Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
H
Bác dung cho em hỏi: thỏ em bị ghẻ lúc e mới phối giống dc 2 ngày. Liệu e chích invermectin thì có ảnh hưởng gì k ạ. Nếu chích thì đến ngày 14 có cần chích invermectin lại k ạ.
1 số con trên mũi nó rụng lông có màu đỏ đỏ vậy là bị gì ạ.
 


N
Bác ơi! Thỏ nhà con có 1 em bị loét ở lòng bàn tay, bàn chân chảy máu luôn. Em nó đi đứng rất khó khăn. Con có chích ghẻ rồi nhưng ko thấy bớt, có cách nào trị hết ko bác. Con định loại em này nhưng em này đẻ và nuôi con giỏi bỏ thì tiếc quá. Xin bác chỉ giúp con.
xát trùng bằng xanh metylen
chích kháng sinh chống nhiễm khuẩn amox-gen an toàn cho thỏ mang thai
bạn cần chú ý hơn là chích ivemec ten ngày 14 , chứ gần ngày sinh thì hiểm họa quá đi. Theo kính thiên của mình là ngày 14 là ok rùi , ko nên quá gần ngày sinh
theo tôi không nên chích vào thời kỳ thai non
chứ thai già rồi thì khó xẩy thai lắm
 
T
xát trùng bằng xanh metylen
chích kháng sinh chống nhiễm khuẩn amox-gen an toàn cho thỏ mang thai
theo tôi không nên chích vào thời kỳ thai non
chứ thai già rồi thì khó xẩy thai lắm[/QUOTE
câu hỏi sao bạn trả lời hay rứa, thai 14 ngày làm sao thỏ đẻ, thỏ thai già là bao nhiêu ngày, chính gần ngày đẻ loai. Ivemectin cách 3-5 ngày thì thỏ đẻ non . Kinh nghiệm vậy,..
Cam on chitoan va namekct nhieu nhieu nhe!
câu hỏi sao bạn trả lời hay rứa, thai 14 ngày làm sao thỏ đẻ, thỏ thai già là bao nhiêu ngày, chính gần ngày đẻ loai. Ivemectin cách 3-5 ngày thì thỏ đẻ non . Kinh nghiệm vậy,..
Cam on chitoan va namekct nhieu nhieu nhe!
cảm ơn là bấm nơi chữ like phía dưới thanh công cụ
chứ bạn biết chử giả tạo ko.
 
N
câu hỏi sao bạn trả lời hay rứa, thai 14 ngày làm sao thỏ đẻ, thỏ thai già là bao nhiêu ngày, chính gần ngày đẻ loai. Ivemectin cách 3-5 ngày thì thỏ đẻ non . Kinh nghiệm vậy,..
cảm ơn là bấm nơi chữ like phía dưới thanh công cụ
chứ bạn biết chử giả tạo ko.
thuốc mà ảnh hưởng tới thai già,thì bạn nghĩ thai non nó không ảnh hưởng ak
thai càng già thì độ an toàn của nó càng cao
càng gần tới ngày sinh thì thai nó càng khó bị sẩy
 
C
thuốc mà ảnh hưởng tới thai già,thì bạn nghĩ thai non nó không ảnh hưởng ak
thai càng già thì độ an toàn của nó càng cao
càng gần tới ngày sinh thì thai nó càng khó bị sẩy
Amen. cho em can. Ai cũng có ý đúng, Thai non sẽ bị sảy thai ngay còn thai già có khả năng bị chết thai. Cũng thế thôi
 
N
Amen. cho em can. Ai cũng có ý đúng, Thai non sẽ bị sảy thai ngay còn thai già có khả năng bị chết thai. Cũng thế thôi
ý tôi nói là thuốc mà ảnh hưởng tới thai già thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới thai non
còn thuốc ảnh hưởng tới thai non thì chưa chắc ảnh hưởng tới thai già
chỉ thế thôi
 

