Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
không phải trường hợp này chú ơi! con cho bú riêng 1 tuần đầu cho cứng cáp rồi cho thỏ mẹ nuôi. đám thỏ này nuôi từ lâu rồi, có mấy con mua từ chỗ chú lâu rồi đó, trước giờ ko có. Con mới đổi thức ăn, chắc là do tụi nó chưa hợp nên vậy quá...để một đợt phối nữa xem thế nào rồi thông báo cho mọi người...
mình trộn khoáng + vitamin ade + k vô thức ăn đầy đủ, chích canxi, ade theo lịch luôn.
tụ huyết trùng + cầu trùng cách đây 15 ngày (mình nuôi cũng 3 năm rồi, trước giờ mình cho uống chưa từng xảy ra vụ này).
1- vòi nước tự động
2- mình mới đổi thức ăn (lên men bã bia) - 90% mình nghĩ do thức ăn chưa quen thỏ mẹ ăn ít, trước cho ăn eurofeed chưa hề có vụ ăn con và đẻ non.
3- mình nói ở trên rùi, chích đầy đủ, còn cho tụi nó liếm muối hột nữa (treo lên trong chuồng như đá liếm). điện giải thì mình trộn thức ăn vita C + gluco...
a Boi chia sẻ công thức của a Boi trộn bã bia thế nào? lượng cho ăn hằng ngày ra sao được không? :(

Để luôn tới 13 ngày cho ra chuồng tập ăn với mẹ, mới 1 tuần còn nguy hiểm.
thỏ ko có ói đâu, cơ chế tiêu hóa của thỏ làm thỏ ko ói đc, ăn cái gì trúng độc thì nằm chờ chết thui
còn trường hợp của bạn, mình đoán là thỏ chảy nước dãi.
Chắc do nóng quá, thỏ bị cảm nóng. cần có biện pháp giảm nhiệt độ chuồng, cho uống điện giải, ko thì 2-3 ngày thỏ giật giật vài phát, kêu nhéo nhéo rùi chết

Dù ít nhưng cũng có Boi à, anh cũng có thấy rồi, nước dãi thỏ tiết ra những khi trời nóng màu trắng k phải màu vàng. Vả lại thời tiết lúc này ở đây cũng k còn nóng như lúc trước nữa.
 


H
diễn đàn này tốt quácác bác, các chú cho cháu hỏi là nuôi thỏ đẻ mấy lứa 1 năm là tốt nhất ah. Giờ cháu có ý định nuôi 100 nái thì cần diện tích đất xây chuồng cho cả thỏ nái và thỏ thịt là bao nhiêu mét vuông??
 
V
Em ở Thái nguyên, các bác biết chỗ nào bán giống thỏ New gần đấy không chỉ cho em với. Em gọi xuống trại thỏ Sơn Tây thf Họ bảo là Phải 2 tháng nữa mới có giống bán. Giúp em với!!!
 
C
diễn đàn này tốt quácác bác, các chú cho cháu hỏi là nuôi thỏ đẻ mấy lứa 1 năm là tốt nhất ah. Giờ cháu có ý định nuôi 100 nái thì cần diện tích đất xây chuồng cho cả thỏ nái và thỏ thịt là bao nhiêu mét vuông??
Tốt nhất là 1 năm 1 lứa thôi =))). :Gun:. Đùa thế chứ ai cũng muốn thỏ đẻ càng nhiều càng tốt nhưng để tốt cho thỏ mà vẫn có thu nhập tốt thì nên cho đẻ tầm 6-7 lứa/năm., Tức sau khi đẻ 15 ngày cho thỏ phối lại
Em ở Thái nguyên, các bác biết chỗ nào bán giống thỏ New gần đấy không chỉ cho em với. Em gọi xuống trại thỏ Sơn Tây thf Họ bảo là Phải 2 tháng nữa mới có giống bán. Giúp em với!!!
Trại Sơn Tây không ngon. anh cứ lên google search mấy chỗ bán thỏ theo dạng "bán thỏ giống Hải DƯơng", "Bán thỏ giống Bắc Giang" là có. Mình ở Cần Thơ search còn ra, trên mạng thiếu gì
 
diễn đàn này tốt quácác bác, các chú cho cháu hỏi là nuôi thỏ đẻ mấy lứa 1 năm là tốt nhất ah. Giờ cháu có ý định nuôi 100 nái thì cần diện tích đất xây chuồng cho cả thỏ nái và thỏ thịt là bao nhiêu mét vuông??

Bình quân 6 lứa/năm.

