Nuôi tép làm giàu

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Mô hình nuôi tép của Nông dân Huỳnh Chấn Kim tại An Giang trong năm thử nghiệm “nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa” đạt hiệu quả kinh tế khá tốt. Cùng lúc, anh còn trồng bông súng và thả thêm cua, tạo nguồn thu nhập đa canh kết hợp, trở thành mô hình sản xuất độc đáo ở khu vực các xã, phường ngoại thành Long Xuyên. Hội viên, nông dân ở phường Mỹ Hòa, Huỳnh Chấn Kim đã "hốt bạc" trong mùa nước nổi năm nay từ việc chuyển đổi "cây trồng và vật nuôi". Bởi lẽ, anh luôn nhanh nhạy với các mô hình mới, chịu khó học hỏi, dày công thử nghiệm để rút ra cách làm cho riêng mình.

Trên 10 công đất nằm giữa cánh đồng Lung Mây (khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa), Huỳnh Chấn Kim "nổi tiếng" với việc sản xuất ếch và ba ba giống, thịt; thậm chí còn nuôi tôm càng xanh theo từng mùa vụ. Hôm đến thăm trang trại, anh kể, miếng đất bố trí làm nhiều vuông, trong đó có vuông khoảng 5 công dành trồng bông súng và mã đề để thả cá trắng được hơn 4 – 5 năm.

Thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ bông súng chậm, anh mới nhổ bỏ dần dần... và dự tính bày chuyện khác. "Đột nhiên, vuông cá tra kế bên thu hoạch, người ta bơm nước ra và hứng tép bán. Thấy tép mang trứng nhiều, tôi mới mua 3 kg (50.000đ/kg) thả thử..." – anh Huỳnh Chấn Kim nói.

Với kinh nghiệm có sẵn, anh cho tép ăn bằng thức ăn viên công nghiệp và thỉnh thoảng pha trộn ốc bươu vàng xay nhuyễn. "Tỉ lệ hao hụt không đáng bao nhiêu. Bắt đầu một tuần lễ, quen dần với môi trường nước, mỗi lần thả thức ăn xuống, tép nổi lên thấy ham. Mà, mau lớn nữa..." – Huỳnh Chấn Kim hồ hởi.

Dựa vào môi trường tự nhiên, thấy bông súng và mã đề là 2 loại thủy sinh thích hợp trên mặt ruộng, anh quyết định giữ lại để cho con tép có nơi trú ẩn, vừa khỏi chất chà tốn thêm chi phí. Kết quả thu hoạch lần đầu tiên thật bất ngờ. "Đêm đầu tiên, tôi đặt lọp được khoảng 5kg, rồi thả vô vỏ lưới cước, sáng lại vớt lên đem bán được cỡ 4kg, do tép nhỏ lọt lưới ra ngoài ruộng. Giá thời điểm đầu tháng 7, bán được 100.000đ/kg. Quá đã" – anh cười khoái chí.

Mỗi ngày thu vô cỡ 400.000 đồng, thấy ham quá, anh đều chở lọp đi đặt. Sau thời gian chừng 15 ngày, sản lượng tép lớn bắt được có phần sụt giảm. "Mình bắt riết, hình như con tép lớn không kịp. Thấy vậy, tôi ngưng lại khoảng một tuần lễ, sau đó mới đặt lọp tiếp tục nhưng bắt ít hơn" – Huỳnh Chấn Kim giải thích.

Gầy dựng mô hình hồi cuối tháng 6 vừa rồi, anh bắt đầu thả tép giống, bước sang giữa tháng 7 đến nay, mỗi ngày anh thu hoạch từ 2kg – 3kg tép thịt, bán ở chợ quê giá dao động khoảng 80.000đ/kg – 100.000đ/kg.

