 triệu đồng, giúp cho gia đình ông từng bước thoát nghèo. Đến nay, nhờ có nghề nuôi ong rừng, gia đình ông đã ổn định cuộc sống và xây được căn nhà mái bằng khang trang, góp phần ổn định kinh tế xã hội của địa phương.
 


Last edited by a moderator:
Như vậy là khai thác xong thì tổ ong đó hết cả ong thợ lẫn ong chúa rồi cà rem
 


Khai thác không bị ong chích, thì đợi ong về tổ hết,
lúc ấy chiều tối, thì đặt một cái rọ tôm có hom vào miệng
tổ. Sáng mai, ong ra khỏi tổ, thì vào hết rọ. Sau đó
rạch vỏ tổ ra, rút từng con nhộng ra khỏi lỗ, rồi sau
đó lấy băng keo dán lại chô rạch, rồi tháo hom ra cho
ong ra ngoài. Chúng sẽ trở lại, vá tổ, chăm sóc những
con nhộng còn bé mà mình chừa lại.
*
Cách đặt rọ và hom đã nhiều người làm rồi, với ong mật,
và ở trong hang đá, nhưng để ong trở lại khôi phục lại tổ,
thì chưa ai làm.
Ấy là tôi tự nghĩ ra vậy, cần làm thử coi có được không.
*
 
Dùng cách của bạn caremvn là rất hay! Còn việc nhân giống, sau khi bắt hết ong trưởng thành rồi thì chia cái tổ ra làm nhiều mảnh( có nhọng trong đó) ủ rơm hoặc lá cây lại cho thật kỹ, khi nhọng trưởng thành thì tự hoàn thiện cái tổ mới. Thái biết ở cồn Thới Sơn( sông Tiền) có nhiều hộ nuôi món này. Cách đây vài năm Thái có ăn món cháo nhọng vò vẽ, bén vô cùng, giờ nhớ lại, ôi! sao thèm quá đi! Hi hi . . .
 
Khai thác không bị ong chích, thì đợi ong về tổ hết,
lúc ấy chiều tối, thì đặt một cái rọ tôm có hom vào miệng
tổ. Sáng mai, ong ra khỏi tổ, thì vào hết rọ. Sau đó
rạch vỏ tổ ra, rút từng con nhộng ra khỏi lỗ, rồi sau
đó lấy băng keo dán lại chô rạch, rồi tháo hom ra cho
ong ra ngoài. Chúng sẽ trở lại, vá tổ, chăm sóc những
con nhộng còn bé mà mình chừa lại.
*
Cách đặt rọ và hom đã nhiều người làm rồi, với ong mật,
và ở trong hang đá, nhưng để ong trở lại khôi phục lại tổ,
thì chưa ai làm.
Ấy là tôi tự nghĩ ra vậy, cần làm thử coi có được không.
*

Bác anhmytran không biết bên trong tổ ong vò vẽ nó xếp chồng thành hàng ngang, chứ không đứng như ong mật, làm cách của Bác thì coi như phá tổ, nó sẽ bỏ đi chứ không ở lại mà vá tổ đâu :D
cấu tạo bên trong như vầy nè:
 
Last edited by a moderator:
Tôi hơn 30 tuổi mới rời khỏi ViệtNam.
Hơn nữa, ở Mỹ cũng có tổ ong vò vẽ, y chang tổ ong vò vẽ Việtnam.
Ong Đen, ong Vàng, ong Vò Vẽ tổ đều như nhau, treo chuông, chúc
lỗ xuống dưới, nhưng ong Vò Vẽ còn có một cái bao bên ngoài nữa.
Ong Muỗi thì lỗ ngang, chứ không chúc xuống, và tầng ong Muỗi rất
lớn, dần dần hình thành một ống rỗng to cỡ bắp chân. Các ong khác
trừ ong Mật, tôi chưa thấy tổ lớn bằng tổ ong Muỗi. Tổ ong Đen,
ong Vàng, ong Vò Vẽ làm bằng giấy, còn tổ ong Mật làm bằng sáp .
Ong Vò Vẽ gặm gỗ, nhào với nước bọt trong miệng nó thành bột giấy
và xây tổ. Nước miếng nó khô đi, thành keo dính bột giấy lại mà
thành giấy. Chỗ nào nhiều nước miếng, thì chỗ đó rất chắc, bóng
loáng, và màu nâu sẫm . Chỗ nào loãng nước miếng, thì chỗ đó xốp,
thô sần, và màu xám nhạt . Vì thế ta mới thấy vỏ tổ nó loang lổ
vằn vện, và gọi nó là ong Vò Vẽ Mặt Quỷ (tổ to bằng đầu người).
*
Đây là cấu tạo tổ ong Vò Vẽ, (tôi vẽ bằng MS Paint) cho thấy trong
bọc là tổ ong như ong Đen ong Vàng:
*
BeeHide.jpg