Nuôi 100 thỏ sinh sản cần khoảng 166 -200 m2 là đủ.

Gồm:

- Thỏ sinh sản: 100 con + thỏ đực 20 con - 30 m2. (1 ô thỏ sinh sản 0.5m x 0.5 m)

- Thỏ con: 600 con 60 m2. (1m2/10 con)

- Lối đi: khu thỏ sinh sản 36 m2. Khu thỏ con: 30 m2.

- khu vực pha trộn thức ăn: 6 m2.

- khu vực thực hành thú y: 4 m2.

Nếu làm tầng có thể giảm khoảng 45 m2.

Ngoài ra còn nên tính thêm khu nuôi thỏ hậu bị giống (tương đương khu nuôi thỏ sinh sản)
 
N
Boi cho ăn bã bia cả năm nay có sao đâu :eek:
bác có bổ sung thêm canxi vào thức ăn không? o_O cho ăn bã bia thì phải cho thêm canxi vào thức ăn
Có chích ADE, canxi định kì theo lịch không? :confused: nếu không cũng ...ráng chịu :D
Còn nữa, gần đây nhất bạn cho thỏ uống thuốc tụ huyết trùng là khi nào ? nếu tầm 10 ngày đổ lại thì do thuốc làm sảy thai sinh non đó :oops::
Thỏ ăn con Boi rất ít gặp, nhưng đều rơi vào trường hợp:
1- thiếu nước, thỏ mẹ khát, quất con bù nước (ít gặp)
2- suy dinh dưỡng, trong quá trình mang thai, cho thỏ mẹ ăn cùi quá (thiếu đạm, năng lượng, vitamin ...) nên khi đẻ, thỏ mẹ ăn con bù chất, phần lớn là trường hợp này
3- Thiếu muối khoáng (canxi, muối ăn, đường...) mấy cái này thấy tào lao vậy chứ thiếu cũng dẫn đến ăn con :confused: vì khi sinh xong, thỏ mẹ cần lượng muối khoáng gấp 5 lần bình thường. Canxi, sắt thì mình bù bằng cách tiêm rùi, còn các chất điện giải thì hòa vào nước / cám bổ sung cho thỏ mẹ
:Haha:( trại Boi thì cho thỏ mẹ quất nửa gói orezol, hòa thêm mật mía hoặc mật ong, thêm nửa viên C sủi bọt cho thỏ mẹ nào mới đẻ :Haha:toàn hàng ngon nên nó tu 1 lần là hết ca nước :Haha: thế là đủ nước, đủ khoáng :Kem: VIP vãi cả thỏ, mình ốm đau mới được uống từng đó, nó phỡn như Tây mà xài toàn hàng xịn của người :p)
em thấy bác chơi toàn thuốc tân dược thôi, bác sài cả c sủi của người à, em nghĩ nguyên nhân trên là do uống kháng sinh vì em bị 1 lần như vậy rồi phải làm như anh 1 ngày sau nó mới ăn bình thường lại đó....
 
S
a Boi chia sẻ công thức của a Boi trộn bã bia thế nào? lượng cho ăn hằng ngày ra sao được không? :(
ko cho :eek: bạn về search tài liệu đọc đi :D nghiên cứu nhiều dần dần trở thành chuyên gia thỏ giống a Dũng nà :D
(Nói đùa thôi :Haha::Haha::Haha:)
công thức của boi:
- cám gạo
- bắp đỏ
- bã bia
- bã đậu nành
- khô dầu đậu phộng
- Đậm đặc của heo nái chửa
 

Last edited by a moderator:
N
Bình quân 6 lứa/năm.

Nuôi 100 thỏ sinh sản cần khoảng 166 -200 m2 là đủ.

Gồm:

- Thỏ sinh sản: 100 con + thỏ đực 20 con - 30 m2. (1 ô thỏ sinh sản 0.5m x 0.5 m)

- Thỏ con: 600 con 60 m2. (1m2/10 con)

- Lối đi: khu thỏ sinh sản 36 m2. Khu thỏ con: 30 m2.

- khu vực pha trộn thức ăn: 6 m2.

- khu vực thực hành thú y: 4 m2.

Nếu làm tầng có thể giảm khoảng 45 m2.