Chúng tôi hỏi, anh có tham khảo tài liệu hay học hỏi ở đâu mà áp dụng được như vậy. Anh Kim mau mắn cho biết: "Con tép đồng (tép rong) ở môi trường thiên nhiên đẻ nhiều, trưởng thành rất nhanh, phát triển tốt. Dựa vào kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, tôi liền ứng dụng thử nuôi tép đồng". Vả lại, vuông ruộng của anh là "mặt bằng" sẵn có, nào là trồng bông súng, mã đề... trông rất tự nhiên thích hợp với sự sinh trưởng của tép đồng.

nuoitepdong1_0b9dd.jpg

Tận dụng ốc bươu vàng làm thức ăn

Tuy mới nuôi tép trên chân ruộng lần đầu tiên, nhưng qua tiếp cận cận kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhiều năm, nông dân Huỳnh Chấn Kim sớm rút ra được hiệu quả mô hình. "Trên vuông 5 công đất nuôi tép, tôi còn thả thêm cua đồng. Lúc mua, cua cái 5.000đ/con, số lượng thả được cũng khá nhiều. Không sợ chúng sát hại lẫn nhau" – anh khoe. Đây là hình thức xen canh, lấy ngắn nuôi dài, vì bước sang mùa khô năm tới (tháng hai, tháng ba âm lịch) mới thu hoạch. Trước mắt, anh khẩn trương dọn vuông ruộng, thả tép đồng nuôi thêm diện tích khoảng 2,5 công đất.

Như vậy, với diện tích trên 10 công đất ruộng có sẵn bờ bao và vách tôn rào chắn, anh bố trí khu vực nuôi ba ba giống và bán thịt; trồng bông súng, mã đề để nuôi tép và cua và đang chuẩn bị mua tôm giống càng xanh thả nuôi mùa nghịch (thu hoạch vào tháng hai, tháng ba âm lịch).

Với mô hình làm ăn hiệu quả, có lẽ mô hình độc đáo nhất là "nuôi tép trên chân ruộng", nông dân Huỳnh Chấn Kim được phường Mỹ Hòa bình xét là "Nông dân giỏi" cấp tỉnh năm 2013 này.

Theo TRỌNG âN (An Giang Online)
 


Last edited:
mới có suy nghĩ mà đã có người làm rồi????????nhưng được cái mình còn nghĩ khác 1 chút về cách nuôi và tạo giống tự nhiên
 
em cũng đã nghĩ ra và bắt đầu làm từ đầu năm nay, trước khi làm em chưa đọc bài này và cũng không tìm thông tin. em nuôi cả tôm đất ở địa phương nữa đã sinh sản và phát triển tốt. tôm đã bằng chiếc đũa ăn cơm đó các bác. mong sao một vài tháng nữa chúng sinh sản nhiều và cho thu hoạch.
 
Vay bác cho hoi o ngoài bac co nuôi dc kho
em cũng đã nghĩ ra và bắt đầu làm từ đầu năm nay, trước khi làm em chưa đọc bài này và cũng không tìm thông tin. em nuôi cả tôm đất ở địa phương nữa đã sinh sản và phát triển tốt. tôm đã bằng chiếc đũa ăn cơm đó các bác. mong sao một vài tháng nữa chúng sinh sản nhiều và cho thu hoạch.
 
Mô hình nuôi tép của Nông dân Huỳnh Chấn Kim tại An Giang trong năm thử nghiệm “nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa” đạt hiệu quả kinh tế khá tốt. Cùng lúc, anh còn trồng bông súng và thả thêm cua, tạo nguồn thu nhập đa canh kết hợp, trở thành mô hình sản xuất độc đáo ở khu vực các xã, phường ngoại thành Long Xuyên. Hội viên, nông dân ở phường Mỹ Hòa, Huỳnh Chấn Kim đã "hốt bạc" trong mùa nước nổi năm nay từ việc chuyển đổi "cây trồng và vật nuôi". Bởi lẽ, anh luôn nhanh nhạy với các mô hình mới, chịu khó học hỏi, dày công thử nghiệm để rút ra cách làm cho riêng mình.