S
Thôi mấy bác đừng cãi nhau, chưa bác nào đưa ra được bằng chứng mà cứ cãi chắc đến tết :oops:
Theo tài liệu của Trung Quốc mà Boi đọc, thì thời gian sảy thai của thỏ rơi vào giai đoạn 15-20 ngày tuổi.
Thời gian này nếu gặp các tình trạng như:
- thiếu dinh dưỡng, >> tiêu thai :Cry:
- thỏ hoảng sợ (do các nguyên nhân như tiếng ồn, bị rượt đuổi, chụp bắt không đúng cách) >> có khả năng tiêu thai:oops:
- ăn trúng thức ăn thiu thối gây tiêu chảy, >> có khả năng tiêu thai, hoặc đẻ ra cũng không có sữa cho con bú (Boi đã gặp vài trường hợp) :confused:
- cho ăn, uống, tiêm những chất gây hư thai (nhưng Boi chưa biết là những chất nào là gây ảnh hưởng thai, cái này chắc phải học y - dược mới biết đc :Cry:)

Túm lại là giai đoạn 15-20 ngày là nhạy cảm nhất đối với thỏ (tiện nói luôn, cũng giống như đối với người là mang thai tháng thứ 3 và tháng thứ 6 cũng rất nhạy cảm) :D anh em kiêng cử giai đoạn này :Drunk:
 
T
thuốc mà ảnh hưởng tới thai già,thì bạn nghĩ thai non nó không ảnh hưởng ak
thai càng già thì độ an toàn của nó càng cao
càng gần tới ngày sinh thì thai nó càng khó bị sẩy
mik có ghi sảy thai ak hì. Thỏ bệnh ghẻ khi mang thai. Ko phát hiện sớm tiêm phòng ivemectin thì khoảng 25ngay khi mang thai n thì ngày gần đẻ non thôi và thỏ con củng chết hì. Boi cho tài liệu đúng ý mik nè,
 
Last edited by a moderator:
V
Chú Dũng ơi, cháu có một chút thắc mắc thế này, chú giải đáp giúp cháu được không ạ? Hiện nay người ta có tận dụng những sản phẩm phụ của cây đinh lăng (ví dụ phần lá ) để làm thức ăn cho thỏ không chú? và nếu đinh lăng được sử dụng làm thức ăn cho thỏ thì nó có hiệu quả như thế nào tới sụ tăng trưởng của thỏ vậy chú?
cho ăn tốt mà. nhưng ko nên cho ăn nhiều quá
bạn nên cho ăn từ từ và theo dõi đối chứng thôi. lấy đâu lá đinh năng mà cho ăn bây giờ hu hu
 
N
mik có ghi sảy thai ak hì. Thỏ bệnh ghẻ khi mang thai. Ko phát hiện sớm tiêm phòng ivemectin thì khoảng 25ngay khi mang thai n thì ngày gần đẻ non thôi và thỏ con củng chết hì. Boi cho tài liệu đúng ý mik nè,
ở đây tôi nói việc dùng thuốc nếu ảnh hưởng trong giai đoạn sau của thai, thì chắc chắn dùng trong giai đoạn thai non cũng ảnh hưởng
còn thuốc trị nội ngoại ký sinh trùng thì có loại ảnh hưởng tới thai,có loại không
tùy mình mua loại nào thôi
còn cái ivemectin tiêm rất ảnh hưởng tới thỏ
 
N
Bạn có kiểm chứng qua thực tiễn chưa? và với liều lượng nào và chích trong thời điểm nào thì sẽ gây ra ảnh hưởng này?
cái này là chắc chắn,nhiều nước còn cấm dùng thuốc này
bác có thể lên google kiểm chứng
còn thực tiễn người chuyên đi mổ nội khoa cho chó mèo bảo không được dùng
 
cái này là chắc chắn,nhiều nước còn cấm dùng thuốc này
bác có thể lên google kiểm chứng
còn thực tiễn người chuyên đi mổ nội khoa cho chó mèo bảo không được dùng

Theo tôi là k chắc chắn vì chưa có kết luận cụ thể nào chứng minh, ngay cả trong các danh sách thuốc cấm sử dụng cũng k có tên thuốc này, khuyến cáo chống chỉ định cũng k nêu.