Ngoài ra còn nên tính thêm khu nuôi thỏ hậu bị giống (tương đương khu nuôi thỏ sinh sản)
em dự tính làm thêm một khu nhỏ để cách li thỏ bệnh là tốt nhất
 
T
cám ơn anh chitoan đã tư vấn giúp
ko cho :eek: bạn về search tài liệu đọc đi :D nghiên cứu nhiều dần dần trở thành chuyên gia thỏ giống a Dũng nà :D
(Nói đùa thôi :Haha::Haha::Haha:)
công thức của boi:
- 15kg bã bia
- 10 kg bã đậu
- 2 kg bột bắp
- 2 kg cám gạo xịn (ko xịn thì ko xài, toàn mảnh lúa, ăn chát lè)

- 1 kg khô đậu phộng ( ngọt, nhiều đạm, nhiều amin trytophan, methionine, giải độc gan, tăng hấp thu, tạo cơ bắp)
- 1 kg khô dầu mè ( thơm, nhiều amin gì quên rùi, :confused: nhưng kết hợp với cám gạo tạo thành protein hoàn hảo)
- 1 kg Khô dầu điều (tuyệt, chua chua, thơm thơm, thỏ thích ăn nhất, vua các loại hạt. thỏ đực ăn vào rất là sung) :eek:
- 1 kg đậm đặc (cho nó thiếu chất gì thì bù chất đó, đông y gọi là âm dương điều hòa chi thuốc :Haha:
3 nguyên liệu tô đậm, thì đem ủ chua
Công thức ủ: 1 xị (= 250 ml) rỉ mật hòa loãng với nước, trộn men vào. Đậy kín 2 ngày để men thức dậy và tăng sinh khối. Sau đó mới trộn dung dịch trên vào nguyên liệu ủ, đậy kín. 3 ngày sau là cho thỏ ăn đc

Trước khi cho thỏ ăn thì trộn vào: 1 gói Orezol của người (rẻ mừ, ko bổ ngang thì nó bổ ngửa :Haha:) muối ăn, Men tiêu hóa, vitamin (ADE, Nhóm b: B1, B6, B12), Canxi
À quên, 1 thỏ mẹ nuôi con ăn ngày 400 g hỗn hợp trên
còn thỏ mang thai ăn ngày 250g là đủ rùi. đẻ con bự, sữa ra ào ào
thỏ thịt dưới 1 kg ko để ý, thỏ tầm 1,5 kg trở lên thì cho ăn 1 ngày 150 g.

Hỗn hợp cám nêu trên vừa đủ về đạm, năng lượng, các axit amin thiết yếu. Vừa nhiều thành phần, giúp thỏ không chán thức ăn , ngon :D ngon :Kem:
vậy ngoài thức ăn hỗn hợp anh có cho ăn thêm rau cỏ gì không .
 
S
Có, Boi vẫn cho thỏ mẹ ăn thêm ít Cây Quỷ Trâm Thảo vào chiều tối
Tính bình (ăn nhiều không sao, cân bằng âm dương), chỉ tả (ngừa tiêu chảy), thanh nhiệt, giải độc, tán ứ (khỏi bị đờm), tiêu thủng :confused: wow, wow
:cool:
Nghe vậy chứ chủ yếu là cho thỏ ít rau cho mát ruột, thêm tí vitamin nào đó mà thức ăn ko cung cấp được, với lại dễ kiếm, dễ cắt, ko ai tranh giành :Haha:( có mấy bụi cỏ mà 5 ông nuôi bò giành nhau cắt, mình cắt hoa cúc cho nhanh thấy :confused: )
 
H
bác dũng và các bác trong diễn đàn này đã thử cho thỏ ăn lá chùm ngây chưa, cháu nghe nói lá cây chùm ngây này có rất nhiều dinh dưỡng,Lá chùm ngây tươi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 268 kJ (64 kcal)
Cacbohydrat 8.28 g
Chất xơ thực phẩm 2 g
Chất béo 1.4 g
Protein 9.4 g
Nước 78.66 g
Vitamin A quy đổi t.đương 378 μg (42%)
Thiamin (Vit. B1) 0.257 mg (20%)
Riboflavin (Vit. B2) 0.66 mg (44%)
Niacin (Vit. B3) 2.22 mg (15%)
Axit pantothenic (Vit. B5) 0.125 mg (3%)
Vitamin B6 1.2 mg (92%)
Axit folic (Vit. B9) 40 μg (10%)
Vitamin C 51.7 mg (86%)
Canxi 185 mg (19%)
Sắt 4 mg (32%)
Magie 147 mg (40%)
Mangan 1.063 mg (53%)
Phospho 112 mg (16%)
Kali 337 mg (7%)
Natri 9 mg (0%)
Kẽm 0.6 mg (6%)
Link to USDA Database entry
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDABẢNG PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG CỦA MORINGA