Trên 10 công đất nằm giữa cánh đồng Lung Mây (khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa), Huỳnh Chấn Kim "nổi tiếng" với việc sản xuất ếch và ba ba giống, thịt; thậm chí còn nuôi tôm càng xanh theo từng mùa vụ. Hôm đến thăm trang trại, anh kể, miếng đất bố trí làm nhiều vuông, trong đó có vuông khoảng 5 công dành trồng bông súng và mã đề để thả cá trắng được hơn 4 – 5 năm.

Thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ bông súng chậm, anh mới nhổ bỏ dần dần... và dự tính bày chuyện khác. "Đột nhiên, vuông cá tra kế bên thu hoạch, người ta bơm nước ra và hứng tép bán. Thấy tép mang trứng nhiều, tôi mới mua 3 kg (50.000đ/kg) thả thử..." – anh Huỳnh Chấn Kim nói.

Với kinh nghiệm có sẵn, anh cho tép ăn bằng thức ăn viên công nghiệp và thỉnh thoảng pha trộn ốc bươu vàng xay nhuyễn. "Tỉ lệ hao hụt không đáng bao nhiêu. Bắt đầu một tuần lễ, quen dần với môi trường nước, mỗi lần thả thức ăn xuống, tép nổi lên thấy ham. Mà, mau lớn nữa..." – Huỳnh Chấn Kim hồ hởi.

Dựa vào môi trường tự nhiên, thấy bông súng và mã đề là 2 loại thủy sinh thích hợp trên mặt ruộng, anh quyết định giữ lại để cho con tép có nơi trú ẩn, vừa khỏi chất chà tốn thêm chi phí. Kết quả thu hoạch lần đầu tiên thật bất ngờ. "Đêm đầu tiên, tôi đặt lọp được khoảng 5kg, rồi thả vô vỏ lưới cước, sáng lại vớt lên đem bán được cỡ 4kg, do tép nhỏ lọt lưới ra ngoài ruộng. Giá thời điểm đầu tháng 7, bán được 100.000đ/kg. Quá đã" – anh cười khoái chí.

Mỗi ngày thu vô cỡ 400.000 đồng, thấy ham quá, anh đều chở lọp đi đặt. Sau thời gian chừng 15 ngày, sản lượng tép lớn bắt được có phần sụt giảm. "Mình bắt riết, hình như con tép lớn không kịp. Thấy vậy, tôi ngưng lại khoảng một tuần lễ, sau đó mới đặt lọp tiếp tục nhưng bắt ít hơn" – Huỳnh Chấn Kim giải thích.

Gầy dựng mô hình hồi cuối tháng 6 vừa rồi, anh bắt đầu thả tép giống, bước sang giữa tháng 7 đến nay, mỗi ngày anh thu hoạch từ 2kg – 3kg tép thịt, bán ở chợ quê giá dao động khoảng 80.000đ/kg – 100.000đ/kg.

Chúng tôi hỏi, anh có tham khảo tài liệu hay học hỏi ở đâu mà áp dụng được như vậy. Anh Kim mau mắn cho biết: "Con tép đồng (tép rong) ở môi trường thiên nhiên đẻ nhiều, trưởng thành rất nhanh, phát triển tốt. Dựa vào kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, tôi liền ứng dụng thử nuôi tép đồng". Vả lại, vuông ruộng của anh là "mặt bằng" sẵn có, nào là trồng bông súng, mã đề... trông rất tự nhiên thích hợp với sự sinh trưởng của tép đồng.

nuoitepdong1_0b9dd.jpg

Tận dụng ốc bươu vàng làm thức ăn

Tuy mới nuôi tép trên chân ruộng lần đầu tiên, nhưng qua tiếp cận cận kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhiều năm, nông dân Huỳnh Chấn Kim sớm rút ra được hiệu quả mô hình. "Trên vuông 5 công đất nuôi tép, tôi còn thả thêm cua đồng. Lúc mua, cua cái 5.000đ/con, số lượng thả được cũng khá nhiều. Không sợ chúng sát hại lẫn nhau" – anh khoe. Đây là hình thức xen canh, lấy ngắn nuôi dài, vì bước sang mùa khô năm tới (tháng hai, tháng ba âm lịch) mới thu hoạch. Trước mắt, anh khẩn trương dọn vuông ruộng, thả tép đồng nuôi thêm diện tích khoảng 2,5 công đất.