*
Đây là hình tôi lấy trên Wiki, tổ "ong lọ" (Potter Wasp) ở Mỹ
http://en.wikipedia.org/wiki/Wasp
*
180px-DSC03204_-_wasp_colony_-_paper_pulp_nest_on_maple_tree_near_Maple_Lake_boating_center_-_IL_Rt-171_and_95th_St_2008Oct21.JPG

*
Khi mới làm tổ, chưa có vỏ bọc ngoài:
*
220px-Wasp_colony.jpg

*
Tôi không bắt chơi ong Vò Vẽ, nhưng đã bắt nhiều tổ ong đen, mang
về ghép vào với tổ ong có sẵn ở mái nhà, nhưng cuối cùng chúng
chạy mất tiêu, còn lại mấy cái tổ rỗng. Thì ra ong to không chịu
chăm sóc ong con ở tổ ghép, nên những con ong này chết, bị kiến
vào tha đi, và kiến bò cả sang tổ đang có ong nữa. Ong to cứ hao
hụt dần, và cuối cùng không biết bỏ đi hay chết hết.
*
Chuyện ong non tự khôi phục lại tổ, thì không thể được, vì chúng
cần ong to chăm mớm kể cả trước khi làm nhộng, và sau khi cắn tổ
chui ra thành ong trước khi bay đi được, đi kiếm thức ăn cho cả tổ.
*
 
mời bạn vi ngay mai đọc bài nầy:

Ong vò vẽ đốt chết 2 trẻ em

(SGGP).- Đến chiều 6-8, ngoài 2 trẻ em đã tử vong, 1 cháu đã qua cơn nguy kịch, nhưng sức khỏe vẫn chưa hồi phục. Đây là 3 nạn nhân bị ong vò vẽ đốt vào ngày 4-8.

Ngày 4-8, khi đang đi rẫy vợ chồng anh Hye (làng Hol, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai) nhận được tin 2 con gái (3 tuổi) bị ong vò vẽ đốt, cháu Hea Ta Ri đã tử vong, cháu Hea Ta Râm và Niên (bạn cùng xóm với Râm) đang trong tình trạng hôn mê, cơ thể sưng phù. Gia đình đã đưa 2 cháu Niên và Râm vào Bệnh viện 331 (Gia Lai) cấp cứu.

Do bị ong đốt quá nhiều, nọc độc đã lan ra toàn thân nên đến ngày 5-8, cháu Ta Râm đã tử vong. Cháu Niên đã vượt qua cơn nguy kịch, nhưng toàn thân vẫn còn sưng tấy (do 20 vết đốt của ong vò vẽ).

Q.Học – Y.Viễn

thêm bài này :
http://vinhphuctoday.vn/forum/showthread.php?t=10871&page=1
thực ra nọc độc của loài này cũng không đáng ngại , vì trẻ em sức dề kháng còn yếu bị ong đốt nhiều thì rất nguy hiểm , chúng dốt người cũng vì tự vệ thôi ,nếu như không chọc phá hay xâm hại tổ của chúng thì dâu có bị đốt!!
 
thu hoạch có dụng cụ lao động che chắn hok sợ ong đốt nhưng chỉ sợ bọn trẻ như trong hình chụp.hok biết mà phá coi như trong rừng hết chạy
 

Thân chào bạn theo mình nghĩ không có gì là nguy hiểm cả nếu như mình đảm bảo được các điều kiện an toàn trong lao dộng sản xuất
có nhiều laòi nguy hiểm hơn gấp nhiều lần mà người ta còn nuôi được thì sao , ví dụ như :cá sấu ,rắn hồ mang , có một vùng ngoài bắc người ta còn nuôi cả rắn hổ mang chúa .Những thứ nguy hiểm chết người như vạy còn không cấm nuôi huống hồ gì laọi ong hiền hòa này !!!

híc híc loài này mà pác nói là nó hiều thì tôi cũng hết thuốc, thử để cho đánh 7 mũi coi ra sao,con bò còn chết nữa chi con người.
 
cho e 100 tỷ nuôi em cũng không dám nhận, lỡ như hàng xóm đi ngang hay bất cứ ngừoi nào qua cũng được, cả đàn nó hùa lại chích có nước mà chết với họ và lương tâm cắn rứt xuống đời, cái này gọi là điếc không sợ súng nè !!!
 
gì chứ nói đến ong thì em đây bái lạy cả 2 tay
nhộng đâu chưa thấy mà đã bị nó đốt cho mà sưng mặt sưng mày
 
Ong Rừng

Mình sống ở TP Bảo Lộc, nơi có những đồi Trà rừng núi ...có phải do vậy mà Con Ong Rừng Bảo Lộc mập mạp mà rượu Ong thì thơm ngất trời làm lưu luyến bao du khách gần xa...đó cũng là nguyên nhân khiến cho loài Ong này ngày càng cạn kiệt ở Bảo Lộc, đứng trước nhu cầu thị trường, cũng như bảo vệ giống Ong Rừng này, Mình có một mong ước chia sẽ với các Bạn xa gần, về kinh nghiệm nuôi loài Ong Rừng mà không mật này...rất mong nhận được hồi âm, kinh nghiệm chia sẽ quý báu của các Bạn...
mọi chi tiết liên hệ:
Huunghia_bl@yahoo.com

0942 322 324

Đây Bảo Lộc của tôi lưu lại!