STT
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG/100gr


TRÁI TƯƠI


LÁ TƯƠI


BỘT LÁ KHÔ

01 Water ( nước ) %
86,9 %


75,0 %


7,5 %

02 calories
26


92


205

03 Protein ( g )
2,5


6,7


27,1

04 Fat ( g ) ( chất béo )
0,1


1,7


2,3

05 Carbohydrate ( g )
3,7


13,4


38,2

06 Fiber ( g ) ( chất xơ )
4,8


0,9


19,2

07 Minerals ( g ) ( chất khoáng )
2,0


2,3


_

08 Ca ( mg )
30


440


2003

09 Mg ( mg )
24


25


368

10 P ( mg )
110


70


204

11 K ( mg )
259


259


1324

12 Cu ( mg )
3,1


1,1


0,054

13 Fe ( mg )
5,3


7,0


28,2

14 S ( g )
137


137


870

15 Oxalic acid ( mg )
10


101


1,6

16 Vitamin A - Beta Carotene ( mg )
0,11


6,8


1,6

17 Vitamin B - choline ( mg )
423


423


-

18 Vitamin B1 - thiamin ( mg )
0,05


0,21


2,64

19 Vitamin B2 - Riboflavin ( mg )
0,07


0,05


20,5

20 Vitamin B3 - nicotinic acid ( mg )
0,2


0,8


8,2

21 Vitamin C - ascorbic acid ( mg )
120


220


17,3

22 Vitamin E - tocopherol acetate
-


-


113

23 Arginine ( g/16gN )
3,66


6,0


1,33 %

24 Histidine ( g/16gN )
1,1


2,1


0,61%

25 Lysine ( g/16gN )
1,5


4,3


1,32%

26 Tryptophan ( g/16gN )
0,8


1,9


0,43%

27 Phenylanaline ( g/16gN )
4,3


6,4


1,39 %

28 Methionine ( g/16gN )
1,4


2,0


0,35%

29 Threonine ( g/16gN )
3,9


4,9


1,19 %

30 Leucine ( g/16gN )
6,5


9,3


1,95%

31 Isoleucine ( g/16gN )
4,4


6,3


0,83%

32 Valine ( g/16gN )
5,4


7,1


1,06%đấy là nghiên cứu khoa học thực tế của các nước ngoài công bố, vây một cây có tác dụng như thế mà cho thỏ ăn thì quả là tốt cho chăn nuôi rồi.mong bác dũng và các bác cho ý kiến về cây này để làm thức ăn cho thỏ
 
đấy là nghiên cứu khoa học thực tế của các nước ngoài công bố, vây một cây có tác dụng như thế mà cho thỏ ăn thì quả là tốt cho chăn nuôi rồi.mong bác dũng và các bác cho ý kiến về cây này để làm thức ăn cho thỏ

Tôi chưa cho thỏ ăn bằng lá chùm ngây, vì ở đây k có.
 
H
vâng, nhưng với những giá trị dinh dưỡng vượt trội như thế thì chắc cho thỏ ăn sẽ tốt chứ ạ
 
C
SỐ liệu cao siêu quá em chẳng hiểu được :). Mà ví dụ như tốt cho thỏ đi thì có tốt hơn hẳn thức ăn xanh bình thường không? Có thể cho đơn thuần 1 loại đó không,quan trọng là có đủ nhiều để nuôi thỏ sll không?
Chỉ sợ quay vòng vòng kết luận => tốt nhưng không áp dụng được cũng như không
 
S
cây chùm ngây là cây thuộc họ đậu, rất cao đạm
và tất nhiên là có chứa chất kháng dinh dưỡng
Nếu trồng chùm ngây cho thỏ ăn thì công không đủ bù tội, vì năng suất thấp tè :Haha:Ở Phan Rang có nhiều người đi bứt chùm ngây cho dê ăn đó, vì cây mọc hoang nhiều mà ít người ăn. gọi là đổi món cho lạ miệng thui. không nhiều để cho ăn hàng ngày đc
Nếu xét về quỹ đất rộng, Nếu có trồng chùm ngây cho thỏ ăn, thì cũng chỉ làm trại thỏ quy mô nhỏ thôi
Không chuyên nghiệp và không có khả năng mở rộng quy mô trại