Như vậy, với diện tích trên 10 công đất ruộng có sẵn bờ bao và vách tôn rào chắn, anh bố trí khu vực nuôi ba ba giống và bán thịt; trồng bông súng, mã đề để nuôi tép và cua và đang chuẩn bị mua tôm giống càng xanh thả nuôi mùa nghịch (thu hoạch vào tháng hai, tháng ba âm lịch).

Với mô hình làm ăn hiệu quả, có lẽ mô hình độc đáo nhất là "nuôi tép trên chân ruộng", nông dân Huỳnh Chấn Kim được phường Mỹ Hòa bình xét là "Nông dân giỏi" cấp tỉnh năm 2013 này.

Theo TRỌNG âN (An Giang Online)

Qui trình nuôi tép ruộng trên, còn thiếu 1 công đoạn cực kì quan trọng, quyết định cho sự thành bại : đó là phải diệt được hết loài cá dữ trước khi thả tép xuống
Và sau đó ngăn được đến triệt để không cho các loài cá dữ tái xâm nhập vào hồ thí dụ như cá lóc…

Dù bạn có tháo cạn hồ phơi khô 1 con cá lóc vẫn có thể sống trong hang sền sệt bùn ướt nhiều tháng. mà 1 hang cá lóc, cá trê có thể có tới cả chục con cá lớn

Khi cho nước vào là nó phát triển mạnh..

Người ta tính được rằng 1 con cá lóc để tăng trọng lên 1 kg nó phải ăn khoảng 10 kg tép hoặc cá nhỏ hơn nó đấy

Để diệt được cá lóc, cá trê cá rô…rắn ..chỉ nên tháo hồ gần cạn… sau đó đổ thuốc độc xuống quậy đều ngâm 1 tuần..

vì nếu bạn tháo cạn nước cá lóc sẽ chui vào hang…thuốc sẽ không thấm vào để giết nó được

Cá lóc cá rô từ nơi khác có thể nhảy lên bờ rồi xâm nhập vào hồ bạn trong những cơn mưa dầm

Vì thế dứt khoát phải có raò lưới quanh hồ cẩn thận mới bảo vệ tép trong hồ an toàn
 
dùng chất diệt tạp saponin để diệt nhé.loại này chỉ diệt máu đỏ,ốc buơu còn tôm và cua sẽ lột xác và sinh sản rất nhiều.tép khi trưởng thành thì phải thu hoạch không là tự chết,lúc đó ao chỉ còn tôm trứng thôi
 
Mô hình nuôi tép của Nông dân Huỳnh Chấn Kim tại An Giang trong năm thử nghiệm “nuôi tép đồng trên chân ruộng lúa” đạt hiệu quả kinh tế khá tốt. Cùng lúc, anh còn trồng bông súng và thả thêm cua, tạo nguồn thu nhập đa canh kết hợp, trở thành mô hình sản xuất độc đáo ở khu vực các xã, phường ngoại thành Long Xuyên. Hội viên, nông dân ở phường Mỹ Hòa, Huỳnh Chấn Kim đã "hốt bạc" trong mùa nước nổi năm nay từ việc chuyển đổi "cây trồng và vật nuôi". Bởi lẽ, anh luôn nhanh nhạy với các mô hình mới, chịu khó học hỏi, dày công thử nghiệm để rút ra cách làm cho riêng mình.

Trên 10 công đất nằm giữa cánh đồng Lung Mây (khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa), Huỳnh Chấn Kim "nổi tiếng" với việc sản xuất ếch và ba ba giống, thịt; thậm chí còn nuôi tôm càng xanh theo từng mùa vụ. Hôm đến thăm trang trại, anh kể, miếng đất bố trí làm nhiều vuông, trong đó có vuông khoảng 5 công dành trồng bông súng và mã đề để thả cá trắng được hơn 4 – 5 năm.

Thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ bông súng chậm, anh mới nhổ bỏ dần dần... và dự tính bày chuyện khác. "Đột nhiên, vuông cá tra kế bên thu hoạch, người ta bơm nước ra và hứng tép bán. Thấy tép mang trứng nhiều, tôi mới mua 3 kg (50.000đ/kg) thả thử..." – anh Huỳnh Chấn Kim nói.

Với kinh nghiệm có sẵn, anh cho tép ăn bằng thức ăn viên công nghiệp và thỉnh thoảng pha trộn ốc bươu vàng xay nhuyễn. "Tỉ lệ hao hụt không đáng bao nhiêu. Bắt đầu một tuần lễ, quen dần với môi trường nước, mỗi lần thả thức ăn xuống, tép nổi lên thấy ham. Mà, mau lớn nữa..." – Huỳnh Chấn Kim hồ hởi.

Dựa vào môi trường tự nhiên, thấy bông súng và mã đề là 2 loại thủy sinh thích hợp trên mặt ruộng, anh quyết định giữ lại để cho con tép có nơi trú ẩn, vừa khỏi chất chà tốn thêm chi phí. Kết quả thu hoạch lần đầu tiên thật bất ngờ. "Đêm đầu tiên, tôi đặt lọp được khoảng 5kg, rồi thả vô vỏ lưới cước, sáng lại vớt lên đem bán được cỡ 4kg, do tép nhỏ lọt lưới ra ngoài ruộng. Giá thời điểm đầu tháng 7, bán được 100.000đ/kg. Quá đã" – anh cười khoái chí.

Mỗi ngày thu vô cỡ 400.000 đồng, thấy ham quá, anh đều chở lọp đi đặt. Sau thời gian chừng 15 ngày, sản lượng tép lớn bắt được có phần sụt giảm. "Mình bắt riết, hình như con tép lớn không kịp. Thấy vậy, tôi ngưng lại khoảng một tuần lễ, sau đó mới đặt lọp tiếp tục nhưng bắt ít hơn" – Huỳnh Chấn Kim giải thích.

Gầy dựng mô hình hồi cuối tháng 6 vừa rồi, anh bắt đầu thả tép giống, bước sang giữa tháng 7 đến nay, mỗi ngày anh thu hoạch từ 2kg – 3kg tép thịt, bán ở chợ quê giá dao động khoảng 80.000đ/kg – 100.000đ/kg.

Chúng tôi hỏi, anh có tham khảo tài liệu hay học hỏi ở đâu mà áp dụng được như vậy. Anh Kim mau mắn cho biết: "Con tép đồng (tép rong) ở môi trường thiên nhiên đẻ nhiều, trưởng thành rất nhanh, phát triển tốt. Dựa vào kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, tôi liền ứng dụng thử nuôi tép đồng". Vả lại, vuông ruộng của anh là "mặt bằng" sẵn có, nào là trồng bông súng, mã đề... trông rất tự nhiên thích hợp với sự sinh trưởng của tép đồng.

nuoitepdong1_0b9dd.jpg

Tận dụng ốc bươu vàng làm thức ăn

Tuy mới nuôi tép trên chân ruộng lần đầu tiên, nhưng qua tiếp cận cận kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhiều năm, nông dân Huỳnh Chấn Kim sớm rút ra được hiệu quả mô hình. "Trên vuông 5 công đất nuôi tép, tôi còn thả thêm cua đồng. Lúc mua, cua cái 5.000đ/con, số lượng thả được cũng khá nhiều. Không sợ chúng sát hại lẫn nhau" – anh khoe. Đây là hình thức xen canh, lấy ngắn nuôi dài, vì bước sang mùa khô năm tới (tháng hai, tháng ba âm lịch) mới thu hoạch. Trước mắt, anh khẩn trương dọn vuông ruộng, thả tép đồng nuôi thêm diện tích khoảng 2,5 công đất.