Còn thực tiễn thì tôi nuôi thỏ 7 năm và dùng thuốc này là thuốc duy nhất để trị ghẻ cho thỏ, tôi chích thỏ mang thai ở ngày thứ 14 và cho tới giờ tôi vẫn chưa thấy có trường hợp nào thỏ bị suy gan, hay thần kinh (ngoại trừ trường hợp dùng quá liều ở thỏ con có triệu chứng run), xãy thai cũng không bị.
 
C
gây suy gan,thận
ảnh hưởng thần kinh bác Dũng ơi
Suy gan thận thì có thể nhưng với hầu hết các loại thuốc trị kí sinh, kháng sinh, kháng viêm nếu dùng nhiều, liên tục mới bị (giống thuốc cho người thôi). Còn về thần kinh thì không chắc. Tất cả thuốc đều phải qua kiểm định độ an toàn nhất định rồi, bác có kiểm chứng chưa
Mẹ cháu khẳng định nếu dùng đúng liều lượng trên nhãn thì chắc chắn không có biểu hiện bệnh như bác nói (dùng cách nhau tối thiểu 2 tháng, đúng lượng và không dùng cho thỏ dưới 60 ngày tuổi).
 
N
Suy gan thận thì có thể nhưng với hầu hết các loại thuốc trị kí sinh, kháng sinh, kháng viêm nếu dùng nhiều, liên tục mới bị (giống thuốc cho người thôi). Còn về thần kinh thì không chắc. Tất cả thuốc đều phải qua kiểm định độ an toàn nhất định rồi, bác có kiểm chứng chưa
Mẹ cháu khẳng định nếu dùng đúng liều lượng trên nhãn thì chắc chắn không có biểu hiện bệnh như bác nói (dùng cách nhau tối thiểu 2 tháng, đúng lượng và không dùng cho thỏ dưới 60 ngày tuổi).
Theo tôi là k chắc chắn vì chưa có kết luận cụ thể nào chứng minh, ngay cả trong các danh sách thuốc cấm sử dụng cũng k có tên thuốc này, khuyến cáo chống chỉ định cũng k nêu.

Còn thực tiễn thì tôi nuôi thỏ 7 năm và dùng thuốc này là thuốc duy nhất để trị ghẻ cho thỏ, tôi chích thỏ mang thai ở ngày thứ 14 và cho tới giờ tôi vẫn chưa thấy có trường hợp nào thỏ bị suy gan, hay thần kinh (ngoại trừ trường hợp dùng quá liều ở thỏ con có triệu chứng run), xãy thai cũng không bị.
trước giờ em có nói câu nào cấm dùng ở Việt Nam đâu,chỉ là một số nước trên thế giới cấm dùng thôi
còn việc suy gan,thận thì chắc chắn
còn việc xẩy thai thì em cũng không có nói
với việc tiêm invermectin cho các con vật ốm yếu thì tác dụng phụ mới thể hiện rõ nhất
việc lọc các chất độc ở gan sẽ không kịp,gây nên tăng kích cỡ gan
con vật lờ đờ ,biến ănnhững việc nêu trên của em, chỉ là không nên lạm dụng invermectin
còn nhiều loại trị nội ký sinh trùng dùng ít tác dụng phụ hơn invermectin
nhưng giá cả thì đắt hơn
cân nhắc trước khi dùng thôi
 
H
Thưa các bạn.

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.

32011a13011353017.jpg

Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.
- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.
- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.

Link : http://agriviet.com/home/threads/33946-Nuoi-tho-nhu-the-nao-/page158#ixzz2DWzXg3Hz
Em muon nuoi tho tha vuon khong biet co duoc khong. Neu nuoi duoc thi phai can nhung dieu j. Em rat mong Bác jup do cam on Bác nhieu
 


Back
Top