Túm cái mền lại là tào lao bí đao :eek: lo đọc sách về phối cám, thành phần dinh dưỡng các nguyên liệu thông dụng, dễ tìm, mua được khối lượng lớn thì hơn. Đừng cố mò mấy thông tin độc, lạ làm gì ;)
SỐ liệu cao siêu quá em chẳng hiểu được :). Mà ví dụ như tốt cho thỏ đi thì có tốt hơn hẳn thức ăn xanh bình thường không? Có thể cho đơn thuần 1 loại đó không,quan trọng là có đủ nhiều để nuôi thỏ sll không?
Chỉ sợ quay vòng vòng kết luận => tốt nhưng không áp dụng được cũng như không
like, like mạnh :Haha:a với e ý tưởng lớn gặp nhau
các bạn khác rất hay thích tìm các món hàng độc, hàng lạ. Nhưng lại không chịu nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu
Nông dân vn nói chung vẫn rất tủn mủn, muốn đi tắt đón đầu.
Cây gì lạ cũng biết thành phần, nhưng khi hỏi 1 thỏ 2kg một ngày cần bao nhiêu gam đạm tiêu hóa thì hok biết :eek:
vâng, nhưng với những giá trị dinh dưỡng vượt trội như thế thì chắc cho thỏ ăn sẽ tốt chứ ạ
gì gì giá trị vượt trội đó thì cũng không bằng bỏ 10 nghìn mua cho thỏ 1 kg khô dầu.
Vừa nhanh, gọi cái có liền
vừa ổn định, mùa nào cũng có
vừa rẻ
Mà có nuôi thành 10.000 thỏ thì vẫn có đủ cho thỏ ăn :Kem:
 
H
lên men thức có làm tăng thành phần dinh dưỡng lên ko mọi người? Hay chỉ đảm bảo cho thỏ hấp thụ hết chất trong thức ăn? Mình đang nghĩ một hướng mới tại vùng mình nuôi!
 
S
lên men, tính tổng protein thì ko tăng thêm mấy (nếu có bổ sung phân đạm sun phát thì có tăng, nhưng chỉ nên áp dụng cho trâu bò)
- Mất: sẽ mất đi 1 phần năng lượng ( cacbon trong chuỗi cacbon-hydrat bị men chuyển hóa tạo thành CO2 bay hơi)
- Được: bù lại thì một phần protein (do xác chết của men) tạo thành sẽ là protein hoàn hảo (tương đương protein của thịt, sữa, cá, trứng) giúp thỏ ko bị thiếu chất
còn được thêm cái nữa là các chất cao phân tử bị men bẻ gãy thành các hợp chất đơn giản hơn. Dễ tiêu hóa, nên thỏ tận dụng tốt thức ăn hơn (thường thì tỉ lệ tiêu hóa tăng khoảng 7-15% tùy loại thức ăn)
à, con men lactic không có khả năng bẻ gãy liên kết chất xơ nhé, chỉ các loại nấm meo, nấm mốc và vi khuẩn đặc thù (trong manh tràng thỏ, dạ cỏ bò...) mới có khả năng này.

Có hướng mới nào kể mọi người nghe với :D
 
H
lên men, tính tổng protein thì ko tăng thêm mấy (nếu có bổ sung phân đạm sun phát thì có tăng, nhưng chỉ nên áp dụng cho trâu bò)
- Mất: sẽ mất đi 1 phần năng lượng ( cacbon trong chuỗi cacbon-hydrat bị men chuyển hóa tạo thành CO2 bay hơi)
- Được: bù lại thì một phần protein (do xác chết của men) tạo thành sẽ là protein hoàn hảo (tương đương protein của thịt, sữa, cá, trứng) giúp thỏ ko bị thiếu chất
còn được thêm cái nữa là các chất cao phân tử bị men bẻ gãy thành các hợp chất đơn giản hơn. Dễ tiêu hóa, nên thỏ tận dụng tốt thức ăn hơn (thường thì tỉ lệ tiêu hóa tăng khoảng 7-15% tùy loại thức ăn)
à, con men lactic không có khả năng bẻ gãy liên kết chất xơ nhé, chỉ các loại nấm meo, nấm mốc và vi khuẩn đặc thù (trong manh tràng thỏ, dạ cỏ bò...) mới có khả năng này.

Có hướng mới nào kể mọi người nghe với :D

vậy nếu tỉ lệ tiêu hóa tăng lên thì lượng thức ăn mình giảm lại bằng % tỉ lệ tiêu hóa được không aBoi? (nhằm hạn chế tối đa thức ăn nhưng thỏ vẫn hấp thụ đủ chất).
và...@chú Dũng: men này lên men với bột cỏ, lúa mì được không chú? Và men chết trong môi trường muối cao hả chú, từ 0.2-0.5% muối men có chết không?
Hướng mới thì mình nhờ mọi người tư vấn, nghiên cứu cái rồi phổ biến...
 


Back
Top