Như vậy, với diện tích trên 10 công đất ruộng có sẵn bờ bao và vách tôn rào chắn, anh bố trí khu vực nuôi ba ba giống và bán thịt; trồng bông súng, mã đề để nuôi tép và cua và đang chuẩn bị mua tôm giống càng xanh thả nuôi mùa nghịch (thu hoạch vào tháng hai, tháng ba âm lịch).

Với mô hình làm ăn hiệu quả, có lẽ mô hình độc đáo nhất là "nuôi tép trên chân ruộng", nông dân Huỳnh Chấn Kim được phường Mỹ Hòa bình xét là "Nông dân giỏi" cấp tỉnh năm 2013 này.

Theo TRỌNG âN (An Giang Online)
Sao e thay cay ma de trong o tren can ma bac.cay do trong co hieu qua kt khong?
 

Không. Tép là tép. Tôm là tôm.

Có hàng trăm giống tép, hàng ngàn giống tôm.
Giống tôm to nhất là Tôm Hùm, cũng có hàng
chục loại. Không thể nói tôm càng xanh là
con của Tôm Hùm, và Tép là con của Tôm Càng
Xanh, là cháu của Tôm Hùm được.

Khoa học thì coi cả Tép, Tôm, Cua, Sam đều
cùng là một loại cả. Cua thì đầu to. Tôm thì
mình to. Sam thì đầu to đuôi dài.

Miền Bắc thì không nuôi Tép được, vì ruộng ao
và vùng ngập nước hoang ít, lại có mùa đông
nữa. Người Bắc chỉ đi bắt Tép hoang thôi. Chỗ
nào nuôi được, thì để dành nuôi những con lớn
và cao giá hơn tép.
 
Gánh nặng "kép" tôm nuôi

Thời tiết diễn biến bất thường khiến tôm chết hàng loạt. Cùng đó, giá tôm nguyên liệu rơi tự do, khiến người nuôi rơi vào cảnh "nghèo lại gặp eo".
Khổ vì tôm chết

Tại Quảng Nam, cuối tháng 3 vừa qua, lũ bất thường khiến hàng loạt hộ nuôi tôm lâm cảnh điêu đứng vì tôm chết nổi trắng hồ. Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Điện Dương (huyện Điện Bàn) cho biết, nắng gắt kéo dài rồi bất ngờ đổ mưa khiến độ pH trong nước thay đổi đột ngột. Ngoài ra, lượng mưa lớn làm giảm độ mặn trong hồ, mưa kèm theo acid khiến tôm nuôi chết hàng loạt.

Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), dù người nuôi đã thận trọng thả tôm giống nhưng không ít hộ phải sớm chịu thiệt hại. Ông Lê Bính (phường Ninh Hà) chia sẻ: “Gia đình tôi thả nuôi 50 vạn con giống, mới được 15 ngày tôm đã chết hơn 50%, số còn lại đến nay cũng rất chậm lớn”.

Tại ĐBSCL, từ đầu tháng 4 đến nay, tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Long An, Kiên Giang đã có 34.930 ha tôm nuôi bị thiệt hại; trong đó, Sóc Trăng, Bạc Liêu nhiều nhất với trên 29.000 ha, thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng. Tôm chết đa số trong giai đoạn 15 - 45 ngày tuổi, do nhiễm hai bệnh phổ biến là hoại tử gan tụy và đốm trắng.

Tại Cà Mau, ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau (CASEP) cho biết, từ đầu năm đến nay có gần 1.000 hộ nuôi tôm trái mùa trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng. Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau chỉ ra nguyên nhân là do thiếu nước. Hạn hán kéo dài khiến nước sông cạn kiệt, không có nước để đưa vào ao đầm tôm khiến tôm.

Đại diện Sở NN&PTNT Trà Vinh chia sẻ, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và bà con chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi, nhưng thời gian qua tôm nuôi vẫn bị chết diện rộng, nhiều nhất là ở huyện Cầu Ngang và Duyên Hải.
xem thêm bài viết tại phương nam seafood
Lận đận “thân” tôm

Tôm Là một sản phẩm mũi nhọn của ngành thủy sản, nhưng con tôm Việt Nam luôn phải gồng mình gánh chịu những tác động từ các yếu tố nội tại và khách quan của tình hình thị trường.