IMG_5033 by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr

TỔ ong

To ong rung by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr

Nhộng Ong

nhong ong by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr

Và đây là món đặc sản quê tôi!!

ong rung xao by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr


RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC CHIA SẼ CỦA CÁC BẠN
 
Ăn chẳng bao nhiêu ,nhưng bị chích thì nhiều !
Trong nọc ong có chứa portein axit phân hủy cao ,nên khi vào cơ thể người nó sẽ phân hủy phần mô và tế bào nơi tiếp xúc với axit đó ! và nếu axit đi vào hệ tuần hoàn thì có thể gây rối loạn nhịp tim,choáng váng,sưng vù, nếu bị ong chích nhiều thì có thể gây ra hiện tượng suy giảm chức năng,thậm chí tử vong do mẫn cảm mạnh !
Có 1 số người dị ứng với nhộng ong ,vì mỗi cơ thể thường mẫn cảm với 1 hoặc nhiều loại chất khác nhau,nên khi ăn nhộng ong có chứa chất đó thì sẽ có hiện tượng dị ứng hoặc nôn mửa !
Hơn nữa ong là loài có tính bầy đàn cao ,nên nếu nuôi với quy mô và mật độ cao thì bầy ong sẽ đánh nhau với những bầy khác gần đó ,hậu quả là tất cả ong có thể chết hết ! phần nữa là có thể gây nguy hiểm cho trẻ em hoặc người lớn tuổi khi đến gần tổ ong,vì 2 lứa tuổi này có sức để kháng rất yếu, và rất có thể tử vong khi bị chích nhiều !
Ong là loài côn trùng nhạy cảm với nhiệt độ ,nên khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ làm bầy ong mất kiểm soát,điên loạn và có thể tấn công ta mà ko cần lý do !
Nên từ bỏ những thứ sa sỉ và nguy hiểm đó ! vì giá trị kinh tế ko cao nhưng nguy hiểm thì cao! đừng vì cố tìm vật nuôi mới mà làm mờ đi lý trí !
 
Ong Rừng

Cảm ơn Bác thông tin trên!

, thực tế địa bàn Bảo Lộc rừng núi nhiều, địa hình cây cối, môi trường nhiệt độ ôn hòa trung bình 20 độ, trước khi mạo muội viết bài này mình cũng đã tìm hiểu thông tin về giống Ong này và được biết trên SƠn La (miền BẮc) cũng đã có Hộ nuôi thành công và bắt đầu thu lơi nhuận..

.http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=28431&c=2

Tính 2 mặt của một vấn đề là khách quan, Cầu>Cung theo quy luật thị trường thì làm kinh tế không nên bỏ qua cơ hội...

Mặt hạn chế cơ bản là dị ứng do chất axit, nọc gây nguy hiểm đến tính mạng
Ong dễ bị điên khi nhiệt độ thay đổi,
Mật độ Ong dày sẽ dẫn tới việc tách bầy chia tổ gây thiệt hại cho giống Ong..
.và còn gì nữa không các Bác, hãy cùng nhau góp tay xây tổ mới cho giống Ong này kẻo bị tuyệt chủng mất!..???


Mặt lợi: trước mắt là Kinh tế , thị trường Cung < Cầu, giải quyết lao động , làm giàu cho Hộ gia đình, ...còn gì nữa không các Bác...
 
Ngầm đàng sau lòng yêu giống vật quý-hiếm (e rằng) gần tuyệt-chủng (?), mà nếu không thêm chuyện "cung, cầu" thì hay quá!
Nhưng không sao! Bởi có 1 thứ khác nữa cũng cực-kỳ quý-hiếm. Thứ nầy là thực-vật chứ không phải động-vật. Chúng ta có thể làm 1 Vườn Sinh-Thái, kết-hợp hỗ-trợ lẫn nhau. Dự-án đề-nghị là :
- Lập một khu trang-trại (chừng) 1 mẫu.
- Chung quanh trồng cây làm vòng rào.
- Trên vòng rào nầy nuôi thật nhiều (ổ) ong rừng, để người lạ không dám bén mảng tới.
- Giữa khu đất : trồng chỉ 1 loại cây hoa thật qúy : hoa Anh-Túc.
- Qua một mùa làm giàu, mau mau giải-nghệ, tu-nhân tích đức.
Các bạn thấy có khả-thi không?
Thân.
-
 