Khi trải qua 8 lần xem xét hành chính (POR) của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), số phận con tôm Việt chưa được sáng tỏ.

Mãi long đong

Nguyên do nào mà sản phẩm tôm nước ấm của Việt Nam luôn phải gánh chịu những rào cản thương mại từ các thị trường xuất khẩu lớn thời gian qua; phải chăng chính là từ những lợi thế đặc thù, tôm Việt Nam ngày càng thành công ở các thị trường quốc tế.

Long đong có lẽ là từ chính xác nhất để nói về số phận con tôm Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ. Các chuyên gia kinh tế đánh giá đây là sự trả giá cho chính thành công của tôm Việt Nam khi tham gia sân chơi thế giới.

Với chính sách bảo hộ sản phẩm nội địa, từ tháng 1/2004, DOC đã bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Đến nay, qua 8 lần POR, số phận con tôm Việt liên tiếp bị trồi sụt. Có những thời điểm mức thuế suất Mỹ áp cho tôm Việt Nam cao ngất ngưởng khiến nhiều doanh nghiệp “toát mồ hôi”.

Để chống lại những rào cản phi lý mà Mỹ dựng lên, ngay từ đầu năm 2010, Việt Nam đã khởi kiện bằng tham vấn gửi Chính phủ Mỹ liên quan các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập từ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp thương mại giữa hai nước thành viên WTO, sử dụng cơ chế hình thức giải quyết tranh chấp trong WTO như một công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp của nước thành viên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế.

z300-con-tom-1081--1.jpg


Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm gặp khó ở thị trường Mỹ - Ảnh: An Đăng

Kết quả, phần thắng trong vụ kiện nghiêng về phía Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sau đó đã được hưởng các mức thuế hợp lý hơn. Có thời điểm, DOC buộc phải tuyên bố các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá và đưa ra mức thuế 0% đối với các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện.

Tuy nhiên, mới đây, ngày 24/9/2014, DOC lại tiếp tục công bố kết quả đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam. Mức thuế được công bố đột nhiên cao bất thường: 4,98% và 9,75% áp dụng cho hai bị đơn bắt buộc; 6,37% cho các bị đơn tự nguyện, và giữ nguyên mức thuế suất toàn quốc 25,76% như trong bảy lần trước đó.

Trước tình thế bị áp thuế phi lý này, một lần nữa các doanh nghiệp Việt Nam lại thống nhất phản kháng quyết định của DOC và đệ đơn lên WTO. Việc theo đuổi vụ kiện biết rõ sẽ rất gian nan, tốn kém, nhưng các doanh nghiệp đã nhất quyết kiên trì, bởi nó liên quan sự sống còn của con tôm Việt khi tham gia sân chơi WTO.
xem thêm tại phương nam seafood
Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ chân trắng: Hiệu quả bất ngờ

(Thủy sản Việt Nam) - Qua nhiều năm thất bại với tôm thẻ chân trắng (TTCT), do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh (ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã "đánh liều" với số phận bằng cách thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT. Điều bất ngờ: Mô hình nuôi kết hợp này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận khá cao, ngay vụ nuôi đầu tiên.
Ông Tánh kể: Đầu năm 2014, Trạm Khuyến nông Gò Công Đông khảo sát, mời nông dân để phổ biến kế hoạch thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT. Ban đầu ông ái ngại vì chưa thấy ai nuôi ghép hai loại tôm này với nhau, mà các nhà khoa học lại khuyến cáo nuôi TTCT với tôm sú phải có quy hoạch riêng, không nuôi TTCT chung cùng tôm sú, lây bệnh nguy hiểm cho tôm sú. Qua nhiều lần thuyết phục, ông nhận lời làm thử nghiệm để xem xét khả năng thích nghi cũng như tìm hướng mới để có lãi, vì 3 năm qua ông nuôi TTCT không hiệu quả.

z300-thuy-san-viet-nam3777--1.jpg


Hầu hết các mô hình áp dụng nuôi tôm sú và TTCT đều cho lãi - Ảnh: Thanh Ngân

Khi triển khai mô hình, ông được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cặn kẽ quy trình nuôi cũng như những khâu chính cần xử lý định kỳ để phòng bệnh cho tôm nuôi. Thả TTCT vào ao nuôi tôm sú khi tôm sú được 1 tháng tuổi với mật độ 24 con tôm sú/m2 và 5 con TTCT/m2. Áp dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh đảm bảo không tồn lưu hóa chất, kháng sinh cấm làm ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, chọn tôm giống khỏe mạnh và đều cỡ Post 12 - 15 đã qua xét nghiệm PCR và được chứng nhận kiểm dịch. Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, sử dụng men vi sinh trong quản lý môi trường ao nuôi; định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, t0, độ kiềm, NH3); được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quản lý môi trường và thức ăn trong suốt vụ nuôi.
xem thêm tại phương nam seafood
Lựa chọn tôm giống: Mấu chốt vẫn là chất lượng

Chọn tôm sú hay tôm thẻ chân trắng để hiệu quả nhất vẫn luôn là bài toán khó đối với nhà quản lý và bà con nông dân. Tuy nhiên, một ý kiến được đồng thuận cao nhất, đó là ưu tiên chất lượng con giống.
Dễ - khó do giống

Dù mang thân phận sinh vật ngoại lai, nhưng một vài năm trở lại đây, tôm thẻ ngày càng được ưu ái, đặc biệt từ cuối năm 2013, trong khi diện tích thả giống tôm sú giảm thì diện tích thả giống tôm thẻ chân trắng tăng và sản lượng vượt trội. Thế mạnh của TTCT về thời gian nuôi ngắn, năng suất cao, môi trường ao nuôi dễ kiểm soát đã lôi cuốn người dân đầu tư ồ ạt nuôi đối tượng này.Cùng đó, theo các chuyên gia thủy sản, chi phí sản xuất TTCT nguyên liệu thường chỉ bằng 40 - 50% chi phí sản xuất tôm sú.

Vấn đề hiện nay là chất lượng giống TTCT ngày càng có xu hướng giảm, trong khi diện tích phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch, dẫn tới dịch bệnh, thua lỗ. Chưa kể ở Việt Nam, một số doanh nghiệp tự gia hóa tôm bố mẹ từ thế hệ con của đàn bố mẹ nhập rồi cho sinh sản tôm giống, dẫn tới tình trạng phân ly tính trạng, giao phối cận huyết, không sạch bệnh, làm cho tôm còi cọc, chậm lớn. Bên cạnh đó, sự thiếu ổn định giá cả khiến người nuôi TTCT luôn trong cảnh lo lắng tình trạng “được mùa mất giá”…



Chất lượng tôm giống phụ thuộc nhiều vào ý thức doanh nghiệp - Ảnh: Vũ Mưa

Nhu cầu tôm giống (gồm tôm sú và TTCT) của cả nước40 - 60 tỷ con/năm. Tuy nhiên, theo mùa vụ, việc cung ứng con giống thường tập trung từng thời điểm; hoạt động sản xuất và cung ứng con giống hiện nay cũng còn nhiều tồn tại, do năng lực đầu tư và trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất con giống còn hạn chế; đạo đức, thương hiệu doanh nghiệp và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng con giống và giá bán giống tôm.
 
dùng chất diệt tạp saponin để diệt nhé.loại này chỉ diệt máu đỏ,ốc buơu còn tôm và cua sẽ lột xác và sinh sản rất nhiều.tép khi trưởng thành thì phải thu hoạch không là tự chết,lúc đó ao chỉ còn tôm trứng thôi
Bác cho hỏi về con tép trưởng thành tự chết vào thời gian nào trong năm a? Em có một cái hồ, đang thu hoặch cả chục kg tép mmỗi ngày,, mà chỉ sau một hôm như không còn con nào! Nó chết đồng loạt thì phải?
 


Back
Top