Last edited:
Tôi chẳng tin bài nào nói rằng nuôi ong (không phải ong mật) có lời,
xóa đói giảm nghèo . Lý do như sau:
*
1- Các giống ong hoang (không phải ong mật) không có tổ lớn,
sinh sản và phát triển rất chậm. Ví dụ tổ ong trong hình của
bạn Huu Nghia là tổ rất lớn rồi:
*
5891352610_6e63e08741_z.jpg

*
Hầu hết các tổ ong không lớn được như thế này, có lẽ vì bị người bắt,
hay động vật khác bắt ăn.
*
2- Chưa có kỹ thuật hay kinh nghiệm chắc chắn chăn nuôi chúng.
*
3- Không có đầu ra. Ví dụ đầu ra chắc chắn nhất là quán nhậu, thì
giá nhộng ong có đắt gấp mấy lần giá thịt bò, thịt heo, thịt dê,
hay rắn hổ mang chúa được không, và mỗi lần mua bán nhộng ong thì
bao nhiêu ký, hay chỉ vài lạng thôi? Bắt nhộng ong bán rồi, thì tổ
ong đó đâu còn nữa? Sản phẩm đầu ra chỉ có vậy thôi sao ?
*
Tôi tin rằng các bài báo chỉ là ba xạo, viết câu khách, mua vui thôi .
*
 
Bảo Lộc và Ong Rừng

Mời các Bác ghé qua bảo Lộc quê em, nơi có những đồi trà, những cái mộng của Cafe chín trĩu nặng cành, :huh: vốn đựoc thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm, vì thế tổ ong và nhộng ong xứ sở của đồi núi này đựoc khách phưong xa ưa chuộng,

Đặc biệt là khách sài thành rất ưa chuộng, mỗi dịp vào mùa ong rừng tháng 7 đến tháng 10 cứ như đến hẹn khách sài thành lại ghé qua rà từng quán ăn chỉ một câu hỏi có Ong đất chưa?..

Cứ thế qua thời gian nguồn ong ngày càng cạn, mà nhu cầu thì lại càng cao giá cả ong ngay một tăng nay đã lên 600k\kg,

Việc bắt ong vốn đã nguy hiểm với dụng cụ đào bới, dụng cụ bảo vệ, ngay cả cơm và lưong khô cũng đựoc mang theo trên chuyến hành trình kéo dài...

khó khăn là thế khi Ong về tới làng các lái buôn tranh nhau mua...đến tay người tiêu dùng cũng phải qua công đoạn sơ chế:
Ong mua về lấy khỏi tổ ngâm vào hũ rượu đựoc bán với giá 600.k\hũ, qua bàn tay nhẹ nhàng khéo léo nhộng đựoc đưa ra khỏi tổ còn nguyên vẹn giá 700.k\kg...

Đắt là thế, nhưng hàng năm nhu cầu ngày càng tăng...việc săn Ong quá mức tất yếu dẫn đến số lựong Ong rừng ngày càng giảm đáng kể..

Nhu cầu thị trường là rất lớn,..quả thật Bảo Lộc đất rộng, rừng nhiều nếu việc nghiên cứu đưa giống Ong rừng này vào khai thác theo mô hình bán tự nhiên: tận dụng những ưu đãi về vị trí địa lý kết hợp với bàn tay con người..sẽ tạo ra một mô hình chăn nuôi mới đem lại thu nhập thêm cho bà con vùng núi này!!

Nên việc chia sẽ những kinh nghiệm cũng như kiến thức của Các Bác là điều rất quy báu đối với em!!


Chân thành cảm ơn các Bác!!

Đây là hình ảnh Bảo Lộc Quê Em các bác ghé qua xem:

trước tiên là đồi trà-caffe

Picture 591 by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr


trai cafe by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr

Một vài phút ngẫu hứng của em trong 1 chuyến tác nghiệp!




hai che 8 by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr


hai che 7 by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr


hai che 5 by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr


tinh khiet tra xanh by Huu Nghia - Bao Loc, on Flickr
 
trước kia em có xem một chương trình của vtc9 họ quay cảnh người thái bắt ong rất hay mà không bị tận diệt con ong mẹ. họ mặc áo bảo hộ rất cẩn thận rồi họ cầm dao cắt hết những tầng ong ở phía dưới hạn chế làm vỡ tổ và để lại một tầng duy nhất phía trên cùng. một tổ ong họ có thể thu hoạch 2-3 lần, đó là họ chỉ lấy nhộng ong thôi. còn ong mẹ vẫn sinh sản bình thường!
 


Back
Top